Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ưu điểm của phương pháp ướp muối thịt?

Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh. Đây là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất,[1] và hai loại thực phẩm được muối có ý nghĩa lịch sử là cá muối [thường là cá tuyết khô và muối hoặc cá trích muối] và thịt muối [chẳng hạn như thịt xông khói]. Các loại rau như đậu và bắp cải cũng thường được bảo quản theo cách này.

Muối biển được thêm vào giăm bông sống để làm món prosciutto

Túi bột Praha số 1, còn được gọi là "muối chữa bệnh" hoặc "muối hồng". Nó thường là sự kết hợp của muối và natri nitrit, có thêm màu hồng để phân biệt với muối thông thường.

Ướp muối được sử dụng vì hầu hết vi khuẩn, nấm và các sinh vật có khả năng gây bệnh khác không thể tồn tại trong môi trường có độ mặn cao, do tính chất ưu trương của muối. Bất kỳ tế bào sống nào trong môi trường như vậy sẽ bị mất nước thông qua thẩm thấu và chết đi hoặc trở nên bất hoạt tạm thời. Muối hạt mịn đắt hơn nhưng cũng hút ẩm nhanh hơn muối thô.

Ướp muối có thể được kết hợp với hun khói để sản xuất thịt xông khói trong các gia đình nông dân. Hướng dẫn bảo quản thịt nai tươi thiệt mạng trong thế kỷ 14 có liên quan bao gồm các động vật với dương xỉ càng sớm càng tốt và mang đến được một nơi mà nó có thể được chặt ra từng khúc, luộc trong nước muối và khô ướp muối để bảo quản lâu dài trong thùng.[2]

Hiện đại

Vào thế kỷ 19, người ta phát hiện ra rằng muối trộn với nitrat [chẳng hạn như Saltpeter] sẽ tạo màu đỏ cho thịt chứ không phải màu xám, và người tiêu dùng thời đó rất ưa chuộng thịt có màu đỏ. Kể từ đó, thực phẩm được bảo quản vẫn tươi ngon trong nhiều ngày, tránh vi khuẩn thối rữa.[1]

Luật ăn kiêng của người Do Thái và Hồi giáo yêu cầu loại bỏ máu từ thịt mới giết mổ. Muối và nước muối được sử dụng cho mục đích trong cả hai truyền thống, nhưng muối phổ biến hơn ở Kosher Shechita [nơi mà tất cả đều được yêu cầu] hơn là ở Halal Dhabiha [như trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần rút nước là đủ].

  1. ^ a b "Historical Origins of Food Preservation." University of Georgia, National Center for Home Food Preservation. Truy cập June 2011.
  2. ^ Woolgar, C.M. [2016]. The Culture of Food in England, 1200-1500. Yale University Press.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ướp_muối&oldid=65714967”

Chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu.

Câu 1: Phát biểu không đúng khi nói về nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp?

A. Chi phí là những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trang trải trong thời kì kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định.

B. Doanh thu là lượng tiền bán sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

C. Thu nhập của doanh nghiệp là tổng chi phí sản xuất và doanh thu trong một thời kì nhất định.

D. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh.

Câu 2: Cho qui trình: thu hoạch → tách hạt → phân loại và làm sạch → làm khô → xử lí bảo quản →đóng gói → bảo quản → sử dụng. Đây là quy trình bảo quản:

A. củ giống.

B. hạt giống.

C. cá.

D. thịt.

Câu 3: Trong qui trình chế biến gạo từ thóc, công đoạn đánh bóng nhằm mục đích

A. làm sạch cám để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

B. làm sạch trấu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

C. tách vỏ trấu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

D. làm trắng hạt gạo để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

Câu 4: Khi nói về các nguyên lí trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, ý không đúng là

A. sử dụng thuốc hóa học khi xuất hiện sâu bệnh hại.

B. bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu, bệnh.

C. nông dân trở thành chuyên gia.

D. thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh kịp thời.

Câu 5: Phương pháp ướp muối thịt không có ưu điểm nào sau đây?

A. hao hụt dinh dưỡng ít.

B. được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

C. duy trì được nhiều tính chất ban đầu của thịt.

D. dễ thực hiện, đơn giản.

Câu 6: Trong các qui trình sản xuất sau, qui trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu là

A. giống gốc à sản xuất giống cấp Ià rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện kị khí à cấy giống sản xuất à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.

B. giống thuần à môi trường nhân sinh khối à rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thoáng khí à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.

C. giống thuần à môi trường nhân sinh khối à rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện kị khí à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.

D. giống gốc à sản xuất giống cấp Ià môi trường nhân sinh khối à cấy giống sản xuất à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.

Câu 7: Khi làm sữa chua cần sử dụng sữa chua mồi [sữa chua Vinamilk] vì sữa chua mồi cung cấp

A. nguồn chất béo cần thiết để sữa chua có vị ngon hơn.

B. độ ẩm giúp sữa chua nhanh đông hơn và có mùi thơm.

C. nguồn chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng chất lượng của sữa chua.

D. nguồn vi khuẩn lactic làm sữa đông lại và có vị chua đặc trưng.

Câu 8: Phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp phát hiện được những  ..[I]. còn có ..[II]..  để có thể phát triển kinh doanh. Các từ [cụm từ] ở vị trí [I] và [II] tương ứng là

A. [I] nhu cầu; [II] ít khách.

B. [I] loại hình [II] hạn chế.

C. [I] loại hình [II] ít khách.

D. [I] lĩnh vực; [II] tiềm năng.

Câu 9: Để bảo quản lạp xưởng được lâu thì phương pháp đúng nhất là

A. cho lạp xưởng vào đậu tương, đậu đen để bảo quản.

B. cho 1 li nhỏ rượu trắng vào hộp, xếp lạp xưởng xung quanh và đưa vào tủ lạnh để bảo quản.

C. cho 1 li nhỏ rượu trắng vào hộp, xếp lạp xưởng xung quanh và bảo quản nơi khô ráo.

D. quấn lạp xưởng trong giấy báo để nơi khô ráo.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông, lâm, thủy sản?

A. Nông sản, thủy sản chứa chủ yếu là chất xơ.

B. Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ.

C. Đa số nông sản, thủy sản chứa nhiều nước.

D. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.

Câu 11: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện  .[I]., phù hợp với ..[II].. và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các từ [cụm từ] ở vị trí [I], [II] tương ứng là

A. [I] việc buôn bán, [II] pháp luật.

B. [I] việc buôn bán, [II] doanh nghiệp.

C. [I] mục tiêu kinh doanh, [II] pháp luật.

D. [I] mục tiêu kinh doanh, [II] doanh nghiệp.

Câu 12: Kế hoạch mua hàng được tính theo phương pháp nào sau đây?

A. Mức bán kế hoạch + [-] Nhu cầu dự trữ hàng hóa.

B. Mức bán kế hoạch + [-] Nhu cầu trao đổi hàng hóa.

C. Mức bán kế hoạch + [-] Các yếu tố giảm [tăng].

D. Mức bán thực tế trong thời gian qua + [-] nhu cầu dự trữ hàng hóa.

Câu 13: Việc kinh doanh mở đại lí bán hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh nào sau đây?

A. Sản xuất nông nghiệp

B. Dịch vụ.

C. Thương mại.

D. Sản xuất công nghiệp

Câu 14: Một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là gì?

A. Công ty.

B.Doanh nghiệp.

C. Xí nghiệp.

D. Hợp tác xã.

Câu 15: Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng. Ý không đúng khi nói về các nguyên tắc là

A. chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.

B. sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường.

C. sử dụng một loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau.

D. sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian đúng nồng độ và liều lượng.

Câu 16: Lĩnh vực sản xuất gồm các loại hình

A. sản xuất tiểu thủ công nghiệp,

B. sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

C. sản xuất dịch vụ, nông nghiệp, thương mại.

D. sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ internet.

Câu 17: Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội… là một trong những khởi đầu cho

A. cơ hội kinh doanh.

B. lĩnh vực kinh doanh. 

C. thị trường kinh doanh.

D. ý tưởng kinh doanh.

Câu 18: Sau khi hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha, rót sữa đã chuẩn bị ở trên vào cốc thủy tinh, đậy nắp kĩ thì nên để sản phẩm ở nơi có điều kiện phù hợp là

A. trong bình nước nóng nhiệt độ 850C.

B. trong tủ lạnh ở nhiệt độ 100C.

C. trong tủ lạnh ở nhiệt độ 00C.

D. trong xoong lớn đựng nước nóng khoảng 500C.

Câu 19: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng

A. phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí.

B. phối hợp tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.

C. tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng cùng lúc.

D. cùng lúc các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí.

Câu 20: Doanh nghiệp A tháng rồi nhập 350 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán hàng tháng này là 500 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là

A. 330 sản phẩm.

B. 530 sản phẩm.

C. 170 sản phẩm.

D. 320 sản phẩm.

Câu 21: Chế phẩm vi rút trừ sâu làm cơ thể sâu bọ bị nhiễm nó

A. bị tê liệt và chết sau 2-4 ngày, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi.

B. trắng ra như rắc bột cơ thể sâu bọ bọ tê liệt và bị chết sau 2 đến 4 ngày.

C. mềm nhũn do các mô bị tan rã, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi.

D. màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi, cơ thể trương lên.

Câu 22: Thị trường của doanh nghiệp gồm có

A. khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng

B. khách hàng hiện tại và khách hàng thường xuyên trao đổi với doanh nghiệp.

C. khách hàng nước ngoài.

D. khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

Câu 23: Phương pháp dùng nước vôi được sử dụng để bảo quản

A cá.

B. sữa.

C. trứng.

D. thịt.

Câu 24: Để trừ sâu róm thông, sâu khoang hại cải, súp lơ… biện pháp có hiệu quả cao, ít ảnh hưởng xấu tới môi trường và con người là

A. thuốc trừ sâu sinh học.

B. thuốc trừ sâu hóa học.

C. dùng vợt bắt sâu.

D. dùng tay bắt sâu.

Câu 25: Nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ, nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua được gọi là

A. kinh doanh.

B công ti.

C. cơ hội kinh doanh.

D. thị trường.

Câu 26: Rau quả tươi sau khi thu hoạch không có đặc điểm

A. dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm và phá hoại.

B. chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng

C. chứa 50% đến 80% nước.

D. sau thu hoạch vẫn còn những hoạt động sống: hô hấp, nảy mầm...

Câu 27: Nhận định đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với quá trình bảo quản là

A. độ ẩm không khí thấp làm cho nông – lâm – thủy sản khô bị ẩm trở lại, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.

B. độ ẩm không khí thấp làm cho nông – lâm – thủy sản khô tăng nhiệt độ, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.

C. độ ẩm không khí cao làm cho nông – lâm – thủy sản khô tăng nhiệt độ, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.

D. độ ẩm không khí cao làm cho nông – lâm – thủy sản khô bị ẩm trở lại, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

 [I] Vốn kinh doanh lớn [>30 tỉ];        [II] Qui mô nhỏ           [III] Doanh thu lớn

[IV] Lao động là thân nhân trong gia đình                          [V] Sở hữu tư nhân

 [IV] Công nghệ kinh doanh đơn giản.

Có bao nhiêu đặc điểm là của kinh doanh hộ gia đình?

A. 5

B. 2

C. 3 

D. 4

Câu 29: Khi nói về các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh, phát biểu không đúng là

A. Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

B. Thị trường không có nhu cầu.

C. Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp.

D. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp.

Câu 30: Yếu tố vật lí ảnh hưởng mạnh đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản, chế biến là

A. nhiệt độ, sinh vật hại.

B. độ ẩm, sinh vật hại

C. ánh sáng, độ ẩm.

D. Nhiệt độ, độ ẩm.

Câu 31: Ở trung tâm thành phố Đà Lạt, nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

A. sản xuất nông nghiệp

B. sản xuất rau sạch.

C. thương mại.

D. thương mại, dịch vụ.

Câu 32: Khi tiến hành làm xirô từ quả, cần lưu ý phủ một lớp đường trên cùng để

A. tăng nhiệt độ trong bình giúp xirô ngon hơn.

B. ngăn không cho vi sinh vật xâm nhiễm làm hỏng xirô.

C. tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhiễm giúp xirô ngon hơn.

D. ngăn không cho nhiệt độ trong bình tăng lên làm hỏng xirô.

Câu 33: Cho các công đoạn :

[I] Rửa sạch đậu hạt ; [II] Loại vỏ ; [III] Lọc tách bã, phối chế ; [IV] Ngâm ;[V] Xay ướt ; [VI] Sử dụng ; [VII]Thanh trùng.

Qui trình làm sữa đậu nành gồm các bước theo trình tự  là:

A. [II]-[IV]-[I]-[V]-[III]-[VII]-[VI].

B. [I]-[IV]-[II]-[V]-[III]-[VII]-[VI].

C. [V]-[I]-[IV]-[II]-[III]-[VII]-[VI].

D. [IV]-[II]-[I]-[V]-[III]-[VII]-[VI].

Câu 34: Trong thực hành pha chế dung dịch Boocđô, ta cần dùng thanh sắt ở giai đoạn

A. hòa vôi vào nước.

B. đổ 2 dung dịch vào với nhau.

C. hòa đồng sunphát vào nước.

D. kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Câu 35: Khi nói về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phát biểu không đúng là

A. thị phần là chỉ tiêu đánh giá quy mô của doanh nghiệp

B. tỉ lệ sinh lời là sự so sánh giữa lợi nhuận thu và vốn đầu tư.

C. lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

D. mức giảm chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 36: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Bắt sâu bằng vợt.

B. Gieo trồng đúng thời vụ.

C. Sử dụng giống kháng bệnh.

D. Sử dụng thuốc hóa học.

Câu 37: Công tác chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhằm mục đích

A. đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng.

B. duy trì chất lượng và số lượng sản phẩm.

C. tạo nhiều sản phẩm có giá trị cao.

D. duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 38: Khi nói đến những thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ, phát biểu không đúng là

A. dễ dàng đổi mới công nghệ.

B. trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp

C. tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt.

D. dễ quản lí chặt chẽ và hiệu quả

Cho thông tin sau: Doanh nghiệp thương mại A mỗi tháng bán được 1 000 sản phẩm A, giá bình quân 1 sản phẩm 35 000 đồng, bán 500 sản phẩm B, giá bình quân 1 sản phẩm 50.000đồng.

 Trong một tháng tổng chi phí mua nguyên, vật liệu: 8 000 000 đồng, chi phí trả lương nhân viên: 2.500.000đồng, chi phí khác: 2.000.000 đồng.

Dựa vào thông tin trên để làm câu 39, 40.

Câu 39: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một năm là

A. 720 000 000 đồng

B.1 020 000 đồng.

C. 420 000 000 đồng

D. 25 000 000đồng

Câu 40: Tổng chi phí của doanh nghiệp trong một tháng là

A. 10 500 000đồng

B. 4 500 000đồng

C. 10 000 000 đồng.

D. 12 500 000 đồng

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

1. C 2. B 3. A 4. A 5. C 6. B 7. D 8. D 9. C 10. A
11. C 12. A 13. C 14. B 15. C 16. B 17. D 18. D 19. A 20. A
21. C 22. A 23. C 24. A 25. D 26. C 27. D 28. D 29. B 30. D
31. D 32. B 33. B 34. D 35. A 36. B 37. B 38. B 39 A 40D

Video liên quan

Chủ Đề