Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng định kỳ cho cơ quan thuế

[KTSG Online] – Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản của người nộp thuế theo quy định tại Nghị định 126/2020.

Theo yêu cầu của cơ quan thuế, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp cho cơ quan thuế tên chủ tài khoản, số hiệu, ngày mở – đóng tài khoản cho cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế sẽ khai thác, truyền nhận, lưu trữ và bảo mật hoàn toàn các thông tin của người nộp thuế mà ngân hàng cung cấp. Ngoài ra, cơ quan này sẽ cung cấp mã số thuế của người nộp thuế cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài khoản thanh toán của khách hàng có thông tin mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu và cung cấp thông tin tài khoản thanh toán theo mã số thuế.

Số lượng giao dịch qua các nền tảng thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng, nền tảng thanh toán gia tăng nhanh chóng trong 2 năm gần đây. Ảnh minh họa: TTXVN

Với khách hàng không có mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện đối chiếu với số, loại giấy tờ do Tổng cục Thuế cung cấp theo mã số thuế của người nộp thuế.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bảo mật và chỉ sử dụng thông tin do Tổng cục Thuế cung cấp để phục vụ việc trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế.

Về thời hạn cung cấp thông tin, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập và gửi danh sách tài khoản thanh toán của người nộp thuế lần đầu đến Tổng cục Thuế, bao gồm toàn bộ các tài khoản thanh toán của người nộp thuế còn hiệu lực của tháng liền kề tháng cung cấp thông tin trong thời gian 90 ngày.

Định kỳ hàng tháng, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp thông tin số hiệu tài khoản phát sinh mới trong tháng và các tài khoản có ngày đóng trong tháng trước chậm nhất ngày 10 của tháng kế tiếp.

Về phía Ngân hàng Nhà nước [NHNN], ông Lê Anh Dũng – Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán – cho biết NHNN có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các ngân hàng phối hợp với Bộ Tài chính về việc kết nối cung cấp thông tin liên quan đến các giao dịch của tổ chức cá nhân theo quy định tại Nghị định 126/2020.

Hiện việc triển khai thực hiện đã được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn đầy đủ.

“Từ kết quả triển khai thí điểm tại 5 ngân hàng, đến thời điểm này có thể khẳng định triển vọng về tính khả thi của công nghệ, việc bảo mật thông tin về dữ liệu, từ đó có thể hoàn thành trách nhiệm được giao của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế và Ngân hàng Nhà nước”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, mọi quy trình nghiệp vụ được triển khai thực hiện rõ ràng, kết hợp công tác thanh kiểm tra, cùng tính bảo mật an toàn, không có lý do gì mà các ngân hàng khác không thực hiện.

Tuy nhiên, các ngân hàng hiện đang chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành, luật tổ chức tín dụng và các nghị định về bảo vệ thông tin khách hàng. Vì vậy sau khi việc phối hợp được triển khai ổn định, cần tiến tới pháp lý hóa bằng một thông tư được ban hành để các ngân hàng triển khai thống nhất.

Trước đó, Tổng cục Thuế đã thí điểm triển khai việc cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan thuế với 5 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Công Thương [Vietinbank], Ngoại Thương [Vietcombank], Đầu tư và Phát triển [BIDV], Quân đội [MB] và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank].

Theo Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch được ngân hàng cung cấp theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp… Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phải cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế gồm tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản định kỳ hàng tháng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử, trên các nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước.

Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp cho cơ quan thuế tên chủ tài khoản, số hiệu, ngày mở [hoạt động, ngày đóng tài khoản cho cơ quan thuế [qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế]. Trách nhiệm của cơ quan thuế là khai thác, truyền nhận, lưu trữ và bảo mật hoàn toàn các thông tin của người nộp thuế mà ngân hàng cung cấp.

Tổng cục Thuế cung cấp mã số thuế của người nộp thuế cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài khoản thanh toán của khách hàng có thông tin mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu và cung cấp thông tin tài khoản thanh toán theo mã số thuế.

Trường hợp khách hàng không có mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu với số, loại giấy tờ do Tổng cục Thuế cung cấp theo mã số thuế của người nộp thuế. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bảo mật và chỉ sử dụng thông tin do Tổng cục Thuế cung cấp để phục vụ việc trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế.

Thời gian chậm nhất trong thời gian 90 ngày, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập và gửi danh sách tài khoản thanh toán của người nộp thuế lần đầu đến Tổng cục Thuế, bao gồm toàn bộ các tài khoản thanh toán của người nộp thuế còn hiệu lực của tháng liền kề tháng cung cấp thông tin. Định kỳ hàng tháng [chậm nhất ngày 10 của tháng kế tiếp], các ngân hàng thương, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mại cung cấp thông tin số hiệu tài khoản phát sinh mới trong kỳ và các tài khoản có ngày đóng trong kỳ.

Cơ quan thuế đã tiếp nhận gần 43 triệu tài khoản cá nhân 

Phát biểu khai mạc, ông Đào Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế [Tổng cục Thuế] cho biết, theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, các NHTM phải cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế cho cơ quan thuế, bao gồm tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản. Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, việc triển khai phối hợp cung cấp thông tin được triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thí điểm từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022 tại 5 ngân hàng gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam [Vietinbank], Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [Agribank] và Ngân hàng Quân đội [MB].

Theo đó, trên cơ sở khảo sát thông tin, Tổng cục Thuế đã cung cấp dữ liệu về mã số thuế, thông tin tài khoản người nộp thuế đã đăng ký kê khai với cơ quan thuế cho 5 ngân hàng để thực hiện đối chiếu, rà soát và làm sạch dữ liệu. Các ngân hàng đã xây dựng phần mềm tiếp nhận thông tin mã số thuế, số giấy tờ của người nộp thuế và kết xuất thông tin số hiệu tài khoản thanh toán theo chuẩn định dạng do Tổng cục Thuế cung cấp. Đồng thời, đã hoàn thành truyền nhận dữ liệu lần đầu và đang tích cực phối hợp với Tổng cục Thuế xây dựng ứng dụng tự động để cung cấp dữ liệu định kỳ. Trong quá trình thực hiện, các ngân hàng đều tích cực tham gia triển khai thử nghiệm, tiếp nhận, phân tích các tài liệu Tổng cục Thuế cung cấp, trên cơ sở đó phản ánh các vướng mắc để được hỗ trợ hoàn thiện quy trình, chuẩn dữ liệu.

Nhờ đó, từ tháng 6/2021 đến 3/2022, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận thành công trên 45,4 triệu tài khoản, trong đó các tổ chức [DN, tổ chức khác và cá nhân kinh doanh] là gần 2,5 triệu tài khoản và cá nhân là xấp xỉ 43 triệu tài khoản. “Đây là nguồn dữ liệu rất quý với cơ quan thuế để phục vụ hiệu quả công tác quản lý” - ông Sơn khẳng định.

Cũng theo ông Sơn, việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các ngân hàng với cơ quan thuế sẽ giúp người nộp thuế không phải đăng ký, kê khai với Tổng cục Thuế. Trong khi với các ngân hàng, đây là cơ hội để rà soát và làm sạch dữ liệu thông tin về tài khoản của các tổ chức, DN, qua đó quản lý và kiểm tra chéo được trên hệ thống. Về cơ bản đến nay việc triển khai thí điểm tại 5 NHTM đã xong, trong quá trình thực hiện các thông tin luôn được đảm bảo an toàn. Trên cơ sở kết quả đạt được của giai đoạn 1, dự kiến trong tháng 4/2022, Tổng cục Thuế sẽ có công văn triển khai đến các NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn lại. Tại hội nghị, đại diện Vụ Kê khai và kế toán thuế, Cục Công nghệ thông tin [Tổng cục Thuế] cũng đã hướng dẫn các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế, các quy trình kết nối trao đổi thông tin; quy trình bảo mật dữ liệu thông tin truyền và nhận…

Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin của người nộp thuế

Một trong những vấn đề được các ngân hàng, người nộp thuế đặc biệt quan tâm đó là công tác bảo mật thông tin dữ liệu về tài khoản của người nộp thuế. Về vấn đề này, ông Đào Ngọc Sơn khẳng định, Tổng cục Thuế đã triển khai kịp thời các giải pháp ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng có nhiều lựa chọn trong việc truyền nhận thông tin số hiệu tài khoản thanh toán, cung cấp các chuẩn dữ liệu. Đồng thời, thực hiện các biện pháp về an toàn bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin người nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật An toàn thông tin mạng… Cụ thể, lần đầu tiên, Tổng cục Thuế triển khai giải pháp mã hóa, lưu trữ thông tin số hiệu tài khoản thanh toán tiếp nhận từ ngân hàng. Để đảm bảo triển khai đồng bộ, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 3480/TCT-KK ngày 14/9/2021 về triển khai tiếp nhận, bảo mật thông tin số hiệu tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng bằng hình thức điện tử gửi cục thuế các tỉnh, TP. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế khi thực hiện tra cứu, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế. Cùng với đó, hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung đã nâng cấp các chức năng tra cứu dữ liệu đáp ứng yêu cầu tra cứu của cơ quan thuế, phân quyền, mã hóa dữ liệu số hiệu tài khoản, đảm bảo bảo mật thông tin.

Để việc cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế triển khai ở tất cả các ngân hàng trong thời gian tới, Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của pháp luật để các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện về phương án kỹ thuật để đáp ứng triển khai với lượng lớn, tránh ùn tắc, vướng mắc trong quá trình triển khai…

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước nhận định, từ kết quả triển khai thí điểm tại 5 ngân hàng, đến thời điểm này có thể khẳng định triển vọng hoàn thành trách nhiệm được giao của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế. “Tuy nhiên, do các ngân hàng hiện đang chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành, Luật Các tổ chức tín dụng và các nghị định về bảo vệ thông tin khách hàng. Vì thế, sau khi việc phối hợp triển khai ổn định, cần tiến tới pháp lý hóa bằng một thông tư để các ngân hàng thực hiện thống nhất” - ông Lê Anh Dũng đề xuất.

Bài, ảnh: Thúy Nga
 

Video liên quan

Chủ Đề