Mở rộng tính từ là gì

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6
  • Tiếng Anh lớp 6

@Nguyên_

Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ.

a. Gió rét. .

bToà nhà cao.

c. Có ấy đẹp.

->

a,Mùa đông,gió rét quá.

b,Trên thành phố,tòa nhà cao thật.

c,khi còn 18 tuổi,cô ấy đẹp lắm. 

Mở rộng là một cụm từ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong các cuộc giao tiếp tiếng anh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa hiểu mở rộng tiếng anh là gì? Vì vậy, bài viết dưới đây Studytienganh sẽ giúp bạn trang bị những khiến thức cần thiết về cụm từ này trong tiếng anh, đồng thời giúp bạn có thể sử dụng trong thực tế một cách phù hợp nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Mở rộng trong tiếng anh thường được viết là Expansion. Đây được hiểu là quá trình hay sự gia tăng một cái gì đó làm cho phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước.

Mở rộng trong tiếng anh là gì?

2. Chi tiết về từ vựng mở rộng trong tiếng anh

Nghĩa tiếng anh của mở rộng là Expansion.

Expansion được phát âm trong tiếng anh theo cách như sau: [ ɪkˈspænʃn] 

Trong câu tiếng anh, Expansion đóng vai trò là một danh từ được dùng trong các trường hợp nhằm chỉ sự gia tăng của một cái gì đó về quy mô, số lượng hoặc tầm quan trọng.

expansion + into + something

Ví dụ:

  • We can completely expand into new economic areas
  • Chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế mới

Cách dùng từ vựng mở rộng trong câu tiếng anh

3. Ví dụ Anh Việt về mở rộng trong tiếng anh

Để hiểu hơn về mở rộng tiếng anh là gì thì bạn hãy tham khảo một số ví dụ cụ thể dưới đây nhé!

  • In industry, the adjustment of technology and operating parameters studied when processing rapeseed is called regeneration expansion.
  • Trong công nghiệp, việc điều chỉnh công nghệ và các thông số vận hành được nghiên cứu khi chế biến hạt cải dầu được gọi là mở rộng tái sinh.
  •  
  • Industrial expansion in the region has always been a critical issue for environmentalists.
  • Mở rộng công nghiệp trong khu vực luôn là một vấn đề quan trọng đối với các nhà môi trường.
  •  
  • Given this growing economy, the investment required for the region is the perfect place for economic expansion.
  • Với nền kinh tế đang phát triển này, đầu tư cần thiết cho khu vực là nơi hoàn hảo để mở rộng kinh tế.
  •  
  • The service's growth has been one of the driving forces behind the recent business expansion.
  • Sự phát triển của dịch vụ là một trong những động lực thúc đẩy sự mở rộng kinh doanh gần đây.
  •  
  • This is a complete document outlining our company's upcoming program expansion plan.
  • Đây là tài liệu hoàn chỉnh phác thảo kế hoạch mở rộng chương trình sắp tới của công ty chúng tôi.
  •  
  • The expansion in the education sector is causing problems of enormous pressure to the system.
  • Sự mở rộng trong lĩnh vực giáo dục đang gây ra những vấn đề về áp lực rất lớn đối với hệ thống.
  •  
  • Along with the growth of the economy, we need a dynamic trade expansion with other countries.
  • Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chúng ta cần một sự mở rộng giao thương năng động với các nước khác.
  •  
  • One of the factors that limit expansion plans is the lack of internal space and human resources.
  • Một trong những yếu tố hạn chế kế hoạch mở rộng là thiếu không gian nội bộ và nguồn nhân lực.
  •  
  • Our company's next plan will include: expansion market, optimizing costs and increasing brand recognition.
  • Kế hoạch tiếp theo của công ty chúng tôi sẽ bao gồm: mở rộng thị trường, tối ưu hóa chi phí và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
  •  
  • We will carry out the expansion in three months.
  • Chúng tôi sẽ thực hiện việc mở rộng trong ba tháng.

