Ông cho rằng bản tính con người là thiện ông là ai

Trái ngược với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử là “Nhân chi sơ tính bản thiện”, Tuân Tử đã đưa ra tư tưởng ” Nhân chi sơ tính bản ác“. Vậy ý nghĩa của tư tưởng này là gì? Con người vốn dĩ có tính bản ác như vậy không? Hôm nay cùng tự học tiếng Trung tại nhà tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Trung Hoa với học thuyết của Tuân Tử nhé!

Tuân Tử – 荀子] [316 TCN – 237 TCN] là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cùng với Mạnh Tử, ông là một trong những người nổi bật nhất trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử.

Tuân Tử chứng kiến sự hỗn loạn xung quanh sự sụp đổ của nhà Chu và sự nổi lên của nước Tần với tư tưởng của Pháp gia là “tập trung vào sự kiểm soát của nhà nước bằng luật pháp và hình phạt”. Do vậy, khác với các nhà Nho khác, ông cho phép những luật để trừng phạt tồn tại đóng vai trò nhất định trong việc quản lý nhà nước. Không giống với các nhà Pháp gia, ông ít chú trọng đến các luật lệ chung mà ủng hộ việc sử dụng ví dụ cụ thể để làm hình mẫu.

Đối lập với thuyết “nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng “nhân chi sơ tính bản ác”. Vậy học thuyết này có ý nghĩa và hiểu như thế nào cho đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Nhân chi sơ tính bản ác là gì? Học thuyết tính ác của Tuân Tử có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên một xã hội hỗn loạn, do đó mới cần phải có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này.

Theo Tuân Tử, “ác” trong sự đối lập với sự “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lí bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”.

Điều này có nghĩa là những gì mang lại thái bình thịnh trị, đất nước ấm êm thì đó là “thiện”, ngược lại điều gì mang lại hỗn loạn vô lối, chiến tranh bạo lực thì đó là “ác”. Theo đó ông nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị như những gì ông đã chứng kiến về thời buổi ông đã sống.

Với Tuân Tử cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là ác.

Theo Tuân Tử: “Tính” là cái trời sinh ra đã có, vốn thế, không thể học cũng không thể làm ra được. Đó là bản tính tự nhiên của mỗi con người. Tính thì ai cũng như ai, đều ác cả: tính của thánh nhân cũng như tính người thường.

Ông bà ta cũng thường nói “cha mẹ sinh con trời sinh tánh” để nói đến cái gì đó bên trong con người không thể thay thế hoặc làm ra. Bên cạnh đó, ông còn nói thêm tính của con người tự nhiên là ích kỷ, qui về mình mình, ham muốn hưởng thụ.

Nếu theo học thuyết, con người có phải hoàn toàn là khuynh hướng ác? Theo Tuân Tử, không hẳn là thế, trong con người tự bản chất từ khi sinh ra đã có “khuynh hướng xấu” nhưng nơi con người còn có yếu tố giúp con người hướng đến sự thiện; ông nhận thấy con người vẫn có thể hướng thiện ngang qua “tâm”.

Hơn nữa, ông nói rằng: nhờ tâm, người ta mới có thể hiểu được đạo lý: “Ông thường ví Tâm như là mâm nước: Khi nước lặng yên không bị khuấy động thì bụi bặm lắng xuống, nước trong sáng như gương phản ánh rõ ràng từng sợi râu, lông, tóc. Tâm mà tĩnh lặng cũng có thể soi chiếu đến tận cùng cái lý của vạn sự vạn vật.

Từ việc thấy được “khuynh hướng ác” trong con người và yếu tố giúp con người có thể hướng thiện là tâm. Giờ đây, Tuân Tử đưa ra đường hướng để giúp con người trở nên người tốt. Theo ông, giống như cây bị cong, bị vênh muốn uốn cho thẳng thì trước hết cần phải luộc, phải hơ nóng và phải có khuôn để uốn, dao bị cùn thì cần mài, dũa mới bén được. Như vậy, tính con người cũng thế, muốn có điều thiện, muốn trở nên người tốt thì họ cần được dạy dỗ, cần được giáo dục. Để giáo dục con người trở nên tốt thì việc đầu tiên là giáo dục tâm. Giáo dục tâm trong con người có nghĩa là giáo dục về ý thức, về sự hiểu biết. Khi tâm trong con người được giáo dục, được huấn luyện, nó sẽ giúp con người phân định hoặc nhận ra được điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Tư tưởng này đã được một học trò xuất sắc của ông là Hàn Phi phát triển lên thành một học thuyết, được gọi là “học thuyết pháp trị” , một học thuyết đến nay vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi, kẻ khen, người chê đều không thiếu.

