Nội ngôn ngữ trong tiếng anh và tiếng việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN----------------------NGUYỄN THỊ BÍCH NGOANSO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓATRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆTLUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂNTP. HỒ CHÍ MINH - 2016ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN----------------------NGUYỄN THỊ BÍCH NGOANSO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓATRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆTChuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếuMã số: 62 22 01 10LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂNTập thể hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Lê Trung Hoa2. TS. Nguyễn Thị Kiều ThuPhản biện độc lập:1. PGS. TS. Trần Thủy Vịnh2. PGS.TS. Phạm Văn TìnhPhản biện:Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn HiệpPhản biện 2: PGS. TS. Trần Thủy VịnhPhản biện 3: PGS.TS. Dư Ngọc NgânTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, nếu có bất kỳ sai phạmnào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 8 năm 2016NCS. Nguyễn Thị Bích NgoanLỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài “So sánh đối chiếu phương thứcdanh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, tôi đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và chuyên viên phòng sau đại học,khoa văn học và ngôn ngữ của trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn. Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đáng quý này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Trung Hoa,TS. Nguyễn Thị Kiều Thu, Thầy Cô đã rất tận tình hướng dẫn tôihoàn thành luận án này.Thầy Cô không chỉ là người hướng dẫn màcòn là người đồng hành chia sẻ những khó khăn, trở ngại cùng tôitrong suốt thời gian làm luận án.Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Huỳnh Thị HồngHạnh, TS. Trần Hoàng, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, những Thầy Cô đãnhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án.Tôi cũng xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong hộiđồng và các Thầy phản biện đã có những góp ý quý báu giúp tôi sửachữa, hoàn thiện luận án tốt hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãluôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.Tác giả luận ánNguyễn Thị Bích NgoanMỤC LỤCMỞ ĐẦUTrang0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài .............................................10.2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án….....................................................................20.3 Lịch sử vấn đề.....................................................................................................30.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu ............................................……….130.5 Ý nghĩa của luận án .........................................................................................160.6 Bố cục của luận án ............................................................................................16NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 181.1. Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anhvà tiếng Việt ..................................................................................................... 181.2. Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................. 331.3. Hiện tượng/phương thức danh hóa ................................................................ 38Tiểu kết .......................................................................................................... 45Chương 2: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓAĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................... 462.1 Danh hóa động từ trong tiếng Anh .............................................................. 462.1.1. Phương thức danh hóa thêm phụ tố vào sau động từ .................................. 472.1.2. Danh hóa động từ không có sự biến đổi hình thái [không cần kết hợpyếu tố danh hóa] ............................................................................................. 632.1.3. Vận dụng phương thức danh hóa trong văn viết .................................... 642.2. Danh hóa động từ trong tiếng Việt ............................................................ 672.2.1. Danh hóa động từ bằng “sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, cơn, trận,chuyến ..................................................................................................... 672.2.2. Danh hóa bằng lượng từ hoặc không cần kết hợp yếu tố danh hóa ........ 812.3. So sánh đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anhvà tiếng Việt..................................................................................................... 842.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anhvà tiếng Việt ...................................................................................................... 842.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anhvà tiếng Việt........................................................................................................ 87Tiểu kết ............................................................................................................. 