Các ví dụ chi tiết về mở rộng trong tiếng anh

4. Một số từ vựng tiếng anh liên quan đến mở rộng

  • rapid expansion: mở rông nhanh chóng
  • expansion of industry: mở rộng ngành công nghiệp
  • expansion of trade: mở rộng thương mại
  • major expansion/massive expansion: mở rộng lớn / mở rộng lớn
  • the planned expansion: kế hoạch mở rộng
  • possible expansion: khả năng mở rộng
  • airport expansion: mở rộng sân bay
  • business expansion: mở rộng kinh doanh
  • market expansion: mở rộng thị trường
  • expansion plan: kế hoạch mở rộng
  • expansion programme: chương trình mở rộng
  • expansion project: dự án mở rộng
  • support expansion: hỗ trợ mở rộng
  • allow expansion: cho phép mở rộng
  • encourage expansion: khuyến khích mở rộng
  • fund expansion: mở rộng quỹ
  • finance expansion: mở rộng tài chính
  • aggressive expansion: mở rộng tích cực
  • ambitious expansion: mở rộng đầy tham vọng
  • campus expansion: mở rộng khuôn viên
  • colonial expansion: mở rộng thuộc địa
  • constant expansion: mở rộng liên tục
  • continued expansion / continuing expansion: tiếp tục mở rộng
  • dramatic expansion: mở rộng đáng kể
  • enormous expansion: mở rộng rất nhiều
  • expansion draft: dự thảo mở rộng
  • expansion franchise: nhượng quyền mở rộng
  • expansion joint: Khớp nối co giãn
  • expansion of agriculture: mở rộng nông nghiệp
  • expansion port: cổng mở rộng
  • expansion team: đội mở rộng
  • expansion velocity: vận tốc giãn nở
  • future expansion: mở rộng trong tương lai
  • imperial expansion: sự bành trướng của đế quốc
  • monetary expansion: mở rộng tiền tệ
  • period of expansion: thời kỳ mở rộng
  • proposed expansion: đề xuất mở rộng
  • recent expansion: mở rộng gần đây
  • significant expansion: mở rộng đáng kể
  • steady expansion: mở rộng ổn định
  • territorial expansion: mở rộng lãnh thổ
  • thermal expansion: sự giãn nở nhiệt
  • tremendous expansion: mở rộng to lớn
  • unprecedented expansion: mở rộng chưa từng có
  • vast expansion: mở rộng rộng lớn

Bài viết trên là toàn bộ những kiến thức về mở rộng tiếng anh là gì mà Studytienganh muốn chi sẻ tới bạn. Qua đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được những thông tin quan trọng của từ vựng. Hy vọng rằng bạn sẽ có thể ứng dụng một cách tốt nhất trong thực tế nhé!

I – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa, làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Tổ hợp từ có thể là một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập,… và câu.

2. Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm từ. Trong tiếng Việt có những cụm từ lớn như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, ngoài ra còn có cụm số từ, cụm đại từ. Ở chương trình lóp 6, giới thiệu ba cụm từ quan trọng: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

a] Cụm danh từ

– Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

– Cấu tạo của cụm danh từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.

+ Phần trung tâm: danh từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

Ví dụ: tất cả những/ bài hát/ về mẹ ấy

tất cả những: PT

+ bài hát: PTT

+ về mẹ ấy: PS

b] Cụm động từ

– Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

– Cấu tạo của cụm động từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thòi gian, sự tiếp diễn tưong tự, khẳng định, phủ định,…

+ Phần trung tâm: động từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, cách thức, nguyên nhân, phương tiện,…

Ví dụ: đang/đùa nghịch /ở sau nhà

+ Đang: PT

+đùa nghịch: PTT

+ở sau nhà: PS

c] Cụm tính từ

– Cụm tính từ là loại tổ họp từ do tính từ kết họp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

– Cấu tạo của cụm tính từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ Cf phần trước có thể biểu thị sự tiếp diễn tương tự; sự khẳng định hoặc phủ định hành động; mức độ của đặc điểm, tính chất;…

+ Phận trung tâm: tính từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;.. .

Ví dụ: vẫn đang/trẻ /như một thanh niên

+ Vẫn đang: PT

+trẻ: PTT

+ như một thanh niên: PS

d] Lưu ý:

– Không phải lúc nào các cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ cũng có cấu tạo đầy đủ như trên. Có thể các cụm từ này chỉ bao gồm: Phụ ngữ trước và phần trung tâm hoặc phần trung tâm và phụ ngữ sau.

Ví dụ: + rộng/ mênh mông cụm tính từ có cấu tạo gồm hai bộ phận: PTT [rộng] và PS [mênh mông].

+ đạp vào các ngọn cỏ cụm động từ có cấu tạo gồm hai bộ phận: PTT [đạp] và PS [vào các ngọn cỏ].

+ những cánh đồng cụm danh từ có cấu tạo gồm hai bộ phận: PT [những] và PTT [cánh đồng].

