Nói về điểm thi đại học bằng tiếng anh năm 2022

Từ 2 hôm nay, sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi và phổ điểm [biểu đồ phân phối điểm] các môn thi, trong dư luận có nhiều ý kiến bàn tán về phổ điểm “lạ” của môn tiếng Anh và so sánh phổ điểm này giống hình lưng con lạc đà [có 2 bướu, tương ứng 2 đỉnh].

Theo đó, phổ điểm chung của cả nước đối với môn thi này xuất hiện 2 đỉnh và dường như là phép cộng của 2 phổ điểm chuẩn. Một phổ điểm ứng với vùng có số điểm thấp, một phổ điểm ứng với vùng có số điểm cao hơn.

PGS Ngô Hoàng Long, chuyên gia về xác suất thống kê, Trưởng bộ môn toán ứng dụng, Khoa Toán tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã dùng các công cụ toán xác suất thống kê để phân tích và kiểm chứng giải thích này, từ đó rút ra một số kết luận về tình hình dạy và học tiếng Anh hiện nay trên cả nước.

Căn cứ để PGS Long xây dựng mô hình xác suất thống kê để phân tích là thực trạng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay có sự phân hóa rõ ràng giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa học sinh có điều kiện học tập và học sinh ít có điều kiện hơn. Việc dạy học tiếng Anh là minh chứng tiêu biểu cho sự phân hóa này.

Thí sinh sau giờ thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1

Ngọc Thắng

Để phân tích, PGS Long tạo mô hình trộn của 2 phân phối [phổ điểm] chuẩn để kiểm chứng sự chính xác của nhận định “2 đỉnh trong biểu đồ phân phối của môn tiếng Anh là do sự phân hóa giữa học sinh thành thị và học sinh nông thôn”.

Sau khi tạo mô hình xác suất lý thuyết, PGS Long nhận thấy có độ chênh nhẹ giữa 2 mô hình, lý thuyết và thực nghiệm [tức là thực tế phổ điểm môn tiếng Anh mà Bộ GD-ĐT đã công bố]. Đỉnh bên phải phân phối lý thuyết rơi vào điểm x = 8, khác với đỉnh bên phải của phân phối thực nghiệm là tại x = 9. Điều này cho thấy mô hình trộn 2 phân phối chuẩn chưa thực sự phù hợp.

Sau đó, PGS Long tạo mô hình điểm thi bằng mô hình trộn của 3 phân phối chuẩn. Kết quả cho thấy mô hình trộn 3 phân phối chuẩn đã sát với dữ liệu thực nghiệm hơn.

Về việc vì sao lần lượt “thử” với cả 2 mô hình trộn 2 chuẩn và trộn 3 chuẩn, PGS Long giải thích: “Một dữ liệu được nói là theo phân phối chuẩn, nếu về trực quan thì sẽ có dạng hình chuông, có một đỉnh cao ở giữa, giảm nhanh và đều ở hai bên. Trong một quần thể tương đối đồng nhất thì mẫu sẽ thường theo phân phối chuẩn, ví dụ nếu chỉ xét học sinh khu vực thành thị thì phổ điểm thường là chuẩn. Còn nếu xét gộp một nhóm học sinh thành thị với một nhóm học sinh ở vùng khó khăn thì mẫu sẽ không chuẩn nữa. Khi đó phải dùng trộn giữa 2 phân phối chuẩn để làm mô hình. Nhưng khi tôi dùng 2 phân phối chuẩn thì thấy không phù hợp với thực tiễn, nên tôi nghĩ sẽ có nhóm thứ 3, là học sinh các vùng không phải thành thị, cũng không phải vùng xa xôi, và nhóm này có lẽ chiếm tỷ lệ đáng kể. Nên tôi dựng mô hình gồm 3 phân phối chuẩn trộn lại”.

Qua đó, PGS Long cho rằng có căn cứ để cho rằng điểm số môn tiếng Anh của học sinh có thể chia thành 3 nhóm với phân phối xác suất của điểm và tỷ lệ số học sinh như sau: Có khoảng 16% học sinh được học tiếng Anh rất tốt, điểm trung bình của nhóm này là 9 với độ lệch chuẩn 0,56; có khoảng 45% học sinh chưa có điều kiện, điểm trung bình của nhóm này là 3,9 với độ lệch chuẩn 1,06; có khoảng 39% học sinh có điều kiện tương đối tốt, điểm trung bình của nhóm này là 6,8 với độ lệch chuẩn là 1,33.

PGS Long bình luận: “Như vậy, tỷ lệ học sinh thuộc nhóm yếu tiếng Anh vẫn chiếm đa số. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền giáo dục phổ thông trước các yêu cầu toàn cầu hóa và chuẩn bị nhân sự cho cuộc cách mạng 4.0”.

Tin liên quan

Năm 2021, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh có sự khác biệt khi xuất hiện 2 đỉnh tích điểm trong cùng một phổ điểm. Đỉnh thứ nhất với khoảng tích điểm là 4 - 5 điểm, đỉnh thứ hai là khoảng 7 - 8 điểm.

Theo tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, kết quả này khá trùng với phổ điểm tiếng Anh thi lớp 10 của Hà Nội vừa qua với một đỉnh dành cho số đông và một đỉnh cho đối tượng đầu tư tiếng Anh nhiều.

PGS Nguyễn Phong Điền, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng cho rằng nguyên nhân khiến phổ điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh là do phân hóa về điều kiện dạy học, như cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, sự quan tâm đầu tư của phụ huynh và học sinh đối với môn học này.

So với kết quả những năm trước, GS Nguyễn Đình Đức [ĐH Quốc gia Hà Nội] cho biết phổ điểm tiếng Anh năm nay đã có sự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Đỉnh bên trái của phổ [khoảng 4 - 5 điểm] cao hơn đỉnh của năm 2020 [3 - 3,8 điểm]. “Điều này cho thấy tuyệt đại đa số thí sinh [TS] đã có kết quả học tập môn tiếng Anh tiến bộ hơn”, GS Đức nói.

Tổ tiếng Anh của Hệ thống Giáo dục Học mãi cũng nhận định: môn tiếng Anh là môn có hình phổ điểm “lạ” nhất trong tất cả các môn với 2 đỉnh [một đỉnh ở ngưỡng 4,0 điểm và một đỉnh ở ngưỡng 9 điểm]. Có thể hiểu, đỉnh lệch về phía bên trái là cho số đông và đỉnh lệch về phía bên phải là cho những TS có sự đầu tư tiếng Anh nhiều hơn [có thể là những TS chọn môn tiếng Anh là một trong những môn xét tuyển ĐH].

Đỉnh về phía bên phải của phổ điểm một phần xuất phát từ việc điều chỉnh mức độ của đề thi cũng như việc học tiếng Anh hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông được ưu tiên và đầu tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, sườn phải có sự dốc xuống mức từ 5 - 8 điểm cho thấy lượng TS đạt điểm trung bình khá và khá tương đối nhiều, không có sự phân hóa rõ rệt với các TS ở mức điểm này và cũng không có sự phân hóa mạnh ở quỹ điểm 9 - 10 [khoảng điểm dùng để xét tuyển ĐH]. Cụ thể số điểm từ 9 - 10 của năm 2020 là 4.307 TS, trong khi đó số điểm từ 9 - 10 của năm 2021 là 20.126 TS, tức là tăng khoảng 4 lần. Mặc dù đề thi được nhận định dễ hơn so với năm 2020, nhưng mức độ phân hóa không cao và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp THPT.

TP.HCM 4 năm liên tiếp điểm tiếng Anh cao nhất nước

Để có những chỉ đạo trong công tác quản lý và tổ chức triển khai dạy học tiếng Anh đạt hiệu quả hơn, tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin [Bộ GD-ĐT], đề nghị Bộ cần phân tích cụ thể các nguyên nhân tạo nên 2 đỉnh của phổ điểm môn tiếng Anh. Theo đó, cần phân loại cụ thể địa phương, vùng miền nào có phổ điểm lệch trái, nơi nào với điều kiện ra sao thì phổ điểm lệch phải. Những phân tích ấy sẽ có tác dụng giúp Bộ GD-ĐT, đặc biệt là các sở GD-ĐT có sự điều chỉnh công tác chỉ đạo và triển khai dạy học để chất lượng giáo dục được nâng lên.