90Chương 3: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TÍNH TỪTRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................. 923.1 Danh hóa tính từ trong tiếng Anh ............................................................... 923.1.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh......................................... 923.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ ....................................... 933.1.2.1 Danh hóa tính từ với mạo từ “the” ....................................................... 963.1.2.2 Danh hóa tính từ bằng cách phái sinh tính từ ...................................... 993.1.2.3 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa ..................................... 1033.2 Danh hóa tính từ trong tiếng Việt ............................................................. 1053.2.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Việt............................................ 1053.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ ......................................... 1073.2.2.1 Danh hóa tính từ với “cái”........................................................................ 1073.2.2.2 Danh hóa tính từ với “sự” ......................................................................... 1093.2.2.3 Danh hóa tính từ với “vẻ, việc, điều, điềm, tính” ...................................... 1113.2.2.4 Danh hóa tính từ với lượng từ “những, mọi, một, bao/biết bao/nhiều” ... 1123.1.2.5 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa .......................................... 1143.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa tính từ trongtiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 1153.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anhvà tiếng Việt ................................................................................................. 1153.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anhvà tiếng Việt ................................................................................................. 117Tiểu kết ............................................................................................................ 121Chương 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA MỆNH ĐỀTRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......................................................... 1224.1. Danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh ........................................................... 1224.1.1. Phương thức danh hóa ............................................................................... 1224.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh ......... 1304.1.2.1 Danh hóa mệnh đề với “that” hoặc “the fact that” ................................ 1304.1.2.2 Danh hóa mệnh đề bằng cách phái sinh động từ .................................... 1354.2 Danh hóa mệnh đề trong tiếng Việt............................................................. 1404.2.1 Phương thức danh hóa .............................................................................. 1404.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề .................................... 1434.2.2.1 Danh hóa mệnh đề với “việc” ............................................................... 1434.2.2.2 Danh hóa mệnh đề với “hiện tượng” .................................................... 1454.2.2.3 Danh hóa mệnh đề với “vụ, trường hợp, tình trạng” ............................ 1464.2.2.4 Danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh ngữhoặc định ngữ ........................................................................................................ 1474.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa mệnh đề trongtiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................................... 1484.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anhvà tiếng Việt ...................................................................................................... 1484.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anhvà tiếng Việt....................................................................................................... 150Tiểu kết ..................................................................................................................... 153Kết luận ..................................................................................................................... 154Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 158Phụ lục về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu........................................................ 173....................................................................................................................................1MỞ ĐẦU0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tàiTrong các địa hạt từ vựng - ngữ nghĩa học, hình thái học và cú pháp học,từ và chức năng của nó trong câu là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm, thu hútnhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà ngữ học. Ở địa hạt hình thái họcvà cú pháp học, đối tượng này được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh như cấutạo từ, phân loại từ, các dạng thức của từ và các phạm trù ngữ pháp tươngứng.