Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam là gì

Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh

30/10/2020 1,187

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:
A. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. B. Từ nghệ thuật quân sự của các nước. C. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh giai cấp. D. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh dân tộc.
Câu hỏi trong đề: Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 10
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: A

Chu Huyền [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

Bài Kiểm Tra
Bài Kiểm Tra
Thứ tư - 24/03/2021 22:48
  • In ra
» Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • an ninh quốc phòng
  • quân sự Việt Nam
  • Đảng Cộng sản
  • chủ nghĩa xã hội
  • chủ nghĩa mac lenin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Cương lĩnh chính trị
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CHUYÊN ĐỀ: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là vào thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng, nói chung chúng ta thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đ ặc s ắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang… Nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các cuộc chiến tranh không kéo dài như các cuộc chiến tranh trước đây, nhưng hậu quả lại vô cùng khủng khiếp, nặng nề, nó vừa là cơ hội để các nước tham chiến có đi ều ki ện thử nghiệm, sử dụng các phương tiện, vũ khí mới hiện đại; đồng thời là cái cớ để một số nước nhảy vào can thiệp công việc nội bộ với những động cơ và mục đích riêng, vì vậy việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh chiến tranh và các chiến lược quốc phòng là rất quan trọng, luôn được các nước quan tâm, đưa lên hàng đầu. Với mục tiêu trước hết là nhằm bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, và quan trọng nhất là không để xảy ra chiến tranh. Lịch sử Nghệ thuật quân sự Việt Nam là lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và thực hành toàn quân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt trên cả ba quy mô của đấu tranh vũ trang là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trong từng cuộc chiến tranh và trong suốt tiến trình l ịch sử Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đánh giặc độc đáo, mang bản sắc riêng, đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, 1
  2. quyết đánh, biết đánh và biết đánh thắng những kẻ thù xâm lược l ớn mạnh hơn mình. Với tư cách là một bộ môn khoa học, lịch sử quân sự Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu đến cơ sở hình thành và phát triển các sự vật hiện tượng trong lĩnh vực quân sự từ cổ đại đến hiện đại về chiến tranh và các lực lượng vũ trang… kinh nghiệm hoạt động của các giai cấp và chính đảng nhằm rút ra những bài học thiết thực trong chuẩn bị, thực hành xây dựng lực lượng vũ trang; chuẩn bị đưa đất nước sẵn sàng chống l ại sự xâm lăng của kẻ thù. Việc nghiên cứu lịch sử quân sự của một cuộc chiến tranh không chỉ dừng lại ở sự thắng thua hay đơn thuần là sự khảo sát thuần túy về mặt quân sự mà phải đặt nó trong mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… ứng với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để từ đó trong từng cuộc chiến tranh có một nghệ thuật quân sự khác nhau. I- KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN 1- KHÁI NIỆM Nghệ thuật quân sự, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chi ến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ. Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuất hiện khi có chiến tranh, xác định những nguyên tắc và ph ương thức tiến hành đấu tranh vũ trang, là nghệ thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực, tận dụng thời cơ để chiến thắng. Nghệ thuật quân sự được hợp thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Chiến lược quân sự là b ộ phận cao nhất giữ vai trò chủ đạo, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò khâu nối liền chiến lược quân sự và chiến dịch, nó chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược quân sự và trực tiếp chỉ đạo chiến thuật; chiến thuật là lĩnh vực đấu tranh trực tiếp tiếp xúc với chiến dịch trên chiến trường, có tác động thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự phát triển. Chiến lược quân sự là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự bao gồm: Lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng vũ trang; xây dựng kế hoạch, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động tác chiến; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đất 2
  3. nước phục vụ chiến tranh. Từ lý luận và thực tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác định âm mưu, hoạt động đối tượng tác chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang; xác định các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi kế hoạch, chuẩn bị các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho từng lực lượng, trong từng giai đoạn; vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự, trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc chỉ huy và tổ chức lãnh đạo cho các lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến hành và kết thúc chiến tranh. Do vậy, chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo trong hoạch định tầm chiến lược từ khâu: Xác định đối tượng tác chiến đến đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho các lực lượng trên cơ sở triển khai thế bố trí, phương pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh. Tùy theo tình hình cụ thể chiến lược quân sự phải xác định cụ thể đối tượng tác chiến, chúng có số lượng, trang thiết bị như thế nào. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước với đối tượng tác chiến mới đề ra các chính sách và đường lối quân sự cụ thể để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược quân sự mang tính ổn định trên cơ sở phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất của đất nước mà trước hết là trình độ khoa học công ngh ệ c ủa đất nước trực tiếp sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập thể người lính. Điều kiện kinh tế còn tạo ra c ơ sở hạ tầng: đường giao thông, phương tiện cơ động chuyển quân tập trung lực lượng, tập trung vật chất để tác chiến. Chiến lược quân sự còn phụ thuộc vào đường lối chính trị, đường lối quân sự và phục vụ cho các đường lối đó. Cần phân biệt rõ Chiến lược quốc phòng và Chiến lược quân sự để trong quá trình nghiên cứu tránh sự đồng nhất hai khái niệm và có sự nhầm lẫn. Chiến lược quốc phòng là chiến lược phòng thủ quốc gia, bằng sức mạnh tổng hợp cả kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, qu ốc phòng – an ninh. Quốc phòng là công cụ giữ nước bằng sức mạnh của toàn dân tộc trong đó với sức mạnh quân sự là đặc trưng, l ực l ượng vũ trang làm nòng cốt, thực hành đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực v ới 2 l ực lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang. Còn quân sự là một bộ phận cấu thành của nền Quốc phòng, là một công cụ, một dạng đặc trưng của ứng xử mang tính lịch sử - xã hội khi có chiến tranh. Nghệ thuật Chiến dịch là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành các loại hình chiến dịch cũng như các hoạt động tác chiến tương đương. Là bộ phận của Nghệ thuật quân sự trong tạo thế và sử dụng thế và lực trong chiến dịch; là nghệ thuật trong sử dụng lực lượng hình thành các trận đánh lớn mang tính then chốt theo mục tiêu của Chiến lược quân sự đề ra; đó là sự phối hợp, phối thuộc giữa bộ đội chủ lực, địa phương và lực 3
