Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Chăm Sóc Bé - 10/12/2022

Nhiều bậc cha mẹ hay than vãn rằng con mình không thích hay không chịu đi tới mẫu giáo khi đã đủ tuổi. Điều này gây ra cho người lớn không ít đau đầu và phiền toái với các bé. Vậy nếu trẻ không chịu đi học mẫu giáo thì các mẹ nên làm gì để cải thiện điều ấy?

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Nhiều bậc cha mẹ hay than vãn rằng con mình không thích hay không chịu đi tới mẫu giáo khi đã đủ tuổi. Điều này gây ra cho người lớn không ít đau đầu và phiền toái với các bé. Vậy nếu trẻ không chịu đi học mẫu giáo thì các mẹ nên làm gì để cải thiện điều ấy?

Tại sao trẻ không chịu đi học mẫu giáo?

Khi bắt đầu đi học, tâm lý của trẻ có sự chuyển biến rõ rang. Trong giai đoạn đầu, các bé thường hào hứng, thích thú vì trẻ tò mò, muốn tìm hiểu với chuyện được đi mẫu giáo. Nhưng sau đó vài tuần, các mẹ có thể thấy thái độ của bé đã thay đổi hoàn toàn, khi trẻ bắt đầu khóc và không chịu đi mẫu giáo nữa. Ngoài ra, bé còn thể hiện rõ thái độ của bản thân như: không chịu hợp tác với bố mẹ, mè nheo...

Các mẹ quá bao bọc bé , ít để trẻ cơ hội được tiếp xúc với môi trường mới bên ngoài gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ không chịu đi học mẫu giáo. Thêm vào đó, giai đoạn đầu đưa các bé đi học, các mẹ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, suy nghĩ, không biết bé có làm quen và thích nghi được với môi trường mới hay không?

Mẹo giúp trẻ chấp nhận việc đi học dễ dàng

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Các mẹ nên chọn độ tuổi phù hợp để bắt đầu cho trẻ đi học.

Các mẹ nên cho trẻ tự lập và đi mẫu giáo khi còn nhỏ. Độ tuổi từ 18 tháng tới 24 tháng tuổi là độ tuổi phù hợp bắt đầu cho trẻ đi học mẫu giáo. Một báo cáo chứng minh, trẻ được cho tự lập và đi học sớm thường ít quấy khóc và cũng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn những bé khác. Đây cũng là giai đoạn bé tự khám phá và thay đổi thế giới quan của mình, nếu cho bé đi học sớm, trẻ sẽ tiếp thu được nguồn kiến thức và kỹ năng mới nhanh và tốt hơn.

Các mẹ nên để trẻ từ từ làm quen trước với môi trường mới. Để tránh để các bé bỡ ngỡ hay lo sợ trước thời điềm chính thức nhập học, các bậc cha mẹ nên dành thời gian ít nhất 2 tuần trước đó, dẫn bé đi đến trường mẫu giáo, làm quen qua thầy cô và cách bạn. Thêm vào đó, các mẹ nên giải thích dễ hiểu và ngắn gọn của mẹ về lớp học, cũng như các hoạt động vui chơi để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Đây như là một đệm, giúp các bé hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường mới..

Cha mẹ nên đồng nhất thời gian biểu cho các bé ở nhà và ở trường. Các bé nên được rèn luyện vào một lịch cụ thể, tránh gây xáo trộn thói quen ở trẻ. Khuyến khích các mẹ tham khảo thời gian biểu ở nơi bé học, để từ đó giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học trên lớp của bé.

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Mẹ nên trao đổi với trẻ trước về chuyện trẻ sẽ phải đi học.

  • Dạy con về tình dục giới tính từ 2 tuổi

  • Cách dạy con 2 tuổi thông minh như người Nhật

  • Biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm cho trẻ đi mẫu giáo

  • Khi nào nên cho trẻ đi học mẫu giáo?

  • Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi?

Trò chuyện với bé trước ngày đi học chính thức là cách giúp bé chấp nhận dễ dàng chuyện phải đến lơp. Các bé nên được có 1 khoảng thời gian để chuẩn bị tâm lý trước những thay đổi mới. Và với cương vị là người mẹ, các bạn nên trò chuyện với các bé, cũng như giải thích nhũng chuyện sắp xảy ra. Đây là phương pháp giúp giảm thiểu áp lực, lo lắng khi trẻ không chịu đi học mẫu giáo.

Bố mẹ không nên lấy giáo viên để đe dọa bé. Khi thấy trẻ không nghe lời, nhiều bố m liền lấy cô giáo ra làm hình mẫu đe dọa các cháu, ép các cháu nghe lời. Điều này vô tình khiến các bé trở nên lo sợ chuyện đi học, sợ tiếp xúc và gặp gỡ cô giác, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các bé.

Nếu các mẹ đã làm tất cả những điều trên, mà trẻ vẫn không chịu đi mẫu giáo, thì người lớn nên tìm hiểu lý do các bé không đi có phải từ phía cô giáo và nhà trường để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất.

Bắt đầu đi học mầm non, tiểu học hay đơn giản hơn là quay lại trường học sau một kỳ nghỉ dài luôn khiến các bạn nhỏ cảm thấy vô cùng khó khăn để làm quen và thích nghi. Con đã được ở nhà quen với việc mình được chiều chuộng, cưng nựng và được ở bên mọi người suốt cả ngày. 

Khi đến trường, không chỉ thầy cô, bạn bè mà tất cả không gian quanh trường đều rộng lớn và lạ lẫm hơn ở nhà rất nhiều đối với con. Đó cũng là lý do khiến con cảm thấy choáng ngợp, lo lắng và bất an khi đi học. Việc không biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở trường sẽ khiến con có tâm lý thoái lui, từ bỏ việc đi học, thậm chí khóc lóc, ăn vạ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian sinh hoạt trong ngày của cả gia đình. 

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Rất nhiều em bé sợ đi học chỉ vì không muốn xa bố mẹ (Ảnh minh họa).

Để giúp các con ổn định tâm lý trước khi đến trường cũng như dễ dàng vượt qua nỗi sợ đi học, bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con và áp dụng những lời khuyên đặc biệt dưới đây: 

1. Kể về những hoạt động ở trường học

Nói với con về những trò chơi mà con sẽ chơi hay những môn học mà con sẽ làm quen, những người bạn mà con sẽ gặp và chắc chắn với con rằng bố mẹ luôn đến đón con vào lúc con tan học. Đừng đặt ra quá nhiều mục tiêu về thành tích hay những điều xa vời vào thời gian đầu đi học. Con sẽ choáng ngợp và lo lắng nhiều hơn. 

2. Gặp gỡ cô giáo

Nếu có thể gặp gỡ các cô giáo dạy ở lớp học của con trong tương lai thì con sẽ cảm thấy thoải mái và thân quen hơn khi bắt đầu đi học ở ngôi trường mới. Bởi con sẽ nhận ra đây là cô giáo mà con đã biết, một người con đã quen, và con sẽ không cảm thấy lạ lẫm khi bắt đầu đi học. 

3. Thăm trường lớp mà con sẽ học

Dẫn con đi thăm quan ngôi trường mới mà con sẽ học, chỉ cho con biết đâu là lớp học của con. Chỉ cho con nơi con ăn trưa, sân trường rộng lớn, những cây bóng mát, các khu nhà đặc biệt trong trường là cách để con bớt bỡ ngỡ trong ngày đầu đến trường. 

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Thăm quan trường lớp giúp con tự tin đi học hơn (Ảnh minh họa).

4. Kết bạn trước khi đến trường

Bố mẹ có thể gặp mặt một số phụ huynh cùng lớp trước ngày đến trường để các con làm quen và kết bạn trước. Đây cũng là một cách giúp đỡ để con mạnh dạn hơn trong những ngày đầu đi học. Con vừa có bạn ở trường, bố mẹ cũng có thể trao đổi với các bậc phụ huynh khác để chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con.

5. Luôn động viên và giữ cho con có suy nghĩ tích cực

Các con có thể cảm thấy lo lắng hoặc phấn khích quá mức trước ngày đến trường, nhưng bằng mọi giá bố mẹ cần phải động viên con rằng đi học là một điều vô cùng vui vẻ, luôn giúp con có suy nghĩ tích cực trước mọi vấn đề xảy ra ở trường học. Chính nhờ những điều này, con sẽ luôn biết cách tin tưởng vào bản thân mình. 

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

6. Chơi trò chơi về trường học

Bố mẹ cũng có thể giúp con tưởng tượng ra khung cảnh lớp học bằng cách để con làm giáo viên và xếp thú bông thành học sinh trong lớp học của con. Mọi cảm xúc tiêu cực sẽ bị thổi bay, con sẽ mạnh dạn tự tin hơn và cũng háo hức được đến trường đi học nhiều hơn. 

7. Đọc sách về chuyện đi học

Chọn những cuốn sách có chủ đề đi học và đọc cho con nghe mỗi ngày. Điều này giúp con hình dung dễ dàng hơn về những điều mà con sẽ trải qua khi đi học. Những người bạn trong sách cũng giúp con đồng cảm và có cái nhìn rõ ràng hơn về mọi câu chuyện xảy ra ở trường. Việc đọc sách sẽ dẫn con đến những cách xử lý tình huống thông minh, luôn tin tưởng nói với bố mẹ về mọi vấn đề khi đi học.

8. Luôn kiên nhẫn với con

Việc một bạn nhỏ mới bắt đầu đi học sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và lòng tin của bố mẹ. Con có thể nản chí, có thể khó chịu thậm chí ghét việc đi học. Nhưng chỉ cần bố mẹ đủ kiên trì cùng con vượt qua giai đoạn ban đầu, con sẽ có cảm tình với trường lớp, cũng sẽ có được niềm vui thích khi đi học mỗi ngày.

9. Cho con một người bạn an ủi

Đôi khi bố mẹ là không đủ để an ủi hết những điều con cảm thấy không thoải mái khi đi học, và ngay lúc này con cần có một người bạn thân thiết như một em thú cưng trong nhà hoặc một bạn thú cưng mà con yêu thích. Bố mẹ chỉ cần để con được ở một chỗ với người bạn này và để con ổn định lại tâm lý của mình sau cơn nức nở. Sau khi con thoải mái hơn, hãy từ từ gợi chuyện và an ủi nếu con cảm thấy không thoải mái.

Nguyên nhân trẻ không chịu đến trường và giải pháp

Mọi người trong gia đình cần luôn động viên trong suốt quá trình đi học của con.

10. Tạo ra một nghi thức đặc biệt cho con

Một câu mật khẩu hay một hành động ngộ nghĩnh để chào con khi đưa con đi học là điều sẽ tạo ra những niềm hứng thú nho nhỏ cho con trong suốt thời gian đến trường. Con sẽ cảm thấy vô cùng thích thú vì mình và bố mẹ có những mật khẩu riêng không ai biết, và con luôn cảm thấy tin tưởng khi bố mẹ đến đón con đúng giờ tan học.