– Các cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hợn, nhưng hoạt động trong câu như những từ loại chính.

II- LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

… Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Son Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh…

[Sơn Tinh, Thuỷ Tinh]

a] Hãy giải nghĩa từ tay và cho biết từ tay trong đoạn văn trên được dùng với nghĩa nào.

b] Đặt câu có từ tay được dùng với nghĩa chuyển.

c] Hãy phát triển từ tay thành một cụm danh từ có đầy đủ các thành phần, chỉ ra các thành phần ấy.

d] Cụm từ: vẫy tay về phía đông thuộc loại cụm từ gì?

2. Cho đoạn văn sau:

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi ưong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

[Thạch Sanh]

a] Tìm cụm danh từ, cụm động từ và phân tích cấu tạo của các cụm từ.

b] Tìm số từ và cho biết ý nghĩa của số từ.

3. Cho đoạn văn sau:

… Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương…

[Bánh chưng, bánh giầy]

a] Tìm cụm động từ, cụm tính từ và phân tích cấu tạo của các cụm từ đó.

b] Xác định từ loại của từ vừa ý. Phát triển từ đó thành cụm từ.

4. Với từ tính toán, hãy phát triển thành: cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.

5. Viết đoạn văn [tối đa 15 dòng] tả lại một trò chơi dân gian mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Sau đó chỉ ra trong đoạn văn vừa viết một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ…

Gợi ý

1. a] Giải nghĩa từ tay: là một bộ phận của cơ’thể ãùng để cầm nắm. Từ tay trong đoạn văn được dùng vói nghĩa gốc.

b] Đặt câu có từ tay được dùng vói nghĩa chuyển.

Ví dụ: Cô ấy có tay nghề rất giỏi.

c] Phát triển từ tay thành một cụm danh từ có đầy đủ các thành phần:

Ví dụ: Tất cả những/ cánh tay/ mạnh mẽ ấy

+ Tất cả những: PT

+cánh tay: PTT

+ mạnh mẽ ấy: PS

d] Cụm từ vẫy tay về phía đông thuộc loại cụm động từ.

2. a] Ví dụ một số cụm danh từ, HS tự tìm và phân tích cấu tạo các cụm danh từ còn lại.

– một/ túp lều/ cũ 

+một: PT

+túp lều: PTT

+cũ: PS

Ví dụ một số cụm động từ, HS tự tìm và phân tích cấu tạo các cụm động từ còn lại.

– vừa/khôn lớn

+ vừa: PT

+ khôn lớn: PTT

– sống/ lủi thủi

+ sống: PT

+ lủi thủi: PS

b] Số từ và ý nghĩa của số từ:

một [túp lều], một [lưỡi búa]: số từ chỉ số lượng.

3. a] Tham khảo phần gợi ý 2.a].

b] Từ loại của từ vừa ý: tính từ.

Phát triển từ vừa ý thành cụm từ, ví dụ: rất vừa ý.

4. Với từ tính toán

– Phát triển thành cụm động từ: đã tính toán kĩ.

– Phát triển thành cụm tính từ: rất tính toán.

– Phát triển thành cụm danh từ: những tính toán ấy.

5. – Yêu cầu về hình thức:

+ HS viết đúng một đoạn văn [bắt đầu từ chữ cái đầu tiên viết hoa lùi vào một ộ và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng].

+ Đoạn văn không dài quá 15 dòng.

– Yêu cầu về nội dung: tả lại một trò chơi dân gian đã tham gia hoặc chứng kiến [thả diều, bịt mắt bắt dê, ồ ăn quan…].

HS cần xác định trình tự miêu tả cho họp lí. Sau đây là một số gợi ý:

+ Giới thiệu thòi gian, lí do được tham gia, chứng kiến trò chơi.

+ Tả địa điểm diễn ra trò chơi.

+ Tả quang cảnh chung: thời tiết, cảnh vật xung quanh: ấm áp, cây cối xanh tươi; không khí chung: đông vui, nhộn nhịp; màu sắc: rực rỡ, tươi tắn; âm thanh rộn ràng…

+ Tả cụ thể: tả hoạt động, tư thế, động tác, tả gương mặt, hành động, lời nói của mọi người khi tham gia trò chơi.

– Sau đó, HS chỉ ra trong đoạn văn vừa viết một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ…

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về câu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Related

Tags:Củng cố mở rộng kiến thức về cụm từ · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề