Phổ điểm khối b 2023

Ngày 26/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm 9 môn của kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Trước khi chưa công bố điểm, nhiều người cho rằng, điểm thi tốt nghiệp năm nay sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoái vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, phổ điểm năm nay có những môn cao bất thường khiến dư luận bất ngờ và không khỏi băn khoăn.

Nội dung chính

  • Khối D1 tăng cao, khối C tăng nhẹ
  • Các trường tốp trên khối A, B khó tăng điểm chuẩn
  • Thí sinh khối A sẽ chịu thiệt
  • Tin liên quan
  • Video liên quan

Bất ngờ với phổ điểm năm nay

Theo công bố của Bộ Giáo dục, môn Giáo dục công dân (tổ hợp Khoa học xã hội) năm nay có 18.680 bài thi đạt điểm 10. Trong khi đó, năm 2020, môn Giáo dục công dân có 4.163 thí sinh đạt điểm 10, điểm năm nay cao hơn 4,5 lần.

Tiếp đến, môn Tiếng Anh năm nay cao đột biến, có 4.582 bài thi đạt điểm 10, cao gấp khoảng 18 lần so với năm 2020 - chỉ có 225 bài thi đạt điểm 10. Số bài thi đạt từ 9 điểm trở lên là gần 101.789, chiếm 11,74% tổng số bài thi. Còn năm 2020, số thí sinh đạt điểm Tiếng Anh từ 9 trở lên là 12.347, tức chỉ chiếm 1,65% tổng số thí sinh dự thi năm đó.

Số lượng bài thi đạt điểm từ 8 trở lên cũng cao hơn hẳn so với năm 2020. Cụ thể, năm nay có khoảng 208.740 đạt mức điểm giỏi, chiếm hơn 24% tổng số thí sinh dự thi. Con số này ở năm 2020 là khoảng 48.840 (6,52%).

Ngoài ra, số lượng điểm liệt năm nay giảm so với năm 2020. Năm nay có 144 thí sinh bị điểm liệt (từ 1 trở xuống), chiếm 0,02% tổng số thí sinh dự thi. Năm 2020, con số này là 543 thí sinh, chiếm 0,07%.

Tiếp theo là môn Sinh (tổ hợp Khoa học tự nhiên) có 582 bài thi điểm 10, so với năm 2020 có 121 bài thi đạt điểm 10.

Phổ điểm khối b 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phân tích phổ điểm thi năm 2021 của một số khối thi.

Môn Ngữ văn, mặc dù phổ điểm năm nay có thấp hơn (6,47) so với năm 2020 (6,61) nhưng phân tích phổ điểm cho thấy, có 978.027 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình là 6.47 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm;

Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 172 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 117,915 (chiếm tỷ lệ 12.06%).

Còn phổ điểm môn Ngữ văn của cả nước năm 2020, có 830.764 thí sinh dự thi, trong đó điểm trung bình bài thi Ngữ văn là 6,62 điểm, điểm trung vị là 6,75 điểm;

Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Có 119 thí sinh đạt từ 1 điểm trở xuống, chiếm tỷ lệ 0,01%. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%).

Như thế, mặc dù đề thi Ngữ văn năm nay được đánh giá khó hơn so với năm 2020 nhưng phổ điểm nhìn chung cũng tương đương so với năm 2020, cũng là một chuyện đáng bàn.

Nhìn tổng thể, năm nay, cả nước có 24.555 điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơn 4 lần so với năm 2020.

Kì thi 2 trong 1 có nhiều điểm giỏi thì đáng lo hơn đáng mừng

Ngay sau khi Bộ Giáo dục công bố điểm thi của kì thi trung học phổ thông, dễ nhận thấy trên mạng xã hội Facebook, giáo viên, học sinh, phụ huynh đua nhau khoe được điểm cao.

Ai cũng như lên đồng khi bản thân mình, học trò mình, con em mình đạt điểm giỏi. Tuy vậy, cá nhân người viết cho rằng, nhìn vào phổ điểm thi năm nay thì đáng lo hơn đáng mừng và kể cả những băn khoăn cần có lời giải bởi những lí do sau đây.

Kì thi tốt nghiệp năm 2021 có nhiều bất lợi hơn năm 2020, có nhiều địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, học sinh phải học trực tuyến cả tháng.

Ai cũng biết rằng, chất lượng học online không thể nào bằng học trực tiếp vì những lí do khác nhau, trong đó khó khăn nhất là học sinh thiếu ý thức học tập, còn giáo viên rất khó quản lí học sinh.

Vậy mà kì thi năm nay, có những môn phổ điểm cao đột biến như đã dẫn thì có thể xảy ra 3 khả năng: học online chất lượng không thua gì học trực tiếp; học sinh tiến bộ qua các năm; đề thi dễ dãi.

Bàn về điểm thi môn Giáo dục Công dân, một tổ trưởng chuyên môn Giáo dục công dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thầy không hề bất ngờ khi phổ điểm thi năm nay quá cao.

“Nhìn chung, đề thi năm nay rất dễ, chỉ một vài câu khó mang tính phân loại. Cấu trúc và nội dung đề thi giống năm ngoái nên giáo viên cứ thế mà ôn đi ôn lại đến thuộc cho học sinh.

Tôi thấy rằng, đề thi dễ quá dẫn đến điểm cao là bất lợi, vì học sinh sẽ ít quan tâm môn học vì tâm lí chủ quan, rồi giáo viên cũng không mấy hứng thú khi điểm quá cao. Kì thi tầm cỡ quốc gia dùng để xét cả đại học mà có 18.680 bài thi đạt điểm 10 thì đáng lo chứ không phải vui”, thầy giáo nêu quan điểm.

Một giáo viên tiếng Anh trường phổng thông tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, thầy rất bất ngờ về đề thi năm nay so với các năm trước.

“Dĩ nhiên cấu trúc đề thi giống với đề minh họa của Bộ Giáo dục nhưng hầu hết các câu hỏi đều đơn giản, kiến thức nhẹ nhàng, học sinh đã được luyện tập nhiều ở trên lớp.

Học sinh tôi dạy ở Quận 12 có em lực học chỉ tầm 6.5 nhưng khi làm bài xong, dò đáp trên mạng thì báo cho tôi biết tổng điểm là 8,2, khiến tôi rất ngỡ ngàng.

Điểm thi tiếng Anh năm nay làm cho học sinh, giáo viên, phụ huynh vui mừng nhưng các trường đại học thì sẽ gặp khó khăn trong khâu xét tuyển. Bộ Giáo dục cần rà soát lại đề thi môn Tiếng Anh năm nay để rút kinh nghiệm cho năm sau vì đây là kì thi 2 trong 1, cần có sự phân hóa rõ ràng”, thầy giáo phân tích.

Bên cạnh đó, cá nhân người viết nhận thấy, phổ điểm môn Ngữ văn năm nay cũng rất đáng bàn, đó là điểm trung vị 6,75 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm – cũng chưa thấy phân hóa.

Điều đáng nói là, An Giang là địa phương có phổ điểm Ngữ văn cao thứ 2 so với cả nước, điểm trung bình 7,065. Năm 2020, An Giang cũng là địa phương từng gây xôn xao dư luận vì phổ điểm Ngữ văn cao nhất nước, với mức điểm là 7,62.

Phải chăng, môn tự luận duy nhất ở kì thi này có tình trạng chấm chưa đều tay ở một số địa phương? Ngay cả Thành phố Hồ Chí Minh cũng không lọt tốp 10 những tỉnh có điểm Ngữ văn cao nhất nước.

Ngoài ra, môn Lịch sử có kết quả “đội sổ” trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, cũng là một điều rất đáng trăn trở. Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp môn Lịch sử của cả nước cho thấy: có 637,005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử, trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm.

Lịch sử cũng là môn có số lượng thí sinh có điểm liệt nhiều nhất, với 540 thí sinh có điểm thi <= 1 điểm (chiếm tỉ lệ 0.08%).

Ngành giáo dục đã bàn rất nhiều về vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong nhà trường, để từ đó thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho học sinh ham thích lịch sử. Tuy vậy, nhìn vào phổ điểm năm nay, có thể khẳng định, làm sao để vực dậy môn Lịch sử ở nhà trường, nhất là bậc trung học phổ thông vẫn là bài toán nan giải.

Nhìn chung, ngành giáo dục đã có những nỗ lực rất lớn để tổ chức thành công kì thi tốt nghiệp năm nay khi mà dịch bệnh hoành hành rất phức tạp. Thế nhưng, nhìn vào phổ điểm các môn thi, cần đặt lại câu hỏi rất cũ: có nên tổ chức một kì thi tốt nghiệp như hiện nay nữa hay không?

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

https://tuoitre.vn/pho-diem-cac-mon-thi-tot-nghiep-thpt-2020-tap-trung-o-khoang-5-5-7-5-diem-20200808195948919.htm

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bat-ngo-ve-pho-diem-9-mon-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2021-20210726011130936.htm

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/pho-diem-mon-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-2021-759257.html

https://zingnews.vn/pho-diem-mon-tieng-anh-co-2-dinh-post1243281.html

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/pho-diem-mon-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2020-669594.html

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/10-dia-phuong-co-diem-trung-binh-mon-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-2021-cao-nhat-752905.html

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-vien-mo-xe-su-vo-li-trong-dap-an-mon-ngu-van-cua-bo-giao-duc-post219638.gd

https://laodong.vn/giao-duc/mon-lich-su-co-ket-qua-doi-so-trong-ky-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2021-934685.ldo

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

Tiến sĩ Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải, đã so sánh dữ liệu điểm thi năm nay và năm ngoái, từ đó đưa ra một số nhận xét sơ bộ, đồng thời dự đoán khả năng tăng, giảm điểm chuẩn của từng khối ngành.

Khối D1 tăng cao, khối C tăng nhẹ

Theo tiến sĩ Hà, với khối C (tổ hợp văn, sử, địa), từ khoảng điểm 15 - 30, năm 2021 có 522.318 lượt thí sinh (TS) đạt, tăng không nhiều so với năm 2020 (là 479.892). Vì thế, nhiều khả năng các ngành khối này năm 2021 sẽ có điểm chuẩn tăng nhẹ so với năm 2020, mức tăng có thể từ 0,25 - 0,75 điểm.

Khối D1, từ khoảng điểm 15 - 30 số lượng năm 2021 (722.911) tăng nhiều so với năm 2020 (608.918). Vì thế, các ngành tuyển sinh khối này năm 2021 có thể sẽ có điểm chuẩn cao hơn năm 2020, khoảng từ 0,5 - 1,5 điểm; tốp giữa có thể tăng đến 1,5 điểm; tốp đầu tăng 0,5 - 1 điểm.

Các trường tốp trên khối A, B khó tăng điểm chuẩn

Khối A01, từ khoảng điểm 15 - 30 số lượng năm 2021 (316.158) tăng nhiều so với năm 2020 (263.331). Các ngành năm 2021 sẽ có điểm chuẩn cao hơn năm 2020, có thể từ 1 - 1,5 điểm, tốp giữa có thể tăng đến 1,5 điểm, tốp đầu tăng 0,5 - 1 điểm.

Khối B01, từ khoảng điểm 15 - 22, số lượng năm 2021 (230.467) tăng khá so với năm 2020 (185.866). Từ khoảng 22,25 điểm cho đến 30, số lượng năm 2021 (80.799) giảm hơn so với năm 2020 (80.815). Vì thế, các ngành khối B năm 2020 từ 22 điểm trở xuống thì năm 2021 sẽ tăng nhẹ từ 0,5 - 1 điểm. Các ngành có điểm chuẩn năm 2020 từ 22 điểm trở lên thì năm 2021 sẽ giữ nguyên, thậm chí có thể giảm khoảng 0,5 điểm.

\n

Khối A, từ khoảng điểm 15 cho đến dưới 22,75 số lượng năm 2021 (202.882), tăng nhiều so với năm 2020 (157.735). Từ khoảng điểm 22,75 - 30, số lượt TS năm 2021 (114.186) giảm hơn so với năm 2020 (115.239). Càng lên mức điểm cao, số lượt TS đạt mức điểm tương ứng càng giảm sâu. Ví dụ, từ 24,25 điểm trở lên, năm nay chỉ còn chưa đến 51.000 TS đạt, trong khi năm ngoái là hơn 60.300 em; mức 26 điểm trở lên, năm nay có 9.306 TS, năm ngoái là 15.974; mức 27 điểm trở lên năm nay là 2.040 TS, năm ngoái là 4.730… Vì thế, các ngành có điểm chuẩn năm 2020 từ 23 điểm trở xuống thì năm 2021 sẽ tăng, thậm chí tăng từ 1 - 2 điểm; còn các ngành có điểm chuẩn năm 2020 từ 23 điểm trở lên thì năm 2021 sẽ giảm, thậm chí giảm từ 0,5 - 1 điểm.

