Những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam

Nhắc đến Văn học Việt Nam chúng ta sẽ không thể không nhớ đến những tác phẩm kinh điển như Chí Phèo, Tắt đèn, Tuổi thơ dữ dội,… Mặc dù những cuốn sách ấy đã ra đời từ rất lâu đời thế nhưng đến thời điểm hiện tại khi trải qua lớp bụi của thời gian nó vẫn là thể loại được bạn đọc yêu thích. Bởi giá trị của những tác phẩm ấy trường tồn theo thời gian và hãy cùng AnyBooks khám phá những tác phẩm Văn học Việt Nam hay nhất nên đọc nhất nhé!

1. Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

Tuổi thơ dữ dội là một trong những tác phẩm Văn học Việt Nam nổi tiếng nhất, bởi nó phù hợp với mọi lứa tuổi. Cuốn sách đã lấy đi không ít nước mắt của độc giả, Phùng Quán đã phác họa thành công về quá khứ ngày xưa, trong từng cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Những cậu bé nhỏ tuổi xung phong tham gia cách mạng khiến cho không ít người đọc cảm thấy bùi ngùi và xúc động. “Những mảnh đời non trẻ với xuất thân khác nhau nhưng cùng tình nguyện gắn bó đời mình với vận mệnh và sự sống còn của Nhân dân và Đất nước.”

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Tuổi thơ dữ dội viết về chiến tranh thế nhưng nó không hề mang màu sắc đen tối, trầm buồn mà ngược lại tác phẩm vẫn mang nét hồn nhiên, hài hước. Cách viết của Phùng Quán rất gần gũi, giản dị và chân thật. Cuốn sách này chắc chắn sẽ khiến bạn phải bật khóc vì cảm động và biết ơn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.

2. Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Những tác phẩm của Thạch Lam luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng, mạch truyện cứ trôi theo một cách êm đềm. Truyện của Thạch Lam là truyện mà không có cốt truyện, không có những chi tiết kịch tính thế nhưng cách ông khắc họa nhân vật cũng khiến cho người đọc có sự đồng cảm sâu sắc. Gió là đầu mùa là tuyển tập những truyện ngắn của Thạch Lam. Vẫn là những câu chuyện, con người thật bình dị nhưng lại khiến chúng ta bất ngờ vì đâu đó trong hình ảnh tưởng chừng như thật đơn giản đó chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của chính mình. Thạch Lam luôn xây dựng nhân vật rất đời thường, ông luôn dành cho nhân vật của mình niềm thương cảm sâu sắc về cuộc đời đau khổ của họ, những người nghèo sống dưới đáy của xã hội.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Trong phần giới thiệu tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

3. Chí Phèo – Nam Cao

Khi nhắc đến Nam Cao không ai là không biết đến tác phẩm Chí Phèo - một trong những tác phẩm kinh điển của Văn học Việt Nam. Nhân vật chính trong truyện là Chí Phèo, một người nông dân lương thiện với ước mơ có cuộc sống giản dị thế nhưng sống dưới xã hội nửa phong kiến nửa thực dân đã khiến cho Chí bị tha hóa. Sau khi đi tù về Chí trở thành con quái vật của làng Vũ Đại - một tên nát rượu chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Thế nhưng sau khi hắn gặp được người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn là Thị Nở tâm hồn lương thiện của Chí đã được đánh thức. Và rồi, khi tình yêu chớp nở thì cũng là lúc cả hai biết được họ không thể đến với nhau. Sau đó, vì quá đau khổ Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.” – câu thoại gây ám ảnh người đọc, chúng ta xót thương cho cuộc đời của anh Chí.

4. Bỉ vỏ - Nguyên Hồng

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Tác phẩm kể về cuộc đời của Bính hay Tám Bính, Bính vốn là một cô gái nhà quê hiền lành, chất phát, nhưng vì dễ tin người Bính đã bị một gã đàn ông lừa cho có chửa sau đó hắn ta bỏ đi. Sau khi sự việc vỡ lẽ Bính đã phải sống trong sự chỉ trích, lời ra tiếng vào từ hàng xóm và từ chính những người thân yêu của mình. Khi không thể chịu đựng được nữa, Bính quyết định lên thành phố để tìm lại người mình yêu. Và rồi, trải qua những sóng gió của cuộc đời, khi Bính cưới Năm Sài Gòn làm chồng là một tên bỉ vỏ khét tiếng, trong lòng Bính vẫn luôn hướng về lương thiện. Cô nhiều lần khuyên chồng bỏ nghề để sống một cuộc đời bình dị mà lương thiện nhưng không được, cuối cùng sống trong hoàn cảnh ấy Bính đã lột xác trở thành một tay “bỉ vỏ” chuyên nghiệp. Cái kết đầy ám ảnh Bính và Năm Sài Gòn phải trả giá rất đắt nhưng ở đâu đó Nguyên Hồng vẫn có sự đồng cảm sâu sắc dành cho nhân vật của mình.

