Phân tích giá trị gợi hình gợi cảm của từ láy chùng chình trong câu thơ Sương chùng chình qua ngõ

Hướng dẫn

Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh mở ra bằng những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi 

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ 

Hình như thu đã về”

Các nhà thơ thường cảm nhận thu về bằng những hình ảnh như mùi hương cốm,mùi hương hoa sữa,… Nhưng với Hữu Thỉnh, ông cảm nhận thu về từ mùi “hương ổi”, một mùi hương giản dị, mộc mạc, thân thuộc đối với mỗi làng quê việt nam.Có lẽ phải là một người gắn bó với thiên nhiên với làng quê lắm mới có thể cảm nhận được mùi hương ổi như vậy. Mùi “hương ổi” ấy từng đợt từng đợt ” phả vào trong gió se”. Từ “phả” là một động từ mạnh, nó khiến cho ta cảm thấy dường như mùa hạ đã lặn vào  trong quả ngọt, đã dâng hiến hết mình để giờ đây, mùa hương ổi trở nên thơm nồng, quyến rũ. Nhà thơ không chỉ cảm nhận thu về bằng mùi” hương ổi” từ làn ” gió se” mà còn bằng hình ảnh ” sương chùng chình qua ngõ”. “chùng chình” là một từ láy giàu sức gợi tả. Với việc sử dụng từ láy này nhà thơ đã nhân hoá làn sương khiến người ta cảm nhận làn sương nhẹ nhàng chuyển động nơi đường thôn ngõ xóm. sương chùng chình dùng dằng nửa ở nửa đi như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điêu gì đó chưa nỡ rời xa. Rõ ràng nhà thơ cảm nhận  được thu về từ mùi “hương ổi”, từ làn “gió se”, hay hình ảnh ” sương chùng chình qua ngõ”. Không biết nữa chỉ biết ràng thu đã về thế nhưng thoáng chút ngỡ ngàng nhà thơ tự hỏi” hình như thu đã về”. từ hình như là sự phỏng đoán, là cái ngỡ ngàng ngạc nhiên trong cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của thi sĩ trong bước đi nhẹ nhàng của mùa thu.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua hình tượng Chí Phèo của Nam Cao

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Phi Hùng - Giáo viên Ngữ văn Hệ thống Giáo dục Hocmai phân tích chi tiết đề thi vào 10 môn Ngữ văn tại Hà Nội .

Sáng nay 2/6, gần 86.000 học sinh Hà Nội tiếp tục dự thi vào lớp 10 công lập với phần làm bài môn Ngữ văn. Thời gian làm bài là 120 phút, bắt đầu từ 8h đến 10h

Môn thi Ngữ văn kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020

Phần I.

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng.

1. Bài thơ Sang thi được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”.

4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”


[Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018]

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán [gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán].

Phần II [3 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua.”

[Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2018]

1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội đề mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

Ghi chú:

Điểm phần I: 1 [1,0 điểm]; 2 [1,5 điểm]; 3 [1,0 điểm]; 4 [3,5 điểm]

Điểm phần II: 1 [0,5 điểm]; 2 [0,5 điểm]; 3 [2,0 điểm]

____________________

Hướng dẫn bài giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 do nhóm giáo viên Hệ thống Giáo dục Học Mãi thực hiện.

Phần 1:

Câu 1: Bài thơ "Sang thu" được sáng tác theo thể thơ năm chữ. Hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng viết theo thể thơ này là "Ánh trăng" của Nguyễn Duy và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.

Câu 2:

- Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và “sương chùng chình” bằng thị giác.

 - Từ “bỗng” cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ “hình như” như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời.

 Câu 3: Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nhân hoá qua từ láy “chùng chình” có tác dụng:

 - Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình đi chậm lại.

 - “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, mang tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.

Câu 4:

Về hình thức:

- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.

- Hình thức lập luận: tổng hợp - phân tích - tổng hợp.

- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán.

Về nội dung:

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài thơ "Sang thu".

- Triển khai vấn đề

Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên: Hình ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm” đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật lúc sang thu.

Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời: Từ những hình ảnh quen thuộc, tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”để thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc.

+ Con người từng trải sẽ vững vàng trước những “giông bão” của cuộc đời.

+ Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phần 2

Câu 1: Học sinh chỉ cần xác định được một phép liên kết và từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Trong 2 câu văn in nghiêng có sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép nối. 

Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết:

- Phép thế: “hoàn cảnh ấy” thay thế cho cụm từ “Hoàn cảnh bức bách”.

- Phép nối: từ nối “Nhưng”.

Câu 2: Theo tác giả, những cách ứng xử của con người khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” là:

- Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.

- Gồng mình vượt qua.

Câu 3: Học sinh có thể làm theo nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là gợi ý:

Về hình thức: Bài viết có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích bài viết có những sáng tạo riêng.

Về nội dung: 

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.

- Triển khai vấn đề:

+ Giải thích:

Hoàn cảnh khó khăn là những cản trở, trở ngại của các nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến con người.

+ Bình luận, chứng minh: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và lí do phù hợp. Có thể tham khảo gợi ý sau:

Khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống, hoàn cảnh khó khăn là môi trường rèn luyện bản lĩnh sống của mỗi người.

Trong hoàn cảnh khó khăn, con người có thể khám phá được những khả năng tiềm ẩn của chính mình.

+ Bàn luận mở rộng:

Phê phán thái độ sống nhu nhược, dễ khuất phục trước khó khăn.

Phê phán thái độ sống đổ lỗi cho hoàn cảnh.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Video hướng dẫn làm bài của thầy Nguyễn Phi Hùng:

24/07/2022 07:12

GD&TĐ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Theo Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] 2018, có nhiều bộ sách giáo khoa, kèm theo là bộ thiết bị dạy học với số lượng lớn.

24/07/2022 07:06

GD&TĐ - Do không có bể bơi, các đoàn viên, thanh niên chọn đoạn sông bằng phẳng, dòng chảy ổn định rồi dùng thanh tre cố định với nhau để dạy các kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em.

24/07/2022 06:43

GD&TĐ -Giám định ADN hài cốt liệt sĩ là công nghệ phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố kèm theo trong đó, khó khăn nhất là việc chạy đua với thời gian bởi để càng lâu càng khó phân tích.

24/07/2022 06:38

GD&TĐ - Theo đó, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh Nam Định là 7,047 - xếp thứ nhất toàn quốc. Tiếp đó là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Dương với mức điểm trung bình lần lượt là 7,026 và 7,021.

24/07/2022 06:33

GD&TĐ - Biến thể phụ BA.5 của Omicron đang nhanh chóng thống trị toàn thế giới, bao gồm cả ở New Zealand và Australia.

24/07/2022 06:30

GD&TĐ - Quang Hải dù được tung vào sân ở hiệp hai nhưng không thể giúp Pau FC có cuộc lội ngược dòng trong trận giao hữu với Niort, đối thủ cũng thuộc ‘biên chế’ Ligue 2.

24/07/2022 06:24

GD&TĐ -Công ty Cổ phần sữa Tản Viên Ba Vì xây dựng nhà máy không phép với diện tích hàng nghìn mét vuông gần khu dân cư.

24/07/2022 06:19

GD&TĐ - Mùa hè năm nay, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM “mở cổng trường hè”, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có để tổ chức các chương trình, hoạt động cho học sinh. Qua đó đã tạo sân chơi và giáo dục kỹ năng sống giúp các em có mùa hè an toàn, vui tươi và bổ ích.

24/07/2022 06:10

GD&TĐ - Nhiều thầy, cô giáo kỳ vọng, việc Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn về đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn sẽ góp phần khắc phục triệt để những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học bộ môn này.

24/07/2022 06:00

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm. Đây được xem là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ nhất của tổ chức này.

24/07/2022 05:49

GD&TĐ - Từ một quốc gia mà người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, chỉ sau vài thập kỷ, người Nhật đã bước vào top đầu Châu Á về chiều cao. Vậy người Nhật đã làm như thế nào để cải thiện “gen” của mình?

24/07/2022 05:45

GD&TĐ -  Những công trình xuyên núi đá, xuyên sông băng, xuyên lòng biển… đã tạo ra những con đường hầm phi thường trên thế giới.

24/07/2022 05:44

GD&TĐ - Tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian giao thoa giữa âm dương, nhiều biến động sẽ xảy ra, dù là hung hay cát, chúng ta đều phải chuẩn bị trước để tránh những điều xui xẻo không mong đợi.

24/07/2022 05:42

GD&TĐ - Phần thi Người đẹp thể thao nằm trong khuôn khổ Vòng chung kết cuộc thi Miss World Vietnam 2022 được diễn ra tại MerryLand Quy Nhơn. Người đẹp Thể thao chính thức lộ diện với cái tên - Phan Lê Hoàng An [SBD: 018].

24/07/2022 05:40

GD&TĐ - Cựu cầu thủ MU, Lee Sharpe khẳng định Man United không cần quá bận tâm đến tương lai của Ronaldo. Bởi điều đó không quá quan trọng đối với Quỷ đỏ vào lúc này.

24/07/2022 05:37

GD&TĐ - Mới đây, quan chức VFF tiết lộ lý do đội tuyển Việt Nam rất khó có thể tham dự King’s Cup ở Thái Lan.

24/07/2022 01:31

GD&TĐ - Với phổ điểm như thế này thì năm nay sẽ rất hiếm hoặc sẽ không xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học vì có sự phân hóa tốt ở ngưỡng điểm tuyệt đối. Đây là một trong những nhận định của chuyên gia về điểm thi tốt nghiệp THPT qua phân tích phổ điểm.

24/07/2022 01:29

GD&TĐ - Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" đã tái hiện lại một phần chặng đường lịch sử hùng tráng của dân tộc, thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ đến các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ [27/7/1947 - 27/7/2022].

24/07/2022 01:20

GD&TĐ -  GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định:Trong tình hình 3 năm Covid-19, với nỗ lực của Bộ GD&ĐT, kết quả thi tốt nghiệp năm nay, với phổ điểm như vậy tôi thấy nhiều điểm tích cực, đáng ghi nhận.

24/07/2022 01:10

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo khối thi.

Video liên quan

Chủ Đề