Đời sống ngày càng thay đổi, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ ngày càng giatăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngôn ngữ ngoài những đặc tính bình ổn, kếthừa, đồng thời cần phải được phát triển và biến đổi không ngừng. Sự pháttriển này thể hiện rất rõ trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, trong đó cóhiện tượng danh hoá. Danh hóa là một phương thức tạo từ mà ở đó, tính từ,động từ được sử dụng như [hoặc được chuyển đổi sang] danh từ. Khi việcgiao tiếp và trao đổi thông tin ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực,ngôn ngữ cho phép cô đọng thông tin đang trở thành một chủ đề quan trọngtrong ngôn ngữ học đương đại. Những khía cạnh khác nhau của hiện tượngdanh hóa đã được các nhà ngôn ngữ quan tâm và phân tích, tiêu biểu nhưHalliday, Quirk [1964], Chomsky [1970] Gopnik [1972], Biber [1988],Gross[1990], Swales [1990], Halliday và Martin [1993], Atkinson [1998],...Danh hóa được nghiên cứu trong các ngôn ngữ khuất chiết biến hình nóichung, tiếng Anh nói riêng như một hiện tượng của hình thái học và cú pháphọc. Trong lý luận ngôn ngữ học hiện đại, danh hóa là cách thức làm giàu vốntừ vựng bằng cách phái sinh ra những từ mới trên cơ sở những từ đã có. Vớitính năng này, hiện tượng danh hóa ngày càng được sử dụng và nghiên cứunhiều hơn. Nói theo cách của Langacker [127, tr.22] Hiện tượng danh hóakhông chỉ có sức lan tỏa/ phổ biến mà còn rất quan trọng về mặt lý thuyết[Nominalization is not only pervasive but theoretically significant...]2Trong các ngôn ngữ không biến hình, chẳng hạn như tiếng Việt,phương thức danh hóa về mặt thuật ngữ - tên gọi – không được sử dụng, mặcdầu bản chất của phương thức này có tồn tại, hiện diện trong các ngôn ngữ đó,tuy nó không hoàn toàn giống với trong các ngôn ngữ biến hình, cả về cáchthức lẫn nội dung ngữ nghĩa. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu, khảocứu, phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt về phương thức biểu hiệncũng như về ngữ nghĩa của phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếngViệt, từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về những đặc trưng có tính loạihình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên nên chúng tôi đã chọn đềtài của luận án này là: “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trongtiếng Anh và tiếng Việt”.Với đề tài luận án như vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu làcác ngữ liệu thể hiện danh hóa được lấy ra từ các văn bản văn học Anh, Việt[xem bảng phụ lục tài liệu tham khảo cho luận án].Hơn thế nữa, do hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau vềloại hình nên những phương thức danh hoá giữa hai ngôn ngữ này cũng khácnhau. Trước đây cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng danh hóanhưng nhìn chung chưa có một công trình nào so sánh một cách đầy đủ vàbao quát các trường hợp danh hóa ở hai cấp độ [từ vựng và ngữ pháp] tronghai ngôn ngữ. Chính vì thế luận án như một lát cắt đa chiều nhằm so sánh đốichiếu những điểm tương đồng và dị biệt trong phương thức danh hóa cũngnhư ý nghĩa của những điểm này nhằm làm rõ hơn về đặc điểm loại hình củahai ngôn ngữ nêu trên.0.2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án0.2.1. Mục đích của luận án- Luận án nhằm tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh vàtiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh –Việt.3- Giúp làm rõ hơn cơ chế vận hành của cấu trúc ngôn ngữ cũng nhưnhững khác biệt về loại hình ở hiện tượng danh hóa này của hai ngôn ngữAnh –Việt.- Giúp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt ứng dụng ngôn ngữ tốthơn.- Giúp cho việc chuyển dịch văn bản một cách chính xác và tinh tếhơn.0.2.2. Nhiệm vụ của luận ánLuận án có các nhiệm vụ sau:- Nhận diện các phương thức danh hóa xuất hiện trong các văn bản vănhọc tiếng Anh và tiếng Việt.- Mô tả, phân tích những sản phẩm của quá trình danh hóa, từ đó tổngkết, hệ thống các phương thức danh hóa, rút ra các mô hình danh hóa tronghai ngôn ngữ.- So sánh đối chiếu nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệthữu quan trong hiện tượng danh hoá giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt.- Đưa ra một số lưu ý về hiện tượng danh hoá và cách chuyển dịch cácngữ danh hóa tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, đồng thời đưa ra một sốlưu ý về cách dạy và học cho giáo viên và học viên khi học tiếng Anh, tiếngViệt như một ngoại ngữ và như tiếng mẹ đẻ.0.3 Lịch sử vấn đề0.3.