Nhân vật bày tỏ cảm xúc gì trong hoàn cảnh nào

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhân vật bày tỏ cảm xúc gì trong hoàn cảnh nào
Nhân vật bày tỏ cảm xúc gì trong hoàn cảnh nào
Nhân vật bày tỏ cảm xúc gì trong hoàn cảnh nào

-Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất

-Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

-Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII

-Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán

1.Tác phẩm Chinh phụ ngâm

    a)Hoàn cảnh ra đời

Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”

    b)Giá trị nội dung và nghệ thuật

-Giá trị nội dung

    +Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa

    +Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi

-Giá trị nghệ thuật

    +Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch)

    +Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng

    +Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

    +Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển

2.Vị trí đoạn trích

    Đoạn trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm

3.Bố cục (2 phần)

-Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ

-Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa

4.Giá trị nội dung

    Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

5.Giá trị nghệ thuật

-Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…

-Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

I.Mở bài

-Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm

-Giới thiệu về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

II.Thân bài

    1.16 câu đầu: Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ

        a)8 câu thơ đầu

-Không gian:

    +Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh

    +Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung

-Thời gian:

    +Đèn: ban đêm, thời gian của tâm trạng

    +Hoa đèn: thời gian qua lâu gợi nỗi niềm khắc khoải

-Hành động của người chinh phụ:

    +Dạo – gieo từng bước: đi đi lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn

        ⇒Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi

    +Rủ thác: hành động vô thức, không có chủ đich

    +Nghe ngóng tin tức: nhớ mong, khao khát người chồng trở về

    +Giãi bày, chia sẻ với ngọn đèn – vật vô tri vô giác

-Biện pháp nghệ thuật:

    +Điệp ngữ vòng: đèn biết chăng – đèn có biết, diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ đứt, ngừng.

    +Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng? ⇒ như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ.

        b)8 câu thơ còn lại

-Cảnh vật thiên nhiên:

    +Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm

        ⇒Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào tính chất tĩnh lặng của không gian, đồng thời cũng xoáy sâu vào tâm trạng người chinh phụ

    +Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu

-Cảm thức của người chinh phụ về thời gian:

    +Hòe: bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương

    +Thời gian của tâm trạng:

        Khắc, giờ ------------ niên

        Mối sầu ------------ biển xa

-Hành động của người chinh phụ:

    +Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành

    +Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

    +Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

        ⇒Sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lí trí

        ⇒16 câu thơ đầu thể hiện tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.

    2.Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ

        a)6 câu thơ đầu

-Hình ảnh thiên nhiên:

    +Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên.

    +Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương bắc xa xăm – nơi người chồng đang chinh chiến.

-Biện pháp nghệ thuật

    +Hình ảnh ước lệ: non Yên.

    +Điệp ngữ vòng: non Yên, trời

    +Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.

        ⇒Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà còn là nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ, là tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà.

        b)2 câu còn lại

-Hai câu thơ mang tính khái quát, triết kí sâu sắc

-Lời thơ chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh người chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng.

        ⇒8 câu thơ cuối như lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

III.Kết bài

-Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

-Liên hệ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính

Loạt bài Soạn văn lớp 10 (siêu ngắn) & Tác giả - Tác phẩm Văn 10 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10.

Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thành niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút. - Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. - Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. - Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuồi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn nhưng con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thành niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút. - Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. - Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. - Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuồi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn nhưng con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.