  4. lượng chính trị quần chúng…trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân trong tận dụng thời cơ có lợi để thực hành chiến tranh. Trong hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, quân và dân ta đã tiến hành rất nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp; từ chiến dịch có quy mô nhỏ đến chiến dịch có quy mô lớn, tác chiến hợp đồng quân binh chủng. Chiến dịch diễn ra cả ở rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển, thành phố…Không gian chiến dịch rộng, thời gian chiến dịch rút ngắn, cách đánh chiến dịch phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện sự sáng tạo, đã từng bước trực tiếp đánh các chiến lược của địch. Chiến thuật quân sự là lý luận và thực tiễn, chuẩn bị và thực hành chiến đấu, nghệ thuật về phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân đội, binh đoàn, quân binh chủng, bộ đội chuyên môn và lực lượng vũ trang khác. Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung, phương pháp chiến đấu; phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu; cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế, Chiến thuật thể hiện ở việc hoạt động của cá nhân, các lực lượng lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là nghiên cứu bản chất, quy luật của trận chiến đấu; đề ra nguyên tắc, hình thức, biện pháp tác chiến; tổng kết cái cũ, dự báo phát triển cái mới; hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ thể ở từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều hành, thực hành tác chiến trên chiến trường lĩnh vực thường xuyên biến động, chiến thuật là khâu kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chiến lược. Trong thực tiễn chiến thuật phụ thuộc vào chiến lược quân sự. Cùng với Nghệ thuật quân sự thì vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho quốc phòng - quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, các phương tiện, vũ khí chiến tranh ngày càng hiện đại và có sức hủy diệt công phá vô cùng lớn, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đầu tư trang bị vũ khí và phát triển kỹ thuật để đảm bảo công cuộc bảo vệ đất nước. Đồng thời đòi hỏi Nghệ thuật quân sự cũng phải thay đổi để phù hợp với phương pháp đánh, tạo dựng thế trận nhằm phát huy hết các tính năng của các loại trang thiết bị đó. Nghệ thuật quân sự luôn phát triển song hành với sự hiện đại của vũ khí trang bị, chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực và các yếu tố khác có trình độ càng cao thì nghệ thuật quân sự càng phát triển và ngược lại. Các yếu tố hình thành thế bố trí, nguồn nhân lực, trang bị kỹ thuật, tổ chức kỷ luật, tinh thần… không thể thiếu trong một trận đánh, điều đó quyết định kết quả của một trận chiến đấu… 4
  5. 2- SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM - Nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, ngay từ thế kỷ thứ III tr ước Công nguyên người Việt đã biết vận dụng phương thức tác chiến du kích để tiêu hao, làm suy yếu địch, nắm thời cơ tiến hành phản công, tiến công lớn tiêu diệt địch, trong đó hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu được vận dụng nhiều đó là tập kích, phục kích với quy mô nhỏ, phát huy thế mạnh của yếu tố địa lý…Thời kỳ nhà nước Âu Lạc đã vận dụng phòng ngự tích cực, dùng quân thành Cổ Loa là chỗ dựa, tổ chức chặn địch từ xa, nhiều lần đánh tan lực lượng của đối phương. Những cuộc chiến tranh giữ nước trước Công nguyên dưới thời nhà nước Văn Lang, Âu lạc nền nghệ thuật quân sự đã hình thành và bước đầu phát triển hai bộ phận chủ yếu là chiến lược quân sự và chiến thuật; trong đó nổi bật nhất đó là sự tham gia đánh giặc một cách rộng rãi của l ực l ượng qu ần chúng. Về chiến lược quân sự, đã quan tâm tổ chức nắm địch, chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đất nước cho chiến tranh, vận dụng các loại hình tác chiến, phương thức tác chiến. Về chiến thuật, có tiến công trong thành trại, đánh vận động, phòng ngự, hiệp đồng giữa thủy binh với bộ binh và sử dụng chiến thuật đánh du kích…Đến đầu thế kỷ X, dân tộc Việt Nam bị đô hộ, ở nhiều vùng miền của đất nước các nhân sỹ yêu nước đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, tiến hành chiến tranh gi ải phóng, nền nghệ thuật quân sự Việt Nam tiếp tục phát triển đa dạng phong phú, mặc dù còn ở trình độ thấp, nhưng đã khẳng định được những giá trị ban đầu, đặt nền móng cho sự phát triển rực rỡ ở các giai đoạn sau này. - Năm 938, dân tộc Việt Nam giành được độc lập và bước vào k ỷ nguyên xây dựng, bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập. Từ năm 938 đ ến thế kỷ XIX với sự ra đời, tồn tại và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Ngô: 938-965; Đinh: 965-779; Tiền Lê: 980-1009; các Triều lý: 1010-1225; Hồ 1400- 1407; Trần: 1226-1399; Lê: 1428-1572; Tây Sơn: 1788- 1801; Nguyễn: 1802-1884. Đây là giai đoạn phải tổ chức nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, do vậy nghệ thuật quân sự Việt Nam đã có những bước tiến dài phát triển rực rỡ cả về lý lu ận và thực tiễn, bao gồm cả về chỉ đạo chiến lược, vận dụng các loại hình tác chiến chiến lược, tổ chức các trận đánh quyết chiến chiến lược và chiến thuật. Thời điểm này các Nhà nước đã kết hợp cả tiến công quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận, ngoại giao để nhanh chóng giành thắng lợi, vừa khôi phục hòa hiếu lâu dài giữa hai nước, ngăn ngừa chiến tranh tiếp diễn. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, tùy tình hình và điều kiện các triều đại phong kiến Việt Nam đã quan tâm tiến hành tác chiến chiến lược, tạo thế và lực, tạo thời cơ bằng cách tổ chức sử dụng các lực lượng du quân, phong 5
  6. quân, dân binh một cách hợp lý tạo ra sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân, kết hợp chặt chẽ tác chiến du kích với tác chiến tập trung để tạo ra sức mạnh ưu thế hơn đối phương ở các trận quyết chiến chiến lược trong điều kiện “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Tư tưởng quân sự nổi bật ở giai đoạn này là: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, mưu trí, sáng tạo những cách đánh độc đáo; đường lối chiến lược chung là đánh lâu dài, vừa đánh vừa đàm. Hình thái chiến thuật đan xen, đa dạng và phong phú: tập kích, phục kích, thủy chiến công thành, tiến công, phòng ngự…đánh địch bằng mọi vũ khí, bằng mọi lực lượng và bằng tinh thần thượng võ của người Việt. - Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo c ủa Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công và suốt 30 năm chiến tranh giải phóng [1945-1975] giành thắng lợi vẻ vang. Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn này đã vận dụng những truyền thống đánh giặc của dân tộc và phát tri ển toàn diện về các mặt: đánh giá đúng đối tượng tác chiến, phương thức tác chiến chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và về nghệ thuật chiến đấu. Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã sớm tổ chức phát triển đất nước, củng cố chính quyền non trẻ trên cơ sở huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với quan điểm lấy dân làm gốc ; kết thúc chiến tranh chống Pháp, ta đã khẩn trương ổn định, củng cố miền Bắc để làm căn cứ địa vững chắc, làm trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cả nước. Đó là nhân tố vô cùng quan trọng trước khi cả nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trường kỳ. Mặt khác, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phân tích đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng kẻ thù trong từng giai đoạn để có những quyết sách và có những giải pháp, chiến lược phù hợp. Trong chỉ đạo chiến lược, chúng ta tiến hành đánh lâu dài vì đất nước của chúng ta luôn phải chống chọi với những kẻ thù lớn mạnh, nhưng đồng thời luôn quan tâm lựa chọn quyết định thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt. Từ đánh giá tình hình sát đúng, có quan điểm chủ trương và biện pháp phù hợp, vận dụng sáng tạo ngh ệ thuật chiến tranh nhân dân vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp c ủa các lực lượng với phương thức sáng tạo, vận dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh, từng bước tạo thế tạo lực, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc rộng khắp với tinh thần quyết chiến quyết thắng, đấu tranh sáng tạo và độc đáo, với ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm trụ bám thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc, “Đảng bám dân, dân bám đất, 6
  7. lực lượng vũ trang bám địch”… làm cho thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc, địch không thể phá nổi. Trong kháng chi ến chống Mỹ cứu nước đã có hơn 50 chiến dịch được thực hiện; trên cơ sở chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam luôn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; chúng ta đã tổ chức và thực hiện nhiều loại hình chiến dịch như: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công [chiến dịch phản công đường số 9-Nam Lào năm 1971], chiến dịch phòng ngự [chiến dịch cách đồng Chum], chiến dịch tiến công tổng hợp. Về cách đánh, chiến dịch của ta là chiến dịch chiến tranh nhân dân phát triển cao, là vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức, quy mô tác chiến, trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ y ếu…Nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các cuộc tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực ở bất cứ hướng nào, trong chiến dịch nào cũng luôn gắn liền với nổi dậy của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị trên địa bàn chiến dịch, thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, kết hợp hai hình thức đấu tranh: Đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, hai phương thức tiến hành chiến tranh: chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích, kết hợp tiến công với n ổi dậy tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ trong phạm vi chiến dịch tạo sức mạnh phi thường trong các chiến dịch tiến công mùa xuân 1975… Có thể thấy, nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Để làm được điều đó phải có sự nhất quán về mục đích chính trị, có tinh thần cảnh giác trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đánh giá đúng kẻ thù, có quyết sách linh hoạt và chủ động, vận dụng linh hoạt về sách lược để đạt mục đích chính trị của chiến tranh; đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh; có nghệ thuật khởi đầu và kết thúc chiến tranh gắn bó rất chặt chẽ với truyền thống thượng võ của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử chống chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Những nội dung về nghệ thuật đánh giặc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng quân sự Việt Nam. II- CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM 1- Điều kiện kinh tế và nhân lực của đất nước Vũ khí quân sự, kỹ thuật quân sự và phương tiện trang bị cho qu ốc phòng, quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển 7
  8. nghệ thuật quân sự. Những điều kiện kinh tế mà trước hết là trình đ ộ khoa học công nghệ của đất nước trực tiếp sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập thể người lính. Đi ều kiện kinh tế còn tạo ra cơ sở hạ tầng như đường giao thông, phương tiện cơ động chuyển quân tập trung lực lượng, vật chất tác chiến hợp đồng quy mô lớn. Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội ”. Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất, tạo ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông...để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Khả năng kinh tế còn là điều kiện để huy động nguồn nhân lực, bảo đảm lương thực, thực phẩm, thuốc men cho lực lượng vũ trang và nhân dân tác chiến. Dân tộc Việt Nam đã đúc kết "thực túc binh cường", binh có cường thì nghệ thuật quân sự mới phát triển. Nền kinh tế phát triển đồng thời kéo theo nguồn nhân lực phát triển tương ứng để sử dụng vũ khí, phương tiện ngày càng hiện đại. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực quốc gia bao gồm cả về số lượng và chất lượng là cơ sở đ ể phát tri ển ngh ệ thuật quân sự. 2- Kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên và tiếp thu tinh hoa quân sự thế giới Từ khi vua Hùng dựng nước đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc mạnh hơn ta gấp nhiều lần về quân sự lẫn kinh tế, biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại như quân Mông Cổ, đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…Mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đó của dân tộc đã hun đúc lên truyền thống yêu nước nồng nàn, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, cố kết dân tộc, 8
  9. ý chí tự lực tự cường và tinh thần quyết đánh, quyết thắng, với tư tưởng tích cực chủ động tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều , lấy yếu chống mạnh…Tinh thần kiên cường, bất khuất chiến đấu cho chính nghĩa đã thôi thúc mọi người dân Việt không ngại gian khổ và sự hy sinh, luôn chủ động tiến công địch. Truyền thống "quyết đánh và biết đánh", "lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều" là những dấu ấn sâu sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam; "ít địch nhiều thường dùng mai phục, yếu trị mạnh hay đánh bất ngờ", "công ở chỗ không có thành, đánh ở nơi không có lũy, chiến ở chỗ không có trận", luôn chủ động đánh địch, đưa địch vào thế bị đối phó; kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố: lực, thế, thời, mưu, phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp để đánh địch. Mỗi khi Tổ quốc có họa xâm lăng thì tinh thần ấy lại dấy lên mạnh mẽ, không chỉ trong lực lượng vũ trang mà còn ở cả tinh thần của toàn dân tộc…Kế thừa, phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó chi ến lược quân sự đóng vai trò chủ đạo. Trong thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng toàn dân ta lại nhất tề đứng dậy đánh đuổi Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mạnh hơn ta gấp bội; dân tộc ta, quân đội ta đã làm lên một Điện Biên "chấn động địa cầu" và "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", thống nhất Tổ quốc, non sông thu về một mối. Cùng với việc phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, tích lũy, đúc kết kinh nghiệm, phát triển lý luận phù hợp với thực tiễn, quân đội và nhân dân ta còn luôn quan tâm, chọn lọc, học tập những kinh nghiệm độc đáo của nền nghệ thuật quân sự thế giới như: Binh pháp Tôn Tử của Trung Quốc, kinh nghiệm tác chiến chính quy hiệp đồng binh chủng hiện đại của Hồng quân Liên Xô, những tinh hoa quân sự trong từng giai đoạn của lịch sử quân sự thế giới. 3- Mục đích chính trị Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của dân tộc Việt Nam trong l ịch sử là đánh đổ chính quyền đô hộ, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đ ất nước giành chính quyền và nền độc lập, tự chủ của dân tộc; đó là những cu ộc đấu tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ quốc gia, dân tộc mình. Trong các cuộc đấu tranh đó, đấu tranh vũ trang giữ vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho quần chúng nổi dậy giành 9
  10. chính quyền. Đấu tranh vũ trang nhằm vào những mục tiêu cần thiết, bộ phận quân địch ngoan cố, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng giành chính quyền ở những nơi, những địa bàn trọng yếu, thúc đẩy cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ đến toàn thắng và thường kết hợp với công tác binh vận để vô hiệu hóa lực lượng vũ trang của địch. Mục đích chính trị của chiến tranh giải phóng là đánh đuổi quân xâm lược, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đối với dân tộc Việt Nam, bảo vệ nhà nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chính quyền và nhân dân là rất kiên quyết, triệt để; vì v ậy, đ ặt ra yêu cầu đó là phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, tập trung trên mặt trận đấu tranh vũ trang, ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận, tiêu diệt bộ phận trọng yếu đạo quân xâm lược, kết thúc thắng lợi chiến tranh. Trong chiến tranh, mục đích chính trị là cơ sở quan trọng [thậm chí là nghệ thuật] tạo lập niềm tin, qua đó huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân; đó chính là là cơ sở, nền tảng để phát động được sự tham gia rộng khắp trong nhân dân, chiến tranh nhân dân. Theo Lênin: xét về mặt lịch sử, giai cấp nào lãnh đạo được quần chúng nhân dân thì giai cấp đó giành thắng lợi. Đối với quân đội Việt Nam: Quân đội không đối đầu, không tiến công ai nhưng luôn sẵn sàng tự vệ chống lại mọi cuộc tiến công xâm lược và bạo loạn lật đổ; không chạy đua vũ trang nhưng giữ quyền xây dựng và phòng thủ đất nước. Nghệ thuật quân sự Việt Nam coi trọng y ếu tố chính trị, tinh thần, dựa trên sự hiểu rõ tính chất chính nghĩa của chiến tranh, của việc mình làm, giác ngộ mục đích chiến đấu vì nước, vì dân và vì chính bản thân mình. Ở Việt Nam không có quân đội đánh thuê, đ ội quân chuyên nghiệp như ở nhiều nước, nhưng quân và dân Việt Nam chiến đấu có mục đích, lý tưởng rõ ràng nên luôn có tinh thần rất cao, sẵn sàng "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", họ luôn có niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 4- Đối tượng tác chiến Cơ sở hình thành cách đánh. Dân tộc Việt Nam đã phải chi ến đ ấu chống lại các đạo quân xâm lược, đô hộ của nhiều nước, ở nhiều thời đại, chúng có số lượng đông, tổ chức trang bị và cách đánh khác nhau. Để đánh thắng các đạo quân xâm lược một cách có lợi nhất, nghệ thuật quân sự Việt Nam phải tìm hiểu, đánh giá đúng đối tượng tác chiến, phân tích đúng điểm mạnh, điểm yếu, cách đánh, biệp pháp, thủ đoạn tác chiến của địch trên chiến trường. Đứng trước đối tượng tác chiến lớn mạnh, sử dụng vũ khí mới, cách đánh và thủ đoạn tác chiến mới thì quân và dân 10
  11. Việt Nam lại phải tìm hiểu, điều tra kỹ, phát triển cách đánh lên trình đ ộ cao hơn để chiến thắng kẻ thù. Trong chiến tranh, mỗi loại đối tượng tác chiến có sở trường, sở đoạn khác nhau, nhưng chúng đều có đặc điểm chung của những đạo quân xâm lược đó là: Có lực lượng đông, vũ khí nhiều và thường hiện đại hơn chúng ta, có thái độ ngạo mạn, hiếu chiến với những âm mưu thủ đoạn hết sức thâm độc và xảo quyệt, hành động tàn bạo, dã man, coi thường đạo lý, các quy ước, nguyên tắc của chiến trường…Về chiến lược, chúng thường chủ trương "đánh nhanh, thắng nhanh", lợi dụng những ưu thế vượt trội về quân sự của các đạo quân xâm lược, hòng tránh bị sa lầy, tiêu hao. Trong tác chiến, Để chiến thắng kẻ địch mạnh, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã biết khắc phục và hạn chế những điểm mạnh của địch, khoét sâu những điểm yếu của chúng, tiêu hao, tiêu di ệt từng bộ phận quân địch, từng bước làm thay đổi tương quan so sánh l ực lượng có lợi cho Việt Nam, bất lợi cho đối phương, tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. 5- Môi trường địa lý quân sự Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là những điều kiện không thể thiếu để giành thắng lợi trong chiến tranh. Mỗi cuộc chiến tranh diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định và chịu sự tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu. Địa hình: Đồng bằng, trung du, miền núi ảnh hưởng cơ động, thế bố trí lực lượng; thời tiết, khí hậu…ảnh hưởng sức khoẻ, độ bền vũ khí. Môi trường địa lý quân sự là yếu tố khách quan tác động đến hành động tác chiến của cả hai bên tham chiến. Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục địa Châu Á; phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Đất nước ta có dạng hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất chi ều Đông sang Tây là 50 km [ở Quảng Bình]; đường bờ biển dài 3.260km không kể các đảo... Nước ta có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên, trung du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Nước ta có 2 con sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Bắc lục địa Châu Á chảy ra Biển Đông tạo lên hệ thống giao thông, thuỷ chiến lược rộng khắp. Do Việt Nam là nước nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu không điều hoà, mặt khác lại ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương vì thế nước ta luôn bị nhiều thiên tai địch họa và kẻ thù thường xuyên nhòm ngó tiến công xâm lược. 11
  12. Điều này đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi”, sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc, sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình. Nguyễn Trãi đã viết “Quan hà bách nhị do thiên thiết” [quan hà hiểm yếu hai người chống lại được trăm người]. Để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc. Như Lý Thường Kiệt chặn giữ 20 vạn quân Tống ở địa bàn bắc sông Như Nguyệt, chia cắt hai cánh quân thuỷ, bộ của chúng, quần cho chúng nhược mới tổ chức phản công chiến lược, đánh tiêu diệt, đánh tan đạo quân chủ chốt của giặc trên bộ; Trần Hưng Đạo đã đưa đạo quân Nguyên-Mông khổng lồ vào địa hình nhiều đầm lầy, sông ngòi, khiến sở trường tác chiến bằng kỵ binh của chúng không phát huy được mà còn bị vây hãm, tiêu hao đến nguy hiểm. Trần Hưng Đạo tiến hành vây hãm thuỷ trại Chương Dương, một điểm yếu trong thế trận giặc, buộc chúng phải đưa quân từ Thăng Long ra ứng cứu. Ta vừa đánh Thăng Long, tiêu diệt quân địch đi ứng cứu bằng cách đánh vận động, vừa lợi dụng sơ hở đánh úp thành nơi tập trung quân của giặc và buộc giặc tan vỡ tháo chạy…Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, lợi dụng địa hình địa vật, tùy theo từng kẻ thù và chiến trường cụ thể, mà quân và dân ta đã vận dụng linh hoạt địa thế hiểm trở của núi, rừng, sông ngòi, kênh rạch…để chiến đấu đánh đuổi kẻ thù. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã mang yếu tố nhân hòa, môi trường địa lý quân sự mang lại cho Việt Nam yếu tố thiên thời, địa l ợi. Biết vận dụng đúng đắn các yếu tố ấy là cơ sở để nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển sáng tạo và đánh thắng kẻ thù xâm lược cho dù chúng có được trang bị hiện đại và đông đảo đến đâu. III- Ý NGH ĨA THỰC TIỄN Mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt nam chúng ta hiện nay là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Ðảng ta về bảo vệ Tổ quốc là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với 12
  13. chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước, k ết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ và tự bảo vệ trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi, trong đó tự bảo vệ là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp trọng yếu của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó, sức mạnh trong nước với sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác là nhân tố quyết định. Ðó còn là sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường ngay từ trong thời bình, bảo đảm đủ sức ngăn ngừa chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; trong đó, phải xây d ựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ đã làm lên sự biến đổi rất lớn về các phương thức tác chiến, cách thức thực hành tác chiến trong chiến tranh, do vậy, ngoài việc thực hiện tốt những giải pháp đồng bộ như nêu trên, thực tiễn đòi hỏi phải xây dựng nghệ thuật quân sự phù hợp với điều kiện, yêu cầu của tình hình mới nhằm quy định cách tổ chức, hoạt động và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả thế và lực: Sức mạnh vật THỜI KỲ Ranh giới giữa P.Th.T.C chất và sự khôn CHIẾN TRANH hậu phương và ngoan LẠNH tiền tuyến rõ ràng, thời gian chiến tranh được Tính tổ chức THỜI KỲ VŨ xác định từ P.Th.T.C và khả năng KHÍ NÓNG trước… hiệp đồng THỜI KỲ VŨ Không phân tuyến, Thông tin P.Th.T.C KHÍ CÔNG tác chiến theo thời đóng vai trò là NGHỆ CAO gian thực, sử dụng 13
