Nghị luận về cách chấp nhận that bại

Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về thất bại

  • Viết đoạn văn về thất bại - Mẫu 1
  • Viết đoạn văn nghị luận về thất bại - Mẫu 2
  • Viết đoạn văn nghị luận về thất bại - Mẫu 3
  • Viết đoạn văn nghị luận về thất bại - Mẫu 4
  • Viết đoạn văn nghị luận về thất bại - Mẫu 5

Viết đoạn văn về thất bại - Mẫu 1

Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chưa dại đôi lần”. Thật vậy, chẳng có chiến thắng nào lại tự dưng đến, nó chính là kết quả tổng hợp của những thất bại mà bạn đã trải qua. Đúng như câu nói “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Và “thất bại là mẹ của thành công” là nhấn mạnh đến những thứ bạn không đạt được ấy chính là kinh nghiệm, bài học quý báu để giúp bạn chinh phục được điều mình mong muốn. Xét về mặt khao khát của con người thì chẳng ai mong muốn mình thất bại cả. Vì thất bại thật đau đớn, bao nhiêu sự nỗ lực, công sức, tiền của, thậm chí cả sự giúp đỡ của gia đình và bè bạn nữa đều đổ sông đổ biển. Nhưng xét đường dài trong cuộc đời mỗi người, thất bại lại trở thành những điều thực sự quý báu. Bạn có thể chán nản, tuyệt vọng, cho phép mình khóc thật to khi thất bại… nhưng chắc chắn điều đó chỉ diễn ra trong chốc lát thôi. Nhìn nhận lại, bạn phải phát hiện ra bạn thất bại từ đâu, điều gì khiến bạn không đạt được thành công như mình mong ước. Trong đó quan trọng nhất là năng lực, ý chí của bản thân đã đủ chưa để làm được điều đó. Thất bại lúc ấy không phải điều nhục nhã như bạn tưởng, nó lại trở thành ánh sáng soi đường để bạn đứng dậy đi tiếp. Thiết nghĩ Walt Disney mà sớm bỏ cuộc vì sự gạt bỏ của chủ đầu tư thì ông sẽ không tạo ra những nhân vật hoạt hình để đời cho trẻ em trên toàn thế giới. Thomas Edison không dám chắc mình sẽ tạo ra bóng đèn nếu không lấy bài học từ 10.000 lần thử nghiệm thất bại. Chân dung những “con cá mập” trong chương trình Shark Tank [Thương vụ bạc tỷ] chẳng dễ dàng gì ngồi vào ghế nóng để cho những bạn trẻ lập nghiệp kêu gọi vốn đầu tư. Có người trong số họ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Ấy vậy mà ngoài kia, nhất là những bạn trẻ thất bại dù trong một chuyện cỏn con cũng cảm thấy yếu đuối, oán trách hết người này người nọ. Hay có những người vấp ngã một lần đã vội thu mình lại, sợ hãi chẳng dám dũng cảm đứng lên và bước tiếp. Thất bại là một phần của cuộc sống, nó chính là thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời của các bạn dù ít hay nhiều. Nó có nhiều ý nghĩa tích cực hơn là những đau khổ mà chúng ta nghĩ. Vấn đề của bạn là sẽ đón nhận thất bại như thế nào? Có tỉnh táo và vững vàng để nhận ra nó là thử thách của bản thân mà mình phải cố gắng học tập và rèn luyện để vượt qua. Ai rồi cũng sẽ đi qua thất bại, tôi tin là thế!

Học cách chấp nhận thất bại

10:12 - 10/5/2018

Thất bại là một phần của thành công. Vì khi thất bại chúng ta sẽ nhận ra những sai lầm của mình. Từ đó, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều và có sự chuẩn bị tốt hơn.

Thất bại là khi ta không đạt được mục tiêu của mình đề ra. Đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, đôi khi chỉ là những con điểm kém, thất bại trong mối quan hệ bạn bè,... Tất cả những va chạm khi còn non nớt chính là kinh nghiệm thực tiễn để bạn có thể vững vàng bước ra cuộc sống. Mọi người đều có lúc phạm sai lầm, thất bại, và sự thất bại đó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những ảo tưởng để quay về với thực tế.

Thất bại cho ta thấy những hạn chế của bản thân mình. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, giúp ta dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm.

Chúng ta cần phải thừa nhận trách nhiệm, những gì mình đã làm sai. Thật khó mà thừa nhận sai lầm của bản thân, nhưng một khi biết thừa nhận thất bại chúng ta mới có thể hoàn thiện hơn.

Thất bại để trưởng thành hơn: "Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần", chính những lần thất bại giúp ta có kinh nghiệm tuyệt vời để tránh những va vấp về sau. Mỗi lần đứng dậy sau những thất bại là mỗi lần chúng ta trưởng thành hơn.

Không phải thế giới cần thay đổi mà chính bạn mới cần phải thay đổi: Nhiều người trong chúng ta hay đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh khi thất bại, nhưng thực tế hiển nhiên thất bại của bạn là do chính chúng ta mà thôi. Muốn thành công phải thay đổi từ bản thân mình.

Không ai biết tất cả mọi thứ: Bạn có thể biết nhiều người thành công ở những lĩnh vực nhất định, nhưng không ai trên hành tinh này là chuyên gia ở mọi lĩnh vực. Và không chỉ có mỗi mình bạn là đã từng thất bại. Đừng xấu hổ vì điều đó.

Mỗi sai lầm là một kinh nghiệm: Hãy rút ra những bài học quý giá từ những sai lầm của chính mình. Khắc phục sai lầm sẽ giúp bạn thành công khi gặp phải vấn đề tương tự, thậm chí cả trong tình huống hoàn toàn khác biệt.

Viết đoạn văn nghị luận về thất bại – Mẫu 1

“Thất bại là mẹ thành công” – bạn có đồng ý không? Mới nghe qua có vẻ vô lí vì thất bại là sự đối lập của thành công vậy tại sao lại là “mẹ” của thành công được? Thành công là trạng thái mà con người đạt được mục đích mà họ mong muốn. Còn thất bại thì ngược lại đó là khi chúng ta không đạt được điều mình muốn. Trong câu nói này ý chỉ rằng thất bại chính là tiền đề để tạo nên sự thành công. Khi bạn thất bại bạn sẽ có kinh nghiệm hơn về việc đó để rồi sau này có thể hạn chế được mặt tiêu cực và đạt được thành công. Sau thất bại bạn sẽ có động lực để vực dậy, sửa đổi mặt yếu kém. Cứ như thế thành công sẽ chào đón bạn. Các nhà khoa học đã phải thất bại rất nhiều trước khi có những phát minh có thể làm thay đổi cả thế giới. Nhưng nếu khi bạn thất bại mà chán nản, bỏ cuộc để rồi bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công mà bạn mong muốn. Chúng ta cần có ý thức, nghị lực để khắc phục thất bại và biến nó thành thành công. Thất bại chưa là dấu chấm hết, nó thực sự kết thúc là khi bạn không có nghị lực sống để giải quyết thất bại. Cánh cửa thành công luôn chào đón bạn, vậy tại sao bạn không tự đứng lên để Bắt Đầu.

Xem thêm: Top 20+ bài phân tích chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Video liên quan

Chủ Đề