Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào

Tấm cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh - Lý Thông… đều là những tựa truyện quen thuộc với tuổi thơ chúng ta. Và đây là những tựa truyện cổ tích nổi tiếng, là niềm tự hào của kho tàng truyện dân gian Việt Nam vì bất kể đứa trẻ nào cũng biết về nó. Thế nhưng ít ai biết được những điều thú vị đằng sau những câu truyện ấy. Đó là gì? 

Truyện cổ tích là gì?

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào

Truyện cổ tích là gì? 

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật điển hình như:

  • Kiểu nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người em út, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…;

  • Kiểu nhân vật dũng sĩ có tài năng đặc biệt để cứu nước, giúp dân;

  • Kiểu nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngờ nghệch;

  • Động vật có những điều đặc biệt như biết nói, hoạt động như con người hoặc có tính cách như con người… 

Truyện cổ tích có bao nhiêu loại?

Dựa vào đặc điểm của những kiểu nhân vật và tính chất sự việc được kể lại mà chia truyện cổ tích thành 3 loại như sau:

Truyện cổ tích về các loài vật 

  • Có thể là vật nuôi trong nhà, thường miêu tả đặc điểm khác biệt của loài vật quen thuộc với chúng ta;

  • Có thể là động vật hoang dã, sống trong rừng nhưng được thừa hưởng một khả năng đặc biệt nào đó như biết nói chuyện, thông minh, mưu mẹo so với những loài vật khác. 

Điểm chung của cả 2 kiểu truyện trên nhằm khám phá thế giới loài vật. Một vài câu chuyện về động vật có sự tham gia của con người nhưng một số thì không, các nhân vật chỉ toàn là con vật. Điểm khác biệt giữa truyện cổ tích về loài vật với thể loại thần thoại ngụ ngôn là sự nhân cách hóa. 

Trong thần thoại, các tình tiết trong câu chuyện sẽ có một chút trừu tượng trong khi cổ tích lại thiên về phản ánh xã hội loài vật hơn. Vẫn có một số truyện vừa là thần thoại, vừa là cổ tích, chẳng hạn như Cóc kiện Trời, Công và quạ… 

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào
Truyện Cóc kiện trời 

Loại cổ tích thần kỳ 

Kể về những sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống gia đình hoặc xảy ra ở xã hội loài người. Đó có thể là mâu thuẫn gia đình, có thể là tình yêu hay các mối quan hệ xã hội. Điển hình của thể loại truyện này là truyện Tấm Cám, Cây Khế… 

Tóm lại, nội dung của cổ tích thần kỳ thường hướng đến số phận con người và đời sống xã hội. Đối tượng chính là miêu tả, phản ánh số phận của nhân vật trung tâm. Trong thể loại này sẽ có sự xuất hiện của nhân vật thần kỳ, có thể là bà tiên, ông bụt… nhưng đó không phải là nhân vật trung tâm mà chỉ là yếu tố thêm thắt vào. 

Nếu nhân vật thần kỳ có vai trò lớn hơn con người thì câu chuyện đó nghiêng về hướng thần thoại hơn. Trong thể loại truyện thần kỳ lại được chia thành 2 nhóm nhỏ là truyện về nhân vật tài giỏi và truyện về nhân vật bất hạnh. 

  • Truyện về nhân vật tài giỏi: kể về nhân vật có tài năng đặc biệt, siêu phàm như chữa bệnh giỏi, bắn cung giỏi hoặc tài năng võ nghệ… Nội dung thường là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính và kết quả cuối cùng là lập được chiến công, tiêu diệt cái ác. Những mẩu truyện về nhân vật tài giỏi là sự mưu cầu hạnh phúc của những con người nhỏ bé, bình thường. 

  • Truyện về nhân vật bất hạnh: thường là nhân vật người em út trong gia đình, con riêng của bố, người giúp việc hoặc nhân vật có bề ngoài xấu xí. Điểm chung của những nhân vật này là ức hiếp, chịu nhiều thiệt thòi. Tính cách tốt, đạo đức tốt nhưng lại khá cam chịu. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều thử thách thì có cơ hội đổi đời và được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. 

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào

Truyện Tấm Cám

Những sự kiện ly kỳ xuất hiện từ thế giới trần tục. Trong thể loại cổ tích thế lực, vẫn có yếu tố thần kỳ xen vào nhưng không quan trọng bằng truyện cổ tích thần kỳ. Hơn nữa, nhân vật trung tâm trong loại truyện này cũng chủ động hơn, tích cực hơn cho dù số phận của họ cũng bất hạnh, gặp nhiều bế tắc. 

Kiểu bế tắc trong truyện thế lực cũng hiện thực hơn, không phải là ước muốn đổi đời huyền ảo. Có thể tìm đọc những câu chuyện sau đây như Sự tích chim Quốc, Đứa con trời đánh, Em bé thông minh, Chàng ngốc được kiện, Làm công chúa nói được, Cái chết của bốn ông sư…

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào

Truyện Sự tích chim Quốc  

  • Đặc trưng về nghệ thuật: đa phần các câu chuyện đều có yếu tố hư cấu, hoang đường;

  • Đặc trưng về cốt truyện: diễn biến của câu chuyện thường là sinh ra - biến cố - trải qua biến cố - kết cục, hầu hết kết cục của truyện đều có hậu;

  • Đặc trưng về ý nghĩa, nội dung: truyền tải ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác, về sự công bằng và về khát khao thoát khỏi chiến tranh. 

Việt Nam ta tự hào khi có kho tàng truyện cổ tích khổng lồ. Nhờ đó mà các thế hệ non trẻ biết được cội nguồn của dân tộc, biết về những đạo lý sống và cách làm người. Vì vậy hãy tìm đọc truyện cổ tích thêm nữa nhé.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Hướng dẫn soạn bài: Ôn tập truyện dân gian - Trang 134 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

(Last Updated On: 15/09/2021 By Lytuong.net)

Truyện ngụ ngôn là một loại truyện ngụ ý, thường mượn nhân vật loài vật, đồ vật để ám chỉ con người, nhằm nêu lên một bài học luân lí, triết lí hay một kinh nghiệm sống.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngụ ngôn hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn chương bác học. Một số lại khẳng định nguồn gốc ngoại lai của truyện ngụ ngôn Việt Nam. Bởi thực ra có khá nhiều truyện ngụ ngôn Ấn Độ vào nước ta từ đầu công nguyên cùng với đạo Phật như: Mèo lại hoàn mèo, Bốn anh xẩm sờ voi, Con quạ với đàn tép… Lại có một số truyện đi vào nước ta theo con đường văn học Hán, văn học Chăm và văn học Khơme: Ôm cây đợi thỏ của Hàn Tử Phi, Kéo cây lúa lên cho chóng lớn của Mạnh Tử… Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai thì chúng ta cũng đã tự mình hình thành nên thể loại này từ chính các thể loại của văn học dân gian: cổ tích loài vật, ca dao…

2. Nội dung của truyện ngụ ngôn

a. Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội:

Truyện ngụ ngôn thường đi vào thế giới loài vật. Nhưng hình ảnh của thế giới thực tại mà truyện muốn thể hiện một cách bóng gió là các quy luật đang ngự trị con người. Cuộc đấu tranh giữa tầng lớp thống trị và bị trị trong xã hội phong kiến thể hiện rất rõ ở truyện ngụ ngôn. Con cọp bị thương, Chèo Bẻo và Ác Là, Con Hổ ăn chay… là những tác phẩm đã thể hiện rõ xung đột mang tính xã hội ấy. Trong truyện Con cọp bị thương, con hổ là hình ảnh ẩn dụ cho bọn thống trị. Nó bị thương, vết thương lở loét, bốc mùi khắp hang. Khi Cò đến thăm, vì không giấu được cảm giác khó chịu thật sự của mình trước mùi thối đó nên nó bị đánh vì xúc phạm đến quân vương. Chuột vào thăm, rút kinh nghiệm đã cố mà khen thơm nhưng vẫn bị đánh vì tội nịnh hót. Con Cáo vào sau cùng, lém lỉnh cho là mình bị ngạt mũi không ngửi thấy gì cả. Nhưng nó cũng bị đánh vì tội giả dối. Kết cục khác nhau của các con vật cho thấy một sự thật của xã hội: chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh.

b. Truyện ngụ ngôn nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc:

Đây là nội dung chính của truyện ngụ ngôn. Đằng sau mỗi một câu chuyện là một bài học mang tính triết lí sâu sắc. Truyện đã dẫn con người đi đến nhận thức đúng đắn bằng cách nêu lên những tai hại do nhận thức sai lầm gây ra. Cách chứng minh bằng phản chứng độc đáo ấy đã giúp bài học đến với người nghe thật tự nhiên. Tác phẩm Mèo lại hoàn mèo kể lại thật tự nhiên câu chuyện đổi tên của con mèo. Sau câu chuyện thay tên luẩn quẩn ấy là những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, hiện tượng và bản chất. Qua câu chuyện, người bình dân muốn gá gửi đến một triết lí: đừng lầm tưởng rằng chỉ cần thay đổi tên gọi mà đánh tráo được bản chất của sự vật hiện tượng

3. Nghệ thuật truyện ngụ ngôn

Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật nhưng nó không nhằm kể chuyện về loài vật mà chỉ mượn loài vật để nói về con người và xã hội loài người. “Dù thế nào, ngụ ngôn cũng chuyên riêng về những loài cầm thú, côn trùng, lấy các loài ấy làm chủ động cho đóng các vai mà ra trò” (Nguyễn Văn Ngọc, Đông Tây ngụ ngôn).

Trong truyện cổ tích, xung đột tiêu biểu là xung đột giữa cái tốt với cái xấu, thiện với ác thể hiện ở hành động của nhân vật. Xung đột tiêu biểu của truyện ngụ ngôn là xung đột giữa đúng và sai, giữa chân lí và nguỵ lí. Xung đột này biểu hiện ở lí lẽ hành động, ở triết lí ứng xử của nhân vật (tức là xung đột nằm phía sau hành động của nhân vật). Vì vậy những xung đột ở truyện ngụ ngôn chỉ có ở một nhân vật và nhân vật này chẳng gặp trở lực nào của hoàn cảnh. Ngay ở những truyện nhân vật có quan hệ thù nghịch với nhau thì xung đột chủ yếu vẫn là ở lí lẽ hành động. Có lúc xung đột trong truyện ngụ ngôn được biểu hiện ở xung đột giữa tác giả với nhân vật trong truyện.

Kết cấu ngụ ngôn ngắn gọn như một màn kịch. Truyện có nhân vật, có tình huống, hành động và lời thoại… Theo La Phôngten, truyện ngụ ngôn gồm hai phần: phần xác và phần hồn. Phần xác là câu chuyện kể, phần hồn là điều răn dạy. Thường thì điều răn dạy chỉ ngụ vào câu chuyện kể như hồn ngụ vào xác nhưng cũng có khi nó được biểu hiện ra bằng lời. Với truyện Thầy bói xem voi, điều răn dạy được giấu đi chứ không hiển hiện tường minh. Nhưng thông qua hành động của những ông thầy bói, người đọc vẫn nhận ra được một bài học liên quan đến con đường nhận thức, đó là không nên xem xét sự vật một chiều mà nên xem nó trong tính chỉnh thể, trong mối tương quan giữa các yếu tố làm nên sự vật hiện tượng.

(Nguồn tham khảo: Bùi Thanh Truyền, Giáo trình văn học 1)

Please follow and like us:

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào
20

Nhân vật truyện ngụ ngôn thuộc kiểu nhân vật nào
20