Xem thêm: Review sách Bỉ vỏ - Nguyên Hồng

5. Những ngày thơ ấu

Những ngày thơ ấu là một bức tranh khắc họa những tủi nhục, đau đớn của cậu bé Hồng. Bằng một vài ngôn từ giản đơn, bình dị Nguyên Hồng đã lột tả thành công hình tượng cậu bé Hồng với những giằng xé trong nội tâm của nhân vật.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Thông qua Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng lên án gay gắt xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu khiến cho cậu phải xa mẹ mình một thời gian. Những ký ức về tuổi thơ đầy nước mắt thế nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy Nguyên Hồng vẫn giữ cho mình sự lạc quan niềm đam mê với những cuốn sách và con chữ.

6. Vợ nhặt

Vợ nhặt là một bức tranh hiện thực về nạn đói năm 1945: những nhân vật điển hình như Tràng, Thị và bà cụ Tứ là những con người phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ nạn đói, họ phải sống thiếu thốn qua từng ngày, cái ăn cũng không có đủ. Bằng ngòi bút sắc sảo, Kim Lân đã phản ánh hiện thực thông qua hình ảnh các nhân vật ông xây dựng. Đúng là phải có một tình cảm gắn bó với người nông dân, Kim Lân mới có thể miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc đến như vậy.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Vợ nhặt được hiện lên như một tia hi vọng về một tương lai tươi sáng phía trước của những người nông dân nghèo. “Nhà văn dùng "Vợ nhặt" để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng. – nhà giáo Trần Đồng Minh”

7. Tắt đèn

Tắt đèn là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Ngô Tất Tố. Tác giả đã khéo léo xây dựng hình tượng chị Dậu mạnh mẽ có vẻ đẹp tâm hồn cao cả. Vì gia đình mình chị Dậu có thể sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ. Trong suốt tác phẩm hình ảnh chị Dậu hiện lên như một hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Để đủ tiền đóng sưu thuế, chị Dậu đã phải lần lượt bán hết tất cả những đồ có giá trị trong nhà. Cuộc đời chị Dậu được tác giả vẽ ra bằng những sự mất mát, đau thương nhất. Chúng ta khó tìm được ánh sáng trong cuộc đời của chị và có lẽ đó chính là lí do Ngô Tất Tố đặt tên cho tác phẩm là Tắt đèn. Từ việc chị phải bán đàn chó, bán đứa con của mình thể hiện được cuộc sống của chị Dậu quá đen tối. Thế nhưng khi bị dồn vào đường cùng, chị Dậu vẫn giữ được tâm hồn lương thiện. Từ những chi tiết cao trào, kịch tính trong Tắt đèn đã tác động khiến cho chị Dậu nổi loạn. Thông qua tác phẩm “Tắt đèn” tác giả lên án tố cáo xã hội phong kiến thối nát đã đẩy người nông dân nghèo tội nghiệp vào đường cùng.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ AnyBooks, chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Xem thêm:

Dẫu cho vào bất kỳ thời đại nào, luôn tồn tại những cây bút cực kỳ tài hoa và lãng mạn. Hãy cùng ReviewNao gọi tên Top 8 các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam từ trước đến nay nhé!

Xuyên suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến được nền văn học nước nhà đi qua rất nhiều cung bậc. Dù là thời bình hay thời chiến, các cây bút ấy vẫn miệt mài tạo nên những tác phẩm quý giá. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ReviewNao muốn cùng bạn đi tìm ra Top 8 các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam là ai nhé!

Tô Hoài

Được mệnh là nhà văn của thiếu nhi, Tô Hoài là nhân vật đầu tiên nằm trong danh sách các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này. Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông là người Hà Đông. Bút danh Tô Hoài được ông lấy cảm hứng từ hai địa danh yêu thương là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Mặc dù sinh trưởng trong một gia đình làm nghề thủ công thế nhưng từ trẻ ông đã bộc lộ tình yêu với văn chương, chữ nghĩa.

Tác phẩm đầu tay của ông là Dế Mèn phiêu lưu ký đã nhận được đông đảo sự yêu mến của các độc giả trên toàn quốc. Trong thời chiến, ông tiếp tục nổi tiếng với tập Truyện Tây Bắc và đặc sắc nhất chính là tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Nhờ những đóng góp không ngừng nghỉ, Tô Hoài đã được vinh danh là một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam.

Các giải thưởng mà Tô Hoài đã dành được

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 [Truyện Tây bắc].
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 [tiểu thuyết Quê nhà].
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 [tiểu thuyết Miền Tây].
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật [đợt 1 – 1996].
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

Tố Hữu

Nhắc đến các tác phẩm sách văn học cách mạng thì Tố Hữu là cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của rất nhiều người. Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra ở Quảng Nam và trưởng thành ở Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này còn là một chính trị viên vô cùng năng nổ. Vì được sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là các nhà nho nên ông đã được thừa kế tình yêu to lớn với ca dao, tục ngữ. Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Tố Hữu có thể kể đến như Từ ấy, Việt Bắc, Máu và Hoa, Một tiếng đờn,… Được mệnh danh là “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, Tố Hữu là một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam mà khó ai có thể thay thế.

Xuân Diệu

Với những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường thì ắt hẳn Xuân Diệu là nhà văn không mấy xa lạ. Nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này được biết rộng khắp trong lòng người yêu văn chương với biệt danh là “ông hoàng thơ tình”. Bản thân Xuân Diệu sinh trưởng tại vùng đất võ Bình Định trong những năm tháng đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Một số tác phẩm của nhà văn Xuân Diệu

  • Phấn thông vàng [1939, truyện ngắn], 17 truyện.
  • Trường ca [1945, bút ký], 9 bài.
  • Miền Nam nước Việt [1945, 1946, 1947, bút ký].
  • Việt Nam nghìn dặm [1946, bút ký].
  • Việt Nam trở dạ [1948, bút ký].
  • Ký sự thăm nước Hung [1956, bút ký].
  • Triều lên [1958, bút ký].
  • Yêu được Châu Kỳ phổ thành Đừng nói xa nhau.
  • Nguyệt cầm được Cung Tiến phổ nhạc.
  • Vì sao được Phạm Duy phổ thành Mộ khúc.

Cũng giống như những cây bút khác, ông phải vất vả trên con đường tìm kiếm lý tưởng riêng. Chính vì thế hầu hết các tác phẩm đỉnh cao trong thời điểm này của ông thể hiện một triết lý bi quan nhưng ẩn hiện dưới từng dòng chữ lại là cả một mạch ngầm sức sống. Với câu thơ nổi tiếng “Yêu là chết trong lòng một ít”, nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam đã để lại dấu ấn độc đáo của riêng mình trên thi đàn nước nhà.

Nam Cao

Hình ảnh chị Dậu và lão Hạc có lẽ là một trong số ít những nhân vật gây ấn tượng sâu sắc đối với các thế hệ học sinh Việt Nam. Và chủ nhân của hai tác phẩm ấy không ai khác chính là nhà văn Nam Cao. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, là một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam thời xưa.

Mặc dù đến với văn chương nhằm mục đích mưu sinh, thế nhưng các tác phẩm của Nam Cao lại mang đến những giá trị không thể chối từ. Ông đặc biệt với các tác phẩm truyện ngắn trước năm 1945 viết về nạn đói, cái nghèo một cách chân thực không che đậy. “Tài hoa bạc mệnh” chính là những gì nói về cuộc đời của nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này, ông đã ra đi khi mới 36 tuổi dưới mũi súng của quân Pháp.

Nam Cao đã được tôn vinh với rất nhiều giải thưởng. Trong đó phải kể đến Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996. Tên Nam Cao được đặt tên cho Đường phố tại Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác. Ngoài ra tên của ông cũng được đặt cho một số trường học phổ thông và dự định là cho tên một khu đại học tại Hà Nam.

