Ổn định làn đường là gì cảnh báo chuyển làn

Công nghệ ADAS là “bước ngoặt” đột phá cho ngành công nghiệp ô tô. Nó được coi là “trợ thủ đắc lực” giúp người lái có hành trình di chuyển thuận tiện, an toàn.

1. Lịch sử phát triển công nghệ ADAS

ADAS là tên viết tắt của Advanced Driver Assistance Systems, có nghĩa là hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao. Đây là một hệ thống điện tử hỗ trợ người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và thuận tiện hơn.

Theo đó, các giải pháp ứng dụng sẽ được tự động phân vùng thành nhiều chip khác nhau, được gọi là hệ thống trên chip [SoC]. Các chip này kết nối cảm biến với cơ cấu chấp hành thông qua các giao diện và bộ điều khiển điện tử hiệu suất cao [ECU].

Cuối năm 1970, hàng loạt công nghệ hỗ trợ an toàn đã xuất hiện trên các loại xe ô tô của Mỹ, điển hình như hệ thống chống bó cứng phanh điện tử [ABS]. Đây được xem là một trong những tính năng an toàn nổi bật của ADAS.

Những năm 2000, hệ thống ADAS bắt đầu “rộ lên” ở Hoa Kỳ với một số tính năng cảnh báo an toàn như kiểm soát tầm nhìn ban đêm, điều khiển hành trình bằng laser động, cảnh báo lệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường…

Đến năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ đã thông báo tất cả các phương tiện mới dưới 10.000 pound [4.500 kg] bắt buộc phải trang bị camera giám sát phía sau. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng đã nghiên cứu, phát triển một số công nghệ khác để tăng cường tính an toàn cho phương tiện. Từ đây, các thiết bị hỗ trợ lái xe an toàn ADAS “nổi” lên như một xu hướng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng.

Để nâng cao mức độ cạnh tranh, các đơn vị sản xuất xe hơi cần nghiên cứu, phát triển để hướng tới mức độ tự hành trong tương lai. Đây là xu thế tất yếu trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu.

2. Lợi ích của công nghệ ADAS

Hệ thống hỗ trợ lái nâng cao ADAS đã được chứng minh có thể làm giảm tỷ lệ tai nạn khi tham gia giao thông bằng cách giảm khả năng mắc lỗi của người điều khiển phương tiện. Các chức năng cảnh báo thông minh như: Cảnh báo va chạm phía trước, cảnh báo lệch làn đường, phát hiện điểm mù, phát hiện tài xế buồn ngủ, kiểm soát đổ đèo, hệ thống nhìn ban đêm, hệ thống hỗ trợ đỗ xe… giúp người dùng đảm bảo an toàn khi di chuyển.

ADAS “đảm nhiệm” vai trò ngăn ngừa tử vong và thương tích bằng cách giảm số vụ tai nạn ô tô và tác động nghiêm trọng của nó đối với người dùng.

Quay lại lịch sử thập kỷ trước, những cải tiến về độ an toàn trên ô tô như kính chống vỡ, dây đai an toàn 3 điểm, túi khí chỉ là các giải pháp an toàn thụ động được thiết kế để giảm thiểu thương tích khi xảy ra va chạm. Đến hiện nay, hệ thống ADAS được tích cực cải thiện với nhiều tính năng thông minh, giúp giảm thiểu tối đa chấn thương cho người dùng.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bảo hiểm An toàn Đường bộ Hoa Kỳ, hệ thống tránh va chạm có thể giảm 27% tai nạn ô tô từ phía sau; hệ thống cảnh báo lệch làn đường có thể giảm 21% số vụ tai nạn thương vong; hệ thống phát hiện điểm mù có thể giảm 14% tai nạn va chạm trong làn đường. Đây là những con số “biết nói”, thể hiện tầm quan trọng của hệ thống ADAS trên xe hơi.

3. VinFast – thương hiệu xe Việt tiên phong đón đầu công nghệ ADAS

Là thương hiệu Việt tiên phong sản xuất xe “xanh”, VinFast đón đầu xu hướng công nghệ bằng cách trang bị hàng loạt những tính năng ADAS trên dải sản phẩm của mình. Với khả năng phát hiện tức thời những nguy cơ, nguy hiểm tiềm ẩn, phát ra cảnh báo và có sự can thiệp kịp thời, những công nghệ thông minh ADAS tích hợp trên xe điện VinFast hứa hẹn mang đến những trải nghiệm an toàn vượt trội cho người dùng. Cụ thể:

