Cách chọn laptop cho sinh viên

Việc trang bị cho mình một chiếc laptopđể học tập hay làm việc văn phòng là rất cần thiết nhưng trên thị trường lại có rất nhiều mẫu mã khiến bạn khó lựa chọn. Dưới đây là các tiêu chí sẽ giúp bạn mua được chiếc laptop phù hợp với nhu cầu, cùng tham khảo nhé!

1 Lựa chọn cấu hình máy phù hợp

Chọn máy có RAM 4 - 8GB

Điều đầu tiên bạn nên lựa chọn khi mua laptop đi học, văn phòng là RAM. Với các tác vụ nhẹ nhàng, RAM là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cảm nhận về độ mượt và tốc độ xử lý của laptop.

RAM là bộ nhớ dữ liệu tạm thời, cho phép lưu giữ thông tin trong 1 khoảng thời gian ngắn, truyền tải dữ liệu đến CPU, RAMcàng lớn thì càng chứa nhiều dữ liệu và tốc độ xử lý càng nhanh.

Để đáp ứng nhu cầu công việc, văn phòng cơ bản, giải trí nhẹ, không cần đòi hỏi dung lượng RAM quá lớn, khoảng 4GB là đủ, nhưng bạn nên chọn các dòng 8GB để sử dụng mượt mà hơn, giúp công việc đạt hiệu quả tối đa.

  • RAM 4GB: Đáp ứng đượccác phần mềm văn phòng, có thể mở cùng lúc đến 20 tab Chrome và sử dụng Photoshop đơn giản như cắt - ghép, chỉnh màu nhẹ nhàng.
  • RAM 8GB: Có thể chạy mượt mà và đầy đủ các chức năng của Photoshop,mở đến 30 - 40 tab Chrome vàthích hợp để mở cùng lúc nhiều ứng dụng nhắn tin, duyệt web, Mail, Excel,...

Laptop Acer Aspire A315 56 308N i3 4G phù hợp cho văn phòng - học tập

Chọn ổ cứng SSD, dung lượng 256GB trở lên

Sau RAM thì ổ cứng là một trong những tiêu chí thứ 2 bạn cần quan tâm khi mua laptop.

Với nhu cầu văn phòng, để đạt được tốc độ khởi động tốt nhất, bạn nên chọn ổ cứng SSD, do tốc độ của ổ cứng thể hiện ở thời gian bạn khởi động máy, khởi động phần mềm hoặc mở file trong máy.

Ngoài ra với dung lượng lưu trữ của máy, để lưu các file nhiều dữ liệu, hình ảnh, file Photoshop, đồ họa,... bạn nên chọn máy có dung lượng khoảng 256GB trở lên để việc lưu trữ dữ liệu của bạn có nhiều không gian hơn, tiện lợi hơn.

Laptop Dell Vostro 3400 i5 ổ cứng 256GB giúp bạn lưu trữ dữ liệu thoải mái

Chọn CPU Intel Pentium hoặc Core i3 trở lên

CPU Intel Pentium thông thường có 2 nhân xử lý [một số ít có 4 nhân] với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz, có khả năng tương thích với rất nhiều board mạch chủ từ các hãng khác nhau, giúp người dùng xử lýhình ảnh, audio, video tối ưu nhất.

Bạn cần xác định nhu cầu làm việc, học tập tùy theo các ngành nghề và mục đích sử dụng để chọncác dòng Core i3 trở lên:

  • CPU Core i3: Đáp ứng được hầu hết các tác vụ cơ bản, kể cả Photoshop hay AI...
  • CPU Core i5: Mạnh mẽ hơn có thể chạy được các phần mềm quản lý hệ thống ở công ty, các phần mềm học tập nặng nề một cách mượt mà trong 3 - 5 năm nữa.
  • CPU Core i7: Đáp ứng tối đa nhu cầu mọi người dùng văn phòng, học tập của các ngành nghề,tuy nhiên các dòng máy Core i7 luôn có giá thành cao hơn các dòng máy khác.

Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 15ITL05 Core i5 xử lý tác vụ đồ họa mượt mà

Chọn máy có card đồ hoạ rời nếu cần thiết

Nếu công việc văn phòng hoặc chuyên ngành học của bạn gắn liền với đồ họa, các phần mềm dựng phim, thiết kế hay phục vụ nhu cầu chơi game thì bạn nên cân nhắc chọn máy có card đồ họa rời.

Đa số các trò chơi phổ biến hiện nay như Liên minh huyền thoại, CS:GO, FIFA Online,... có khả năng chạy được trên các dòng card MXcủa Nvidia [MX110, MX130, MX150,...]. Ngoài ra, dòng card này cũng đảm bảo chạy ổn các ứng dụng cắt video như Premiere Pro, Corel Studio,...