Thí sinh khối A sẽ chịu thiệt

Từ nhiều năm nay, một số trường ĐH áp dụng chính sách 1 mức điểm chuẩn cho 1 ngành, dù ngành đó trường sử dụng nhiều tổ hợp xét tuyển. Điển hình có Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại... Năm nay, các trường này vẫn tiếp tục áp dụng chính sách trên.

PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng cho rằng với chính sách trên, mặc dù số TS đạt điểm cao khối A năm nay ít hơn năm ngoái, nhưng điểm chuẩn của những trường tốp cao xét tuyển cùng lúc các tổ hợp này có khả năng sẽ tương đương năm ngoái.

PGS Kiên phân tích: “Nếu so sánh phổ điểm năm ngoái với năm nay của khối A01 sẽ thấy, đường đồ thị của năm nay cao vượt lên, đó là vì điểm thi tiếng Anh năm nay kéo tổng điểm chung 3 môn lên. Trong khi đó, nhiều trường khi xác định điểm chuẩn thì không chia theo tổ hợp mà chia theo ngành, căn cứ vào kết quả của TS gồm cả A00 và A01, lấy từ trên xuống đến đủ chỉ tiêu. Vì thế, chắc chắn đợt điều chỉnh nguyện vọng sắp tới, ngoài việc điều chỉnh ngành/trường phù hợp với kết quả, sẽ có hàng loạt TS vốn đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A00 sẽ chuyển sang sử dụng tổ hợp A01 để xét tuyển (trong khi các em có thể vẫn giữ nguyên ngành và trường xét tuyển). Vì thế, cán cân điểm chuẩn vẫn sẽ giữ cân bằng so với năm ngoái, chỉ có điều số TS trúng tuyển bằng A01 tăng còn A00 giảm. Quy luật này chi phối tất cả những trường xét tuyển nhiều tổ hợp mà không chia chỉ tiêu cho từng tổ hợp”.

PGS Kiên còn cho biết, do tổng số TS đạt điểm thi cao của cả 2 khối A00 và A01 của năm nay nhìn chung là nhiều hơn so với năm ngoái, nhất là ở mức khá (23 - 25 điểm), nên trong cuộc điều chỉnh nguyện vọng sắp tới cũng sẽ có sự xáo trộn về nguyện vọng đăng ký vào các ngành. Kể cả khi các TS không điều chỉnh, thì khi được xét trên hệ thống lọc ảo, các TS cũng sẽ chỉ có thể đỗ ở các ngành phù hợp với điểm thi của mình. Do đó, số TS có mức điểm tầm khá sẽ dồn vào một số ngành. Vì thế, với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn các ngành tốp dưới (những ngành năm ngoái có mốc điểm chuẩn khoảng 23 - 23,5 điểm) sẽ tăng; còn điểm chuẩn những ngành tốp trên (khoảng trên dưới 27 điểm trở lên) sẽ ổn định, khó có thể vượt điểm chuẩn năm ngoái.

Nói về điểm chuẩn, PGS Kiên cho biết: “Dự đoán này phù hợp ngay cả trong trường hợp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không tổ chức được kỳ thi đánh giá tư duy, mà phải dồn hết chỉ tiêu sang phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Thêm kỳ thi này thì thêm cơ hội cho các TS có kiến thức chắc chắn nhưng không gặp may trong kỳ thi tốt nghiệp. Nhưng cho dù không gặp may thì nhìn chung các TS cũng phải đạt tầm điểm khá, chứ rất khó có khả năng thi tốt nghiệp THPT đạt điểm trung bình mà thi đánh giá tư duy lại đạt điểm cao”.

Tin liên quan