Những câu hỏi về khoảng cách thế hệ

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình

Sao chép

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Thế nào là tôn trọng đúng cách?

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con tự lực cánh sinh trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân.

Làm sao để tôn trọng con đúng cách?

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích? Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình. Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Tầng 25, Tòa nhà Sài Gòn Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline:18001247

Văn phòngGiao dịch gần bạn nhất

Miễn trừ trách nhiệm & Quyền sở hữu

Chính sách bảo mật thông tin

Quay lại Trang chủ

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam. Tất cả các quyền được bảo hộ.

Copyright © 2020 PrudentialViệt Nam

Website hiện đang sử dụng cookies nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Bằng việc tiếp tục sử dụng website, bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mật và cho phép chúng tôi sử dụng cookies.

Video liên quan

1. Khoảng cách thế hệ là gì?

Khoảng cách thế hệtrong tiếng Anh làGeneration Gap. Khoảng cách thế hệlà những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Karl Mannheim đã ghi nhận sự khác biệt giữa các thế hệ về cách thanh niên chuyển sang tuổi trưởng thành và nghiên cứu các cách thức mà các thế hệ tách mình ra khỏi nhau, trong gia đình và trong các tình huống và khu vực xã hội [chẳng hạn như nhà thờ, câu lạc bộ, trung tâm người cao tuổi và trung tâm thanh thiếu niên].

Lý thuyết xã hội học về khoảng cách thế hệ lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào những năm 1960, khi thế hệ trẻ [sau này được gọi là những đứa trẻ bùng nổ] dường như đi ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ họ đã tin tưởng trước đây về âm nhạc, giá trị, quan điểm của chính phủ và chính trị cũng như thị hiếu văn hóa. Các nhà xã hội học hiện nay gọi “khoảng cách thế hệ” là “sự phân biệt tuổi tác theo thể chế”. Thông thường, khi bất kỳ nhóm tuổi nào trong số này tham gia vào hoạt động chính của nó, các thành viên cá nhân bị cô lập về mặt thể chất với những người thuộc thế hệ khác, ít có sự tương tác qua các rào cản tuổi tác ngoại trừ ở cấp độ gia đình hạt nhân.

Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếu được thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.

Đặc điểm Khoảng cách thế hệ

Khoảng cách thế hệlà một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.

Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.

Xem thêm: Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Vĩnh Phúc là gì? Nhiệm vụ chính?

Khoảng cách thế hệđóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình.

Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.

Như vậy, ta có thể nhận định rằng khoảng cách thế hệ được hiểu chính là sự khác biệt trong suy nghĩ, hành động giữa thế hệ phổ biến nhất ở trong gia đình có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ và con cháu. Ngoài ra, khoảng cách hế hệ còn được thấy trong môi trường làm việc như công ty, doanh nghiệp giữa cấp trên, cấp dưới và thành viên trong công ty cũng tương tự như gia đình, bên cạnh nền tảng kiến thức thì mỗi thế hệ sẽ có cách làm việc riêng biệt.

Video liên quan

Chủ Đề