  14. trung tâm vũ khí VN cao… Tình hình an ninh thế giới những năm đầu thế kỷ XXI diễn biến phức tạp, song hòa bình, hợp tác cùng phát triển vẫn là xu th ế l ớn. Tuy ít có nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới, chiến tranh sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang giữa các quốc gia hay trong một quốc gia do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố, can thiệp, lật đổ, ly khai, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên và các quyền lợi quốc gia khác có chiều hướng gia tăng, tác đ ộng mạnh tới hòa bình, an ninh của các dân tộc. Tình hình thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng, khó lường. Sự phân bố lại sức mạnh kinh tế và quân sự trên phạm vi toàn cầu đang làm cho cục diện chính trị thế giới bi ến đổi sâu sắc với xu thế đa cực ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Nhiều cường quốc và các trung tâm quyền lực mới nổi lên, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, các trung tâm quyền lực với nhau diễn ra quyết liệt và có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, với sự lớn mạnh và trỗi dậy của Trung Quốc là một hiện tượng mang tầm cỡ quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến thị trường cũng như chính trị của khu vực và thế giới. Đến nay nền kinh tế của Trung Quốc đã đứng thứ 2 thế giới và theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì đến năm 2020 Trung Quốc sẽ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế. Ngoài ra, do sự điều chỉnh về chiến lược quân sự, quốc phòng của một số quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng an ninh Việt Nam nhất là các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình D ương trong đó đó có sự thay đổi về biện pháp chiến lược của Mỹ; cùng với giai đoạn Trung Quốc đang ở thời kỳ tích cực đẩy mâu thuẫn ra ngoài…Do vậy chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, thay đổi có tính chất chi ến lược, c ần thiết và toàn diện trên các mặt để thích ứng với khả năng chống chiến tranh trong tương lai. Với đất nước phải làm tốt công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang, chuẩn bị mọi nguồn lực, sẵn sàng huy động thành sức mạnh quân sự quốc gia, chủ động đối phó với mọi tình huống: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là trình độ khoa học công nghệ của đất nước để trực tiếp sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, trang bị cho cá nhân và t ập th ể người lính; tạo ra cơ sở hạ tầng để tác chiến hiệp đồng với quy mô lớn bảo đảm sự ổn định…tránh để địch lợi dụng. Thực hiện tốt công tác đối ngoại hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là qu ốc phòng an ninh; hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng can thiệp vũ trang trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước c ủa các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế - xã hội với c ủng cố, tăng 14
  15. cường tiềm lực quốc phòng an ninh. Thực hiện tốt việc phân vùng chiến lược gắn với phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc-phòng, đối ngoại. Xây dựng lực lượng vũ trang có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ quân sự hiện đại, được trang bị vũ khí, khí tài phù hợp với tác chi ến hi ện đại. Chuẩn bị thế trận, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, phát huy đúng mục đích, hiệu quả nền thế trận quốc phòng toàn dân, t ập trung xây dựng phân vùng chiến lược bảo đảm yêu cầu tác chiến; từng bước điều chỉnh phương thức tác chiến phù hợp với chiến tranh công nghệ cao, đặc biệt được trang bị kỹ năng tác chiến, chiến thuật đánh lừa đối phương, phát huy hiệu quả địa hình, địa vật …, xây dựng được thế trận lòng dân, bảo đảm sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân. Với Quân đội, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ "Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp khó lường. Hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp". Mặt khác, cục diện thế giới đa cực đã hình thành ngày càng rõ hơn và sẽ tác động lớn đến độc lập, chủ quyền của các quốc gia. Chính vì vậy việc xác định phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc là nhằm: Tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Vì vậy tăng cường quốc phòng an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt, giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Do vậy chúng ta cần: Phải xây dựng lược lượng quân đội ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Tăng cường sức mạnh quốc phòng đi đôi với xây dựng sự vững mạnh về chính trị, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt. Xây dựng, phát triển lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp. Tiếp tục đẩy mạnh nền công nghiệp quốc phòng, nhằm từng bước đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho lực lượng quân đội. Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng và hệ thống cơ chế, chính 15
  16. sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đánh thắng chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao của các thế lực thù địch. Phát huy kỹ năng tác chiến, chiến thuật đánh lừa đối phương, phát huy hiệu quả địa hình địa vật, đặc biệt phải điều chỉnh phương thức tác chiến cho phù hợp với chiến tranh công nghệ cao. Biết phát huy, kế thừa truyền thống nghệ thuật quân sự của cha ông để lại kết hợp với những tinh hoa của nền nghệ thuật quân sự Thế giới. Quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm đối phó với chiến tranh mà trước hết phải đấu tranh có hiệu quả với các tình huống quốc phòng trong thời bình. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, lực lượng quốc phòng phải gồm nhiều thành phần, lực lượng trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Như vậy lực lượng quốc phòng là một lực lượng tổng hợp gồm cả lực lượng vũ trang và phi vũ trang thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, như quân sự, an ninh, đối ngoại, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội ... Ngày nay, chúng ta đang sống và thừa hưởng thành quả của cha ông, chính vì vậy luôn cần phải trân trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy nh ững thành quả ấy, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau gi ữ l ấy nước ”. Dân tộc ta luôn tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm và giải phóng dân tộc; với nghệ thuật quân sự độc đáo, Việt Nam chúng ta đã đánh bại tất cả những kẻ thù xâm lược kể cả những kẻ thù được coi là mạnh nhất thời đại. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước lớn mạnh và có vị thế trên trường quốc tế, đi đôi với xây dựng và phát triển là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; đây là nhiệm vụ lớn lao, nặng nề đòi hỏi phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao , trong đó phải xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, toàn dân đánh giặc, phải kết hợp sức mạnh giữa lực, thế, thời và mưu kế, xây dựng tổ chức lực lượng phải phù hợp với nghệ thuật quân sự, xây dựng thế trận vững chắc, tích cực tạo ra thời cơ và hành động kịp thời; khai thác tri ệt đ ể về kinh nghiệm nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc và thế giới, chủ động toàn diện ngay trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của chiến tranh, đồng thời tiếp tục sáng tạo không ngừng. Sau khi học tập, tiếp thu chuyên đề này, tôi đã có những nhận th ức sâu sắc hơn về Nghệ thuật quân sự Việt Nam; về phương thức tác chiến, chiến thuật và nghệ thuật toàn dân đánh giặc... Đồng thời cũng nhận thức sâu sắc hơn về Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam, những cơ sở hình thành và phát triển, về nghệ thuật toàn dân đánh giặc, giữ nước do nhân 16
  17. dân Việt Nam sáng tạo, tích lũy từ thực tiễn đấu tranh oanh liệt suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời học tập tinh hoa quân sự Thế giới được vận dụng phù hợp với tính chất, đặc điểm của chiến tranh Việt Nam. Bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn, yêu hòa bình, yêu công lý, là sự đoàn kết, cả nước chung sức cùng toàn dân đánh gi ặc, chủ động tiến công địch một cách toàn diện, bằng sức mạnh tổng hợp, quyết đánh, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Truyền thống quân sự Việt Nam được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn, kế thừa, vun đắp, phát huy, phát triển ngày càng rực rỡ. Là một trong những " cẩm nang" để nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay và trong tương lai./. 17

I. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử

Cách đây mấy nghìn năm, từ khi các Vua Hùng mở nước Văn Lang, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước. Do yêu cầu tự vệ trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của nhà nước trong buổi đầu lịch sử. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên đầu mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á.

Nền văn minh sông Hồng còn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành quả đáng tự hào của thời đại Hùng Vương. Vào nửa sau thế kỷ thứ III trước công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán – một thủ lĩnh người Âu Việt đã thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, thành lập nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa [Hà Nội]. Nhà nước Âu Lạc kế thừa nhà nước Văn Lang trên mọi lĩnh vực.

Do có vị trí địa lí thuận lợi, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm lược nhòm ngó. Sự xuất hiện các thế lực thù địch và âm mưu thôn tính mở rộng lãnh thổ của chúng là nguy cơ trực tiếp đe dọa vận mệnh đất nước ta. Do vậy, yêu cầu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta. Người Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hóa của mình chỉ có con đường duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước.

2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc

2.1- Về địa lí

Nhà nước Văn Lang trước kia, nhà nước Việt Nam ngày nay có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam á và biển Đông, có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường không, bảo đảm giao lưu trong khu vực Châu Á và thế giới thuận lợi. Đã từ lâu, nhiều kẻ thù luôn nhòm ngó, đe dọa và tiến công xâm lược. Để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, cha ông ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc.

2.2- Về kinh tế

Kinh tế nước ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ canh tác thấp. Trong quá trình phát triển, tổ tiên ta đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước phải đi đôi với giữ nước, thực hiện nhiều kế sách như “phú quốc, binh cường”, “ngụ binh ư nông”…Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

2.3- Về chính trị, văn hóa – xã hội

Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc, xây dựng được nền văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Đất nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hóa truyền thống: Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hòa thuận, thuỷ chung; lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.

3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược

3.1- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên

Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, từ năm 214 đến 208 TCN của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán.

Sau cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống chiến tranh xâm lược của Triệu Đà, từ năm 184 đến 179 trước công nguyên, nhưng bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ [thời kì Bắc thuộc].

3.2- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X

Trong hơn một nghìn năm [từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938], nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương…đến nhà Tuỳ, nhà Đường đô hộ. Trong thời gian này, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ, đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

3.3- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII

– Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà Tiền Lê Thời nhà Đinh, công cuộc xây dựng đất nước đang được xúc tiến thì năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thừa dịp âm mưu lật đổ và thôn tính. Lúc bấy giờ, ở Trung quốc, nhà Tống đã thành lập và đang phát triển. So với Nam Hán, thì nhà Tống là một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất Châu Á đương thời. Nhân dịp suy yếu của nhà Đinh, nhà Tống quyết định phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt [quốc hiệu của nước ta lúc đó]. Trong khi vua Đinh còn trẻ, chưa đủ khả năng và uy tín tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến, vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, triều thần và quân sĩ đã suy tôn Lê Hoàn, người đang giữ chức thập đạo tướng quân lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lập nên triều đại nhà Tiền Lê và đảm nhiệm sứ mạng lịch sử, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống.

– Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 [1075 – 1077] của nhà Lý. Tuy bị đại bại trong lần xâm lược năm 981, nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta. Khoảng giữa thế kỷ XI, vua Tống Thần Tông ra lệnh chuẩn bị lực lượng đánh Đại Việt lần nữa, nhằm giành thắng lợi ở Đại Việt để tạo thế uy hiếp nước Liêu, nước Hạ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt, lúc đó nắm giữ binh quyền trực tiếp lãnh đạo kháng chiến, nhận thấy không thể để bị động đối phó, đợi quân giặc tiến công sang, mà phải chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Với chủ trương thực hiện “tiên phát chế nhân“: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân tiến công sang đất Tống tiêu diệt lực lượng ở các căn cứ xuất phát của kẻ thù, rồi rút về phòng thủ đất nước. Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục thù, Lý Thường Kiệt đã cho khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc: đồng thời, triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống giặc ngoại xâm. Trận phản công Như Nguyệt [tháng 3/1077], quân và dân Đại Việt đã quét sạch quân xâm lược Tống ra khỏi biên cương của Tổ quốc.

– Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần ở thế kỷ XIII. Từ năm 1225, Nhà Trần thay thế Nhà Lý đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước [1226 – 1400], đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét đặc sắc vào nền nghệ thuật quân sự Việt

– Cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn quân Nguyên.

– Cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn quân Nguyên.

– Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287 – 1288, quân và dân ta đã đánh thắng 50 vạn quân Nguyên.

Trong vòng 30 năm [1258 – 1288], dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên chống xâm lược. Kháng chiến chống quân Nguyên không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và quân xâm lược Nguyên Mông.

+ Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo [1400 – 1407].

Vào cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà Trần từng bước suy tàn, Hồ Quý Ly là một quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Trần, lập ra vương triều mới, triều đại nhà Hồ. Tháng 5/1406, dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh đã đưa quân xâm lược nước ta. Trong tác chiến, nhà Hồ quá thiên về phòng thủ, coi đó là phương thức cơ bản, dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Mặt khác, không phát động được được toàn dân đánh giặc, tổ chức phản công chiến lược không đúng thời cơ, bị tổn thất nặng, nên bị thất bại. Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Mặc dù chiếm được Đại Việt, nhưng giặc Minh không khuất phục được dân tộc ta, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước vẫn liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm [1418 – 1427] chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi vĩ đại đó chứng tỏ nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng của cha ông ta đã đạt đến đỉnh cao và để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.

+ Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 – 1785, kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 -1789. Sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều Hậu Lê [triều Lê Sơ], đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam. Nhưng thời gian hưng thịnh của đất nước không kéo dài, từ năm 1553 đến năm 1788 xảy ra cuộc nội chiến triền miên giữa các thế lực, mà điển hình nhất là vua Lê – chúa Trịnh.

Trong thời gian đó, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, khởi nghĩa Tây Sơn. Quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định, hang ổ cuối cùng của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn phải sống lưu vong nhờ sự giúp đỡ của vua Xiêm [Thái Lan]. Năm 1784, nhà Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm và tiến công ra Bắc, xoá bỏ giới tuyến sông Gianh, chấm dứt toàn bộ thể chế “vua Lê, chúa Trịnh”. Năm 1788, trước nguy cơ xâm lược của 29 vạn quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung và thực hiện cuộc hành quân thần tốc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Tiếp theo là triều đại của Nguyễn Ánh [Gia Long], Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam.

4. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha

Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng, trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế đánh giặc….

4.1- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến

Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.

Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lý đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam [quân Chiêm Thành], phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Ông đã tận dụng thế “thiên hiểm” của địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ Thăng Long.

Vào thế kỷ XIII, các quốc gia châu Âu, châu Á đang run sợ trước vó ngựa của giặc Nguyên Mông, thì cả ba lần tiến quân xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288, giặc Nguyên đều thảm bại, mặc dù có số quân lớn hơn nhiều lần quân đội nhà Trần. Có được thắng lợi đó là do ta đã thực hiện toàn dân đánh giặc, “cả nước chung sức, trăm họ là binh”, trong đó, tích cực chủ động tiến công giặc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh.

Trước đối tượng tác chiến là giặc Nguyên Mông có sức mạnh lớn hơn, ông cha ta đã kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, tránh quyết chiến với địch khi chúng còn rất mạnh, chủ động rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng và tạo thế, thời cơ để phản công. Rút lui chiến lược, tạm nhường Thăng Long cho giặc trong một thời gian nhất định, là để bảo toàn lực lượng và đó là một nét độc đáo trong nghệ thuật tác chiến, chứ không phải là tư tưởng rút lui. Quân địch tạm chiếm được Thăng Long mà không chiếm được “Thủ đô” của kháng chiến, bởi vì chỉ chiếm được “thành không, nhà trống”. Trong khoảng thời gian đó, quân đội nhà Trần và nhân dân cả nước đã tích cực tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao nhiều lực lượng địch, làm cho chúng rơi vào trạng thái “tiến thóai lưỡng nan”, tạo thời cơ tốt nhất để phản công chiến lược, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước [lần thứ nhất sau 9 ngày tính từ khi giặc Nguyên vào Thăng Long, lần thứ hai sau 5 tháng, lần thứ ba sau 3 tháng].