Nguyễn Minh Châu

Vị tác giả tiếp theo được ReviewNao chọn lựa trong bài viết về các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này chính là Nguyễn Minh Châu. Sinh ra và lớn lên tại vùng đất hiếu học Nghệ An, Nguyễn Minh Châu đã quyết định cống hiến cuộc đời của mình cho văn học Việt Nam hiện đại. Bản thân ông là một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn 1954 – 1975 và thời kì đầu đổi mới.

Nhiều thế hệ học sinh đã biết đến ông qua 2 tác phẩm trong sách giáo khoa là ”Bến quê” và ”Chiếc thuyền ngoài xa”. Sở hữu một giác quan nghệ thuật nhạy cảm, cái nhìn đời sâu sắc, toàn diện, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều dễ dàng đi thẳng vào trái tim người đọc.

Với những thành công vang dội của mình, Nguyễn Minh Châu đã để lại cho thế hệ sau này những trang sách văn học đầy tha thiết và nhân văn. Bạn nên đọc thử những cuốn sách hay tác phẩm của ông để có thể nhìn thấy được một thời quê hương nước nhà vượt qua nghèo khổ. Qua đó bạn cũng có thể thấu hiểu được nổi khổ xưa kia của ông bà cha mẹ.

Hoài Thanh

Nổi tiếng với cuốn sách “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh là tên tuổi tiếp theo nằm trong nhóm các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này. Hoài Thanh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo vô cùng thành công của thế kỷ XX. Bên cạnh sự nghiệp văn chương, ông còn được biết đến rộng rãi với tư cách là một nhà phê bình văn học.

Tác phẩm tiêu biểu “Thi nhân Việt Nam” mà ông đã thực hiện cùng em trai Hoài Chân là một trong số những công trình có giá trị lớn đối với văn chương nước nhà. Trong suốt thời gian hoạt động, ông đã liên tục giữ những chức vị lớn như Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,… Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh giúp ông đứng vào hàng ngũ các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư có lẽ là bóng hồng duy nhất được ReviewNao chọn để vinh danh trong list các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này. Cô là con gái của một gia đình nông dân ở vùng sông nước Cà Mau. Lớn lên với tình yêu văn chương tha thiết nên ngay khi vừa kết thúc bậc học Phổ Thông cô đã xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí.

Và tại nơi đây, trong một môi trường làm việc thuận lợi, nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã ra đời. Tác phẩm “Cánh đồng bất tận” là cuốn sách đã đánh dấu mốc quan trọng giúp tên tuổi của nữ nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này bật lên trên cả nước. Không ngủ quên trên chiến thắng, Nguyễn Ngọc Tư vẫn tiếp tục cho ra đời những tập truyện ngắn sau này và trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới với vô vàn giải thưởng danh giá.

Bà đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá về văn học nghệ thuật. Phải kể đến như Lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn, Tác phẩm Cánh đồng bất tận nhận giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức, Tác phẩm Ngọn đèn không tắt đạt Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam,…

Nguyễn Nhật Ánh

Khắp lại danh sách các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam này là tác giả đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ thanh thiếu niên – Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay này là một cây bút yêu thích chuyên viết về tâm tình tuổi mới lớn của các bạn trẻ. Bên cạnh việc được biết đến như một nhà văn ăn khách, Nguyễn Nhật Ánh còn từng giao làm việc cho tờ báo Hoa Học Trò với cái tên Anh Bồ Câu.

Những tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh

  • Áo trắng sân trường [1994].
  • Thằng quỷ nhỏ / Bong bóng lên trời [1997].
  • Chú bé rắc rối [1998].
  • Kính vạn hoa [2004–2006].
  • Nữ sinh [2008].
  • Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh [2015].
  • Cô gái đến từ hôm qua [2017].
  • Mắt biếc [2019].

Với một góc nhìn sâu sắc và ngây thơ, ông luôn đem đến những truyện ngắn đầy tiếng cười nhưng cũng xen lẫn nỗi niềm xót xa. Đến hiện tại, đã có rất nhiều tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim điện ảnh và đạt vô vàn thành tích đáng nể. Có thể nói với những gì ông đã và đang làm được, Nguyễn Nhật Ánh chính là nhà văn Việt Nam được yêu thích nhất hiện nay.

Văn chương không chỉ là nghệ thuật, văn chương còn là tiếng lòng, tiếng nói của cả một thế hệ. ReviewNao mong rằng với Top 8 các nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam mà chúng mình giới thiệu, bạn đã hiểu thêm về sự phát triển văn hóa nước nhà nhé!

Video liên quan

Chủ Đề