Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói Vạt áo của nhà thơ

I... Mỗi ngày gặp một người họ là một mảnh của thiên tài nhân loạiMáu và mồ hôi của người đúc nên bao hình ảnh ngữ ngônVạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãiTất cả mỗi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh một chữHãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trangII... Những năm Cách mạng chưa về, vườn ta có hoa mà không đậu quảRặng liễu tâm hồn chưa xanh tơ mà đã úa vàngNhiều chim bằng chưa bay mà đã hoá cu nhà, chim sâu ăn đấtChưa gặp trời mà đã gẫy cánh giữa lồng nanBàn tay muốn gieo đã nắm nhầm hạt giốngLẽ ra cầm tờ truyền đơn thì khoe văn tự bán hồnCờ chiến đấu ướp trong mùi hương phấnTrong khói hương chùa lẫn với dấu môi son...... Vết thương xa, nhưng chỗ sẹo đang cònHãy nhớ chỗ tâm hồn ta phí máuCái đã qua có khi trở lại đón đườngChớ bảo rằng: dĩ vãng ở sau lưng và bặt dấuIII... Đời cần thơ như cần hồn chiến trậnCần tiếng sáo thổi lòng thời đạiCần giao liên dắt dẫn qua đườngNếu nhà thơ không cao, không lý tưởngKhông như vầng trăng nhìn ngắm bởi trăm nhàMà chỉ là ngọn khói phất phơ trên mái xámThì thơ ơi! ai cần anh nữa?Khách qua đường sẽ bỏ đi quaIV... Nhiều hòn đảo gọi, mà anh không nghe thấy sóngNhiều biên thuỳ chờ, mà anh chẳng thấy mâyNhiều mặt trận đòi, nhưng anh lạc giữa trận địa của bàn và tủAnh thám hiểm mặt gối và lòng người muôn thuởKhông hay mùa đổi chín trên đầu câyCuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóngChớ ngồi trong phòng ăn bọt bể, anh ơi!Tâm hồn anh là của đời một nửaMột nửa kia lại cũng của đờiV... Nhìn mây Mục Nam QuanChẳng chút buồn quan ảiDù tả một làn mâyCũng là mây thời đạiVI... Bài thơ mặt bể gọi đi xaPhải hiểu màu mây và sắc nắngNgàn sao thời cuộc chói trên đầuVĩ độ mù sương, kinh độ sóngSao ta chỉ biết có thuyền taGiương chiếc buồm con như chiếc bóng?Thôi đi! chú vịt quẫy ao nhàRúc đầu vào cánh ngủ trong mưaKhông hiểu cầu vồng, không hiểu sấm!VII... Có thể mùa xuân đang còn mà lòng hái hoa của anh đã hếtNgược lại có khi xuân đến rồi mà anh tụt lại sauLàm sao cho thơ anh và đời ăn khớpĐừng có như hai người yêu ngồi dưới gốc đào rồi còn lại cãi nhauVIII... Chớ hư danh!Cho đến sao Bắc đẩu vạn năm sau rồi cũng méoHãy nghĩ phục vụ đêm nay cho bánh lái một con thuyềnChớ đẽo mảnh gỗ thừa sơn son làm thần tượngMáu người đẻ ra thơ, mà thơ lại hòng quênPhải đặt kẻ trồng hoa sau người trồng lúaĐặt tất cả "những bài thơ thiên tài về Điện Biên" sau "những Điện Biên"IX... Các anh đã xa dần chiến đấuQuên đi bao khẩu lệnh gọn gàng[Viên đạn vụt ra liền tới đích]Để yêu tơ vò mớ tóc rối bòng bongYêu quá nhiều nét gãy đường congDao quân thù chém ta bằng đường cộc lốc!Chớ lấy cớ giếng sâu, quên cả lòng đang khátLà mây xa, quên phất lúa ra đòngTrăng cũng có phần được thua một đêm du kíchChớ lấy cớ lộc nõn mùa xuân mà không làm lá nguỵ trangX... Ta mải mê chạm cái vẩy sau đuôi con cáMà lắm khi quên quẫy mình theo ngọn sóng triềuCuộc đời lớn mà trang thơ thì lại béCon mèo nhà đòi át tiếng hổ kêuNhư cụ lang vườn không hái lá trên rừng làm thuốcTôi bốc cho người quanh quẩn sau vườn dăm vị tía tôHãy hái những sắc trời xa viễn vọngNhững biển cồn, hãy đem đến trong thơXI... Xưa thơ chỉ hay than mà ít hỏiĐảng dạy ta: Thơ phải trả lờiPhải cầm lấy ván bài nhân loạiKhông để dòng nước chảy trôi xuôiThế hệ ta, nhân loại sẽ "ù"Ta đã trộn bài, chia trở lạiLấy đá mới tạc nên thần mớiMang nụ cười chưa có nghìn xưaXII... Hãy nghĩ suyKhông phải từ lò phản ứng hạt nhân mà từ nông nghiệp ba sàoKhông phải từ cột vô tuyến truyền hình mà từ con sông giới tuyếnĐấy là chỗ điCòn chỗ đến vẫn là nơi thời đại đếnDẫu từ những ngọn đèn, phải đến những vì saoĐất nước nghèo, mỗi sự vung phí tâm tình phải nên tiết kiệmĐốt một ngọn lửa lên là phải thắp sáng một cái gìMỗi viên đạn một quân thù, chớ nên chệch đường bay trong gióĐến tình yêu cũng phải là hoa bên đường không lạc lốiHãy bắt đầu từ nơi ấy mà điDù hình tháp hay hình thoi, mỗi hạt gạo phải làm nên máu thịtDù cành thấp hay cành cao, mỗi chùm hoa đều phải gọi ong vềThơ cần có íchHãy bắt đầu từ nơi ấy mà điXIII... Hình thức cũng là vũ khíSắc đẹp như câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lýAnh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinhNó chưa thành hình, anh cho nó có hìnhChưa thành hạt, anh làm cho nên hạtRồi trả tận tay người cùng với máu anh...