Đến thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tiến công địch để giải phóng Thăng Long lại được phát triển lên một tầm cao mới. Với cách đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ và mãnh liệt, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt tổng giao chiến, Ông đã chủ động tiến công địch khi chúng còn rất mạnh [29 vạn quân Thanh và quân bán nước Lê Chiêu Thống] nhưng lại rất chủ quan, kiêu ngạo, thiếu phòng bị [quân Thanh và bè lũ bán nước đang chuẩn bị đón tết Kỷ Dậu năm 1789], do đó, đã giành thắng lợi trọn vẹn.

4.2- Về mưu kế đánh giặc

Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Lý, Trần, Hậu Lê… đã tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh.

Trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch, làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được hợp quân tại Thăng Long. Để bảo vệ Thăng Long, Lý Thường Kiệt đã xây dựng tuyến phòng ngự sông Cầu để chặn giặc, khi quân nhà Tống tiến công vượt sông không thành công phải chuyển vào phòng ngự, Ông đã dùng quân địa phương và dân binh liên tục quấy rối, làm cho địch mệt mỏi, căng thẳng, tạo thời cơ cho quân đội nhà Lý chuyển sang phản công giành thắng lợi hoàn toàn.

Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thóai, biết công, biết thủ”. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.

Lê Lợi, Nguyễn Trãi không những giỏi trong bày mưu, lập kế để đánh thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện “mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người. Sau khi đánh tan đạo quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy, đã vây chặt thành Đông Quan, buộc Vương Thông phải đầu hàng vô điều kiện, nhưng các ông đã cấp thuyền, ngựa và lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.

Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch. Làm cho “địch đông mà hóa ít, địch mạnh mà hóa yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thóai lưỡng nan”.

Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lương thảo, hậu cần của địch. Ngoài thực hiện kế “thanh dã”, làm cho kẻ thù rơi vào trạng thái “người không có lương ăn, ngựa không có nước uống”, quân đội nhà Trần tổ chức lực lượng đón đánh các lực lượng vận chuyển lương thực, hậu cần và đánh phá kho tàng của địch. Điển hình như đội quân của Trần Khánh Dư đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hổ chỉ huy ở bến Vân Đồn, làm cho giặc Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.

4.3- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc

Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”, giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.

Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này“, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “đem lại thái bình muôn thuở”.

Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là: “Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy“. Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân.

Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như: phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương, Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa…

4.4- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”.

Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.

Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống [1077], nhà Lý trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.

Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên – Mông, lần thứ 2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn.

Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc. Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và vận dụng cách đánh “vây thành để diệt viện”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và quân bán nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ.

4.5- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến. Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau, nhưng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh.

Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.

Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.

Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hóa, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở “Hội thề Đông Quan”, cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.

Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.

4.6- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn

Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lý có phòng ngự sông Cầu [Như Nguyệt], đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Tác chiến phòng ngự ở Như Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống, mà còn làm thất bại ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.

Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Trong cuộc truy đuổi, giặc Nguyên không thực hiện được những đòn quyết chiến với chủ lực ta, trái lại, chúng vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh được, “lực càng yếu, thế càng suy”, điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho quân ta.

Thời nhà Hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân tộc, giải phóng Thăng Long. Thắng lợi đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương “lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở”. Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều tướng sĩ yêu cầu Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan [Thăng Long] để diệt trừ nội ứng, rồi sau đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sáng suốt và quyết định: “Đánh thành là hạ sách…Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế sách vẹn toàn“. Việc lựa chọn rất đúng mục tiêu tiến công chiến lược và kiệt xuất trong tổ chức, thực hành trận quyết chiến Xương Giang – Chi Lăng, buộc lũ giặc Vương Thông trong thành Đông Quan không đánh mà bị bắt đã chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của ông trong tổ chức và thực hành các trận đánh lớn của ông cha ta.

Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược, đặc biệt là giải phóng Thăng Long trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Khi chọn đánh vào Thăng Long, là địa bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đình Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan, ngạo mạn, cho rằng, Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất lỏng lẻo.

Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân đạt hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.

Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược

Trong các cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, chống lại ách đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta luôn đoàn kết thành một khối thống nhất với ý chí quật cường, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hung bạo.

Công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộcđã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam.

Trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại đó đã xuất hiện những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử, như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung-Nguyễn Huệ… Họ là những anh hùng dân tộc không chỉ có tài thao lược quân sự xuất chúng mà còn là những nhà tư tưởng-văn hóa đậm chất nhân văn, ngay kẻ thù cũng phải khâm phục.

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh [giữa], Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp [ngoài cùng bên phải] và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông, gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam – hệ giá trị văn hóa giữ nước – văn hóa quân sự có một không hai trên thế giới.

Lịch sử đã khẳng định, tư tưởng quân sự của dân tộc ta là tư tưởng tiến công, cũng có thể nói là tư tưởng chiến lược tiến công. Lựa chọn tư tưởng tiến công là thể hiện tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng quân xâm lược của cả dân tộc. Từ đó tạo nên sự đoàn kết toàn dân, niềm tin chiến thắng và không chịu khuất phục kẻ thù cho dù chúng có mạnh và hung bạo đến đâu.

Thực tế các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, kẻ địch có tiềm lực kinh tế-quân sự mạnh hơn hẳn và triệt để phát huy ưu thế về binh lực, vũ khí, trang bị… để thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh, đè bẹp ý chí chiến đấu và buộc nhân dân ta phải khuất phục.

Trước tình thế đó, các triều đại Nhà nước phong kiến Đại Việt đều chú trọng thực hiện nhiều kế sách giữ nước, trong đó khơi dậy tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong nhân dân.

Chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô mưu trí, dũng cảm, đã nổ súng kịp thời và chính xác, góp phần bắn rơi 2 máy bay Mỹ. [Ảnh Tư liệu: TTXVN]

Ý chí quyết đánh của nhân dân cả nước được thể hiện rõ trong Hội nghị Diên Hồng của các bô lão và hai chữ “Sát Thát” trên cánh tay của binh lính thời nhà Trần; hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của Bà Trưng, Bà Triệu.

Đường lối, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng ta là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa yêu nước, văn hóa quân sự Việt Nam được kết tinh qua lời kêu gọi, động viên bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do,” “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…” đã thôi thúc tinh thần 54 dân tộc thuộc “con Lạc, cháu Hồng” đứng lên cầm vũ khí đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề