Nội dung bài giảng tích hợp chuyên ngành văn hóa

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam. Dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được các giáo viên tiếp nhận, nhưng ở các mức độ khác nhau.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.”

Theo từ điển Tiếng Anh tích hợp được viết là “integration” với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

1. Ưu điểm của dạy học tích hợp

Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là “giáo dục định hướng nội dung”được thiết kế thành các môn học lí thuyết và môn học thực hành riêng lẻ nhau nên có những nhược điểm như:

- Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động;

- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân [kỹ năng giao tiếp];

- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau, ít có mối quan hệ;

- Không giúp học sinh làm việc tốt trong các nhóm;

- Nội dung trùng lặp, học có tính dự trữ;

- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời…

Hiện nay chương trình dạy nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều đổi mới, kết hợp môn học và mô đun kĩ năng hành nghề. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lí thuyết và thực hành để học sinh sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Thực chất dạy các mô đun là dạy học tích hợp với các ưu điểm:

- Gắn kết đào tạo với lao động;

- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động;

- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề;

- Khuyến khích học sinh học một cách toàn diện hơn [Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó];

- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ;

- Học sinh tích cực, chủ động, độc lập hơn...

2. Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp

2.1. Dạy học định hướng giải quyết vấn đề

Dạy học định hướng giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để phát triển khả năng tìm tòi, khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề.

Quá trình dạy học định hướng giải quyết vấn đề được chia thành những giai đoạn có mục đích chuyên biệt.

Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước:

Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước:

Một số hình thức tổ chức trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề:

- Phương pháp động não: học sinh thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể;

- Làm việc theo nhóm: giáo viên cần có những kế hoạch và phương pháp giảng dạy một cách cụ thể và có mục đích [ví dụ như: yêu cầu sinh viên làm việc nhóm không có nghĩa là họ sẽ học được kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả, mà là các vấn đề như: làm sao để thành lập một nhóm, làm sao lập kế hoạch và phân chia công việc trong nhóm, và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm,…cần được giáo viên giảng dạy một cách rõ ràng. Khi những hoạt động giảng dạy mang đến cho học sinh cơ hội thực hành cụ thể thì mới mang lại hiệu quả];

- Báo cáo và trình bày [có thể thực hiện theo nhiều cách: cá nhân, nhóm nhỏ,…].

2.2. Dạy học định hướng hoạt động

Trọng tâm của dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát triển được các năng lực hoạt động nghề nghiệp.

Giờ học theo kiểu định hướng hoạt động được tổ chức theo qui trình 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đưa ra vấn đề nhiệm vụ bài dạy - Trình bày yêu cầu về kết quả học tập

Giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ mà còn thống nhất với học sinh về kế hoạch, phân nhóm và cung cấp các thông tin về tài liệu liên quan.

- Giai đoạn 2: Tổ chức lập kế hoạch hoạt động

Giáo viên tổ chức cho học sinh thu thập thông tin qua tình huống học tập. Sản phẩm thu được của giai đoạn này là bản kế hoạch thực hiện [thực chất là giáo viên đã chuẩn bị trước khi vào giờ giảng], ví dụ như: danh sách các kĩ năng cần hình thành, qui trình thực hiện từng kĩ năng, định lượng thời gian làm việc cho từng kĩ năng và lượng kiến thức lý thuyết mới xen vào khi thực hiện các qui trình đó…

- Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, qui trình đã lập

+ Thao tác mẫu của giáo viên;

+ Trình bày tổng quát qui trình đã lập;

+ Thao tác thử của học sinh;

+ Đánh giá thao tác thử của học sinh;

+ Lưu ý các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phòng tránh;

+ Trang bị kiến thức lí thuyết cần thiết.

- Giai đoạn 4: Tổ chức đánh giá

Giáo viên tổ chức đánh giá quá trình giải quyết vấn đề gồm: kĩ năng, kiến thức và thái độ.

3. Bài dạy tích hợp và giáo án tích hợp

3.1. Bài dạy tích hợp

Bài dạy tích hợp gồm: Chương trình đào tạo, mô đun giảng dạy, giáo án tích hợp, đề cương bài giảng theo giáo án, đề kiểm tra, các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng.

3.2. Giáo án tích hợp

Các bước biên soạn giáo án tích hợp:

Xác định mục tiêu bài học Ò Xác định nội dung bài học ÒXác định hoạt động dạy - học Ò Xác định phương tiện dạy học sử dụng trong bài Ò Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án Ò Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án.

[Mẫu giáo án dạy học tích hợp tham khảo tại Mẫu số 7 Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH]

Tóm lại, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công, giáo viên cần phải biên soạn giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của học sinh, với điều kiện thực tiễn, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã qui định. Do vậy, để việc giảng dạy tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đạt được hiệu quả cao, đồng thời nâng cao chất lượng cho công tác hội giảng sắp tới,

Ø Về phía Nhà trường:

- Chú trọng hơn nữa việc tập huấn cho các giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, tránh tình trạng giáo viên, giảng viên còn hiểu lờ mờ, chưa sâu về dạy học tích hợp;

- Phát tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đến từng Khoa/ giáo viên/ giảng viên;

- Thiết kế chương trình đào tạo tích hợp;

- Triển khải các buổi dạy học mẫu của các chuyên gia để các giáo viên, giảng viên cùng nhau học hỏi và rút kinh nghiệm.

Ø Về phía giáo viên, giảng viên:

- Cần hiểu rõ và tìm hiểu cụ thể về phương pháp dạy tích hợp;

- Không ngừng học hỏi để trở thành người Thầy có chuyên môn sâu, kiến thức chuyên ngành rộng, biết khai thác các thông tin để dạy học tích hợp đúng hướng;

- Khai thác hiệu quả chương trình tích hợp của Nhà trường;

- Trong bài giảng tích hợp, giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức, mà còn đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động. Do đó, giáo viên cần có những kế hoạch và phương pháp dạy học một cách cụ thể và có mục đích.

ThS. Đặng Thị Kim Oanh & ThS. Đinh Thị Hồng Vân

Khoa Ngoại ngữ Du lịch Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thành Hải và cộng sự [2010], Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, Đại học Quốc gia Tp. HCM.

2. TS. Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.

3. //cvct3.edu.vn/tintuc/chi-tiet-tin-tuc/thong-tin/dien-dan-chuyen-mon/co-so-ly-luan-ve-day-hoc-tich-hop/tt.html

Chủ Đề