Qua phân tích phổ điểm cho thấy, TP.HCM có điểm trung bình môn tiếng Anh cao nhất cả nước, với mức điểm 7,226. Như vậy, đây là năm thứ tư liên tiếp TP.HCM là địa phương đứng đầu cả nước về điểm trung bình môn tiếng Anh. Hai địa phương đứng ở vị trí thứ 2 và 3 không thay đổi so 2 năm trước là Bình Dương [7,106 điểm] và Bà Rịa-Vũng Tàu [6,736 điểm]. Hà Nội năm nay tụt 2 bậc so với năm 2020 và đứng ở vị trí thứ 6 với 6,447 điểm. Hải Phòng vượt 2 bậc so với năm ngoái và đứng thứ 4, Nam Định vẫn giữ nguyên vị trí như năm ngoái [thứ 5].

Các địa phương còn lại trong top 10 gồm Đà Nẵng, Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc. 4 địa phương có điểm trung bình tiếng Anh thấp nhất là Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên... 11 địa phương có điểm trung bình môn tiếng Anh dưới 5 gồm: Nghệ An, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Nông, Hậu Giang, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang.

Ngày 26.7, Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Kết quả công bố phổ điểm với phần lớn các môn đều có phổ điểm lệch phải. Điều này cho thấy đề thi đã phù hợp mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp [tức là dùng để kiểm tra, đánh giá TS theo chuẩn kiến thức THPT].

Sự phù hợp ấy thể hiện qua chỉ số điểm có số TS đạt nhiều nhất ở phần lớn các môn trải đều từ 7 - 9, chỉ có 3 môn có chỉ số này thấp hơn đó là môn sinh học [5,25]; lịch sử và tiếng Anh đều ở mức 4,0. Cao nhất là môn giáo dục công dân với 9,25. Phổ điểm các môn toán, vật lý, hóa học, giáo dục công dân được các chuyên gia đánh giá là có dáng hình tương đối chuẩn [nghiêng sang phải] với đỉnh của phổ dao động ở mức 7 - 8 điểm sau đó thoải dần.

Các môn còn lại, có dáng hình phổ chưa phù hợp [như môn sinh học], đặc biệt là chưa “đẹp” như môn tiếng Anh, lịch sử. Đây cũng là 2 môn có điểm trung bình, trung vị thấp nhất và có số TS đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất với 40,27% ở môn tiếng Anh và 52,03% ở môn lịch sử.

Giáo dục công dân là môn có điểm trung bình, điểm trung vị cao nhất và có tỷ lệ TS đạt điểm dưới trung bình thấp nhất [1%]. Đây có thể coi là môn có kết quả thi tốt nhất.

Về số lượng điểm 10, giáo dục công dân là môn có số điểm 10 ở mức cao chót vót [18.680] chiếm 1,9% tổng số TS dự thi đợt 1; tiếp đó là tiếng Anh với 4.345. Các môn thi có số điểm 10 tăng so với năm 2019 - 2020 là ngữ văn, tiếng Anh, vật lý, sinh học và giáo dục công dân. Trong đó, môn tiếng Anh có tỷ lệ tăng số điểm 10 gần 20 lần so với năm 2020. Trong khi đó, môn toán có số điểm 10 giảm đáng kể so với năm 2019, 2020.

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Dưới đây là đề thi tham khảo môn Tiếng Anh.

Mời thí sinh và quý độc giả xem đề thi tham khảo môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2022 TẠI ĐÂY.

 
 
 
Đề tham khảo môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT] cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dự kiến diễn ra vào tháng 7, do thời gian kết thúc năm học của lớp 12 ở một số địa phương có thể phải kéo dài đến hết tháng 6.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng chưa chốt mốc thời gian cụ thể.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021, những điều chỉnh nếu có chỉ ở khâu kỹ thuật và không ảnh hưởng đến việc thi của thí sinh.

Thanh Hùng

Tối 31/3, Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Dưới đây là đề thi tham khảo môn Toán.

Video liên quan

Chủ Đề