Để chơi được các game nặng như PUBG PC, GTA V,... bạn nên nâng cấp lên card đồ họa GTX1050 trở lên hoặc mua các dònglaptop gaming để có trải nghiệm chơi game thoải mái hơn.

2Một số tính năng cần có cho laptop học tập, làm việc văn phòng

Thiết kế mỏng - nhẹ

Hầu hết các nhân viên văn phòng hoặc sinh viên, học sinh sẽ mang theo laptop để đi học, đi làm hàng ngày và di chuyển thường xuyên. Do đó, bạn nênchọn các laptop nhẹ dưới 1.5kg để việc di chuyển được thoải mái nhất.

Để dễ dàng bỏ vào balo bạn cũng nên lựa các mẫu máy có màn hình khoảng 13 - 14 inch. Nếu bạn muốn màn hình lớn khoảng 15 inch, bạn nên chọn laptop có viền màn hình siêu mỏng để thân máy vẫn gọn gàng hơn.

Laptop Apple MacBook Air M1 2020 có thiết kế mỏng, nhẹ

Màn hình hiển thị Full HD

Với nhu cầu làm việc văn phòng và học tập, bạn chỉ nên chọn laptop có độ phân giải màn hình Full HD để đảm bảo sự sắc nét. Độ phân giải màn hình thấpsẽ khiến các chi tiết trên màn hình bị phóng lớn, còn độ phân giải cao có thể khiến máy tính bạn nhanh hết pin hơn.

Laptop Asus VivoBook A515EA i3 với màn hình Full HD sắc nét

Dung lượng pin trâu

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các mẫu laptop pin trâu, có thể sử dụng được 8 tiếng ở văn phòng mà không cần cắm sạc. Điều này giúp bạn thuận tiện hơn nếu bạn thường xuyên tham gia các buổi họp ở công ty, học nhóm cả ngày.

Laptop Asus ZenBook UX325EA có lượng pin trâu, hoạt động tốt trong mọi điều kiện

Tham khảo laptop nhu cầu học tập, làm việc văn phòng tại Điện máy XANH:

Trên đây là một vài gợi ý để lựa chọn mẫu laptop hỗ trợ tốt cho việc học và công việc văn phòng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm ưng ý nhé!

Thời sinh viên, ngoài bè bạn, kiến thức cùng một vài mối tình vắt vai thì có lẽ laptop là thứ chúng ta nên có. Bởi vì nó sẽ giúp ích khá nhiều cho quá trình học hay công việc part-time của bạn. Với nhiều bạn sinh viên, mua một chiếc laptop thì phải dùng đến 4 - 5 năm cho đến khi ra trường mới có thể thay đổi chiếc máy tính khác. Vậy sinh viên nên mua laptop nào? Tiêu chí ra sao? Hãy cùng mình theo dõi qua bài viết sau đây nhé!

1. Chọn laptop có cấu hình phù hợp với ngành học


Mục Lục

1. Lựa chọn laptop sao cho phù hợp với ngành học

-Laptop cho sinh viên ngành IT, lập trình

-Laptop cho sinh viên ngành kinh tế

-Laptop cho sinh viên ngành đồ họa

-Laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí

-Laptopcho sinh viên ngành khoa học cơ bản

2. Nắm những thông số kỹ thuật cơ bản trước khi mua máy

3. Những thương hiệu laptop uy tín

4. Một số lưu ý khác khi mua laptop

5. Kết luận

1. Lựa chọn laptop sao cho phù hợp với ngành học.

Ngành học đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp sau này, do đó để chọn được laptop hỗ trợ tối đa cho ngành học của mình là điều rất cần thiết. Và tất nhiên mỗi lĩnh vực lại đòi hỏi laptop có những cấu hình khác nhau, cùng điểm qua một vài laptop sinh viên cho một số nhóm ngành tiêu biểu dưới đây:

  • Laptop cho sinh viên ngành IT, lập trình: với nhóm ngành này các bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng các phần mềm như C#, C++, Xampp, Java, HTML,… do đó khi chọn laptop bạn cần quan tâm đến CPU [vi xử lý], RAM cũng như là ổ cứng để các phần mềm này được hoạt động hiệu quả. Ngoài ra màn hình của máy cũng cần được lưu ý vì màn hình lớn hơn sẽ giúp bạn dễ nhìn hơn khi tiếp xúc với những dòng code.

Laptop cho sinh viên lập trình viên cần ưu tiênchú ý tới CPU, RAM và màn hình

|| Xem ngay những điều cần biết khi chọn laptop chosinh viên ngành lập trình tại đây.