...

Ghi từ 1962 đến 1965

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập [Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn], NXB Văn học, 2002

Trong “Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…” [Đối thoại mới – 1973], Chế Lan Viên Viết:

“Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy
Lặn vào cuộc đời
Rồi lại ngoi lên”.

Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.

* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Trong quá trình sáng tạo, nghệ sĩ phải “lặn vào” để “say”, để trải nghiệm, thẩm thấu, chiếm lĩnh hiện thực, nhưng đồng thời cũng phải biết “ngoi lên” để tạo một độ lùi, một sự gián cách với đối tượng phản ánh để “tỉnh”, để chiêm nghiệm, khám phá hiện thực dưới nhiều góc độ và mang tính khái quát cao hơn.

– Văn học là một hình thái ý thức xã hội, luôn lấy hiện thực đời sống làm đối tượng và chất liệu phản ánh. Hai ý kiến đề cập đến động thái của người nghệ sĩ với hiện thực đời sống trong quá trình sáng tạo. Người nghệ sĩ phải thâm nhập để thấu hiểu hiện thực, đồng thời cũng phải biết vượt lên hiện thực để chiêm nghiện.

2. Bàn luận và chứng minh:

– Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là mảnh đất dồi dào, màu mỡ của nghệ thuật. Văn học bao giờ cũng là sự nhận thức và phản ánh hiện thực.

– Nhà văn muốn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc thì phải “lặn vào” hiện thực để thâm nhập vào đối tượng một cách tuyệt đối cả trên bề rộng lẫn chiều sâu. Đời sống bao giờ cũng phức tạp, đa chiều và luôn biến chuyển, nhà văn phải trải nghiệm thì mới có vốn sống, mới hiểu sâu vào đời sống để sáng tác.

– Tuy nhiên, không chỉ đắm mình trong thế giới hiện thực để khai thác chất liệu đời sống, người nghệ sĩ phải biết “ngoi lên” khỏi môi trường chất liệu ấy, dùng chính lí trí và cảm xúc, cái say và cái tỉnh của mình để quan sát, soi ngắm một cách kỹ lưỡng, thấu suốt để khám phá mọi ngóc ngách, mọi giá trị của hiện thực, đồng thời, khái quát hoá lên tầm triết lí, tầm tư tưởng để đạt ngưỡng “cao siêu”.

– “lawnj vào” là để thâm nhập vào nhân quần, “ngoi lên” là dùng chính bản thể sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ để chiêm nghiệm nhân quần ấy. Vì vậy, nhận định còn cho thấy vai trò của cá nhân người nghệ sĩ đối với hiện thực được tái hiện. Đó là quá trình chuyển hoá cái khách quan thành cái chủ quan, đưa khách thể vào cái nhìn của chủ thể. như vậy, sự phản ánh mới sâu sắc và có giá trị về mặt tư tưởng.

3. Đánh giá:

– Ý kiến đặt ra những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với người cầm bút.

– Nhận định này không chỉ miêu tả quá trình, trạng thái sáng tạo mà còn thể hiện phương pháp và ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ.

4. Kết thúc:

Khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực – một mối quan hệ tất yếu giữa cái phản ánh và cái được phản ánh- sẽ góp phần làm nên sức sống vững bền của tác phẩm cũng như tên tuổi của người nghệ sĩ.

Bài văn tham khảo:

Nguyễn Bính đã từng thở than về số kiếp long đong của những người “dính vào duyên bút mực”. Có lẽ bởi nhà thơ đã vất vả trải đời ngược xuôi để rồi mới viết được những câu thơ hay và độc đáo. Phải chăng vì thế mà Khâu Chấn Thanh, nhà lý luận văn học Trung Quốc cho rằng: “Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, nên bước vào bên trong, mà lại nên đi ra bên ngoài. Bước vào bên trong mới có thể viết được. Đi ra bên ngoài mới có thể quan sát được. Bước vào bên trong mới có sinh khí. Đi ra bên ngoài mới đạt cao siêu”. Và trong Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…in trong tập Đối thoại mới [1973], Chế Lan Viên Viết:

Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy
Lặn vào cuộc đời
Rồi lại ngoi lên.

Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, với hiện thực cuộc sống bộn bề này cần phải “bước vào bên trong”, cần “lặn vào cuộc đời”. Đó là cách nhà thơ thâm nhập một cách sâu sắc nhất vào hiện thực cuộc sống và con người. Có bước vào bên trong, có lặn vào cuộc đời, thì anh mới có thể viết được. Câu thơ của anh mới có sinh khí, mới có hơi thở của sự sống ngoài kia.

“Với vũ trụ nhân sinh, nhà thơ nên bước vào trong mà lại nên đi ra ngoài” nữa. “Ra bên ngoài” hay lại ngoi lên khỏi cuộc đời, khỏi trang giấu trắng để nhà thơ có thời gian suy ngẫm, có điểm tựa tinh thần để rút ra những bài học, những tư tưởng muốn gửi gắm trong tác phẩm. Có như thế, anh mới “quan sát được”. Có như thế, thơ ca anh mới đạt cao siêu. Như vậy, qua hai nhận định tương đồng của Khâu Chấn Thanh và Chế Lan Viên, ta thấy được vai trò, sứ mệnh của nhà thơ: lặn sâu vào cuộc đời để phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời “ngoi lên”, “bước ra bên ngoài” để quan sát hiện thực, để gửi gắm những tư tưởng cao siêu.

Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Đó là một quy luật tất yếu của văn học. Chưa từng thấy một nhà văn nào được đánh giá cao mà lại thoát ly cuộc sống trăm ngàn vẻ, muôn màu sắc này. Nhà văn muốn trở nên chân chính thì phải ướp lên trang văn của mình chút phong trần của đời sống hiện thực. Chính Chế Lan Viên cũng đã từng viết:

“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi,
Hãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trang”.
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”.

Hãy để cho mùa thu, hãy để cho hiện thực làm hình tượng, làm dấu ấn trong tác phẩm của anh. Nhưng hiện thực cuộc sống đâu phải đơn trị, một chiều. Hiện thực cuộc sống luôn phức tạp, đa đoan với nhiều chiều kích phức tạp của nó. Vì thế chăng mà nhà thơ lại phải “bước chân vào bên trong”, “phải lặn vào trang giấy”, “lặn vào cuộc đời”. Xưa nay, con người ta cứ soi gương và tưởng đó là chân ảnh. Nhưng sự thực không phải vậy, chỉ cần dịch chiếc gương một chút thôi thì hình ảnh trong gương đã khác xa. Hóa ra chân ảnh mà ta nghĩ chỉ là một chuỗi ảo ảnh. Và đôi khi, nhà văn mang sứ mệnh đập vỡ chiếc gương ấy vì sự thật nằm đằng sau chiếc gương. Nhà văn phải đào xới tận cùng cái đáy của xã hội để tìm ra sự thật, để ướp vào trang văn của mình chút “sinh khí”. Để những câu văn được viết nên bằng cả sự trải đời của nhà văn.

Nhưng chỉ có sự trải đời thôi, liệu đã đủ chưa? Chắc hẳn là chưa. Tôi cứ mãi ấn tượng với câu nói của nhà thơ Harold Pinter: “Nhà văn giống như người trần truồng ở giữa chợ, đụng một tí là tử thương”. Va đập với hiện thực, nhà thơ sẽ có những “vết xước”, thậm chí là có những “vết đâm” trong tâm hồn. Quan sát hiện thực từ những nỗi đau ấy, họ “bước ra bên ngoài” và chiêm nghiệm về lẽ đời. Họ gửi gắm những tư tưởng, tình cảm tới độc giả. Văn học thực sự là hoa trong gương, là trăng dưới nước. Chỉ khi bước ra ngoài và “ngoi lên” khỏi hiện thực, nhà văn mới đạt cao siêu.

Nguyễn Du đã lặn sâu vào cuộc sống, vào vũ trụ nhân sinh kết nên Truyện Kiều bằng sự trăn trở:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Vậy những điều “trải qua một cuộc bể dâu”, “những điều trông thấy” là gì đây nếu không phải là một xã hội đểu cáng, giả dối. Một xã hội mà đồng tiền làm công lý, đồng tiên đủ sức “đổi trắng thay đen khó gì “đồng tiền có ma” ấy mà cha Kiều bị bắt. Vì tiền, Kiều phải hi sinh mối tình đầu với Kim Trọng để bán mình chuộc cha. Vì tiền, Kiều lại phải chịu cảnh nhơ nhuốc nơi chốn thanh lâu. Để rồi lại bị bọn Tú Bà đánh đập không thương tiếc; để rồi nàng phải ngậm ngùi than thở thốt lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu”.

Đó là một xã hội mà bọn lưu manh, côn đồ mặc sức hoành hành: “Đồ tế nguyễn, của riêng tây/ Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Ba chữ “sạch sành sanh” tác động trực tiếp tới thị giác và thính giác của chúng ta. Ta không thể tưởng tượng tình người của bọn lưu manh đặt ở đâu. Bọn quan lại thì có hơn kém gì. Hồ Tôn Hiến là một minh chứng tiêu biểu. Một con người mưu mô, đê tiện. Điều gì đã khiến Nguyễn Du có được nhãn quan tinh nhạy như thế? Là gì nếu không phải 10 năm sống kiếp đời gió bụi. Thực sự, cuộc đời chính là trường đại học của những thiên tài.

“Bước vào bên trong”, “lặn vào cuộc đời”, vào vũ trụ nhân sinh, Nguyễn Du đã phát hiện ra bức tranh hiện thực đương thời. Hơn thế, ông còn “bước ra bên ngoài” rồi ngoi lên để thấy “đau đớn lòng”. Ông thương cho những con người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là những người phụ nữ. Ông khóc cho Đạm Tiên, người kĩ nữ xinh đẹp, tài năng, vậy mà “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”. Đặc biệt, ông dành nhiều nước mắt cho những người phụ nữ mà ông dành nhiều tình thương nhất: Thúy Kiều. Nguyễn Du thương cho mối tính đầu trong sáng mà thủy chung Kim- Kiều, thương cho thân phận “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của nàng. Hơn thế, có lẽ, ông thật dụng ý khi phát hiện ra quy luật đau đớn:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Mang trong mình tư tưởng tài mệnh tương đố, nhưng Nguyễn Du vẫn tiến bộ mong muốn con người có một tình yêu tự do. Thi sĩ họ Nguyễn khẳng định điều đó qua bước chân “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của nàng. Ông mong muốn công lý sẽ được thi hành trong xã hội kim tiền như thế qua hình ảnh của Từ Hải. Chao ôi! Nhờ bước ra bên ngoài và ngoi lên khỏi trang giấy, Nguyễn Du thực sự là “người có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”.

Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa người, lầu thơ của ông được cất trên một tấm lòng trần gian. Chủ soái của phong trào Thơ mới – Thế Lữ đã dành những ngôn từ thật đẹp cho Xuân Diệu. Có chăng là để khẳng định Xuân Diệu luôn luôn biết cách “bước vào bên trong”, và “lặn vào cuộc đời”. Thâm nhập sâu vào vũ trụ nhân sinh, Xuân Diệu mới nhận ra được thế giới này đẹp thế nào. Nó thực sự là thiên đường trên mặt đất:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

Thiên nhiên sao mà ríu rít, tràn đầy sức sống đến vậy. Đâu đâu cũng thấy có cặp, có đôi: ong- bướm, hoa- đồng nội, lá- cành, yến anh- khúc tình si, tháng giêng- cặp môi gần. Có lẽ quyến rũ nhất chính là hình ảnh “tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Tháng giêng là hình ảnh trừu tượng lại được so sánh với “cặp môi gần” hữu hình. Thế mới thấy Xuân Diệu tài tình thế nào. Xưa nay, ta chỉ thấy tháng giêng đẹp, tháng giêng tươi tắn… chứ chưa ai dám khẳng địn tháng giêng ngon bao giờ. “Ngon” vừa gợi cảm, vừa gợi dục tình. Mùa xuân thật sự là bữa tiệc ngon chốn nhân gian.

Lặn sâu vào cuộc đời, Xuân Diệu thấy cảnh vật chỉ tồn tại ở hai trạng thái: thì- sắc. Còn “thì” là còn sinh sắc, hay nó chính là mảnh vườn tình ái. Còn khi hoang sơ, tiêu điều thì đó lại là sa mạc cô liêu. Trong thơ thi sĩ họ Ngô, mảnh vườn tình ái thì nhiều mà sa mạc cô liêu cũng không ít.

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”

Một buổi chiều thu đang cập bến thơ Xuân Diệu theo đúng nghĩa: một buổi chiều buồn. Mây bay gấp gấp mặc kệ gió. Chim bay về tổ ấm để tránh cái lạnh cuối thu. Sương lạnh và mưa xuống. Đặc biệt là hình ảnh “Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Con cò không bay mà lại phân vân, hay chính là cái phân vân của lòng người. Chao ôi từ cánh cò của Vương Bột bay mà cánh phân vân đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân có sự cách biệt cả ngàn năm và cả hai thế giới. Phân tích dẫn chứng chưa hết ý

Lặn sâu vào cuộc đời, Xuân Diệu còn thấu cảm nỗi cô đơn của chính mình:

“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”

Không chỉ có vậy, nhà thơ còn “bước ra bên ngoài”, ngoi lên khỏi hiện thực để gửi gắm những tư tưởng cho độc giả. Đó là tư tưởng về thời gian tuyến tính một đi không trở lại:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