  • Hỗ trợ di chuyển khi ùn tắc: Hỗ trợ người lái điều khiển phương tiện trong tình trạng kẹt xe, mật độ giao thông đông đúc.
  • Hỗ trợ lái trên đường cao tốc: Điều chỉnh tốc độ xe theo luồng giao thông, giúp người lái di chuyển ổn định bên trong làn đường cao tốc.
  • Cảnh báo chệch làn đường: Cảnh báo tới người lái bằng âm thanh hoặc hình ảnh khi nhận thấy phương tiện đi lệch làn đường.
  • Hỗ trợ giữ làn đường: Giúp người lái duy trì phương tiện đi đúng làn đường bằng cách đánh lái theo chiều ngược lại.
  • Kiểm soát đi giữa làn: Hỗ trợ người lái duy trì phương tiện đi giữa làn đường di chuyển.
  • Tự động chuyển làn đường: Hỗ trợ người lái thay đổi làn đường di chuyển một cách an toàn. Khi nhận thấy có đối tượng xuất hiện bên cạnh phương tiện bên trong làn đường muốn di chuyển vào, xe sẽ ở trạng thái đợi cho đến khi đối tượng đó đi qua trước rồi mới thực hiện việc chuyển làn.
  • Giám sát hành trình thích ứng: Hỗ trợ người lái dùng và vận hành an toàn bằng cách tự động điều khiển ga và phanh.
  • Điều chỉnh tốc độ thông minh: Hỗ trợ người lái không vượt quá tốc độ giới hạn do pháp luật quy định.
  • Nhận biết biển báo giao thông: Hệ thống hiển thị tốc độ cho phép của bất kỳ biển báo giao thông nào có liên quan đến giới hạn tốc độ.
  • Cảnh báo va chạm phía trước: Hỗ trợ cảnh báo người lái khi có nguy cơ xảy ra va chạm với các vật thể phía trước.
  • Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau: Có chức năng cảnh báo tới người lái khi phương tiện có nguy cơ xảy ra va chạm với vật thể băng qua từ phía sau và có khả năng lấn vào làn đường đang di chuyển
  • Cảnh báo va chạm khi ở giao lộ: Hỗ trợ cảnh báo tới người dùng thông qua âm thanh và hình ảnh khi phương tiện có khả năng va chạm với các vật thể ở phía trước xe.
  • Cảnh báo điểm mù: Sử dụng camera, cảm biến lùi giúp người lái phát hiện những vật thể từ phía sau đang tiến vào điểm mù. Sau đó, hệ thống thực hiện gửi cảnh báo giúp người lái lưu ý quan sát và xử lý tình huống phù hợp.

  • Cảnh báo mở cửa: Hỗ trợ cảnh báo người ngồi bên trong xe về những phương tiện tham gia giao thông bên ngoài đang tiếp cận từ phía sau. Điều này sẽ gây ra chấn thương nếu người dùng mở cửa xe.
  • Phanh tự động khẩn cấp: Giúp người lái tránh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn khi sắp xảy ra va chạm với phương tiện phía trước/sau.
  • Hỗ trợ giữ làn khẩn cấp: Giúp người dùng tránh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn bằng cách tự động điều chỉnh phương tiện khi nhận thấy xe sắp vượt ra khỏi làn đường cố định.
  • Hỗ trợ đỗ phía trước: Hệ thống cảnh báo người lái về các vật thể phía trước xe trong phạm vi gần khi thực hiện đỗ phương tiện.
  • Hỗ trợ đỗ phía sau: Hệ thống cảnh báo người lái về các vật thể phía sau xe trong phạm vi gần khi thực hiện đỗ phương tiện.
  • Hỗ trợ đỗ xe thông minh: Tự động điều hướng phương tiện đỗ xe và thông báo tới người dùng về trạng thái thực hiện.
  • Hỗ trợ đỗ xe từ xa: Tự động điều hướng phương tiện đỗ xe và rời đi.
  • Hệ thống camera sau: Hỗ trợ người lái quan sát phía sau để thực hiện đỗ xe an toàn.
  • Giám sát xung quanh: Hệ thống cung cấp cho người lái về tình hình không gian xung quanh xe bằng cách tạo ra những hình ảnh ghép không bị biến dạng để người dùng dễ dàng quan sát.
  • Triệu tập xe thông minh: Hỗ trợ điều khiển phương tiện di chuyển từ điểm đó đến vị trí được thiết lập.
  • Đèn pha tự động/đèn pha thích ứng: Có nhiệm vụ tự động chuyển từ chùm ánh sáng đèn pha cường độ thấp sang cường độ cao khi cần thiết, giúp người lái đảm bảo tầm quan sát để di chuyển an toàn.
  • Hệ thống giám sát người lái: Có chức năng theo dõi trạng thái của người điều khiển nhằm phát hiện tình trạng buồn ngủ hoặc thiếu tập trung.

Hiện đại, tức thời, chính xác và tiện lợi là những gì công nghệ ADAS mang lại cho người dùng. Công nghệ này hứa hẹn sẽ là “cú hích” để ngành công nghiệp ô tô bước sang một trang mới. Trong tương lai không xa, xe ô tô sẽ trở nên tự hành hoàn toàn, giúp người dùng “rảnh tay” trên mọi hành trình di chuyển.

Cảnh báo lệch làn đường là gì?

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường [Lane Departure Warning System - LDWS] là một công nghệ hiện đại dành cho xe ô tô nhằm cảnh báo người lái khi xe có dấu hiệu chệch ra khỏi làn đường đang đi bằng hình ảnh, âm thanh, rung vô lăng hoặc rung ghế lái.

Không chuyển làn đường phạt bao nhiêu tiền?

- Nếu người lái ô tô mắc lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng. - Nếu người lái ô tô mắc lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép trên cao tốc sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Lấn làn đường bị phạt bao nhiêu?

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Trường hợp người điều khiển xe máy đi sai làn đường hoặc phần đường được quy định: Mức phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Trường hợp người lái xe máy vi phạm lỗi sai làn đường và gây tai nạn: Mức phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng, tước bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Xe ô tô đi sai làn phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành vào ngày 30/12/2019, quy định xử phạt phương tiện đi sai làn đường như sau: - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng.

Chủ Đề