Nguyên nhân gây điện giật

Nguyên nhân gây điện giật

Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác trong các công việc xây dựng vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xảy ra, trong khi đó, có thể nghe thấy tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ.Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có một tai nạn chết người. Đại bộ phận nhũng tai nạn này là điện giật hoặc bỏng điện. Cháy và nổ khí hàn trong môi trường không khí dễ cháy, bức xạ sinh ra do hồ quang hoặc khi gia công nhiệt bằng vi sóng cũng là những tác nhân có thể gầy thương tích.

Điện giật

Sự nguy hiểm của tai nạn điện có liên quan trực tiếp với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể. Khi cường độ dòng điện nhỏ, ảnh hưởng của dòng điện chỉ đơn giản là những kích thích khó chịu lên cơ thể, mặc dù nó cũng đủ làm công nhân mất thăng bằng và ngã từ trên thang hoặc giàn giáo xuống đất. Với dòng có cường độ trung bình, nó gây ra phản ứng co cơ và người bị giật sẽ không thể thả những thứ nằm trong tay ra được, làm cho tình hình nhanh chóng trở nên rất nguy hiểm. Với cường độ cao, dòng điện có thể làm tim ngừng đập và gần như chắc chắn gây chết người.

Dòng điện chạy qua cũng có thể gây bỏng da tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng cũng có thể xảy ra dù không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với dòng điện. Môi trường càng ẩm ướt thì các nguy cơ bị điện giật càng cao. Dòng điện có thể đi qua người được là nhờ có hiệu điện thế. Giảm hiệu điện thế cũng có nghĩa là giảm độ nghiêm trọng của chấn thương điện giật, vì vậy thông thường người ta vẫn sử dụng hiệu điện thế 110V tại bất kỳ chỗ nào có thể.

Các nguyên nhân chính của tai nạn điện giật là:

  • Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị;
  • Dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương, khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện.
  • Hình 36. Người sử dụng dụng cụ dạng súng phải đeo phương tiện bảo vệ mắt, tai và đội mũ bảo hộ
  • Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần;
  • Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất;
  • Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.

Xử lý tai nạn điện giật

Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẩu cao su dài, hoặc vải như áo Jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc,này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt. Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gửi đi cấp cứu và gọi bác sỹ. Tiếp tụclàm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sỹ hoặc xe cấp cứu tới (Hình 37).

Tin tức liên quan

Chúng ta rất dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện đã quá cũ - không nên mua lioa đã quá cũ.

Tại sao bị điện giật

(lioa.net) - Hãy thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị đã sử dụng trong một thời gian dài trong nhà bạn. Đồng thời, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sơ cứu để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Vậy, cùng giải thích tại sao chúng ta bị điện giật?

Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là protonvà các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lựctương ứng là lực đẩy và lực hút.

Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên:

  • Do chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
  • Trẻ em còn nhỏ chạm những ổ điện thấp hoặc có dây điện mà nó nhìn thấy
  • Do thiết bị điện sử dụng bị rò điện ra vỏ (vỏ dẫn điện)
  • Sữa chữa điện không cắt nguồn điện, sử dụng sửa chữa điện không an toàn (vỏ cách điện hở)
  • Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất
  • Xây nhà sai vi phạm khoảng cách an toàn
  • Trời mưa to đứng dưới gốc cây cao
  • Thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo...

Giải thích vì sao chim đậu trên dây điện trần nhưng không bị điện giật?

Có thể bạn đã biết về sự nguy hiểm của điện. Bạn biết rằng không nên đút ngón tay vào ổ cắm điện . Bạn biết không được sử dụng các thiết bị điện gần nước. Bạn biết không được leo lên cột điện .

Nguyên nhân gây điện giật

Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy khó hiểu khi lần đầu tiên nhìn thấy các loài chim và động vật nhỏ khác, chẳng hạn như con sóc, chạy dọc theo và thậm chí đậu trên những sợi dây điện trong thời gian dài. Đôi khi, có hàng chục, thậm chí hàng trăm con chim đậu trên dây điện.

Chúng có bị giật điện không? Nếu không thì làm thế nào loài chim có thể đậu trên dây điện và không bị giật?

1. Cơ thể chim không dẫn điện

Dòng điện là sự chuyển động của các điện tử thông qua dây dẫn.

Dây đồng trong dây điện là một chất dẫn điện rất tốt . Đồng cho phép điện lưu thông dễ dàng dọc theo bề mặt của nó. Chim không giật khi đậu trên dây điện bởi vì chúng không phải là chất dẫn điện tốt.

Tế bào và mô của chim không cho các điện tử chạy qua một cách dễ dàng như các sợi dây đồng. Kết quả là, các điện tử bỏ qua các chú chim và chỉ chạy dọc theo dây điện.

2. Không có chênh lệch điện áp trên cùng một dây điện

Một lý do nữa mà điện không chạy qua một con chim khi đậu trên dây là bởi vì không có điện áp khác nhau trong một dây duy nhất . Dòng điện chạy từ các khu vực điện áp cao đến các khu vực điện áp thấp. Điện chạy qua một đường dây điện sẽ chỉ ở mức 35.000 vôn và không chạy qua những chú chim .

Nếu các chú chim chạm mặt đất khi đậu trên dây hoặc vỗ cánh của chúng và chạm vào một dây điện với một điện áp khác thì chúng có thể sẽ bị giật và có thể chết bởi điện giật. Điều này là do cơ thể của chúng sẽ trở thành một đường dẫn cho điện chạy đến mặt đất (không có điện áp) hoặc nơi có điện áp khác nhau (Ví dụ: một dây có điện áp khác) .

Đây là lý do tại sao đường dây điện thường cao trên không với nhiều không gian giữa các dây!

Kết luận

Chúng ta rất dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện đã quá cũ hoặc các thiết bị điện bị hỏng hóc gây rò rỉ điện, hoặc không may do bất cẩn chạm vào nguồn điện (không nên mua lioa đã quá cũ). Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào khi gặp trường hợp cớ người bị điện giật và cần sự trợ giúp? Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật nhé.

Ai cũng thừa nhận rằng điện rất cần cho cuộc sống nhưng điện lại rất nguy hiểm nếu chúng ta tiếp cận. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng điện chúng ta nên thận trọng để tránh bị điện giật. Điện cũng chính là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc