Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024

Viêm đa dây thần kinh có nhiều dạng trong đó phổ biến hơn cả là bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các dây thần kinh trên cơ thể, gây ra đau nhức, tê yếu, ngứa, rung cơ, làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024

Viêm đa dây thần kinh (hay viêm đa thần kinh) có triệu chứng đa dạng phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng và nguyên nhân gây bệnh. Vậy viêm đa dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Viêm đa dây thần kinh là bệnh gì?

Viêm đa dây thần kinh là sự tổn thương nhiều dây thần kinh thông thường ở ngọn chi, có tính đối xứng hai bên trên cơ thể , xảy ra do bệnh lý hoặc biến chứng sau điều trị. Bệnh lý này xảy ra đồng thời tại các dây thần kinh ở vùng ngoại biên hoặc các dây thần kinh sọ não. Trong đó, tình trạng viêm đa dây thần kinh ở ngoại biên phổ biến hơn.

Hệ thống dây thần kinh ngoại biên có chức năng thu nhận các tín hiệu từ bên ngoài gửi về hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). Sau đó, phản xạ từ hệ thần kinh trung ương được gửi lại các cơ quan nhờ vào dây thần kinh ngoại biên. Do đó, khi hệ thống dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng như tê bì, ngứa râm ran ở tay chân hoặc lan rộng đến những khu vực khác trên cơ thể. Ngoài ra sợi trục của các dây thần kinh ngoại biên còn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan đích nên khi tổn thương thần kinh ngoại vi gây teo cơ. (1)

Người bị viêm đa dây thần kinh thường chỉ thăm khám khi xuất hiện các cơn đau, ngứa, tê bì châm chích dưới da. Trước khi chuyển sang mạn tính, đa phần các triệu chứng này có thể chỉ tái phát với tần suất thấp, hoặc tự biến mất nếu tình trạng không quá nghiêm trọng.

Xem thêm: Viêm dây thần kinh ngoại biên: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị.

Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024
Người bị viêm đa dây thần kinh thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa, tê bì, châm chích dưới da

Các loại viêm đa thần kinh

Tình trạng viêm đa thần kinh ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh chi phối cảm giác ở một vùng da, ở các nhóm cơ và một vài cơ quan khác trong cơ thể. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, chúng sẽ không thể thực hiện chức năng gửi tín hiệu về não bộ. Tuy nhiên, viêm đa thần kinh thường ít ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng ở não và cột sống. Viêm đa dây thần kinh được phân thành 2 loại chính là cấp tính và mạn tính. (2)

1. Viêm đa dây thần kinh cấp tính

Triệu chứng của bệnh viêm đa thần kinh cấp tính thường xảy ra đột ngột sau một nhiễm trùng đường tiêu hoá, nhiễm trùng hô hấp, sau một chấn thương hay một tình trạng thay đổi miễn dịch của cơ thể, điển hình như châm chích dưới da, tê bì tứ chi, ngứa xuất hiện ở cấp độ mạnh ngay từ ban đầu. Viêm đa thần kinh cấp tính thường xảy ra khi người bệnh có phản ứng tự miễn dịch hoặc xuất hiện tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương dây thần kinh. Trong đó, hội chứng rối loạn Guillain-Barré cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.

Thông thường, bệnh viêm đa dây thần kinh cấp tính có thể được điều trị thành công trong thời gian ngắn. Nguy cơ tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, để đảm bảo bệnh viêm đa thần kinh cấp tính được chữa khỏi hay kiểm soát tốt, người bệnh cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

2. Viêm đa dây thần kinh mạn tính

Các triệu chứng mạn tính xảy ra theo cấp độ tăng dần với tần suất xuất hiện kéo dài. Vì vậy, người bệnh viêm đa thần kinh mạn tính cần kiên trì điều trị để nhận được hiệu quả tối ưu. Bệnh viêm đa dây thần kinh mạn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, bệnh suy thận và đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp được chẩn đoán bị viêm đa dây thần kinh mạn tính nhưng chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Xem thêm: Viêm dây thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa.