  • Laptop sinh viên ngành kinh tế: khác với nhóm ngành IT, nhóm ngành kinh tế không có nhiều phần mềm đặc thù nên các bạn chủ yếu dùng laptop để tham khảo tài liệu, tìm kiếm thông tin cũng như thực hiện các ứng dụng văn phòng cơ bản để thuyết trình, làm bài tập, học tiếng anh... Vì vậy khi chọn laptop cần đặc biệt xem xét về CPU, RAM và pin của máy.

Sinh viên ngành kinh tế cần lưu ý về CPU, RAM và pin khi chọn laptop

|| Xem ngay những điều cần biết khi chọn laptop cho sinh viên ngành kinh tế tại đây.

  • Laptopcho sinh viên ngành đồ họa: đây là nhóm ngành đòi hỏi cấu hình máy khá cao để đảm đương các phầm mềm nặng chuyên về thiết kế như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, 3Ds Max, CorelDraw,…Bạn nên chọn máy có độ phân giải màn hình Full HD để thể hiện màu sắc trung thực nhất, CPU tốc độ xử lý nhanh, RAM có dung lượng lớn và đặc biệt cần trang bị thêm card đồ họa rời để xử lý hình ảnh tốt hơn và SSD để truy xuất hình ảnh mượt mà hơn.

Các bạn sinh viên đồ họa khi chọn laptop cần chú ý về CPU, RAM, SSD, màn hình và đặc biệt là card đồ họa rời

|| Xem ngay những điều cần biết khichọn laptop cho sinh viên ngành đồ họatại đây.

  • Laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí: Autocad, Pro Engineer, Solidworks, … là những phần mềm thường được triển khai trong quá trình học của nhóm ngành cơ khí, do đó laptop của các bạn cần có màn hình độ phân giải cao cùng với sự hỗ trợ đắc lực của card đồ họa. Hơn nữa cũng cần lưu ý đến CPU, RAM, ổ cứng, màn hình và card đồ họa rời để thực hiện mượt mà hơn các ứng dụng trên.

Sinh viên kỹ thuật cơ khí cần quan tâm đến CPU, RAM, ổ cứng, màn hình, card đồ họa rời của laptop

|| Xem ngay những điều cần biết khichọn laptop cho sinh viên ngành kỹ thuậttại đây.

  • Laptop dành cho sinh viên ngành khoa học cơ bản: các bạn thuộc ngành học này sẽ dễ dàng hơn khi chọn mua máy bởi không có đòi hỏi cao về laptop cho môn học. Cũng khá giống với nhóm ngành kinh tế, nhu cầu học hằng ngày chủ yếu cần nghiên cứu tài liệu, lướt web tham khảo thông tin, sử dụng Microsoft Office, làm bài tập,... nên chủ yếu các bạn chỉ cần quan tâm đến CPU và RAM của laptop là đủ. Nếu có có điều kiện bạn nên nâng cấp thêm ổ cứng SSD để máy có thể chạy mượt mà hơn.

Sinh viên các ngành khoa học cơ bản nên chọn laptop có cấu hình thấp, chú ý về CPU và RAM laptop

||Xem ngay những điều cần biết khi chọn laptopphù hợp cho sinh viên ngành khoa học cơ bản tại đây.

2. Nắm được những thông số kỹ thuật cơ bản trước khi mua laptop.

Khi đến các địa điểm mua laptop, các anh/chị bán hàng thường sẽ giới thiệu cho bạn rất nhiều dòng máy với nhiều cấu hình khác nhau, tuy nhiên để chọn được một chiếc laptop phù hợp cho sinh viên không phải điều dễ dàng . Nếu như không có sự chuẩn bị trước, chắc chắn bạn sẽ bị rối và không biết chọn cấu hình như thế nào là phù hợp. Vì vậy để mua laptop dành cho sinh viên bạn cần nắm những thông số cơ bản của một chiếc laptop được liệt kê dưới đây:

  • CPU [Central Processing Unit]: là một bộ phận rất bé của laptop nhưng có sức mạnh lớn nhất, nó được xem là bộ não để điều khiển các phần còn lại của máy. CPU có chức năng phân tích mọi dữ liệu và xử lí các yêu cầu tính toán mà bạn thao tác trên laptop. CPU càng mạnh thì các ứng dụng trên máy chạy càng nhanh.

CPU laptop có chức năng đặc biệt quan trọng là phân tích và xử lí dữ liệu

  • Màn hình: màn hình của máy sẽ quyết định đến khối lượng và kích thước của máy. Hiện nay màn hình có kích thước phổ biến là 13.3”, 14”, 15.6”, nếu muốn có tầm nhìn thoáng hơn và thoải mái hơn thì bạn nên lựa chọn 15.6”. Ngoài ra để có trải nghiệm hình ảnh cho laptop sinh viên, tốt nhấtbạn nên quan tâm đến độ phân giải, tốt nhất là nên chọn màn hình FHD.

