Nguyên nhân dẫn đến sự biến xanh của thịt

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

[HBĐT] - Trước thực trạng từ Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, giá lợn hơi trên cả nước tăng cao, nhất là gần đây ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính phủ đã chỉ đạo phải giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg, tiếp tục giảm dần trong quý II, quý III/2020 xuống 60.000 - 65.000 đồng/kg. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm giá lợn hơi, ổn định thị trường. Tuy nhiên, hiện, giá lợn hơi vẫn ở mức cao. Thịt lợn thương phẩm tại siêu thị, chợ dân sinh có thời điểm lên tới gần 180.000 đồng/kg.

 

Mặc dù giá cao nhưng thịt lợn vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh chụp tại chợ Bãi Nai, xã Mông Hóa [TP Hòa Bình].

Giá lợn hơi diễn biến chóng mặt

Theo khảo sát của Sở Công Thương, giá lợn hơi từ tháng 2 đến nay lên xuống thất thường. Trong tháng 2, giá dao động từ 90.000 - 95.000 đồng/kg, đầu tháng 3 ở mức 85.000 - 95.000 đồng/kg.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm giá lợn hơi và lợn thương phẩm.  Ngày 24/3, Sở Công Thương ban hành Văn bản số 390, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn; Văn bản số 391 chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình thực hiện một số giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn. Theo đó, Sở NN&PTNT cần chỉ đạo doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi có kế hoạch đảm bảo hoạt động chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; tập trung nguồn lực, tiết giảm chi phí chăn nuôi để giảm giá bán thịt lợn, góp phần bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn và đảm bảo nguồn cung. Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm soát khâu trung gian, thu mua, giết mổ, nhất là tại các lò mổ, để tránh trường hợp người chăn nuôi, người tiêu dùng chịu thiệt, còn ở giữa hưởng lợi. Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các thực phẩm có giá ổn định như: thịt gà, thịt vịt, thịt bò…

Mặc dù vậy, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh vẫn leo cao. Đầu tháng 4 ở mức từ 82.000 - 85.000 đồng/kg, từ ngày 14 đến nay, tăng mạnh lên 88.000 – 94.000 đồng/kg. Giá lợn móc hàm trên 110.000 đồng/kg-115.000đồng/kg.

Giá lợn hơi tăng đã đẩy giá thịt lợn thương phẩm tăng theo. Qua khảo sát, sáng 22/4, giá thịt lợn thương phẩm tại các chợ dân sinh dao động từ 145.000 – 160.000 đồng/kg. Tại hệ thống siêu thị Vinmart, thịt nạc thăn có giá 179.900 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Phượng, phường Hữu Nghị [TP Hòa Bình] chia sẻ: Người nội trợ chúng tôi đang mừng vì chủ trương giảm giá thịt lợn của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tháng 4, giá thịt lợn từ 120.000 - 140.000đồng/kg, đến giữa tháng tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Người bán hàng giải thích họ lấy lợn móc hàm tại lò mổ đã 110.000 đồng/kg, giá lợn hơi sắp chạm mốc 95.000 đồng/kg. Gia đình tôi đang giảm sử dụng thịt lợn, thay thế bằng một số thực phẩm khác như cá, vịt, gà, đồ đông lạnh.

Vì sao giá thịt lợn tăng trở lại?

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng Quản lý thương mại [Sở Công Thương] cho rằng: Nguyên nhân khiến giá thịt lợn vẫn ở mức cao là do nguồn cung trong tỉnh còn thiếu, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng. Mặc dù 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên cả nước đã cam kết giảm giá lợn hơi, nhưng nguồn cung cấp lợn hơi của tỉnh lại chủ yếu là nông hộ, trang trại quy mô nhỏ, hoặc nhập từ tỉnh Phú Thọ. Các trang trại chăn nuôi lớn của tỉnh chủ yếu cung cấp theo hợp đồng đã ký cho thị trường Hà Nội, Sơn La, Hà Nam. Cũng như các tỉnh khác, tỉnh ta bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch tả lợn châu Phi, tình hình tái đàn gặp khó khăn, đã đẩy giá lợn hơi và lợn thương phẩm lên cao.

Sở NN&PTNT đã hướng dẫn các địa phương tái đàn, tăng đàn lợn, nhưng tình hình tái đàn vẫn gặp nhiều khó khăn. Người dân còn tâm lý e dè, sợ dịch tả lợn châu Phi sẽ bùng phát trở lại. Ngoài ra, hiện người dân khó mua lợn giống, do giá lợn giống ở mức rất cao, lên tới 2,5 triệu đồng/con; một số cơ sở chăn nuôi lợn giống hạn chế lượng bán ra để chờ giá tăng.

Bên cạnh đó, tiểu thương tại các chợ dân sinh chủ yếu nhập thịt lợn thương phẩm từ lò giết mổ quy mô nhỏ, hộ giết mổ. Để có được thịt lợn thương phẩm bán ra thị trường phải qua nhiều khâu trung gian, nên giá thành cao hơn. Một phần khiến giá thịt lợn tăng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch Covid-19, người dân có nhu cầu dùng thịt lợn tăng…

Đồng chí Trần Trung Hiếu cho biết thêm: Trong thời gian tới, để đảm bảo cung cầu, bình ổn giá thịt lợn, góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tạo cơ sở để xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, nhằm ứng phó với diễn biến mới của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương tăng cường theo dõi diễn biến giá thịt lợn, biến động cung cầu; phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng. Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi tập trung nguồn lực thực hiện tái đàn. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần ưu tiên người chịu thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tăng đàn, mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, Sở Công Thương khuyến cáo người dân đẩy mạnh sử dụng các thực phẩm có giá ổn định như cá, thịt gà, tôm, thực phẩm đông lạnh...

 Thu Thủy

Truy nguyên nhân thịt heo trong tô bún biến thành màu đỏ

[NLĐO] – Thông tin thịt heo luộc chuyển sang màu đỏ như máu do ngâm hóa chất được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội đang gây hoang mang với người dân ở tỉnh Quảng Nam.

  • Thịt lợn chín chuyển màu đỏ do vi khuẩn có thể gây bệnh viêm não

  • Tìm ra nguyên nhân khiến thịt lợn chín chuyển màu đỏ

Vài ngày gần đây, nhiều tài khoản Facebook ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đăng tải hình ảnh tô bún có vài miếng thịt màu đỏ. Kèm theo đó là thông tin thịt heo luộc chuyển màu đỏ như máu do ngâm hóa chất bảo quản, gây hoang mang đối với người dân địa phương.

Thịt luộc bị chuyển màu sau một đêm Ảnh: facebook

Theo tìm hiểu, trước đó, khoảng 11 giờ ngày 7-3, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Nam có kế hoạch tổ chức liên hoan chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ ở cơ quan nên bà Châu Thị Hậu, cán bộ của cơ quan này, ra chợ Thương mại [TP Tam Kỳ] mua 0,7 kg thịt heo ba chỉ về để làm bún mắm.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, số thịt này được rửa sạch, luộc chín rồi xắt lát và dọn ăn mà không có biểu hiện bất thường. Do bảo vệ cơ quan vắng mặt nên các cán bộ đã để dành 1 tô cho người này.

“Tô bún để dành cho bảo vệ được chúng tôi đặt trong lồng bàn. May là tối đó bảo vệ không ăn. Đến sáng 8-3, mọi người đến cơ quan thì phát hiện những miếng thịt trong tô bún đã đổi màu đỏ” – bà Hậu nói và cho biết sau đó, một số người đã chụp hình đưa lên Facebook.

Nhiều người chia sẻ hình ảnh này kèm theo thông tin chưa được xác thực gây hoang mang

Theo bà Hậu, sau khi xảy ra sự việc, bà ra chợ hỏi người bán thì được biết số thịt đó được lấy từ lò mổ nhỏ lẻ ở làng quê. Hôm đó, có tất cả 15 người trong cơ quan cùng ăn nhưng chỉ 1 người bị đau bụng nhẹ.

Đến trưa 9-3, Cảnh sát Môi trường, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Quản lý Thị trường đã đến lập biên bản thu giữ số thịt để đưa đi kiểm tra. Ông Nguyễn Cam, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Nam, chiều 11-3 cho biết đã gửi mẫu thịt đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Trước đó, vào năm 2014, tại tỉnh Hà Tĩnh, người dân từng phát hiện trường hợp thịt heo chín chuyển màu đỏ như máu. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm VSATTP Quốc giacho thấy vi khuẩn Serratia Marcescens chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Thịt đỏ như máu phát hiện ở Hà Tĩnh năm 2014 Ảnh: NLĐO

Theo các chuyên gia, loại vi khuẩn này khá phổ biến, thường có trong đất, nước, thực vật và động vật. Chúng có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và áp xe não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt. Chúng xâm nhập thức ăn từ môi trường không khí, nước, người bệnh...

Để đề phòng vi khuẩn này lây lan, người dân cần phải vệ sinh cá nhân tốt, ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm theo đúng quy trình.

Tr. Thường

Video liên quan

Chủ Đề