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh được chia thành hai nhóm cơ bản tùy vào chức năng của dây thần kinh bị tổn thương, cụ thể như sau: (3)

1. Triệu chứng viêm đa dây thần kinh vận động và cảm giác

Viêm đa dây thần kinh vận động và cảm giác gây ra những triệu chứng ở tay, chân với các đặc điểm điển hình như:

  • Tê bì.
  • Ngứa râm ran.
  • Đau nhói.
  • Cảm giác da bị châm chích như kim châm.
  • Cảm giác lạnh buốt như đóng băng.
  • Khó điều khiển tay, chân linh hoạt.
  • Mất cảm giác ở tứ chi.
  • Mất khả năng cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ.
  • Mất dần sự phối hợp các động tác giữa tay và chân.
  • Loét ngón chân, bàn chân.
  • Yếu cơ, co giật cơ bắp.
  • Các đặc điểm trên da, tóc, móng bị thay đổi…
    Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024
    Triệu chứng viêm đa dây thần kinh cảm giác điển hình bao gồm tê bì, ngứa râm ran, mất cảm giác tứ chi, yếu cơ, co giật…

2. Triệu chứng viêm đa dây thần kinh tự chủ

Viêm đa thần kinh tự chủ không chỉ ảnh hưởng đến một vùng cơ thể riêng biệt mà còn có thể tác động đến nhiều vị trí khác, bao gồm những biểu hiện dưới đây:

  • Cơ thể không dung nạp nhiệt độ.
  • Tuyến tiết mồ hôi hoạt động mạnh một cách bất thường.
  • Mất khả năng tiểu tiện tự chủ, chức năng bàng quang bị rối loạn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Rối loạn về nhịp mạch như nhịp nhanh nhịp chậm bất thường
  • Huyết áp cao hay tụt huyết áp ( mà trước đây bình thường về huyết ấp )
  • Khó thở, khó nuốt.

Những triệu chứng lâm sàng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thường gặp khác. Nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng nêu trên, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm đa thần kinh

Viêm đa thần kinh là hệ quả của sự tổn thương dây thần kinh trong cơ thể do nhiều bệnh lý gây ra, cụ thể bao gồm: (4)

  • Bệnh tự miễn: Điển hình như hội chứng Lupus ban đỏ, Sjogren, Guillain-Barré, bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu.
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Thống kê cho thấy có hơn 50% trường hợp người bệnh tiểu đường lâu năm gặp biến chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Tình trạng viêm đa thần kinh ở người bị tiểu đường sẽ gây lở loét khó lành tại bàn chân. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ vùng chi bị hoại tử.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: Viêm đa thần kinh có thể xảy ra do sự xuất hiện của virus, vi khuẩn từ các bệnh lý như bệnh Zona, viêm gan B và C, HIV, bạch hầu, bệnh phong, bệnh Lyme, virus Epstein-Barr.
  • Rối loạn di truyền: Những vấn đề về rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh (như bệnh Charcot-Marie-Tooth) có thể dẫn đến tình trạng viêm đa dây thần kinh.
  • U bướu trong cơ thể: Các khối u bướu tăng sinh lành tính hay ác tính (ung thư) đều có thể là nguyên nhân gây viêm đa thần kinh ngoại biên. Các phản ứng miễn dịch của cơ thể trong hội chứng cận u cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm đa dây thần kinh.
  • Rối loạn tủy xương: Các bệnh lý như ung thư xương, bệnh amyloidosis, ung thư hạch có thể gây viêm đa thần kinh.
  • Bệnh lý khác bao gồm: Bệnh gan, bệnh thận, bệnh suy giáp, rối loạn mô liên kết…

Ngoài ra, bệnh viêm đa dây thần kinh còn xảy ra do nhiều yếu tố nguy cơ khác, điển hình như:

  • Nghiện bia rượu: Thông thường cơ thể của những người nghiện bia rượu lâu năm sẽ thiếu hụt các nhóm vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin nhóm B. Đây chính là nguyên nhân gây tổn thương hệ thống dây thần kinh trong cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại: Một số loại chất độc hại như hóa chất công nghiệp, kim loại nặng (thủy ngân, chì…) sẽ gây hại cho sức khỏe con người đặc biệt là làm tổn thương hệ thống dây thần kinh ngoại biên.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc đặc trị bệnh, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đa dây thần kinh ngoại biên.
  • Tai nạn gây chấn thương hệ thống dây thần kinh: Tai nạn giao thông, tai nạn do tập luyện thể thao hoặc các va chạm khác trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tổn thương hệ thống dây thần kinh ngoại biên.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh viêm đa dây thần kinh vô căn dù bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác (ngay cả khi đã khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng).