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng AnhTrong tiếng Anh, phương thức danh hóa được các nhà ngữ học quan tâmvà nghiên cứu khá nhiều. N. Chomsky có thể coi là người đầu tiên nghiên cứuphương thức danh hóa. Ông có 3 bài viết nổi tiếng liên quan đến hiện tượngtrên, gồm: Một số nhận xét về hiện tượng danh hoá [Remarks onnominalization]; Cấu trúc sâu, cấu trúc bề mặt và cách diễn giải ngữ nghĩa[Deep structure, surface structure and semantic interpretation]; Một số vấn4đề có tính thực nghiệm trong lý thuyết của ngữ pháp cải biến [Someempritical issuses in the theory of transformational grammar].Trong công trình Remarks on nominalization của N.Chomsky, công trìnhnày được công bố lần đầu vào năm 1970. N. Chomsky đã tập trung khảo sátquá trình danh hóa dẫn đến ba loại kết cấu danh tính khác nhau gồm:1. Ngữ đoạn danh động tính [gerundive nominal], ví dụ:[1] a. John’s refusing the offer [việc John từ chối lời mời chào]b. John’s being eager to please [việc John hào hức làm vui lòng]c. John’s criticizing the book [việc John bình phẩm cuốn sách]2. Ngữ đoạn danh tính phái sinh [derived nominal], ví dụ:[2] a. John’s refusal of the offer [sự từ chối lời mời của John]b. John’s eagerness to please [sự háo hức làm vui lòng của John]c. John’s criticism of the book [sự bình phẩm của John về cuốnsách]3. Ngữ đoạn danh tính “ hỗn hợp” [mixed form], ví dụ:[3] a. John’s refusing of the offer [việc từ chối lời mời của John]b. John’s proving of the theorem [việc chứng minh định lý củaJohn]c. The growing of tomatoes [việc trồng cà chua]Theo F.Newmeyer, N.Chomsky cho rằng ngữ đoạn danh động tính làphái sinh từ câu [desentential] trong khi ngữ đoạn danh tính phái sinh thìmang dáng dấp của danh từ ở cấu trúc sâu chứ không hề phái sinh từ câu màcũng không được cải biến từ động từ tương ứng [141, tr. 26-29].Trong tiếng Anh, một trong những trường hợp có xảy ra hiện tượng phatrộn từ loại thường được nhắc đến là quá trình danh hóa động từ như đượcminh họa trong các ví dụ sau:[4] a. Harriet repaired all the damage efficiently [Harriet sửa chữacác thiệt hại một cách hiệu quả]b. All the damage was efficiently repaired by Harriet.5c. Harriet’s repairing the damage so efficientlyd. Harriet’s efficient repairing of the damagee. The efficient repairing of the damage by Harrietf. Harriet/Her repairing the damage so efficiently[Kotjevskaja –Tamm, 1993]Trong a và b, repaired là động từ, nhưng trong các ví dụ từ c đến f,repairing vừa giống danh từ [vì xuất hiện sau Harriet’s và her] lại vừa giốngđộng từ [xuất hiện trước the damage, so efficiently, by Harriet, tức có cấu trúctham tố của một động từ].Spencer cho rằng “repairing” trong các ví dụ trên là cùng một hình tháidanh tính [nominal form] và do đó ông cũng băn khoăn về mức độ động tínhcủa yếu tố này [155, tr.106]Spencer không nêu ra các tiêu chí phân loại thật rõ ràng nên phần trìnhbày của ông về các kiểu loại danh hóa thiếu nhất quán: các kiểu a,b,c, và ethuộc lĩnh vực hình thái pha trộn ngữ nghĩa học, trong khi các kiểu d, và f lạithuộc lĩnh vực ngữ nghĩa học trộn lẫn cú pháp. Điều này cũng làm người đọcbăn khoăn về cách ông xác định thế nào là danh hóa. [Nguyễn Thái Ân, 1]Năm 1967, trong khi nghiên cứu về hiện tượng danh hóa từ động từ,Vendler đã đề xuất kiểu phân loại động từ bốn cách [four-way classificationof verbs]. Theo Vendler, tất cả các động từ có thể được phân loại như biểu thịtrạng thái [states], hoạt động [activities], sự tình/ quá trình điểm tính hữuđích [achievements], hoặc sự tình/ quá trình đoạn tính hữu đích[accomplishments]. Ông sử dụng khái niệm achievements và accomplishmentsđể phân loại vị từ [predicates] theo bình diện đặc tính của thể [aspect]: Vị từđoạn tính hữu đích biểu thị một sự tình chỉ quá trình đễn ra ngay lập tức;chẳng hạn arrive là vị từ thuộc loại này và có đặc tính điểm tính [punctual];còn vị từ đoạn tính hữu đích biểu thị mội loại sự tình có tính quá trình, có thờiđoạn nhưng rồi cũng đạt tới tột điểm; ví dụ: vị từ build thuộc loại này, có thờilượng [durative] và hữu đích [telic].6Về phân loại các từ là sản phẩm của danh hóa, Vendler đã phân biệthai loại từ danh hóa, đó là: danh từ hoàn chỉnh [perfect nominals] và danh từkhông hoàn chỉnh [imperfect nominals].+ Danh từ hoàn chỉnh [perfect] đi cùng với các từ hạn định [determiners], nócó thể được bổ nghĩa bởi tính từ, chứ không phải trạng từ và không thể xuấthiện trong nhiều thì khác nhau. Hơn nữa không thể dùng loại danh từ này ởdạng phủ định. Tóm lại, danh từ hoàn chỉnh là những từ đã được danh hóa,thường thì những từ này sẽ mất đi đặc tính động từ và nó sẽ có chức nănggiống như một danh từ thật sự. Đây chính là lý do vì sao Vendler đặt chochúng là perfect.Ví dụ :[5]. a.The singing of the song [việc hát một bài hát]b. Beautiful singing of the song [việc hát hay một bài hát]c. Quickly cooking of the dinnerd. * Having cooked of the dinnere. * Being able to cook of the dinnerf. * Not revealing of the secrect.Trong các ví dụ trên chỉ có danh ngữ [a] và [b] mới đúng là danh từ hoànchỉnh [perfect nominals], những ngữ đoạn còn lại thì không phải. Bởi vìdanh ngữ [a] có từ hạn định the đi cùng, và [b] thì có tính từ đứng trước đểbổ nghĩa, hai ngữ đoạn trên đáp ứng điều kiện của một danh từ thực thụ đãđề cập ở trên nên được gọi là danh từ hoàn chỉnh. Còn các ngữ đoạn cònlại, ngữ đoạn [c] thì từ cooking được bổ nghĩa bởi trạng từ quickly, chothấy cooking không phải là danh từ, ngữ đoạn [d] và [e] lại được dùng ởdạng hiện tại phân từ và từ cook có vai trò là động từ hơn là danh từ. Ngữđoạn [f] cũng không phải danh từ hoàn chỉnh bởi ngữ đoạn được dùng ởdạng phủ định, một danh từ thực thụ không thể có not đứng trước.7+ Danh từ không hoàn chỉnh [imperfect] thì ngược lại, chúng có thể bổ nghĩabởi trạng từ chứ không phải tính từ, chúng có thể xuất hiện ở nhiều thì khácnhau, và có thể được dùng ở dạng phủ định.Ví dụ:[6] a.