Nội dung quản lý nhân sự trong nhà trường

Bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhân lực trong các tổ chức doanh nghiệp. Đây là bộ phận không thể thiếu trong mọi tổ chứ. Vậy Quản lý nhân sự là gì? Một quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

Khái niệm quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự [Human Resource Management] hay còn được gọi là quản lý nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự gồm các công việc dẫn dắt, quản lý nhân sự trong quá trình làm việc. Nhà lãnh đạo, người quản lý nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển các mô hình, quy trình quản lý nhân sự. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.

Thêm vào đó, quản lý nhân sự có nhiệm vụ thu hút, giữ chân nhân lực tài năng cho công ty. Sắp xếp các công việc phù hợp với năng lực của nhân viên. Quản lý các vấn đề khác về nhân sự như lương, thưởng, chấm công, bảo hiểm,…

Tóm lại, quản lý nhân sự chính là quản lý và khai thác nhân lực sao cho hiệu quả nhất. Đây là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm:>> Phần mềm quản lý nhân sự TỐT NHẤT hiện nay

Quản lý nhân sự là gì?

Các công việc chính của quản lý nhân sự là gì

Nhiều người quan tâm đến vấn đề cụ thể quản lý nhân sự là làm gì? Dưới đây là một số công việc chính của quản lý nhân sự.

Bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đề ra các chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng nhân lực. Sao cho phù hợp với quy định, chính sách của Nhà nước. Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các nhà quản trị nhân lực cần phải chịu trách nhiệm, giải quyết các vấn đề về nhân sự trong công ty. Nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

Đây là nhiệm vụ quan trọng của một nhà quản trị nhân sự. Họ thường xuyên cần tư vấn các vấn đề nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Như tuyển dụng, đào tạo,… Các vấn đề lương, thưởng, bảo hiểm,… Giải quyết các vấn đề khi nhân viên xin nghỉ việc,… Đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra trôi chảy.

Khi bộ phận nhân sự nhận được yêu cầu bổ sung nhân sự cho các phòng ban, nhà quản trị nhân sự cần lên kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng được yêu cầu. Các nhà quản trị nhân sự cũng có thể đưa ra các đề xuất về bổ sung nhân sự cho các phòng ban. Ngoài ra các vấn đề khác về lao động cũng chịu sự tác động, quản lý của phòng nhân sự.

Bộ phận nhân sự có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhân viên trong công ty. Giám sát về việc thực hiện các chính sách, văn hóa doanh nghiệp, các chương trình nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên,… Qua đó đưa ra đánh giá nhân viên ưu tú. Đồng thời tổng kết những điểm mạnh hay vấn đề nhân sự còn tồn tại. Từ đó đưa ra phương án để phát triển tối đa năng lực nhân viên. Các phương án giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

Kiểm tra, giám sát để đưa ra đánh giá chính xác về nhân viên

Bộ phận nhân sự cũng đảm nhiệm theo dõi việc chấm công của nhân viên. Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ hiện đại giúp việc chấm công được chính xác và hiệu quả hơn. Nhưng bộ phận nhân sự vẫn giữ vai trò quan trọng trong giám sát công việc của nhân viên. Từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá phục vụ cho tính lương, thưởng, phạt. 

Xem thêm:>> Phần mềm quản lý công việc CRM

Quy trình quản lý nhân sự là gì

Thường mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những quy trình, cách thức quản lý nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những quy trình này đều những mục chính sau.

Đây là khâu quan trọng trong quản lý nhân sự. Việc tuyển dụng dụng nhân sự tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng, quy mô doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân sự có vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự

Đây là hoạt động mang tính chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nhân sự luôn đạt yêu cầu cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tập huấn ngắn cho nhân viên. Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp công việc đang thực hiện. Tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên,…

Các chính sách được đưa ra cần đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên. Đảm bảo họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Xây dựng chính sách hợp lý giúp tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và nhân viên. Đồng thời giúp doanh nghiệp thu hút những nhân tài mới, giữ chân những nhân tài hiện tại.

Tùy vào thực tế từng doanh nghiệp mà sẽ có những quy định, quy chế khác nhau. Hệ thống quy định này sẽ giúp bộ phận nhân sự giám sát, điều chỉnh hành vi của nhân viên trong công ty.

Trong quản lý nhân sự, văn hóa là yếu tố không thể thiếu. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi cho giá trị doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh giúp doanh nghiệp có thể phát triển vững vàng hơn.

Trên đây là một số giải đáp cơ bản cho câu hỏi Quản lý nhân sự là gì? Tuy nhiên, mỗi người, mỗi tổ chức đều sẽ có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. CŨng như quy trình để quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp là khác nhau. Phụ thuộc nhiều vào thực tế doanh nghiệp.

Nguồn: S-tech.info

Trong bất kỳ tổ chức nào hoạt động quản lý nhân sự cũng được đề cao và coi trọng. Bởi mỗi người là một mảnh ghép khác nhau tạo nên bức tranh tổng hòa về tổ chức. Việc quản trị nhân sự trong môi trường sư phạm nói chung và trong các trường Tiểu học nói riêng càng đặc biệt được quan tâm. Nhất là khi nền giáo dục của nước ta đang hướng đến đổi mới, hiện đại hóa và có thêm nhiều yêu cầu cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên trường học. 

Giới thiệu về hoạt động quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

So với những tổ chức khác như các doanh nghiệp, tổ chức công,... nhân sự trong trường học không bị phân hóa quá phức tạp tuy nhiên vẫn đủ các phòng, ban để việc điều hành nhà trường được dễ dàng và đem lại chất lượng tốt nhất. 

Có thể thấy, bậc quản trị cấp cao trong trường học là Ban Giám hiệu, phân hóa dần thành các bậc quản trị cấp trung như các Trưởng Bộ môn, Trưởng khối,... Trường Tiểu học là nơi các em học sinh gắn bó trong 5 năm đầu tiên bước vào môi trường giáo dục phổ thông, đây chính là 5 năm xây dựng nền móng về ý thức học, thái độ ứng xử/ học tập. Nếu như hoạt động quản trị nhân sự trong trường Tiểu học không được phân công và kiểm soát hợp lý sẽ dẫn đến sụt giảm thành tích trong giảng dạy, ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh và chất lượng của nhà trường. 

Như đã đề cập trong phần đầu của bài viết, công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thiết lập bộ máy nhà trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Cùng tìm hiểu kỹ về hoạt động này trong phần tiếp theo của bài viết nhé. 

2.1. Đội ngũ quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Dễ dàng nhận thấy, đội ngũ phụ trách quản trị nhân sự trong các trường Tiểu học nói riêng và phần đông các trường học nói chung chính là Ban giám hiệu, bao gồm Hiệu trưởng và 2 Hiệu phó. Tùy theo đặc điểm của từng trường [trường dân lập/ trường dân lập/ trường bán công] mà đội ngũ quản trị nhân sự có thể thay đổi, có thêm những vị trí khác. 

2.1.1. Yêu cầu của đội ngũ phụ trách quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Là những người trong bộ máy lãnh đạo của các trường học, có thể nói đội ngũ Ban giám hiệu là những nhà giáo không chỉ có thâm niên trong nghề mà còn được đảm bảo bởi khả năng sư phạm, giảng dạy. Nhưng không vì vậy mà ta có thể khẳng định họ có thể làm tốt được công tác quản trị nhân sự.

Ban giám hiệu là đội ngũ quản trị nhân sự chính trong trường Tiểu học

 Một số những yêu cầu chung đối với những ai làm công tác quản trị nhân sự tại trường học bao gồm: 

- Yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm trong chuyên môn giảng dạy

- Yêu cầu về kiến thức cập nhật đổi mới trong giáo dục 

- Các kỹ năng bổ trợ: vi tính, ngoại ngữ

- Kỹ năng mềm

- Năng lực tổ chức và tuyển chọn nhân sự 

- Có thâm niên và am hiểu về đặc thù quản lý nhân sự tại Việt Nam, trong ngành giáo dục và cơ sở trường Tiểu học đang hoạt động

2.1.2. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Quản trị nhân sự nói chung bao gồm 3 tác vụ chính:

- Phân công công việc

- Đánh giá

- Khen thưởng và xử lý

Trong môi trường Tiểu học cũng không có nhiều khác biệt. Ban giám hiệu nhà trường trong những buổi họp định kỳ cũng sẽ phải đưa ra các quyết định, thông báo, điều chỉnh liên quan mật thiết đến công việc của các giáo viên trong trường. 

Nhiệm vụ quản trị nhân sự của Ban giám hiệu

Về trách nhiệm phân công công việc, các Trưởng khối, các giáo viên chủ nhiệm sẽ được phổ biến về tình hình chung, các đợt thi đua của trường; cung cấp tài liệu, thiết bị để tổ chức các buổi học tại lớp. Tùy theo quy mô từng trường mà phần công việc sẽ có những thay đổi khác nhau. Mỗi khối lớp sẽ có những đặc thù riêng. Khối lớp 4, lớp 5 sẽ cần những giáo viên chuyên môn cao ngược lại 3 khối lớp còn lại sẽ cần những giáo viên có khả năng truyền đạt, thái độ giảng dạy và truyền cảm hứng học cho các con thật tốt.