Biến chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh

Viêm đa dây thần kinh có thể dẫn đến một số biến chứng điển hình như: (5)

  • Thường xuyên té ngã và dễ bị chấn thương: Bệnh viêm đa dây thần kinh sẽ gây ra tình trạng yếu cơ, mất thăng bằng và giảm dần khả năng phối hợp giữa các chi với nhau. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ bị té ngã, để lại nhiều chấn thương trên cơ thể người bệnh.
  • Tổn thương và bỏng da: Tê bì, mất cảm giác trên da là triệu chứng phổ biến của tình trạng viêm đa thần kinh. Người bệnh sẽ thường xuyên bị mất cảm giác trên da dẫn đến việc vô tình khiến da bị tổn thương hoặc bỏng.
  • Nhiễm trùng: Tất cả các biến chứng như tổn thương, bỏng da, chấn thương khác trên cơ thể do viêm đa thần kinh gây ra nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Cách chẩn đoán bệnh viêm đa dây thần kinh

Đầu tiên, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp một số thông tin như lối sống, thói quen ăn uống, triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh lý trong gia đình… Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một vài bài kiểm tra về phản xạ, cảm giác nhận biết nhiệt độ và khả năng phối hợp của các cơ quan. Đồng thời, người bệnh cũng phải thực hiện một số phương pháp giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm đa thần kinh như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Đo điện cơ (EMG) nhằm kiểm tra chức năng của hệ thống dây thần kinh.
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp MRI, chụp CT Scanner.
  • Sinh thiết da, dây thần kinh.
    Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024
    Để chẩn đoán bệnh viêm đa dây thần kinh chính xác bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra về phản xạ

Cách điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh

Mục tiêu điều trị viêm đa dây thần kinh là kiểm soát nguyên nhân và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Hiện nay dùng thuốc và sử dụng liệu pháp là 2 cách điều trị viêm đa thần kinh hiệu quả được áp dụng rộng rãi.

1. Điều trị viêm đa dây thần kinh bằng thuốc

Viêm đa thần kinh có thể được điều trị bằng các loại thuốc chữa bệnh thần kinh ngoại biên và những loại thuốc khác mang đến tác dụng làm giảm triệu chứng, điển hình như:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (thuốc chống viêm không chứa steroid) có hiệu quả điều trị các triệu chứng viêm đa thần kinh cấp độ nhẹ. Khi các triệu chứng đã diễn ra nghiêm trọng hơn, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau chứa opioid (tramadol hoặc oxycodone). Tuy nhiên đây là các loại thuốc có nguy cơ gây nghiện nên người bệnh chỉ được sử dụng theo toa của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Điển hình như thuốc pregabalin và Đây là 2 loại thuốc đặc trị bệnh động kinh được sử dụng trong điều trị viêm đa thần kinh vì có khả năng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh có tác dụng phụ là gây chóng mặt, buồn ngủ nên người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ.
  • Thuốc chống bệnh trầm cảm: Các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm 3 vòng như doxepin, amitriptyline, duloxetine, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine cũng mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh. Những loại thuốc này có tác động ức chế quá trình hóa học xảy ra trong tủy sống và não. Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như táo bón, giảm cảm giác thèm ăn, chóng mặt, khô miệng, buồn ngủ, buồn nôn.

2. Điều trị viêm đa dây thần kinh bằng cách sử dụng liệu pháp

Khi người bệnh được chẩn đoán có khả năng đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét đến việc chỉ định chữa trị bằng liệu pháp kích thích thần kinh qua da (TENS) hoặc tập vật lý trị liệu. Trong đó, TENS là liệu pháp hỗ trợ giảm đau hệ thống dây thần kinh thông qua việc sử dụng các điện cực có dòng điện với nhiều tần số khác nhau đi qua da. Liệu pháp kích thích thần kinh qua da TENS sẽ đạt hiệu quả điều trị viêm đa thần kinh nếu người bệnh duy trì trong ít nhất 1 tháng với khoảng 30 phút/ngày.

Liệu pháp thay thế huyết tương hoặc dùng globulin miễn dịch tiêm vào tĩnh mạch sẽ làm ức chế các hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp trung hòa các kháng thể. Do đó, liệu pháp này cũng có tác động giúp điều trị hiệu quả các trường hợp viêm đa thần kinh do bệnh tự miễn gây ra. Trong trường hợp viêm đa dây thần kinh do chèn ép, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật để giải phóng nhóm dây thần kinh bị chèn ép và hạn chế các tổn thương vĩnh viễn.

Cách phòng tránh bệnh viêm đa dây thần kinh

Để có thể phòng tránh bệnh viêm đa thần kinh, người bệnh cần kiểm soát tốt các bệnh lý (tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…) và những yếu tố nguy cơ như nghiện bia rượu, lạm dụng thuốc, lối sống không lành mạnh… Đồng thời, để bảo vệ hệ thống dây thần kinh trong cơ thể, mọi người cần duy trì sức khỏe tốt bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh tiếp xúc với các loại chất độc hại…

Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì năm 2024
Duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh viêm đa dây thần kinh

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm đa dây thần kinh. Triệu chứng viêm đa dây thần kinh rất đa dạng và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tê bì chân tay, yếu cơ, ngứa châm chích, mất cảm giác… mọi người cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.