Trên đây là một số luận giải về học thuyết “nhân chi sơ tính bản ác” . Hi vọng bạn sẽ có những cái nhìn đúng đắn và có những định hướng “thiện” để cải thiện những cái “ác” của mình.

Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa là một trong những cách để học tiếng Trung hiệu quả. Đừng quên cập nhật những bài học tiếng Trung mới nhất tại website nhé!

Xem thêm:

Bản chất con người phần 'thiện' nhiều hơn phần 'ác'?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bạn có xu hướng tìm thấy điều tốt đẹp nhất trong mọi người, hay cho rằng người khác đang chực chờ tìm cách hãm hại bạn? Và liệu bạn có luôn luôn thành thật khi trò chuyện, hay bạn thích tỏ ra duyên dáng hơn?

Câu trả lời của bạn trước những câu hỏi trên phần nào sẽ cho cho thấy bạn là "vị thánh trong đời thường" tới mức nào - một nhóm các nhà tâm lý học đưa ra một cách thức mới để quan sát tính thiện trong nhân cách con người.

Có thật con người ta 'nhân chi sơ vi bản thiện'?

Nhút nhát có thể khiến bạn kém hạnh phúc?

Quảng cáo

Vì sao 'gần mực thì đen'

Những tính cách này sẽ có ích nếu như bạn nhìn con người và nhìn nhân loại nói chung về cơ bản là tốt - và ứng xử với mọi người theo cách nhìn đó.

Hai thập niên trước, các nhà tâm lý học đưa ra "bộ ba tăm tối" về nhân cách con người để tìm hiểu lý do vì sao một số người không hề lo nghĩ gì trước khi quay bài khi thi cử, hoặc là hành hạ người yếu thế hơn.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tận dụng bộ ba này - với tên gọi: Kiêu căng, Nham hiểm, và Thái nhân cách [narcissism, Machiavellianism, và psychopathy] - để tìm hiểu sự liên quan của chúng đến nhiều thứ như thành công tại nơi làm việc, những rắc rối trong quan hệ, và thậm chí bảy tội ác chết người.

Đó cũng chính là lý khiến Scott Barry Kaufman, nhà tâm lý học từ Đại học Columbia ở New York, cho rằng đã đến lúc cần nhìn đến sự cân bằng theo hướng chú ý tới phần nhân cách tử tế trong con người chúng ta.

"Tôi thực sự khó chịu khi mọi người quá thích thú với phần nhân cách xấu xa, nhưng lại hờ hững với phần sáng," ông nói.

Giống như phần tối, phần "bộ ba tốt đẹp" mà Kaufman và đồng nghiệp tìm hiểu gồm ba xu hướng tính cách cùng tạo ra bức tranh tổng thể về nhân cách con người.

Mỗi phần trong xu hướng nhấn mạnh một khía cạnh khác nhau trong cách ta tương tác với mọi người: Từ việc nhìn thấy phần tốt nhất trong con người, dễ dàng tha thứ, tới việc tán thưởng thành công của người khác, cho đến việc cảm thấy khó chịu khi phải thao túng người khác để họ làm việc gì đó cho bạn.

Xu hướng thứ nhất, nhân văn, được định nghĩa là đặt niềm tin vào phẩm giá vốn có và giá trị trong mỗi con người.

Thứ hai là xu hướng Kantianism, bắt nguồn từ tên nhà triết học Immanuel Kant. Xu hướng này có nghĩa là bạn đối xử với mọi người như đối xử với chính mình thay vì coi họ là con tốt vô giá trị trên bàn cờ cá nhân của bạn.

Cuối cùng là "niềm tin vào con người", là phần tính cách tin rằng mọi người về cơ bản là tốt, và họ không có ý hãm hại bạn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

William Fleeson, nhà tâm lý học từ Đại học Wake Forest ở Bắc Carolina, nói rằng ba xu hướng trên hoàn toàn ăn khớp với một nghiên cứu đang tìm hiểu về việc điều gì khiến một người là người tốt.

Đặc biệt, niềm tin theo đó cho rằng người khác là tốt có vẻ như là yếu tố chủ chốt. "Người ta càng tin rằng người khác là tốt, thì họ càng ít cần bảo vệ bản thân trước những gì chống lại họ, họ càng ít cảm thấy nhu cầu trừng phạt người khác khi người đó làm chuyện xấu," ông nói.

Nghệ thuật giả điên để chạy tội

Những chuyến đi làm con người bỗng dưng phát điên

Thế giới sẽ hỗn loạn nếu không dối trá

Các vị thánh trong đời thường không chỉ làm điều tốt cho thế giới bằng sự tử tế của bản thân họ. Kaufman phát hiện ra rằng những người xếp hạng cao với những xu hướng tính cách trên cho biết họ cảm thấy thỏa mãn hơn với các mối quan hệ và trong cuộc sống nói chung, và được ghi nhận có lòng tự trọng cao hơn và cảm giác về bản thân mạnh mẽ hơn.

Một loạt các điểm mạnh của những người này có liên hệ với điểm số cao, trong đó có sự tò mò, quan điểm, niềm đam mê, tình yêu, lòng tử tế, tinh thần đồng đội, sự vị tha và lòng biết ơn.

Dù vậy, thay vì chỉ toàn tốt hay toàn xấu, hầu hết mọi người đều là sự pha trộn của nhiều phần tính cách.

[Bạn có thể làm một bài kiểm tra cho thấy mức độ 'thiện', 'ác' trong xu hướng nhân cách của bạn trên website của Kaufman.]

Tuy một số người có điểm cao với phần thiện và điểm thấp trong phần ác, nhưng nghiên cứu của Kaufman cho thấy rõ ràng là các phần tính cách đó không thực sự đối lập nhau. Điều này càng củng cố cho ý tưởng rằng mỗi chúng ta đều là tổng hoà của cả hai phần tính cách đó.

Điều này có tác dụng tích cực.

Chẳng hạn, những người có phần tính 'ác' nhiều hơn thì có vẻ như can đảm và quyết đoán hơn, là hai tính cách rất có ích khi ta cố hoàn thành công việc. Xu hướng tính cách xấu cũng có tương quan tới khả năng sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo.

"Tôi nghĩ rằng hai phần tính cách này đều có trong tất cả chúng ta," ông nói. "Trân trọng phần tính cách xấu thực sự là điều rất tốt, và điều quan trọng là cần khai thác chúng theo cách lành mạnh để tối ưu hóa tiềm năng sáng tạo, như vậy sẽ tốt hơn là vờ rằng mình không có tính cách xấu đó."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thậm chí dù bạn cố nghiêng về phần tính cách tốt thì điều đó cũng không có nghĩa là cuộc đời bạn sẽ trở nên đầy ánh sáng và hoa hồng.

Chẳng hạn như một phần trong xu hướng tính cách Kantianism là việc thấy rằng mình phải luôn là chính mình, kể cả khi điều đó có thể gây tổn hại đến uy tín của bạn.

Một người sống như vậy cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với tình huống mà để thực sự là chính mình, họ sẽ phải làm điều gì đó mà mọi người không chấp nhận.

"Đôi khi để là chính mình ta phải dám đối mặt," Kaufman nhận định. "Nhưng bạn không thực hiện điều đó bằng cách cố gắng thao túng người khác."

Lấy ví dụ về Dorothy Day, nhà báo và nhà hoạt động người Mỹ, đã qua đời năm 1980. Bà dành cả cuộc đời cống hiến cho công bằng xã hội và phụng sự người nghèo, trong đó bà thành lập những "nhà khách" cung cấp nơi ở, thực phẩm và quần áo cho những người có nhu cầu.