Chọn laptop cần chú ý đến kích thước cũng như độ phân giải của màn hình

  • RAM [Random Access Memory]: là nơi lưu trữ tạm thời thông tin khi ứng dụng hay chương trình nào đó được khởi chạy tạo ra, sau đó những thông tin này sẽ được CPU lấy để xử lí. Bộ nhớ RAM càng lớn thì khi chạy nhiều chương trình cùng lúc dữ liệu sẽ được luu trữ nhiều hơn, do đó laptop sẽ thực hiện ứng dụng mượt mà hơn, ít chậm máy hơn. Khi tắt máy thì dữ liệu của Ram sẽ bị mất đi. Thông thường laptop cho sinh viênnên trang bị ít nhất 4GB RAM.

RAM là bộ nhớ đệm có chức năng lưu trữ tạm thời của laptop

  • Ổ cứng: cũng có chức năng lưu trữ nhưng khác với RAM, ổ cứng chứa đựng những dữ liệu của người dùng như hệ điều hành Windows, hình ảnh, video, phần mềm, game, tài liệu cá nhân,…Ổ cứng hiện nay có 2 loại chính là HDD và SSD, trong đó SSD có công nghệ vượt trội hơn HDD và giá thành cũng cao hơn, do đó các laptop phổ thông hiện nay chỉ thường trang bị ổ HDD. Tuy nhiên, đối với các bạn muốn sử dụng Win10 thì để tránh lỗi full disk thì việc nâng cấp lên SSD là điều vô cùng cần thiết.

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu như hình ảnh, video, game,..

  • Card đồ họa [VGA]: có 2 loại card màn hình là card Onboard [được tích hợp sẵn trên laptop] và card rời [được lắp riêng vào laptop nếu bạn có nhu cầu]. Card đồ họa có chức năng xử lý hình ảnh của laptop như màu sắc, độ tương phản, độ phân giải, chất lượng hiển thị,…Với nhu cầu sử dụng thông thường bạn sẽ không cần thiết bổ sung thêm card rời, nhưng đối với các ngành học liên quan đến đồ họa thì bổ sung thêm card rời là rất cần thiết.
  • Pin: là thiết bị đảm bảo cung cấp nguồn điện để duy trì laptop hoạt động. Pin laptop thường được nhà sản xuất ghi thông số là 4 cell, 6 cell, 9 cell,…trong đó cell là một tế bào pin cấu thành nên thanh pin dài của máy. Để đánh giá thời gian sử dụng pin, ngoài xem xét số cell pin bạn còn phải dựa vào dung lượng pin [đơn vị mAh].

Pin laptop được cấu thành từ các cell pin, laptop thường có pin 3 cell, 4 cell, 6 cell,...

|| Xem chi tiết những thông số kỹ thuậtcần biết trước khi mua laptop tại đây.

3. Những thương hiệu laptop đáng xem xét.

Để lựa chọn một chiếc laptop phù hợp với sinh viên thì có rất nhiều thương hiệu đáng tin cậy như: Dell, HP, ASUS, MSI… Tuy nhiên mỗi thương hiệu lại sẽ có đặc điểm riêng cũng như thế mạnh riêng của mình. Dựa vào thị trường laptop cho sinh viên 2020 đã qua và nửa đầu năm 2021. Kim Long Center sẽ tóm tắt một số ưu điểm và nhược điểm của các hãng laptop để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn:

  • Laptop Dell: đây là thương hiệu laptop có uy tín trên thị trường với xuất xứ từ Mỹ. Dell thường không quá chú trọng đến thiết kế bên ngoài mà tập trung vào các linh kiện bên trong nên bạn sẽ thường thấy laptop Dell có độ bền rất cao. Song song đó, phần cứng của máy có hiệu năng tốt, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

    Một điểm cộng lớn cho Dell là hãng cũng có khá nhiều các dòng laptop cho học sinh sinh viên với giá thành thấp chỉ với khoảng hơn 10 triệu là bạn có thể sở hữu ngay cho mình một chiếc laptop Dell rồi. Nếu có điểm trừ cho Dell thì chỉ là thiết kế của hãng có phần cứng cáp và không được bắt mắt.

Laptop Dell bền, hiệu năng tốt và có giá thành hợp lí cho sinh viên

  • Laptop HP: giống như Dell, laptop HP cũng có xuất xứ từ Mỹ. Cũng có mặt trên thị trường tương đương với Dell nhưng HP được đánh giá cao hơn về thiết kế nổi trội, bắt mắt và đa dạng. Laptop của hãng có ưu điểm là độ bền cao, giá thành hợp lí phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, tuy nhiên vẫn có điểm trừ nho nhỏ bởi thời lượng pin còn thấp và hiệu năng không được cao so với các laptop khác cùng cấu hình.

Laptop HP có thiết kế đẹp mắt và đa dạng và giá thành tương xứngvới cấu hình

  • Laptop Asus: là thương hiệu nổi tiếng có xuất xứ từ Đài Loan. Một lí do đáng tin tưởng khi chọn Asus là thời gian bảo hành của máy lên đến 2 năm - dài nhất trong số các thương hiệu laptop khác. Ngoài ra, Asus còn ăn điểm bởi thiết kế đẹp – sáng tạo và có nhiều mẫu mã để người dùng lựa chọn và giá thành khá dễ chịu ở các phân khúc phổ thông. Nhược điểm của hãng không mấy ảnh hưởng đến quyết định của các bạn sinh viên là ở phân khúc doanh nhân cao cấp giá thành của máy là khá cao.

Laptop Asus có thiết kế sáng tạo và chế độ bảo hành lên đến 2 năm

  • Laptop Lenovo: là thương hiệu laptop có xuất xứ từ Bắc Kinh [Trung Quốc]. Laptop Lenovo ghi điểm nhờ độ bền tương đương với Dell cùng với mẫu mã đa dạng cho người dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, thời lượng pin của máy thuộc dạng “trâu”, có thể giúp laptop hoạt động cả ngày vì thế rất thuận tiện cho các bạn sinh viên khi mang đến trường phục vụ học tập. Giá thành của Lenovo cũng được đánh giá là rẻ hơn so với mặt bằng chung, phù hợp với tình hình tài chính của đa số người dùng. Tuy nhiên một điểm trừ nhỏ cho hãng là ở khâu thiết kế vì vỏ máy thường chỉ được làm từ nhựa.

Laptop Lenovo có độ bền cao và thời lượng pin dài

  • Laptop MSI: đây là hãng laptop của Đài Loan chuyên sản xuất để phục vụ cho người dùng chơi game, vì thế các dòng laptop của máy luôn có hiệu năng cao để cân các tựa game cũng như các ứng dụng nặng. Ưu điểm của MSI là thường được trang bị card đồ họa rời nên rất phù hợp với các bạn thiết kế đồ họa, hiệu quả tản nhiệt cực tốt, dễ dàng nâng cấp phần cứng, âm thanh sống động và đặc biệt là thời gian bảo hành lên đến 2 năm. Tuy nhiên giá của laptop MSI lại khá cao nên các bạn sinh viên nên cân nhắc trước khi mua. Nếu yêu thích hãng, bạn có thể xem xét các dòng PS series và GF series.

Laptop MSI có cấu hình mạnh mẽ và tản nhiệt tốt cùng chế độ bảo hành đến 24 tháng

4. Một số gợi ý khác

  • Nên ưu tiên chọn laptop mỏng-gọn-nhẹ để tiện cho việc di chuyển, đặc biệt là các bạn nữ. Khối lượng máy nên dao động từ 1.2kg - 1.8kg là phù hợp nhất.
  • Chọn laptop có thiết kế đẹp đôi khi cũng rất quan trong: laptop cũng được xem là phụ kiện mang theo bên mình để bạn thể hiện cá tính bản thân. Do đó hãy chọn cho mình chiếc máy bạn cảm thấy ưng ý nhất để khơi nguồn cảm hứng khi sử dụng và tự tin trước đám đông.
  • Thời lượng pin dài luôn là lựa chọn cần thiết: sẽ thật phiền khi trên lớp không có nhiều ổ cắm điện và pin của máy quá ngắn phải không nào? Vì thế hãy chọn cho mình chiếc laptop pin "trâu" để có thể đồng hành cùng bạn học cả ngày, thời lượng pin lý tưởng nhất là từ 4 - 6 tiếng.
  • Chính sách bảo hành: nếu bạn quan tâm nhiều đến việc bảo hành máy khi hư hỏng thì chắc chắn Asus và MSI là hai hãng laptop nằm trong danh sách lựa chọn của bạn, bởi vì thời gian bảo hành là 2 năm trong khi các hãng khác chỉ dừng lại ở 1 năm mà thôi.
  • Chọn laptop có độ bền cao: để cùng bạn đi hết quãng đời sinh viên thì chiếc máy luôn cần có độ bền nhất định theo thời gian. Bạn nên tham khảo các dòng laptop Dell để đáp ứng được tiêu chí này nhé.


Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về các loại laptop cho sinh viên, cũng nhưnhững thông tin cần biết khi chọn mua một chiếc laptop. Hy vọng với những chia sẻ này phần nào đó các bạn không còn bỡ ngỡ với câu hỏi sinh viên nên mua laptop nào? Bên cạnh đó tại các chi nhánh của Kim Long Center nhân viên bán hàng luôn tư vấn mua laptop cho sinh viên một cách kỹ càng dựa vào nhu cầu học tập cũng như sở thích của khách hàng. Vì vậy còn chần chờ gì nữa mà không đến và rinh cho mình một em laptop về để cùng nhau chiến đấu trong môi trường học mới nào!

** Vui lòng để lại thông tin ngay bên dưới để được tư vấn chi tiết về dòng laptop sinh viên nhé**

Cách chọn laptop cho sinh viên

Giữa thị trường laptop cực kì đa dạng như hiện nay, việc lựa chọn là rất khó khăn. Vì vậy nếu chưa biết phải chọn một chiếc laptop như thế nào cho phù hợp với nhu cầu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Một chiếc laptop phù hợp sẽ giúp bạn chinh chiến tốt ở một môi trường mới

1. Cấu hình phù hợp với ngành học

Nên dựa vào ngành học của bạn để chọn được chiếc laptop phù hợp nhất

Laptop cho sinh viên ngành IT, lập trình: Thông thường thì với nhóm ngành này các bạn thường nghĩ tới những mẫu laptop có cấu hình thật cao, vì sẽ phải thường xuyên sử dụng các phần mềm như C++, Java, HTML,… tất nhiên hiệu năng càng cao thì càng hỗ trợ tốt hơn. Tuy nhiên đây không phải tiêu chí chúng ta cần ưu tiên đầu tiên, sinh viên IT sẽ phải thao tác với bàn phím và nhìn vào màn hình máy tính nhiều giờ mỗi ngày, nên 2 yếu tố này là những điểm cần lưu ý đầu tiên. Sau đó là đến CPU, RAM và dung lượng ổ cứng để đảm bảo các phần mềm hoạt động hiệu quả.

Laptop cho sinh viên ngành đồ họa và kỹ thuật cơ khí: đây là nhóm ngành đòi hỏi cấu hình máy khá cao để đảm đương các phầm mềm nặng chuyên về thiết kế. Nếu học ngành này bạn nên chọn máy có độ phân giải cao, CPU mạnh và RAM có dung lượng lớn. Đối với việc thiết kế các bản vẽ phức tạp thì nên cân nhắc đến những dòng laptop workstation để có các mẫu card rời hỗ trợ rất tốt cho các phần mềm chuyên dụng.

Laptop dành cho sinh viên ngành kinh tế và khoa học cơ bản: Sinh viên những nhóm ngành này chỉ có những nhu cầu cơ bản như sử dụng Microsoft Office, lướt web, xem phim, tìm tài liệu... nên chỉ cần cân đối tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như nhu cầu sử dụng. Laptop dành cho sinh viên các khối ngành này thường là các sản phẩm có giá trung bình và tập trung vào sự tiện dụng.

Laptop Asus Vivobook S15 S510UA-BQ308 trang bị chip i5 7200U, 4GB RAM và ổ cứng 1 TB hiệu năng mạnh mẽ, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng

2. Thiết kế và màn hình

Những chiếc laptop gọn nhẹ sẽ phù hợp với các bạn nữ

Đối với sinh viên thiết kế gọn nhẹ, đẹp và tối giản là những tiêu chí phù hợp nhất khi chọn laptop. 13 - 15 inch là kích thước màn hình phổ biến và phù hợp nhất để học tập, cũng như đủ nhỏ gọn để sinh viên thường xuyên mang đi nhiều nơi. Đặc biệt là đối với các bạn nữ thì khối lượng máy từ 1,2 - 1,8kg là hợp lý nhất. Bạn cũng nên tránh những thiết kế nhiều chi tiết rườm rà để dễ dàng sửa chữa nếu hỏng hóc.

Những thiết bị lớn hơn sẽ khá cồng kềnh, giá bán thường cũng cao hơn không phù hợp với ngân sách của sinh viên. Còn nhỏ hơn thì đồng nghĩa với việc màn hình và bàn phím cũng nhỏ, việc này sẽ làm giảm trải nghiệm và sử dụng cũng kém thoải mái.

Màn hình cũng là yếu tố cần phải cân nhắc. Trừ khi bạn cần dùng laptop cho các ngành chuyên sâu về đồ họa như thiết kế hoặc kỹ thuật, nếu không thì Full HD [1920x1080 pixel] là độ phân giải phù hợp cho mọi nhu cầu của sinh viên.

3. Pin, bàn phím và các cổng kết nối

Pin là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi chọn mua laptop

Pin là thiết bị cung cấp điện giúp duy trì hoạt động của laptop, thời lượng pin dài là yếu tố cực kì cần thiết. Một chiếc laptop thì pin chỉ cần từ 4 - 5 tiếng là hoàn toàn đủ cho nhu cầu sử dụng để học tập hàng ngày. Tuy nhiên thời lượng pin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên các bạn có thể cố gắng lựa chọn những thiết bị có nhiều cell pin và dung lượng cao trong tầm giá.

Về bàn phím thì bạn chỉ cần lựa chọn những bàn phím cảm thấy ưng ý nhất về cảm giác gõ phím. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường thiếu sáng thì nên xem xét lựa chọn những bàn phím được trang bị đèn nền.

Một máy tính phù hợp với sinh viên cũng cần phải trang bị đầy đủ các cổng kết nối, để kết nối với các thiết bị ngoại vi và đặc biệt là máy chiếu.

4. Giá cả, độ bền và bảo hành

Sau khi đã xác định được những nhu cầu thiết yếu thì điều kiện tài chính là yếu tố quan trọng cuối cùng, quyết định nên lựa chọn sản phẩm nào.

Đối với sinh viên thì mức giá laptop từ 10 đến dưới 20 triệu đồng là ưu tiên lựa chọn hàng đầu, mức giá này sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu cần thiết vì máy có tốc độ xử lý nhanh. Còn với mức giá laptop dưới 10 triệu thì bạn sẽ phải đắn đo nhiều hơn. Mức giá dành cho những chiếc laptop phổ thông với tốc độ chậm, bộ nhớ lưu trữ ít. Mức giá này sẽ đáp ứng tốt nếu làm việc với Microsoft Office, duyệt web, xem phim hay chơi game nhẹ nhàng.

Nếu bạn quan tâm nhiều đến việc bảo hành máy khi hư hỏng, thì nên lựa chọn những cửa hàng lớn và uy tín. Mức già sẽ cao hơn đôi chút nhưng dịch vụ hậu mãi sẽ tốt hơn. Một vài cửa hàng lớn còn nâng cấp dịch vụ bảo hành lên đến 2 năm cho nhiều dòng máy.

Ngoài ra, độ bền cũng là yếu tố quan trọng, vì nhiều bạn sẽ lựa chọn một chiếc laptop để cùng mình đi hết quãng đời sinh viên. Nếu vậy thì Dell là lựa chọn hàng đầu khi nhắc tới tiêu chí. Tuy nhiên cấu hình của Dell khá thấp so với mức giá, bạn nên cân nhắc đến vấn đề tài chính khi lựa chọn các dòng sản phẩm của hãng này.

Dell là dòng sản phẩm có giá thành tương đối ổn dành cho các bạn sinh viên

5 Lựa chọn thương hiệu uy tín

Những thương hiệu nổi tiếng về chất lượng và công nghệ trên toàn cầu đã dần có mặt tại Việt Nam. Những dòng sản phẩm này được các nhà phân phối Việt Nam nhập khẩu và bán trên thị trường với sự đảm bảo uy tín từ nguồn gốc, xuất xứ cũng như chế độ bảo hành, hậu mãi cho người dùng. Vì vậy để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc bạn nên chọn những laptop có thương hiệu và nhà phân phối chính hãng.

Một số hãng laptop nổi tiếng có thể kể tên như: laptop Dell, laptop Acer, Macbook, laptop Fujitsu, laptop Asus, laptop Lenovo, laptop HP. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên mua laptop hãng nào thì sau đây chúng tôi có một vài gợi ý như sau:

Sinh viên nên mua laptop nào?

  • Laptop dành cho sinh viên có cấu hình giống nhau, nhưng một số ngành học đặc biệt lại yêu cầu một laptop có cấu hình khác biệt số với một số ngành khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết cấu hình một chiếc laptop dành cho sinh viên từng ngành học.
  • Chúng tôi sẽ đưa ra các tiêu chí chọn laptop dành cho sinh viên. Nó giúp bạn có thể tự tìm một laptop phù hợp cho ngành học của bạn!
  • Và phần cuối bài viết, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn 10 mẫu laptop cho sinh viên

Có thể bạn quan tâm: Sinh viên nên mua laptop hãng nào?

Các sản phẩm bán chạy nhấtCác mẫu chất lượng nhất

Giá laptop dành cho sinh viên

Đối với sinh viên 1 chiếc laptop phù hợp thường có giá trong khoảng từ 8 – 20 triệu. Tùy ngành học, nhu cầu và mục đích sử dụng của sinh viên mà chọn laptop phù hợp.

  • Đối với sinh viên ngành thiết kế đồ họa nên mua các laptop có giá loanh quanh 15 – 20 triệu nếu chỉ để học đồ họa. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Top 10 laptop thiết kế đồ họa giá rẻ 2019 dưới 15 triệu
  • Đối với sinh viên công nghệ thông tin hoặc các ngành kỹ thuật có thể chọn laptop có mức giá rẻ hơn. Tầm 9 – 14 triệu là có một chiếc laptop cho việc học ngành công nghệ thông tin.
  • Còn các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, marketing…một chiếc laptop có giá từ 6 – 12 triệu là khá Ok.

Cấu hình laptop cho sinh viên từng ngành học

Mỗi ngành học của sinh viên lại cần một laptop có cấu hình khác nhau. Dưới đây là một số cấu hình tiêu chuẩn laptop cho sinh viên của các ngành học hiện nay.

Laptop cho sinh viên kỹ thuật, sinh viên công nghệ thông tin

Sinh viên công nghệ, kỹ thuật cần một laptop có thể sử dụng các phần mềm lập trình như Netbean, Eclipse, Xampp,…Đây là các phần mềm yêu cầu một laptop có cấu hình từ trung bình cho tới cao cấp! Laptop cho sinh viên kỹ thuật, công nghệ phải có cấu hình tối thiểu:

  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 GB
  • CPU tối thiểu Core i5, tốc độ từ 2.5 GHz trở lên
  • Màn hình 15.6 inch trở lên[kích thước màn hình nhỏ sẽ khó cho việc lập trình]

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên đồ họa, sinh viên kiến trúc

Sinh viên thiết kế đồ họa, kiến trúc cần những laptop cấu hình tương đối cao để có thể chạy các phần mềm chuyên thiết kế như Photoshop, AutoCad, Corel Draw,...

Ngoài ra, sinh viên đồ họa, kiến trúc cần 1 laptop có độ phân giải màn hình tối thiểu là Full HD để bản vẽ được chính xác nhất.Laptop cho sinh viên thiết kế đồ họa, kiến trúc phải có cấu hình tối thiểu:

  • RAM tối thiểu 8 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 1 TB
  • CPU tối thiểu Core i7
  • Card đồ họa rời 2 GB
  • Màn hình 15.6 inch Full HD 1080ptrở lên

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên Marketing, sinh viên kinh tế và quản lý

Sinh viên ngành Marketing và kinh tế chủ yếu dùng laptop để nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới, làm slide thuyết trình... Do vậy, sinh viên Marketing, kinh tế chỉ cần một laptop có cấu hình tầm trung. Laptop cho sinh viên Marketing, sinh viên kinh tế và quản lý phải có cấu hình tối thiểu:

  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 GB
  • CPU tối thiểu Core i5

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên ngành kế toán

Sinh viên kế toán cần những laptop có thể chạy các ứng dụng văn phòng như Excel, Word, Access mượt mà.Laptop cho sinh viên ngành kế toán phải có cấu hình tối thiểu:

  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 GB
  • CPU tối thiểu Core i3

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên cơ khí

Sinh viên cơ khí phải họcvẽ kỹ thuật cơ khí, sử dụng các phần mềm vẽ CAD, lập trình gia công máy CNC, thiết kế các sản phẩm cơ khí...Do vậy, laptop cho sinh viên cơ khí cần chú trọng tới Card đồ họa và độ phân giải màn hình. Yêu cầu cấu hình tối thiểu của laptop sinh viên cơ khí là:

  • Card đồ họa rời 2 GB
  • Màn hình 15.6 inch Full HD 1080ptrở lên
  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 TB
  • CPU tối thiểu Core i5

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên ngành điện, điện tử - viễn thông

Sinh viên ngành điện chủ yếu dùng laptop để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến điện, điện tử. Do vậy, laptop cho sinh viên ngành điện không cần cấu hình cao! Một laptop cho sinh viên ngành điện cần cấu hình tối thiểu là:

  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 GB
  • CPU tối thiểu Core i3

Xem các sản phẩm

Laptop cho sinh viên các ngành khác

Ngoài các ngành trên, thì sinh viên các ngành khác như sinh viên luật, sinh viên ngoại ngữ, sinh viên sư phạm,... nhu cầu sử dụng laptop với mục đích cơ bản là để làm bài tập lớn, nghiên cứu tài liệu, soạn văn bản, slide thuyết trình. Ngoài ra, laptop sử dụng để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản như xem video, nghe nhạc, chơi trò chơi...

Laptop cho sinh viên các ngành khác như sinh viên luật, sinh viên ngoại ngữ, sinh viên sư phạm,...thì laptop phải có cấu hình tối thiểu:

  • RAM tối thiểu 4 GB
  • Ổ cứng tối thiểu 500 GB
  • CPU tối thiểu Core i3

Xem các sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề