Phẫu thuật cột sống bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu

Người bệnh Đ.T.K.C, sinh năm 1948, bị tê 2 chân, đi lại khó khăn đã 2 năm nay, phim cộng hưởng từ có biểu hiện hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm thắt lưng L3 - L4 L4 - L5 mức độ nặng. Sau khi biết được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn trang bị hệ thống O-arm kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation, gia đình đã quyết định chọn Bệnh viện để phẫu thuật. Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với hệ thống O-arm kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation thay 2 đĩa đệm và bắt vít cố định L3 - L4, L4 - L5. Sau mổ 2 chân người bệnh nhẹ hẳn, ngay ngày hôm sau, người bệnh đã được tập đi lại và xuất viện ngày thứ 4 sau mổ.

Một người bệnh khác, cô N.T.K.D, sinh năm 1957, tiền sử mổ bắt vít cố định cột sống đã 10 năm. Một năm trở lại đây, N.T.K.D đau lưng và lan xuống 2 chân rất nhiều, đau nhức nhiều khi về đêm và khi đi lại. Cô N.T.K.D được chẩn đoán “Thoát vị đĩa đệm L2 - L3/Cố định cột sống L3 - L4L4 - L5”.

Được xác định là trường hợp khó vì đây là phẫu thuật lần 2 sau khi thay đĩa đệm L2 - L3 ở lần 1. Thông thường trường hợp của cô N.T.K.D phải rạch da rộng để nối thanh nẹp từ các đốt sống phía dưới lên với tầng L2 - L3, tuy nhiên Ths.Bs.CKII Đỗ Anh Vũ quyết định áp dụng phương pháp kỹ thuật cao phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ hệ thống O-arm kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation, cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng, tránh được cuộc mổ hở, mất máu nhiều, tổn thương rễ thần kinh… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết đau và cảm giác nhẹ hẳn 2 chân, ngay chiều hôm sau, cô N.T.K.D đã tập ngồi và sang ngày thứ 2 đã tập đi lại.

Việc ứng dụng hệ thống O-Arm kết hợp định vị 3 chiều Navigation là một bước tiến vượt bậc trong phẫu cột sống giúp tăng độ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93-100% [C-arm tỉ lệ chính xác 72-90%], trong phẫu thuật cột sống việc sai lệch dù chỉ 1-2mm có thể dẫn tới bệnh nhân liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong. Cộng thêm phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã làm giảm thương tổn mô chung quanh cột sống, tổn thương tủy sống, rễ thần kinh, động mạch và giảm thời gian hồi phục.

Việc ứng dụng phương pháp kỹ thuật cao này mang đến nhiều lợi ích:

  • Độ chính xác trong phẫu thuật tăng lên rất cao dưới sự hỗ trợ của O-arm kết hợp định vị 3 chiều Navigation.
  • Giảm biến chứng phẫu thuật.
  • Giảm bức xạ độc hại đến với người bệnh và nhân viên y tế.
  • Người bệnh hồi phục nhanh chóng dẫn tới thời gian nằm viện điều trị được rút ngắn.

Theo số liệu thống kê tại Singapore vào năm 2000, một trong số năm người sẽ trải qua cơn đau cột sống cổ hoặc lưng ít nhất 6 tháng. Một trong những nguyên nhân gây đau là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc thắt lưng.

Đĩa đệm có chức năng giảm xóc giữa các đốt xương sống. Thoát vị đĩa đệm có thể hiểu như có một điểm khuyết trong tường, hoặc tương tự như một lớp phồng của lốp xe có thể dẫn đến chèn ép gây áp lực lên rễ thần kinh. Dây thần kinh cột sống rất nhạy cảm, chỉ cần chịu áp lực nhẹ có thể dẫn đến đau nhức, tê và mất sức ở một hoặc cả hai chân.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

- Nucleoplasty [Giải phóng áp đĩa qua da - Xâm lấn tối thiểu]

- Disc-FX [Cắt bỏ một phần đĩa đệm qua da]

- Discectomy và Stenofix [cặt gọt một phần đĩa đệm thoát vị và cấy ghép dụng cụ hỗ trợ cột sống]

- Hybrid Fusion [cố định lai]

Theo các phương pháp phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật mở đã được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Sau ca phẫu thuật, một phần đĩa đệm thoát vị sẽ bị loại bỏ, giúp giải nén thần kinh và giảm áp lực của đĩa lên rễ thần kinh liền kề. Tuy nhiên, phẫu thuật hở bệnh nhân sẽ đau hơn, thời gian hồi phục lâu hơn và thời gian lưu trú lại bệnh viện lâu hơn.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm theo phương pháp xâm lấn tối thiểu Nucleoplasty

Nucleoplasty là phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được phát minh năm 2000, sử dụng công nghệ tia plasma duy nhất được gọi Coblation ® loại bỏ các mô từ trung tâm đĩa đệm. Phương pháp mới này đã được thực hiện tại Singapore để điều trị đau lưng và đau thần kinh tọa kể từ quý bốn năm 2005 và Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Raffles là trung tâm đầu tiên áp dụng phương pháp này điều trị cho bệnh nhân bị đau cổ, lưng.

Dưới sự hỗ trợ của máy nội soi, một cây kim nhỏ sẽ được đưa vào trung tâm đĩa như một thiết bị Coblation. Thiết bị này sử dụng tần số vô tuyến năng lượng để làm mềm đĩa đệm và loại bỏ phần đĩa đệm bị chèn ép, giải phóng thần kinh hai bên đồng thời đóng vết thương nội đĩa. Khi áp lực nội đĩa giảm, các triệu chứng cũng như cơn đau sẽ giảm. Phương pháp này tiến hành qua một lỗ kim nhỏ mà không cần phải rạch một vết rạch lớn như phẫu thuật truyền thống. Phương pháp này giúp ích cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ gây chèn ép rễ thần kinh.

Nucleoplasty được thực hiện ngoại trú, bệnh nhân có thể ra về trong ngày. Bệnh nhân sẽ được gây mê nhẹ nhằm giảm khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Thủ thuật kéo dài khoảng 30-45 phút, bệnh nhân có thể đi lại sau 1 giờ và không cần phải lưu trú lại bệnh viện. Theo nghiên cứu lâm sàng, tỉ lệ thành công của thủ thuật Nucleoplasty ngang bằng với phẫu thuật hở truyền thống mà giảm thiểu nguy cơ chấn thương, thời gian phục hồi nhanh chóng, chi phí thấp hơn và không có biến chứng. Tính đến nay, hơn 35,000 bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp Nucleoplasty trên toàn thế giới với tỉ lệ thành công cao, giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau đến 60% và 90% bệnh nhân hài lòng sau phẫu thuật. Bốn trong số năm bệnh nhân hài lòng sau khi được tiến hành phẫu thuật theo phương pháp Nucleoplasty theo số liệu thống kê dựa trên mức độ hài lòng, ít đau, bệnh nhân không cần phải dùng thuốc giảm đau và hoàn toàn có thể quay lại làm việc như thường trực. Thủ thuật hoàn toàn an toàn, hiệu quả, được công nhận bởi Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ như là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Bà Nicole Cantik, người Singapore, đã bị đau cổ mạn tính trong suốt sáu tháng. Bà đã cố gắng uống thuốc và tập vật lý trị liệu nhưng chỉ giúp cô thoát khỏi cơn đau tạm thời. Bà Cantik cũng không thể tập thể dục mà không cảm thấy đau sau mỗi lần tập luyện. Phim cộng hưởng từ [MRI] của bà cho thấy bà bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5/6. Hai tuần sau khi tiến hành thủ thuật Nucleoplasty, cơn đau cổ của bà Cantik đã hoàn toàn biến mất. Hiện tại, bà có thể bơi lội và chạy bộ mỗi ngày mà không hề có bất kỳ cơn đau nào hành hạ.

Video liên quan

Chủ Đề