Chất lượng của các buổi dạy sẽ được Ban giám hiệu đánh giá thông qua điểm số hoặc các buổi Chào cờ, tổng kết thi đua mỗi tuần. Ngoài ra, việc dự giờ định kỳ hoặc dự giờ ngẫu nhiên cũng là một cách để Ban giám hiệu đánh giá, kiểm tra giáo viên và học sinh trong các buổi học. 

Với những người lao động khác trong nhà trường như: nhân viên y tế, nhân viên dọn dẹp,... Ban giám hiệu sẽ thống nhất yêu cầu về công việc và kiểm tra định kỳ hằng tuần hoặc phân công kiểm tra. 

Khen thưởng và xử lý kỷ luật sẽ được thực hiện công bằng để các giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường có thêm động lực làm việc cũng như rút kinh nghiệm để không tái phạm sai lầm. 

2.2. Những điểm đặc biệt của nhân sự trong trường Tiểu học

Để quản trị nhân sự trong trường Tiểu học được hiệu quả cần phải hiểu về nhân sự trong môi trường sư phạm. Mỗi nhóm ngành nghề sẽ có một điểm khác biệt riêng. 

2.2.1. Đặc trưng của tập thể lao động trong trường Tiểu học

Tập thể giáo viên chính là lực lượng nòng cốt của trường, quyết định việc phát triển của trường trong hiện tại và tương lai. Trái với nhiều ngành nghề bị tác động bởi những yếu tố khách quan như kinh doanh, du lịch,... nhóm nghề giáo dục phần lớn nằm ở yếu tố chủ quan, là tương tác giữa người và người - giữa giáo viên với giáo viên và giáo viên với học sinh; giáo viên với phụ huynh. 

Những điểm khác biệt của lao động môi trường Tiểu học

Chính từ những đặc trưng này mà công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học tuy có quy tắc nhưng không được quá cứng nhắc. Bởi những giá trị người nhà giáo tạo ra là vô hình, đấy chính là tính cách, kiến thức của các em. Đặc biệt ở đây là những em học sinh tiểu học như những tờ giấy trắng. 

2.2.2. Công tác quản trị nhân sự tại trường Tiểu học trong môi trường giáo dục hiện đại

Có thể nói, công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học không chỉ đem lại tác dụng trong kiểm soát nhân sự trong phạm vi trường học tại thời điểm áp dụng mà còn là cách để thu hút các giáo viên giỏi, thu hút phụ huynh gửi gắm con em. 

Công tác quản trị nhân sự tại trường Tiểu học trong thời đại mới

Với nền giáo dục có nhiều đổi mới, cải tổ như Việt Nam hoạt động quản trị nhân sự tại trường tiểu học cũng dần dần có sự thay đổi, lột xác để phù hợp hơn với tình hình giáo dục toàn cầu. Công tác quản trị nhân sự không chỉ dừng lại trong việc quản lý, đánh giá mà phải tập trung đào tạo thêm, đào tạo chuyên sâu những kiến thức công nghệ, áp dụng thực tiễn vào bài giảng để đem lại hiệu quả cao nhất. 

Xem thêm: Phần mềm nhân sự miễn phí, chuyên nghiệp

3. Cách thức tiến hành quản trị nhân sự tại trường Tiểu học

Việc quản trị nhân sự tại trường Tiểu học được tiến hành theo một lộ trình lâu dài và thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa để phù hợp với thực tế giảng dạy. 

Lộ trình của hoạt động quản trị nhân sự tại trường Tiểu học

Ban giám hiệu sẽ cần tính toán đường dài để các nhân sự [giáo viên, cán bộ nhân viên] hoạt động trong trường có phương hướng phát triển phù hợp. Dưới tình hình về số lượng và chất lượng mà từ đó sẽ rút ra được dự báo tương lai để có những bước đi đúng đắn nhất. 

Quy mô và mong muốn phát triển của nhà trường càng lớn bao nhiêu thì hoạt động quản trị nhân sự càng phải được đề cao bấy nhiêu. 

Vậy là với bài viết trên, đội ngũ timviec365.vn đã cùng các bạn đọc khám phá thêm về công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các công tác quản trị nhân sự tại trong các nhóm ngành khác, hãy đón đọc ngay những bài viết khác của chúng tôi nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Quản lý nhân sự của Vingroup

Là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, nhân sự của Vingroup luôn nhận được đánh giá cao về thái độ và chuyên môn. Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhân sự của Vingroup luôn được quan tâm và tìm hiểu. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp này nhé.

Quản lý nhân sự của Vingroup

Video liên quan

Chủ Đề