* The singing the songb.* Beautiful singing the songc. Singing the song beautifullyd. Quickly cooking the dinnere. Having cooked the dinnerf. Being able to cook dinnerg. Not revealing the secret.Ở ví dụ [6] trừ hai ngữ đoạn [a]* và [b]*, 5 ngữ đoạn còn lại đều là danhtừ không hoàn chỉnh [imperfect nominals]. Do đó, danh từ không hoàn chỉnhcó thể đứng bên ngoài vị trí danh ngữ, nhưng cấu trúc bên trong của nó có sựtương đồng với cấu trúc của cụm động từ [verbal phrase] hoặc chủ ngữ mà nóphái sinh. Và đây là nguyên do tại sao Vendler gọi chúng là imperfect, vì thếchúng ta có thể dùng tên gọi của hai loại danh từ này để gọi tên cho nhữngdanh từ tương ứng và cho những danh ngữ có chứa loại danh từ trên.Năm 1987, Abney đã trình bày đánh giá chi tiết về cú pháp của vị danh từ[động danh từ] - [gerund], và đây là một phần của lớp danh từ hoàn chỉnh vàkhông hoàn chỉnh. Ông chia vị danh từ thành 4 loại:1. Acc-ing: John being a spy [việc John sẽ trở thành điệp viên]2. Pro-ing: singing loudly [việc hát to]3. Poss-ing: John’s knowing the answer [việc John biết trả lời câu hỏi]4. Ing-of: singing of the song [việc hát một bài hát].Tên gọi của 4 loại vị danh từ trên xuất phát từ chủ ngữ. Trường hợp thứnhất chủ ngữ là đối cách [accusative case], trường hợp thứ hai vị danh từkhông có một chủ ngữ rõ ràng, cụ thể và trường hợp thứ ba chủ ngữ có chứasở hữu cách [possessive], trường hợp này còn được gọi là cụm danh động từ8[NGP], còn trường hợp cuối cùng với cái tên gọi là “ing-of” chính là dựa vàohình thức của nó.Theo Vendler, danh từ hoàn chỉnh [perfect nominals] bao gồm cấu trúcing-of và loại danh từ phái sinh [derived nominal] chẳng hạn như “thedestruction of the city” [việc phá hủy thành phố], còn danh từ không hoànchỉnh [imperfect nominals] bao gồm cả 3 loại còn lại [Poss-ing, Pro-ing, Accing].Grimshaw [1990], trong các công trình nghiên cứu của mình, đã đưara một trọng tâm mới trong nghiên cứu về danh từ được chuyển hóa [danh từphái sinh]. Grimshaw đã chỉ ra rằng danh từ phái sinh không tạo thành mộtlớp đồng nhất. Trên thực tế, chúng có thể được chia thành ba lớp chính mà bàgọi là ‘danh từ sự kiện phức tạp’, ‘danh từ sự kiện đơn giản’ và ‘danh từ kếtquả’. Chỉ có lớp ‘danh từ sự kiện phức tạp’ bắt buộc phải có kết cấu tham tố[Argument Structure/AS], trong khi hai lớp còn lại thiếu kết cấu tham tố. Vídụ sau đây cho chúng ta thấy sự tương ứng ở giữa danh từ có kết cấu tham tố[AS] và danh từ tham chiếu [Referential nominals/ R]:Danh từ có kết cấu tham tố [Argument Structure][7]a. the instructor’s [intentional] examination of the student[bài kiểm tra [có chủ định] dành cho sinh viên của trợ giáo]b. the frequent collection of mushroom [by students][việc hái nấm thường xuyên [bởi sinh viên]c.the monitoring of wild flowers to document theirdisappearance[sự theo dõi hoa dại để minh chứng sự biến mất của chúng]d. the destruction of Rome in a day[sự phá hủy thành Rome trong một ngày]Danh từ tham chiếu [Referential nominals][8]viên]a. the instructor’s examination/exam [bài kiểm tra của giáo9b. John’s collections [bộ sưu tập của John]c. these frequent destructions [sự phá hủy thường xuyên]Ravelli [148, tr. 141], trong một nghiên cứu liên quan đến phương thứcdanh hóa, đã đề xuất hai phương thức có thể được sử dụng trong việc phântích việc thực hiện ẩn dụ của các quá trình như những danh từ được phái sinhtừ động từ, đó là sự phái sinh [derivation] và mối quan hệ đồng nguyên/cùnggốc [agnation]. Việc phái sinh từ là công cụ chủ yếu để biến diễn hình thànhtham thể được biểu thị bằng những danh từ có đặc tính động từ. Ông sử dụngcác bên đồng nguyên để biểu thị mối quan hệ giữa một cấu trúc danh hóa vàtừ tương ứng không mang tính danh từ.Ví dụ: his arrival – he arrivedViệc sử dụng mối quan hệ đồng nguyên trong phân tích ẩn dụ của hiệntượng danh hóa cho phép chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của biểu thức ẩn dụcủa quá trình bằng cách so sánh nó với các hình thức quan hệ tương ứng vớiviệc thực hiện đồng dạng của nó, vì vậy, mỗi phương thức danh hóa động từcó thể được liên quan đến một quan hệ đồng nguyên.Trong công trình nghiên cứu của Banks [86, tr.129], ông đã đưa ra lậpluận rằng có một số lựa chọn có sẵn trong một ngôn ngữ tạo ra các hình thứcdanh hóa của các quá trình, mặc dù không phải tất cả các lựa chọn có sẵntrong một ngôn ngữ là có hiệu lực cần thiết cho một động từ đồng nguyên vì:1] Danh hóa là hình thái đồng nhất với động từ đồng nguyên [agnateverb] [ví dụ: haul [[v]: lôi ,kéo; [n]: sự lôi/kéo mạnh], estimate [[v]: đánh giá,ước lượng; [n]: sự đánh giá, sự ước lượng, change [[v] thay đổi;[n]: sự thayđổi ...]2] Danh hóa không có động từ đồng nguyên, nhưng nó biểu thị mộtquá trình [ví dụ: trend [[v]: có xu hướng, hướng về; [n]: phương hướng, xuhướng], occasion. [[v]: gây ra, là nguyên nhân ..; [n] cơ hội, thời điểm, lýdo...]103] Danh hóa có một động từ đồng nguyên nhưng không đồng nhất vềhình thái, ví dụ: growth [sự phát triển], preference [sở thích], reading [đọc]...Năm 1985, trong công trình nghiên cứu theo khuynh hướng ngữ phápchức năng, lần đầu tiên, M. Halliday đã nêu ra khái niệm ẩn dụ ngữ pháp nhưlà kết quả của phương thức danh hóa trong tác phẩm An introduction tofunctional grammar và khái niệm ẩn dụ ngữ pháp này được một số nhà ngữhọc thuộc trường phái Ngữ pháp chức năng sau này phát triển thêm.Theo cách nhìn của các tác giả thuộc phái ngữ pháp chức năng, cáchbiểu hiện tiêu biểu và tự nhiên trong ngôn ngữ là thực thể [entity] được mãhóa bằng danh từ, tính chất [quality] bằng tính từ và quá trình [process] bằngđộng từ. Tuy nhiên, danh từ hoàn toàn có thể được dùng để diễn tả tính chấthoặc quá trình và đó là phép ẩn dụ ngữ pháp [Halliday,114, tr. 321-329;Taverniers,157, tr. 20]. Đây chính là phương thức danh hóa mà các nhà ngônngữ học khác đã đề cập.Khi bàn về danh hóa trong mệnh đề, M.Halliday cho rằng bất kỳ quátrình nào trong một tiểu cú cũng gồm có ba yếu tố: [i] bản thân quá trìnhđó,[ii] các tham tố [participant] trong quá trình, [iii] các chu cảnh[circumstance] có liên quan đến quá trình [114, tr.101-102].Ngoài ra, còn một số tác giả khác như Lees, V.Adams, J.yoon, R.Quirkcũng đã đưa ra một số quan điểm riêng của mình về phương thức danh hóa.Thời gian gần đây tác giả Liesbet Heyvaert đã bình luận về tư tưởng của mộtsố nhà ngôn ngữ học đối với phương thức danh hóa, đồng thời làm sáng tỏmột số vấn đề có liên quan khác [115].0.3.2. Tình hình nghiên cứu phương thức danh hóa trong tiếng ViệtPhương thức danh hoá được các nhà Việt ngữ học chú ý khi nghiên cứungôn ngữ trên các bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt làtrong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.Trong tiếng Việt, hầu như các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy sự tồn tạicủa phương thức danh hoá. Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Người ta11dùng phép biến đổi khác nhau để tạo ra những loại câu phức hợp, câu nghivấn, câu phủ định, câu mệnh lệnh, câu bị động hoặc chuyển về danh ngữ, tứclà phép danh ngữ hóa [nominalization] [16, tr. 74].Phương thức danh hóa cũng đã được chú ý nhưng nhìn chung quan niệmcủa các nhà Việt ngữ học vẫn chưa thống nhất. Theo Phan Khôi [37, tr.151]:“Khi muốn có một danh từ chỉ về động tác, trạng thái phải mượn động từ hayhình dung từ và đặt lên trên đó chữ “cái [đẹp]” hay “ sự [học]” chẳng hạn.Ông còn cho rằng những cách nói như cái chết, cuộc đi chơi… là nói theo lốiPháp. Nguyễn văn Tu [73, tr. 131-132] khi bàn về mối quan hệ về nghĩa củatừ khi chuyển loại có đưa ra 2 ví dụ về danh hoá như một phần của chuyểnloại; Hồ Lê [40, tr. 337-340] thì miêu tả từ ghép chính phụ là danh từ, ông đãđưa một vài ví dụ là sản phẩm các tổ hợp của cái, nỗi, sự với động từ, tính từsong hoàn toàn không nhằm mục đích minh hoạ cho phương thức danh hoá;Đái xuân Ninh [47, tr.102] đã dẫn những tổ hợp định danh như: cái đẹp, cáihay, nỗi lo, sự lãnh đạo nhằm minh chứng cho phương pháp phái sinh từvựng để biểu thị những khái niệm trừu tượng, bằng cách kết hợp động từ, tínhtừ với những hình vị nhánh. Kết quả của phương thức danh hóa được dùng đểthể hiện một phương thức cấu tạo từ chứ không được mô tả.Đỗ hữu Châu [12, tr.118-119] cũng đã đưa ra một số từ như, sự, việc, cuộc,nỗi, niềm, cơn, trận nhưng không phải để mô tả chúng trong vai trò làm côngcụ danh hoá động từ, tính từ mà là để làm sáng tỏ khái niệm từ hư – từ loại.Bùi Đức Tịnh cho rằng [69, tr.61]: “Loại từ thường được đặt trước nhữngtính từ và động từ để biến thành danh từ: sự chăm chỉ, vẻ đẹp, tính cần cù;nỗi nhớ thương, sự phát triển, việc đo lường”. Nguyễn tài Cẩn [7], Diệpquang Ban [5] đều có đề cập đến một vài sản phẩm của phương thức danh hoánhưng chỉ dùng chúng như những ví dụ miêu tả một tiểu loại trong từ loạidanh từ; Đinh văn Đức [22, tr.46] khẳng định trong tiếng Việt “mỗi động từ,tính từ có khả năng có một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với yếu tốngữ pháp chuyên dùng” song ông cũng không mô tả, khảo sát phương thức12này. Trong các công trình nghiên cứu về từ, cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt củaNguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn KimThản,.. cũng như các nghiên cứu về loại từ tiếng Việt của Lý Toàn Thắng, HàQuang Năng, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…một số cấu trúc- ngữ nghĩa kếtquả của phương thức danh hóa cũng được đưa ra nhưng cũng không được đisâu mô tả. Nhiều nhà Việt ngữ học xếp các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng [đểdanh hóa] vào nhóm các từ chỉ đơn vị hay loại từ hành động nên các côngtrình nghiên cứu về loại từ, từ chỉ đơn vị cũng có nhắc đến những yếu tố nàysong cũng chỉ dừng lại ở mức đề cập mà không mô tả. Ngoài ra Nguyễn ThịThuận [66], đã khái quát hóa phương thức danh hóa, nêu lên được các yếu tốdanh hóa và ngữ nghĩa của các yếu tố đó khi kết hợp với động từ hoặc tính từcũng như mệnh đề trong tiếng Việt hiện đại. Nguyễn Văn Vui và Phan VănHòa có hai bài báo đề cập đến danh hóa: Chức năng văn bản của danh hóatrong báo chí Anh –Việt từ cách nhìn của ngữ pháp chức năng [74]; Phươngthức hoạt động của danh hóa như một công cụ ẩn dụ ngữ pháp trong tiếngAnh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng [33].Luận án này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương thức cũng như là ngữnghĩa của các yếu tố danh hóa, khảo sát dữ liệu để làm rõ hơn cách sử dụng,những điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ nghĩa của một vài yếu tố danhhóa khi thay thế cho nhau trong cùng ngữ cảnh. Nhiệm vụ chính của luận ánchủ yếu đi sâu vào so sánh đối chiếu phương thức danh hóa giữa tiếng Anh vàtiếng Việt ở cấp độ từ [danh hóa động từ, tính từ] và trên từ [danh hóa mệnhđề].Luận án chỉ ra phạm vi khả năng danh hoá của mỗi yếu tố danh hoá cũngnhư sự khác biệt ý nghĩa giữa các yếu tố trong nội bộ nhóm, và đưa ra nhữngtiêu chí giúp cho người học có thể sử dụng chính xác yếu tố danh hoá và hiểuthấu đáo hơn cũng như có thể tạo ra những tổ hợp danh từ thể hiện những sắcthái ý nghĩa khác nhau. Kết quả của luận án có thể góp phần làm cho người13nước ngoài học tiếng Việt hiểu rõ những đặc điểm ngữ nghĩa khác nhau củacác biện pháp danh hoá, để có thể diễn đạt phong phú hơn, sinh động hơn.Tóm lại, trong tiếng Anh, phương thức danh hóa được nghiên cứunhiều ở hai cấp độ: danh hoá từ vựng [danh hoá động từ, tính từ], và danh hoácú pháp [danh hoá mệnh đề]. Các nghiên cứu này có thể xuất phát từ việcmiêu tả, lý giải hiện tượng danh hoá về cấu trúc cú pháp, về bình diện ngữnghĩa, ngữ dụng hay trên các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Tuy nhiêntiêu chí phân loại danh hóa trong tiếng Anh cũng chưa thật rõ ràng và đôi khithiếu nhất quán, có những trường hợp thuộc lĩnh vực hình thái học nhưng lạipha trộn ngữ nghĩa học và ngược lại, nên người học tiếng Anh cũng gặp khókhăn khi xác định khi nào, trường hợp nào, mới thật sự là phương thức danhhóa danh hóa.Đồng thời, các nhà ngữ học thừa nhận sự tồn tại của phương thức danhhoá trong tiếng Anh và tiếng Việt và thừa nhận tính danh từ của tổ hợp: yếutố danh hóa + động từ/ tính từ/ mệnh đề.Tuy nhiên họ vẫn chưa thống nhất vềquan niệm: xem tổ hợp này là từ, danh ngữ, là một cấu trúc danh tính, haymột cấu trúc ngữ pháp gồm một danh từ khái quát + động từ/ tính từ, cũngnhư chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm danh hoá, chưa có tiêu chíphân biệt phương thức này này với các phương thức có cấu trúc gần nó. Riêngcác nhà Việt ngữ học chưa mô tả một cách có hệ thống phương thức danh hóatrên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa, dụng học hay tri nhận.0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệuĐể đạt được các nhiệm vụ đề ra ở trên, luận án sẽ sử dụng những phươngpháp nghiên cứu sau:-Phương pháp miêu tả, phân tíchPhương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích các phương thứcdanh hóa và ngữ nghĩa- kết quả của phương thức danh hóa – của hai ngônngữ Anh, Việt, rút ra những nhận xét chung về đặc trưng loại hình củaphương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ.14Thủ pháp thống kêThủ pháp này sử dụng để thống kê tần số, tần suất sử dụng các yếu tố danhhóa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong luận án. Chúng tôi thống kê thủcông để khảo sát tần số xuất hiện của các yếu tố danh hóa động từ trong tiếngAnh lẫn tiếng Việt [vì danh hóa động từ là phương thức danh hóa phổ biếnnhất so với danh hóa tính từ và danh hóa mệnh đề], cụ thể là khảo sát 6 truyệntiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả thống kê được tổng hợp thành bảng biểu,nhằm cho thấy yếu tố danh hóa nào xuất hiện nhiều nhất trong hai ngôn ngữ,từ đó cho phép chúng ta đánh giá đại lượng đã thu được từ góc độ ngẫu nhiênhay có tính quy luật, xác định các đặc trưng cơ bản của phương thức danh hóavà ngữ nghĩa của các tổ hợp danh hóa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát số lượng sinh viên tham gia các bài tậpvề hiện tượng danh hóa [ở phần phụ lục của luận án], số sinh viên làm đúngcác bài tập được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm, từ kết quả trên, luận án cũngđưa ra một số khuyến nghị cho việc dạy và học tiếng Anh như một ngoại ngữcó liên quan đến hiện tượng danh hóa.Phương pháp so sánh đối chiếuPhương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu phương thức vàngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra những đặctrưng, đặc thù có tính loại hình của phương thức này trong hai ngôn ngữ nóitrên.Nguồn ngữ liệuChúng tôi sẽ phân tích khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm văn học tiếngAnh và tiếng Việt, tác phẩm được chọn ngẫu nhiên và những tác phẩm nàycũng tiêu biểu cho các thời kỳ, giai đoạn khác nhau của văn học, bao gồm cáctác phẩm sau:1. Andrew X.pham [2007] [dịch giả], Last night I dreamed of peace[Bản dịch của quyển: Nhật ký Đặng Thùy Trâm], NXB Rider, UK.152. Charles Dickens [tác giả] [1839], Phan Ngọc [dịch giả] OliverTwist, quyển 1, NXB Chapman & Hall,UK.3. Charles Dickens [tác giả] [1839], Phan Ngọc [dịch giả] OliverTwist, quyển 2.4. Charlotte Bronte [2012], The professor, NXB HarperCollins,London.5. Emily Jan Bronte,[tác giả] [1847], Dương Tường [dịch giả], TheWuthering Heights [Đồi gió hú], NXB Thomas Cauley Newby,UK.6. Elizabeth Laird [2006], Red sky in the morning, Nxb WilliamHeinemann Limited, London.7. Jonathan Swift [1926], Gulliver’s Travels, Nxb Benjamin Motte,UK.8. Đặng Thùy Trâm [2015], Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội NhàVăn.9. Lê Lựu, [2006], Chuyện làng Cuội, NXB Văn Học.10. Lưu Trọng Lư, [1988], Khói lam chiều, NXB Văn học.11. Margaret Mitchel [tác giả], Dương Tường [dịch giả], [1987], Gonewith the wind [Cuốn theo chiều gió], NXB Hà Nội.12. Khái Hưng, [2011] Nửa chừng xuân, NXB Dân Trí.13. Ngô Tất Tố, [2012], Lều chõng, NXB Văn học.14. Nguyễn Ngọc Tư, [2012], Sông, Nhà xuất bản Trẻ.15. Nguyễn Huy Thiệp, [2001], Mưa Nhã Nam, NXB văn Học, HàNội.16. Hoàng Đình Quang, [2006], Cánh đồng lưu lạc, NXB Văn Hóa SàiGòn.17. Vũ Trọng Phụng, [2010], Số đỏ, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.18. Trần Xuân Ngà, [2004], Truyện trăm năm, NXB Văn hóa dân tộc.16Ngoài ra, luận án cũng có dẫn các ngữ liệu được lấy từ một số báo,tạp chí, Internet hoặc những câu nói thường gặp trong cuộc sống hàngngày.0.5. Ý nghĩa của luận án0.5.1. Ý nghĩa khoa họcĐề tài nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học vì các kết quả nghiên cứucủa công trình có thể góp phần bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa phươngthức và ngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, quađó đưa ra một bức tranh có tính so sánh đối chiếu những nét tương đồng vàkhác biệt có tính loại hình của phương thức này trong hai ngôn ngữ nói trên.0.5.2. Ý nghĩa thực tiễnCác kết quả nghiên cứu của công trình là tài liệu tham khảo hữu íchcho các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm, các học viên khi gặp hiện tượngdanh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời có thể vận dụng các trithức, các tài liệu từ công trình này trong việc dịch thuật, soạn thảo văn bản cóchứa phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt0.6 Bố cục của luận ánNgoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm bốn chương, như sau:Chương 1: Cơ sở lí luận.Chương này trình bày các vấn đề lý thuyết cơ sở, có liên quan đến đề tàiluận án như vấn đề cấu tạo từ và cấu tạo hình thái, vấn đề chuyển loại từ, vấnđề danh hóa, vấn đề từ loại và tiêu chí phân định từ loại, …Chương 2: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá động từ trong tiếngAnh và tiếng ViệtTrong chương này, luận án trình bày phương thức danh hóa và ngữ nghĩacủa các danh ngữ - kết quả của việc danh hóa động từ trong tiếng Anh vàtiếng Việt, từ đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thứcdanh hóa trong hai ngôn ngữ nói trên.17Chương 3: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá tính từ trong tiếngAnh và tiếng ViệtTrong chương Ba, luận án tập trung vào trình bày phương thức danh hóatính từ và ngữ nghĩa, cấu trúc của các tổ hợp danh hóa tính từ giữa hai ngônngữ Anh, Việt, và trên cơ sở đó đưa ra những điểm tương đồng và khác biệtcủa phương thức danh hóa tính từ trong hai ngôn ngữ nêu trên.Chương 4: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá mệnh đề trong tiếngAnh và tiếng ViệtCũng giống như cấu trúc của chương hai và ba, trong chương bốn chúngtôi cũng tiến hành so sánh đối chiếu phương thức danh hóa cũng như ngữnghĩa của các tổ hợp danh hóa mệnh đề của hai ngôn ngữ. Từ đó chúng tôiđưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức danh hóa mệnhđề trong hai ngôn ngữ nói trên.Ngoài ra luận án có thư mục tài liệu tham khảo gồm tài liệu bằng tiếngViệt, tiếng Anh và phần phụ lục về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đối vớiviệc sử dụng phương thức danh hóa của người Việt học tiếng Anh.18CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1. Khái quát về danh từ, danh ngữ, động từ, tính từ, mệnh đề trongtiếng Anh và tiếng Việt1.1.1 Khái quát về danh từ, danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt1.1.1.1 Khái quát về danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt“Danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất trong số các từ của một ngônngữ nói chung và của tiếng việt nói riêng. Danh từ có một số lượng rất lớntrong vốn từ vựng và có một chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữpháp” [Đinh văn Đức,22, tr.454]Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật vàcác khái niệm trừu tượng. Về mặt ngữ pháp, danh từ là những từ có khả năngđứng giữa và kết hợp hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với số từ [hay những phụtừ chỉ lượng - những, các, mọi, mỗi, mấy; hay những đại từ chỉ lượng - baonhiêu, bấy nhiêu,...] và với từ chỉ định [này, kia, ấy, đó, nọ,...] để tạo ra cấutrúc danh ngữ [40, tr. 37].Có nhiều quan niệm khác nhau về danh từ và cho đến nay vẫn chưa cóđược một định nghĩa danh từ nào có khả năng tổng hợp đầy đủ mọi đặc điểmcủa danh từ trong các ngôn ngữ. Nhìn chung có thể khái quát các kiểu địnhnghĩa danh từ thành ba hướng chính như sau:1. Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào nghĩa để tách danh từ rakhỏi những từ loại khác với định nghĩa kiểu danh từ là từ gọi tên người, nơichốn hay sự vật.2. Ngữ pháp cấu trúc luận cũng như ngữ pháp tạo sinh dựa vào tiêu chíhình thức để nêu những đặc trưng của danh từ. Theo các nhà ngôn ngữ nàydanh từ là lớp từ có khả năng kết hợp với yếu tố chỉ lượng, kết hợp với mạotừ, có khả năng đảm nhận vị trí trung tâm trong cấu trúc danh ngữ.

Video liên quan

Chủ Đề