Một số người nói rằng bà nên được Giáo hội Thiên chúa phong thánh. Nhưng bà không hẳn là người khiến tất cả mọi người dễ chịu. "Bà cực kỳ có đạo đức, từng sống trong nghèo khó và thường mất bạn vì lập trường của bà trong nhiều việc," Fleeson nói.

Những người có phần tính cách tốt nhiều hơn cũng có xu hướng cảm thấy tội lỗi nhiều hơn - và điều này không hẳn là xấu, Taya Cohen từ Trường Kinh tế Tepper thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh nói.

Có sự khác biệt giữa cảm giác tội lỗi lành mạnh do hành vi của người đó gây ra, và sự đay nghiến không lành mạnh từ sự xấu hổ gây ra, bà nói.

"Mặc dù cảm giác tội lỗi nói chung là không dễ chịu, nhưng nó giúp mọi người cư xử theo cách phù hợp hơn."

Trong thực tế, nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa mặc cảm tội lỗi với nhiều hành vi tích cực ở những khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.

Chẳng hạn, nếu bạn vô tình đổ rượu lên tấm thảm màu kem mới của người bạn, sau đó bạn dịch chuyển một chiếc ghế để che vết ố đi, bạn sẽ cảm thấy thế nào ngày hôm sau?

Những người cảm thấy họ đã hành động thảm hại dễ bị mặc cảm hơn. Nhưng lỗi đó thực chất chỉ là cảm giác thấy mình có trách nhiệm sâu sắc với người khác, Cohen nhận định - như một ánh sáng dẫn đường trong nội tâm hướng ta đến điều đúng.

Nếu bạn sợ rằng mình không không có nhiều phần tính cách tốt lắm, thì hãy ghi nhớ rằng ý tưởng rằng nhân cách ta thực ra dễ biến đổi hơn bạn tưởng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mặc dù công trình nghiên cứu do Fleeson và đồng nghiệp đã phát hiện rằng con người có xu hướng đạo đức kiên định trong thời gian ngắn hạn, nhưng về mặt dài hạn thì sẽ luôn có chỗ cho sự ứng biến.

Day - trên con đường trở thành vị thánh chính chức - tin rằng một người có thể chọn lựa trở thành người tốt hơn bằng cách buộc bản thân thay đổi một cách chậm rãi nhưng kiên định theo thời gian.

Trong khi vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy ý tưởng của bà có tác dụng với mọi người, thì vẫn có bằng chứng cho thấy nhân cách là điều dễ uốn nắn trong suốt cuộc đời con người.

"Tôi thực sự nghĩ rằng nhân cách chỉ là tổng hòa của thói quen, trạng thái suy nghĩ, hành động và cảm xúc trong thế giới, và ta có thể thay đổi những thói quen đó," Kaufman nói.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng mặc cảm tội lỗi có xu hướng tăng lên trong suốt phần đời sống trưởng thành của ta, từ tuổi 20 đến khoảng 60 tuổi, vì vậy vẫn còn có cơ hội bạn sẽ trở nên thánh thiện hơn khi bạn lớn tuổi, dù bạn có thích điều đó hay không.

Công trình của Kaufman về phần nhân cách tốt là thông điệp đầy hy vọng về nhân loại nói chung.

Hơn 1000 người đã thực hiện cả hai bài thử nghiệm để tìm hiểu về sự cân bằng trong xu hướng tính cách xấu và tốt - và một người trung bình thường sẽ nghiêng đáng kể về phần tính cách tốt.

"Đây là một lời xác nhận rằng dù thế giới đầy điều đáng sợ, con người thực sự căn bản là hướng về phần tốt," ông nói.

Nếu nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn về phần sáng trong nhân cách cũng tìm ra kết quả tương tự, nó sẽ củng cố ý tưởng rằng dù đầy sai sót và tội lỗi, con người về cơ bản là tốt.

Có lẽ chỉ cần thế là đủ để kích thích niềm tin vào con người đối với bất kỳ ai đang dao động giữa phần tốt và xấu trong xu hướng tính cách của họ, và dịch chuyển sự cân bằng về phần tính cách thánh thiện trong tất cả mọi người.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề