Hạn chế của định giá bán theo phương pháp trực tiếp

Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp – Thẩm định giá Thành Đô

[TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp] – Tài sản vô hình của doanh nghiệp là yếu tố góp phần vào sự phát triển và thành đạt của doanh nghiệp, và là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. Tài sản vô hình là nhân tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp vào những năm 1990. Cho đến nay, các vô hình đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn nữa là tạo động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc định giá tài sản vô hình ngày càng trở nên quan trọng đối với các hoạt động thương mại hóa như: chuyển giao ứng dụng, góp vốn, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương hiệu, mua bán, sáp nhập, cổ phần hóa, thế chấp,…

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Tài sản vô hình được khái niệm: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình [ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.];
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được các thẩm định viên áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình.

Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ theo nguyên tắc thay thế: một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó nếu anh ta tốn ít tiền hơn àm vẫn có được tài sản tương đương để thay thế.Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản mục tiêu được coi là ngang bằng với giá trị của những tài sản tương đương có thể so sánh được. Giống như các tài sản khác, để thẩm định giá so sánh được. Giống như các tài sản khác, để thẩm định giá tài sản vô hình mục tiêu gười ta dựa trên bằng chứng thị trường của các tài sản vô hình tương tự đã giao dịch trong thời gian gần nhất để ước tính giá trị.

Các tài sản vô hình cần thẩm định giá giá được gọi là các tài sản vô hình mục tiêu, còn các tài sản vô hình tương tự, mang tính chất là những chứng cớ giao dịch gọi là các tài sản vô hình so sánh.

1. Các bước định giá tài sản vô hình theo phương pháp trực tiếp

Trên thực tế không có 2 tài sản vô hình giống nhau hoàn toàn, thẩm định viên phải thu thập các giao dịch trên thị trường hiện hành của các tài sản vô hình tương đối giống so với tài sản vô hình mục tiêu. Sau đó tiến hành phân tích các giao dịch và làm những điều chỉnh cần thiết để tìm giá trị hợp lý của tài sản vô hình mục tiêu theo các bước:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những tài sản vô hình đã được giao dịch trong thời gian gần nhất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu về các mặt, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị. Các bằng chứng giao dịch này phải đảm bảo:

– Cúng nhóm, loại với tài sản vô hình mục tiêu, như cùng nhóm về nhãn hiệu, phần mềm quản lý, mạch tích hợp, cùng công nghệ xử lý…

– Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang sử dụng phải tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá về các mặt như rủi ro, thu thập kỳ vòng…

– Tương đồng về: đặc điểm kỹ thuật, chức năng , công dụng, tình trạng sử dụng, như thời gian đã sử dụng bao lâu, có cải tiến trong thời gian qua không? Thị phần hiện tại của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra bởi TSVH…

– Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình

– Các điều khoản về tài chính liên qian đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng [ trả trước, trả sau; điều kiện thanh toán cụ thể?]

– Tình trạng pháp lý: Để xác định tài sản vô hình có được coi là nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất hay không cần phải xét đến các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình: tình trạng bảo hộ của tài sản vô hình [ thuộc loại được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không, hình thức bảo hộ là cấp văn bằng bảo hộ hay được bảo hộ mà không phải đăng ký, phạm vi bảo hộ].

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu. Để thực hiện tốt bước này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường cần phải làm rõ nguồn gốc, đặc điểm và tính chất các giao dịch: giao dịch thành công hay giao dịch chưa thành công, tính chất thị trường, khách quan, độc lập, thông qua điều tra: mối quan hệ giữa người mua và người bán có phải là quan hệ gia đình hoặc là giữa các công ty mẹ và công ty con? tài sản vô hình được giao dịch riêng lẻ hay là một bộ phận của một nhóm tài sản được giao dịch?…

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, thông tin thị trường được ưu tiên thu thập từ kết quả các giao dịch thành công trên thị trường. Trong trường hợp sử dụng các giao dịch chưa thành công thì thẩm định viên cần có điều chỉnh hợp lý để tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng đưa vào làm mức giá so sánh.

– Giao dịch của tài sản so sánh được lựa chọn phải diễn ra tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá không quá 02 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.

– Thẩm định viên về giá phải lưu giữ các bằng chứng: về giá tài sản đã giao dịch; về thời điểm diễn ra giao dịch, địa điểm giao dịch, một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch, các chứ cứ so sánh… trong Hồ sơ thẩm định giá.

Bước 3: Lựa chọn một số tài sản vô hình có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 tài sản vô hình để so sánh. Trên cơ sở các yếu tố so sánh nêu trên, thẩm định viên chọn ra ít nhất 03 tài sản có nhiều điểm tương đồng với tài sản thẩm định giá để làm tài sản thẩm định giá để làm so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

Trong trường hợp đại diện chủ sở hữu nhà nước định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì có thể sử dụng 02 tài sản so sánh được giao dịch trên thị trường [theo quy định tại điều 11 của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC].

Bước 4: xác định những yếu tố khác nhau giữa tài sản vô hình thẩm định giá [tài sản vô hình mục tiêu và tài sản vô hình so sánh [tài sản vô hình chứng cớ]. Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành lập bảng phân tích, điều chỉnh giá của các tài sản vô hình so sánh.

Mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh được xác định trên cơ sở mức giá của các tài sản so sánh sau khi điều chỉnh chênh lệch do khác biệt về các yếu tố so sánh. Việc điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, rút ra những ưu nhược điểm tương tự và những điểm khác biệt, những ưu điểm và bất lợ của tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh

Đối tượng điều chỉnh là giá bán hoặc giá quy đổi về đơn vị so sánh chuẩn [giá giai dịch thành công hoặc giá chào mua, giá chào bán trên thị trường sau khi đã có sự điều chỉnh hợp lý về mức giá mua bán phổ biến trên thị trường].

Căn cứ điều chỉnh là chênh lệc giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định giá về các yếu tố so sánh [ đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, tình trạng sử dụng của TSVH, tình trạng bảo hộ, hình thức bảo hộ, khu vực địa lý áp dụng, các điều khoản về tài chính…].

Ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình

Tuổi đời kinh tế còn lại của TSVH được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá TSVH. Tuổi đời kinh tế còn lại được sử dụng để tính khấu hao trong cách tiếp cận về chi phí, được sử dụng để làm yếu tố so sánh mức độ tương đồng trong cách tiếp cận thị trường và dùng để xác định thời gian phát sinh dòng thu nhập từ tài sản thẩm định giá trong cách tiếp cận thu nhập.

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của TSVH, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự… Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:

– Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trị tuế

– Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định

– Quyết định của toà án hoặc của cơ quan có thẩm quyền lien quan đến tài sản vô hình cần thẩm định;

– Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;

– Các kết quả thống kê, phân tích [nếu có] về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm tài sản vô hình;

– Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cuẩ tài sản thẩm định giá.

Tuổi đời hữu ích của một TSVH phát sinh từ hợp đồng thường không thể kéo dài quá thời gian quy định trong hợp đồng, nhưng lại có thể kết thúc sớm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng do các ảnh hưởng bên ngoài như sự phát triển của khoa học công nghệ, môi trường kinh tế- xã hội. Chẳng hạn: bằng sáng chế của một loại thuốc tân dược được bảo hộ trong vòng 15 năm tới. Nhưng các nghiên cứu hiện nay có thể sẽ có một loại thuốc có hiệu quả chữa bênh cao hơn có thể đưa vào sản xuất trong vòng 05 năm tới. Khi đó, tuổi đời kinh tế còn lại của sáng chế này là  05 năm.

Ngoài ra, có thể xác định tuổi đời hữu ích còn lại của nhóm tài sản vô hình thông qua tuổi đời trung bình của từng đơn vị TSVH trong nhóm.

Bước 5: ước tính giá trị tài sản vô hình mục tiêu trên cơ sở các tài sản vô hình đã điều chỉnh.

Việc quyết định mức giá sau cùng, trên cơ sở các mức giá chỉ dẫn cũng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên các tiêu chí: trị tuyệt đối của tổng điều chỉnh, tần suất, biên độ và tổng điều chỉnh thuần, tương như với TSHH

  • Đối với các tài sản vô hình không thể lượng hoá độc lập

Với các TSVH lập thành nhóm, như thương hiệu hoặc lợi thế thương mại của doanh nghiệp, thẩm định viên có thể dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường để ước tính theo công thức:

GW= PM – PB

Trong đó:

PM – Giá thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp.

PB- Giá trị sổ sách, dựa vào các số dư trên sổ kế toán.

GW- lợi thế thương mại

Có thể nói, đây là cách ước tính lợi thế thương mại của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và khách quan nhất. Với những công ty mà người ta tin tưởng rằng thương hiêu là yếu tố chính làm tăng giá cổ phiếu, thì GW tính theo cách này đưa ra một sự đánh giá tin cậy về giá thị trường của thương hiệu đó.

Trên thực tế, giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động còn do nhiều yếu tố khác nhau, giá trị sổ sách cũng không phản ánh đúng giá trị trường của tài sản. Do vậy, để định lượng GW một cách hợp lý, thẩm định viên phải dụa vào mức giá trung bình của cổ phiếu trong một thời gian dài, đồng thời thực hiện đánh giá lại tài sản theo giá trị trường. Tất nhiên, cổ phiếu đó phải được giao dịch trên một thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, minh bạch thông tin, yếu tố đầu cơ thấp và thẩm định viên còn phải có hiểu biết cơ bản về những đặc điểm giao dịch trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

2. Ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng

2.1. Ưu điểm

Là phương pháp định giá không có công thức hay mô hình cố định, mà chỉ dựa vào sự hiện diện cua các giao dịch thị trường để cung cấp các dấu hiệu về giá trị. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật, theo phương pháp này người ta không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình tính toán, mà đơn giản chỉ cần đi tìm các bằng chứng đã được thừa nhận về giá trị của TSVH tương đương có thể so sánh được trên thị trường.

– Là phương pháp thể hiện sự đánh giá của thị trường- đó là các bằng chứng rõ ràng – đã được thừa nhận trên thực tế về giá trị của TSVH. Vì vậy, nó có cơ sở vững chắc để khách hàng và cơ quan pháp lý công nhận.

2.2. Hạn chế

– Phải có giao dịch về các TSVH tương tự thì mới có thể sử dụng để so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh đáp ứng các yêu cầu trên, thì kết quả sẽ có độ chính xác kém. Các thông tin chứng cứ thường mang tính chất lịch sử. Đây là điều không thể tránh khỏi. Nếu thị trường biến động, các thông tin nhanh chón trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn. Khi đó tính chính xác sẽ thấp. Phương pháp này đòi hỏi TSVH phải có nhiều điều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách thích hợp.

– Không giống như định giá BĐS, nhiều khoản chi phí và thu nhập trong nghiên cứu triển khai khó tách biệt rõ ràng cho tài sản hữu hình hay vô hình. Các giao dịch về TSVH thường là những giao dịch cá biệt và phải tuân thủ các điều khoản không tiết lộ bí mật. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp so sánh thị trường đối với TSVH là rất hạn chế.

2.3. Điều kiện áp dụng

Chất lượng thông tin phải phù hợp, đầy đủ, đáng tin cậy và kiểm tra được.

– Thị trường của TSVH phải ổn định: nếu thị trường biến động sẽ có sai số lớn, ngay cả khi các đối tượng so sánh giống nhau về nhiều mặt.

Bạn đang đọc bài viết: “Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Video liên quan

Chủ Đề