Chắc chưa có ai trước Xuân Diệu có thể khẳng định trong cái mầm xanh của cây cỏ lại có sự úa tàn của thời gian. Thời gian với nhà thơ thực sự nhanh như bóng câu qua cửa sổ, đã qua rồi thì nhất nhất không lấy lại được nữa. Nên “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Vậy thì ta làm gì để thời gian khỏi chảy trôi? Không cưỡng được tốc độ của thời gian, vậy thì hãy gia tăng cường độ sống. Hãy sống thật vội vàng, cuống quýt để cảm nhận từng vẻ đẹp của cuộc sống, con người. Sống cuồng nhiệt với cuộc đời, Xuân Diệu làm sao quên được đường kênh giao cảm tận độ nhất: tình yêu? Với Xuân Diệu, tình yêu là cả nguồn sống, những ai đã yêu và đang yêu phải rải qua mọi cung bậc: yêu, ghét, giận, hờn. Điều quan trọng nhất trong tình yêu là sự giao cảm về tâm hồn. Như vậy, Xuân Diệu đã bước vào hiện thực để thấy bức tranh tươi đẹp, bước ra để thấy con người cần sống như thế nào. Cần điểm thêm một vài ý, dẫn chứng nữa để thấy được sự phổ quát của vấn đề

Sau này, khi đọc “Di cảo thơ” của Chế Lan Viên, tôi giật mình khi đọc những vần thơ di cảo:

“Tết Mậu Thân
2000 người xuống đồng bằng
30 người trở về”.

Nếu không lặn sâu vào cuộc đời, liệu Chế Lan Viên có đủ dũng khí để đào xới lại hiện thực, đào xới lại hậu quả khốc liệt của chiến tranh. Hóa ra chiến tranh không chỉ là sự hào nhoáng của lý tưởng. Chiến tranh còn là chốn không nhà, không cửa, không đàn ông, không đàn bà, là chốn bi thương, nơi cái chết luôn trực chờ.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã bước ra ngoài hiện thực ấy, quan sát cảnh ngộ của 30 người trở về, có người giúp vợ con bán nước vỉa hè, huy chương đầy nhà nhưng vẫn không đủ sống. Nhà thơ tự vấn lương tâm rằng: tại tôi, tại tôi và tại tôi. Chính những vần thơ hào hùng cổ vũ của tôi đã khiến anh không thể tiếc đời mình vào chiến trường. Giờ đây những vần thơ ấy đâu chỉ giúp anh khỏi đói. Những tấm huy chương óng ánh kia liệu có giúp được anh có cuộc sống đủ đầy bên vợ con? Nếu không lặn sâu vào cuộc sống, ngoi lên từ cuộc đời, liệu Chế Lan Viên có những tư tưởng “đạt cao siêu” như vậy?

“Sống rồi hãy viết” [Nam Cao]. Nhận định của Khâu Chấn Thanh và Chế Lan Viên thật đúng đắn và xác đáng khi đã nêu lên vai trò của người làm thơ. Nhà thơ cần “mở hồn ra và đón lấy những rung động của đời”, từ đó mới quan sát và nâng lên tầm tư tưởng cho thi phẩm. Bạn đọc hãy theo hương mà tìm hoa, theo hiện thực rồi tìm ra tư tưởng. Đọc bằng trái tim và khối óc, đó là trách nhiệm của độc giả.

Nghị luận: Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim [Chế Lan Viên]

  • Trần Đăng Khoa nói: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Còn Mai-a-cop-ki cho rằng: “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” [Maiacốpxki].
  • Bùi giáng - kẻ điên nhưng không loạn
  • Nghị luận: Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu; Thơ là tiếng nói tri âm. Anh [chị] hãy làm sáng tỏ quan niệm trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí [Độc Tiểu Thanh kí] của Nguyễn Du.
  • Nghị luận: Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim [Chế Lan Viên]
  • Đề thi HSG Ngữ văn 10. Chủ đề 1: Hạnh phúc là gì? Chủ đề 2: “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” [Tố Hữu]
  • Nghị luận: Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay [Xuân Diệu]
  • Hình ảnh bóng hoàng hôn trong thi ca
  • Bùi Giáng và triết lý hẻm cùng
  • Cách làm bài văn cảm nhận một tác phẩm thơ
  • Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

Video liên quan

Chủ Đề