Phim cánh đồng bất tận review

Mình còn nhớ bộ phim Cánh đồng bất tận mình xem là bộ phim Việt Nam khiến mình khóc rưng rức trong rạp. Phim hết rồi, mình vẫn ngồi thẫn thờ đó, câm lặng. Có một nỗi dau rất dài trong và sau bộ phim như cái tên của nó vậy - một nỗi đau bất tận. Bộ phim được dựng lại dựa trên truyện ngắn cùng tên trong tuyển tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư. Đọc truyện cũng lấy đi nhiều nước măt không khác gì khi xem phim.

1 like · Like ∙ flag

Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Cánh Đồng Bất Tận.

Cánh Đồng Bất Tận là một truyện ngắn mà mình cho là cực kỳ đặc biệt. Mình đọc từ đầu đến đuôi mà hầu như sốc toàn tập. Thật sự mình chưa bao giờ gặp được một tác phẩm như thế này. Nó kỳ lạ và sâu sắc đến khó tả. Đọc xong là mình phải chùi bao nhiêu là nước mắt, tốn bao nhiêu là khăn giấy. Trời ơi ,sao Nguyễn Ngọc Tư có thể viết ra một tác phẩm như thế này chứ ?

Nội dung của nó là khá là đơn giản.Truyện kể về cuộc sống của ba cha con trên cái ghe quen thuộc, sống nhờ bầy vịt và việc giăng lưới mỗi ngày. Rồi hai chị em nhà Điền đã gặp và giúp đỡ Chị Sương -một người phụ nữ sống vật vờ nhờ tiền của đàn ông - nghề làm điếm. Chị được hai đứa trẻ giúp đỡ trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt - trận đánh ghen của người đàn bà bị cướp chồng . Rồi tua ngược thời gian khi kể về tuổi thơ của mình, nhân vật kể chuyện thường được đứa em trai của mình - là Điền gọi là chị Hai , kể về những năm tháng nghèo đói, khổ sở ,về má chị về câu chuyện của người đàn ông bán vải lưng đầy nốt ruồi, rồi má chị theo ông ta, bỏ lại ba cha con bơ vơ. Người Cha cứ thế nên không còn như trước nữa. Ông trở nên lầm lì, nhiều khi cáu gắt và đánh đập hai chị em Điền. Ông ghét bỏ phụ nữ nên ông tỏ ra yêu thương âu yếm vuốt ve họ và rồi đến một lúc nào đó khi đã tính toán xong vừa và đủ yêu ,đủ đau ,đủ bẽ bàng để rồi bỏ rơi họ. Hai chị em Điền lại thở dài mỗi khi người cha cười với một người đàn bà mới.

Trái tim Điền và chị dần trở nên chai lì. Hai đứa trẻ có thể hiểu được nhau nghĩ gì mà không cần nói ra . Chúng bị tự kỷ. Rồi trở về câu chuyện của chị Sương, chị tìm mọi cách để đến gần cha của hai đứa trẻ, chị yêu ông , mà Điền lại yêu chị. Nhưng trái tim người cha từ lâu đã không còn mảy may gì nữa. Chị bỏ đi và Điền chạy theo chị. Mãi không trở lại.

Nội dung của nó rất đơn giản nhưng nhà văn viết chân thực đến mức nào đó mà mình nghĩ là đã rọi vào một cuộc đời thật sự vậy. Mình bị ấn tượng ở rất nhiều chi tiết. Từ cái sốc này đến cái sốc khác, từ cuộc đánh ghen kinh điển của những người phụ nữ có chồng đi gái:

Họ giằng ném, quăng quất chị trên cái nền vương vãi trấu”. Rồi “ người ta đổ keo dán sắt trên cửa mình của chị “

Đến câu chuyện trên những cánh đồng không có tên , mùa kinh nguyệt đầu tiên của người chị , những người phụ nữ làm điếm, câu chuyện của má hai chị em Điền và chị Sương, cả chuyện của bầy vịt tội nghiệp. Thật là xót xa, mà khi đọc lại mình vẫn muốn nức nở.

Phim cánh đồng bất tận review

Cái kết của chuyện buồn, mà kỳ lạ, lại như là cái kết mở .Mình thấy có cái gì đó rất là chập chừng, khó mà chỉ trong một bài viết review có thể lột tả hết được. Mình chỉ nhớ mãi câu cuối:

Đứa bé đó nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường, đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn. “

Truyện ngắn để lại một thông điệp rất sâu sắc. Nhưng muốn biết nó là gì thì hãy tự khám phá, đọc và tìm hiểu rõ ngay nhé. Ra ngay tiệm sách và tìm cuốn sách này. Nếu không có điều kiện thời gian và tiền bạc thì bạn có thể đọc trên mạng hoặc mở máy tính ra và xem phim cũng sẽ rất tuyệt đấy ! Chúc bạn có một buổi tối vui vẻ.

Mở đầu bộ phim là hình ảnh cô gái điếm tên Sương bị đám phụ nữ thôn quê đánh ghen, xé quần áo, kéo tai cắt tóc, đổ keo dán sắt vào chỗ kín. Sương vội vã chạy lên thuyền của cha con nhà Vũ đang neo ở bến sông và được Sương cùng Điền cứu.

Còn Vũ lại là một gã thợ mộc đẹp trai nhưng cộc cằn và thù hận đàn bà. Vũ đi đến bến sông nào là gieo tình ở đó, lừa những người phụ nữ nhẹ dạ bỏ chồng, bán nhà theo mình rồi bỏ rơi họ.

Phim cánh đồng bất tận review

Đỗ Hải Yến trong vai Sương

Phim cánh đồng bất tận review

Ninh Dương Lan Ngọc trong vai Nương

Phim cánh đồng bất tận review

Võ Thanh Hòa trong vai Điền

Sương theo cha con Nương lang thang khắp cánh đồng Cà Mau (mà thực ra là được quay ở Long An), dần dần đem lòng yêu Vũ, còn Vũ vì tình yêu quá lớn đối với người vợ của mình nên khi bị phản bội, trái tim của Vũ cũng khô cằn theo.

Vợ của Vũ là một người đàn bà đẹp, sống cảnh túng quấn nơi xóm nghèo ven sông, cuộc sống cơ cực vất vả quá lâu nên dễ bị đám thương lái giàu có dụ dỗ. Thị phản bổi chồng nhưng lại để cho hai con nhìn thấy, điều đó khiến thị mang cảm giác tội lỗi, hổ thẹn nên bỏ đi.

Nương và Điền chưa hết bàng hoàng về cảnh mẹ mình ngủ với người đàn ông lạ thì lại phải tiếp nhận sự ra đi của bà, sau còn phải hứng chịu thêm những cơn giận dữ, thói côn đồ bạo lực của người cha giáng xuống đầu mình.

Phim cánh đồng bất tận review

Dustin Trí Nguyễn vào vai người cha bất cần đời, thô lỗ, bạc bẽo của Nương và Điền

Phim cánh đồng bất tận review

Tăng Thanh Hà vai vợ Vũ, không chống lại được cám dỗ Út đã phải trả giá

Bộ phim mang lại cảm giác u buồn về những kiếp người lao đao, được quay bằng những khung hình đẹp nhất: màu xanh của cánh đồng lúa, màu trắng của mây trôi trên trời, màu nâu của tấm áo nông dân, khiến người xem thêm thương cảm cho thân phận hẩm hiu của họ.

Một trong những thành công của bộ phim chính là diễn xuất của cô bé Lan Ngọc, đoạt giải nữ diễn viên chính quốc tế được yêu thích nhất tại lễ trao giải Bách Hoa Kim Kê (Trung Quốc), giải Cánh Diều Vàng của hội điện ảnh Việt Nam, giải Mai Vàng do báo Người Lao Động tổ chức…

Lan Ngọc có nụ cười tươi sáng, vẻ hồn nhiên chất phát của một cô gái sống trên cánh đồng mênh mông, nhưng đôi mắt luôn ẩn chứa nỗi buồn xa xăm vì thiếu tình thương yêu của cả cha lẫn mẹ, vì phải trưởng thành sớm để bao bọc chăm lo cho đứa em, vì cuộc sống long đong lận đận gắn liền với đàn vịt qua từng mùa vụ.

Vũ là người trụ cột trong gia đình nhưng Vũ với thói quen lãng tử, coi tiền bạc vật chất như phù du khiến những đứa con của ông phải chịu gánh nặng toan lo tính toán.

Cảnh cô thiếu nữ Nương lần đầu tiên “đến ngày ấy” phải nhảy xuống nước ngâm, máu loang lổ trên khúc sông, hay cảnh Nương bị cưỡng bức trên cánh đồng trong nỗi bất lực của người cha khiến người xem xót xa.

Phim cánh đồng bất tận review

Nương cảm thấy "như người đã chết" khi bị 3 gã đàn ông làm nhục trước mặt cha

Bên cạnh đó, phim sử dụng khá nhiều cảnh “nóng”, và “mát mẻ” tạo nên bất bình từ phía độc giả yêu thích giọng văn trong sáng, giản dị trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.

Nhưng điều đó cũng khiến nhiều khán giả “tò mò” đến rạp chiếu để xem tác phẩm duy nhất mà giới Việt kiều mua khi về nước, lên phim như thế nào.

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được bình chọn là truyện vừa hay nhất năm 2003 và năm 2008, tác phẩm đã đoạt giải thưởng Văn học Đông Nam Á, vì tiếng tăm của kịch bản văn học quá lớn nên khi bộ phim ra mắt khán giả, đã mang đến không ít dư luận trái chiều.

Cánh đồng bất tận Việt Nam bao nhiêu?

Cánh đồng bất tận là tên một tập truyện ngắn phát hành năm 2005 của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là tên một truyện trong tập truyện ngắn đó được đăng báo lần đầu cùng năm.

Cánh đồng bất tận kể về gì?

Truyện kể về phận đời lênh đênh của gia đình gồm ba người: người cha tên Út Vũ, con gái tên Nương và con trai tên Điền. Ba cha con sống ngày đây mai đó, phiêu bạt trên những cánh đồng dài bất tận để mưu sinh bằng nghề chăn vịt.

Cánh đồng hoang của ai?

Cánh đồng hoang là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, công chiếu đúng ngày 30/4/1979. Dự án quy tụ một loạt anh tài thời bấy giờ, gồm diễn viên Lâm Tới, Thúy An, nhà văn Nguyễn Quang Sáng (biên kịch) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc phim).

Đạo diễn bộ phim truyện Cánh đồng hoang là ai?

Bộ phim “Cánh đồng hoang” của NSND, đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, được công chiếu vào ngày 30/4/1979. Phim thực hiện hơn nửa năm trời giữa vùng nước lũ Đồng Tháp Mười mênh mông, êkíp sản xuất hơn 100 người đã làm việc cật lực ngày đêm để làm ra những thước phim sống mãi với thời gian.