Nhà máy xử lý nước thải tân hóa lò gốm năm 2024

[ĐTTCO]- Mặc dù đã được cải tạo, chỉnh trang và đưa vào sử dụng từ cách đây 8 năm, nhưng đến nay, kênh Tân Hóa - Lò Gốm lại tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đây là con kênh dài gần 7 km đi qua 4 quận của TP Hồ Chí Minh, từng có dự án cải tạo với mức kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng. Tình trạng ô nhiễm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn người dân sống dọc hai bên bờ kênh.

Con kênh mang một màu đen kịt, nước bốc mùi hôi, rác sinh hoạt nổi lềnh bềnh. Vài năm trở lại đây, hàng ngàn hộ dân sống ven tuyến kênh này phải sống chung với tình trạng như vậy. Nhiều pano kêu gọi không xả rác xuống kênh, rạch nhưng tình trạng chưa có nhiều biến chuyển. Đến nay đường xá, bờ kè hai bên đã khang trang nhưng dòng kênh vẫn ô nhiễm nặng.

Dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hoá - Lò Gốm khởi công từ cuối năm 2011 và đén giữa năm 2015 thì hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 5000 tỉ đồng. Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, do dự án này chưa có nhà máy xử lý nước thải nên tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Giải pháp trước mắt là thu gom rác và nạo vét định kỳ.

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải kênh Tân Hóa - Lò Gốm để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm về lâu dài.

[Xây dựng] - Theo thông tin từ UBND TP. HCM cho biết, Liên doanh Tập đoàn Hanwha E&C và Công ty K-Water của Hàn Quốc vừa đề xuất triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thu gom nước thải lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, tổng dự án 300 triệu USD theo hình thức hợp tác công tư.

Theo Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP. HCM, sau khi khánh thành công trình kênh Tân hóa - Lò Gốm vào tháng 3/2015, chính quyền TP. HCM cũng phát đi thông báo kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm với công xuất 300.000 m3/ngày theo hình thức hợp tác công tư [PPP].

Được biết nhà máy xử lý nước thải kênh Tân Hóa - Lò Gốm có diện tích khoảng 22 héc ta tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh sẽ có công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Hiện nay toàn bộ lượng nước thải lưu vực này chỉ được thu gom qua 8km cống bao mới xây dựng rồi chảy thẳng ra kênh Tàu Hủ - Bến Nghé khi chưa được xử lý.

TP. HCM hiện còn một dự án xử lý nước khác đang kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP là Dự án Xử lý nước thải lưu vực Tây Sài Gòn công suất 120.000 m3/ngày nhằm xử lý nước thải cho các các khu dân cư lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, bao gồm các quận 12, Tân Phú và Bình Tân. Hiện nay, dự án này đang có khoảng 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm muốn tham gia triển khai.

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 7/5, UBND TPHCM có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn TP.

Theo đó, sẽ gom 3 nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm và lưu vực Bình Tân về 1 nhà máy đặt tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa [khu xử lý sinh học hiện hữu].

Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Lưu vực Tây Sài Gòn gồm một phần của các quận Gò Vấp, 12, Tân Bình và Tân Phú. Lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm gồm các quận 6, 8, 11, Tân Bình và huyện Bình Chánh; lưu vực này tiếp giáp các ranh lưu vực thoát nước thải Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ và Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở phía Đông, ranh lưu vực Tây Sài Gòn và Bình Tân ở phía Tây là kênh Tàu Hủ, sông Chợ Đệm phía Nam. Lưu vực Bình Tân gồm phần lớn quận Bình Tân và một phần quận Tân Phú, phía Tây giáp với đường Vành đai 2 [Quốc lộ 1A] và phía Nam giáp với đường Kinh Dương Vương. Phạm vi khu vực nghiên cứu gồm 53 phường thuộc 9 quận - huyện: 6, 8, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh với diện tích 91,5km.

Theo UBND TP, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đem lại nhiều hiệu quả to lớn về kinh tế xã hội cho TP nói chung cũng như khu vực dự án nói riêng. Đó là nhà máy xử lý nước thải được xây dựng trên diện tích đất hiện có nên không phải bồi thường giải phóng mặt bằng, có thể triển khai xây dựng một cách nhanh chóng, kịp thời và hầu như không có tác động xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Diện tích xây dựng nhà máy đảm bảo được khoảng cách ly theo quy định. Bên cạnh đó, việc tập trung nước thải về 1 nhà máy xử lý sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ hiện đại hơn về xử lý nước thải, xử lý mùi triệt để... và đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường.

Đồng thời, việc gom 3 nhà máy xử lý nước thải thành 1 nhà máy đặt tại khuôn viên nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện hữu sẽ giảm được diện tích đất sử dụng cho các lưu vực, bảo đảm an toàn hơn về vệ sinh môi trường và ổn định tâm lý cho người dân, tiết kiệm quỹ đất cho TP theo tính toán sơ bộ; việc không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại lưu vực Tây Sài Gòn [11 ha] và lưu vực Tân Hóa Lò Gốm [77 ha] theo quy hoạch hiện tại sẽ tiết kiệm được khoảng 88 ha diện tích đất cho TP, đây là một hiệu quả không nhỏ về kinh tế với tình hình giá trị sử dụng đất hiện nay.

Mặt khác, chi phí xây dựng và vận hành đối với 1 nhà máy xử lý sẽ thấp hơn việc xây dựng và vận hành 3 nhà máy xử lý nước thải ở 3 lưu vực. Việc quản lý và quan trắc chất lượng nước đầu ra cũng đơn giản hơn do chỉ phải kiểm soát 1 khu vực xả thải. Việc thu gom 3 nhà máy thành 1 nhà máy đặt tại khuôn viên nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện hữu sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý cho cả 3 lưu vực thay vì phải thực hiện thêm các công tác kêu gọi đầu tư, lập nghiên cứu khả thi và các thủ tục về đầu tư xây dựng tại cả 3 lưu vực.

Bên cạnh đó, việc xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện có sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm nước cho hệ thống kênh Nước Đen bằng cách xả một lượng lớn nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT vào kênh.

Ngoài ra, quy hoạch khi được thực hiện và chấp hành đầy đủ sẽ góp phần giảm thiểu tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP và tạo tiền đề cho các nghiên cứu xây dựng nhà máy xử lý nước sạch nhằm tái sử dụng nước sau xử lý để cấp cho các mục đích sử dụng nước sạch.

Chủ Đề