Dụng thần và hỷ thần là gì

Trong bộ môn Bát tự [Tứ trụ], khi ngũ hành chân mệnh mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh cuộc đời mỗi người. Phương pháp cải vận bổ khuyết mà các chuyên gia thường áp dụng đó là dùng Dụng thần. Vậy Dụng thần là gì? Ứng dụng như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau. 


NỘI DUNG CHI TIẾT

1 1. Dụng thần là gì?1.2 1.2. Các loại dụng thần2 2. Hỷ thần là gì?3 3. Ứng dụng của Dụng thần vào vận mệnh

1. Dụng thần là gì?

1.1. Khái niệm

Tất cả mọi sự trên đời đều coi trọng trạng thái cân bằng là tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Tuy nhiên thực tế ít người đạt được như vậy. Bởi lẽ bát tự của một người là do thiên can, địa chi âm dương ngũ hành sắp xếp mà thành, không phải như thiết bị máy móc vận hành theo ý nghĩa chủ quan của con người. Do đó, có người thân nhược sát trọng [quá suy] mà hay ốm đau, có người thân vượng mà không có chế [vượng quá],…Một trong những cách hiệu quả để trị những trạng thái bất cập này, đó chính là tìm dụng thần.

Bạn đang xem: Dụng thần là gì

Tìm dụng thần trong bát tự có thể hiểu như là “thuốc” của mệnh với tác dụng cân bằng ngũ hành, đạt được sự hài hòa âm dương và từ đó cuộc đời của gia chủ sẽ tốt hơn. Vì vậy dụng thần có thể là một trong năm ngũ hành: Mệnh Kim, Mệnh Mộc, Mệnh Thủy, Mệnh Hỏa, Mệnh Thổ.

Dụng thần phải đảm bảo nguyên lý tương sinh tương khắc của thuyết ngũ hành.

1.2. Các loại dụng thần

Theo các thư tịch mệnh lý, dụng thần có nhiều loại nhưng có thể chia làm 4 loại sau: Thông quan, phù ức, thuận thế và điều hậu. Tìm đúng Dụng Thần, không chỉ có thể giúp ta lập luận chính xác sự việc trong từng đại hạn hay tiểu hạn mà còn hỗ trợ chúng ta cứu người thoát cơn hiểm nghèo, chữa được cả những căn bệnh quái ác.

1.2.1. Dụng thần Thông quan

Nếu một mệnh cục có 2 dạng ngũ hành đối lập, tương tranh thì cần chọn 1 dụng thần có khả năng làm 2 dạng ngũ hành đó sinh hóa không trái ngược nhau. Tức là làm cho mệnh cục khí thế lưu thông, điều đình. Đây chính là tìm dụng thần thông quan.

Ví dụ: trong ngũ hành nhật của chủ là Hỏa, thủy khắc hỏa nếu thế lực của thủy mạnh hơn, điều này khiến mệnh chủ bất lợi. Lúc này, ta cần lấy Mộc làm dụng thần vì Mộc tiết Thủy sinh Hỏa có thể hóa giải được sự khắc đến Thủy tới Hỏa. Mà để lấy Mộc ta có nhiều phương án lựa chọn như: mua cây phong thủy mệnh Mộc, đeo vòng tay mang mệnh Mộc, hoặc đặt trong nhà một bức tượng Phật độ mệnh, hay tiện ích không mất nhiều công nhất là có thể mua sim phong thủy có ngũ hành Mộc.

1.2.2. Dụng thần Phù ức

Để tìm được dụng thần phù ức, ta cần hiểu một số kiến thức trong Bát tự sau:

Ngũ hành của các Thiên can bao gồm: Giáp thuộc Mộc, Đinh thuộc Hoả, Mậu thuộc Thổ, Tân thuộc KimNgũ hành của các Địa chi bao gồm: Dậu thuộc Kim, Tuất thuộc Thổ , Mão thuộc Mộc , Thân thuộc Kim.Thần trong bát tự có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên tài, Thiên quan, Thiên ấn, Thương quan, Kiếp.

Được biết, mệnh cục cần nhất là trung hòa mà muốn điều này cần ở “phù ức”. Phù ức được hiểu nôm na là nếu yếu quá thì cần nâng đỡ, ngược lại nếu cường quá thì cần ức chế lại. Mặt khác, dụng thần phù ức có thể chia như sau:

Phù có 2 cách: ấn thụ để sinh, tỷ kiếp để trợ.Ức cũng có 2 cách: quan sát để khắc, thực thương để tiết chế.

Theo thư tịch mệnh lý, Nhật nguyên sao có lúc nên phù, lúc nên ức; nguyên do là do ở thể tính. Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, thể tính thái vượng, lấy quan sát để khắc, thực thương để tiết. Đó là lấy ức làm dụng. Xuân kim, Hạ thủy, Thu mộc, Đông hỏa thể tính thái nhược, lấy ấn thụ để sinh, hoặc tỷ kiếp để trợ. Đó là lấy phù làm dụng.

1.2.3. Dụng thần Thuận thế

Khi một mệnh cục có 2 ngũ hành mạnh khống chế cả mệnh cục thì gia chủ sẽ cần thuận theo khí thế của ‘kẻ mạnh’ hơn là lấy một ngũ hành nào đó ức chế và dùng thực thương làm dụng thần.

Ví dụ: Một mệnh chủ có thổ và thủy chiếm phần lớn khống chế cả ngũ hành. Để cân bằng điều này thì chúng ta sẽ làm giảm đi 1 ngũ hành mạnh nhất đó là thổ. Mà thực thương của thổ là kim. Cho nên chúng ta có thể dùng dụng thần thuận thế là kim.

1.2.4. Dụng thần Điều hậu

Thiên đạo có nóng – lạnh, địa đạo có khô – ẩm, con người có được khí của thiên địa, nên không tránh khỏi ảnh hưởng của chúng. Quá lạnh thì dùng ẩm để chữa, quá ẩm thì dùng hạn trị, quá ướt thì dùng khô chữ, quá khô thì dùng ẩm trị.

Xem thêm: Tên Thật Nhật Kim Anh Được Giành Quyền Nuôi Con? Tiểu Sử Nhật Kim Anh: Quê Quán, Sự Nghiệp, Đời Tư

Ví dụ: mệnh chủ là một người có bối cảnh bát tự như là cây cổ thụ ở giữa sông hồ, mưa phùn, gió lạnh, sinh ra lúc tờ mờ sáng, thiếu ánh mặt trời. Vậy Dụng Thần điều hậu của tôi là gì? Đó là Hỏa và Thổ, vì Hỏa sưởi ấm cho tôi khỏi chết rét, Thổ san lấp ngăn chặn những dòng sông đổ về để tôi không chết úng.

Mỗi loại Dụng thần tuy có tính chất khác nhau nhưng tác dụng chung đều là giúp cân bằng chân mệnh để cuộc sống gia chủ hài hòa.

2. Hỷ thần là gì?

2.1. Khái niệm

Thông thường các thầy mệnh lý hay nói “Dụng Hỷ thần” nên một số người nhầm tưởng Hỷ thần và Dụng thần là một. Tuy nhiên, hai loại thần này có khái niệm và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hỷ thần là một ngũ hành bất kỳ làm giảm đi thân vượng. Hỷ thần đứng sau Dụng thần, tuy có vai trò không lớn nhưng cũng có lợi cho việc cân bằng ngũ hành chân mệnh.

2.2. Mối quan hệ giữa Hỷ thần và Dụng thần

Trong bát tự học, Hỷ thần là cái sinh trợ cho dụng thần mà không ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh hóa ra kỵ thần. Ví dụ. Một người thân vượng Hỏa, nhiều mộc, Thổ và Thủy tương đương, Kim ít nhất. Dụng thần tốt nhất giúp cân bằng ngũ hành nên là Kim. Bởi Kim khắc Mộc sẽ làm giảm Mộc, Kim lại bị Hỏa khắc nên Hỏa cũng giảm bớt, từ đó làm cho thân đỡ vượng.

Tuy nhiên, trong trường hợp không dùng Kim, lúc này bạn có thể dùng Hỷ thần là Thổ. Do Thổ sinh Kim sẽ làm Kim tăng lên. Bên cạnh đó, Hỏa sinh Thổ, đồng thời Mộc khắc Thổ sẽ khiến 2 ngũ hành Hỏa và Mộc giảm bớt khiến thân đỡ vượng.

3. Ứng dụng của Dụng thần vào vận mệnh

3.1. Đặt tên theo Dụng thần

Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Ví dụ một đứa trẻ hay một người lớn cần dụng thần Hỏa, có thể chọn tên hoặc biệt danh là Tâm hoặc Tuệ.

Lựa chọn nơi ở lấy dụng thần làm tiêu chuẩn, tìm địa phương thích hợp sẽ giúp bản thân khỏe mạnh, mọi sự thông thuận. Ví dụ:

Bát tự lấy mộc làm dụng thần nên hướng về phương ĐôngBát tự lấy hỏa làm dụng thần nên hướng về phương NamBát tự lấy kim làm dụng thần nên hướng về phương TâyBát tự lấy thủy làm dụng thần nên hướng về phương BắcBát tự lấy thổ làm dụng thần nên ở quê hương bản quán lập nghiệp

3.3. Chọn số Ngũ hành hợp với Dụng thần

Chữ số ngũ hành bao gồm: Mộc [1,2] – Hỏa [3, 4] – Thổ [5,6] – Kim [7,8] và Thủy [9,0]. Căn cứ dụng thần mệnh chủ cần tìm có thể lựa chọn đúng số có lợi khi chọn biển số xe, biển số nhà, số điện thoại di động,….

4. Cách chọn Dụng thần để cải vận

Muốn tìm đúng dụng thần cần phải có kiến thức sâu hơn về môn Bát Tự, phải am hiểu ngũ hành, các thuật toán và sự hợp hóa hình hại, sinh trợ tiết hao, xét sự vượng suy cường nhược của ngũ hành thì mới tính chính xác. Tuy nhiên, gia chủ có thể tìm kiếm Dụng thần thông qua trụ ngày và trụ tháng. Cách chọn này tính chính xác dưới 50%.

Dưới đây là bảng tra cứu theo trụ ngày và trụ tháng:

Dưới đây là bảng tra cứu của người sinh ngày Mậu/Kỷ:

Ngày/ ThángMậuKỷ
6/1 – 18/2 HỏaHỏa >> Mộc
19/2 – 4/3Hỏa > Mộc > ThủyHỏa
5/3 – 4/4Mộc > Thủy
5/4 – 5/5Mộc > Thủy > HỏaHỏa > Thủy > Mộc
6/5- 5/6Mộc > Hỏa > ThủyThủy>> Hỏa
6/6 – 6/7Thủy> Mộc> Hỏa
7/7 – 6/8 Thủy> Hỏa> MộcThủy> Hỏa
7/8 – 7/9Hỏa> Thủy> MộcHỏa> Thủy
8/9 – 7/10 Hỏa> Thủy
8/10 – 6/11Mộc> Thủy> HỏaMộc
7/11 – 6/12Hỏa=MộcHỏa>>Mộc
7/12 – 5/1Hỏa>Mộc

Tuy nhiên, cách chọn Dụng thần này chỉ mang tính tham khảo và giải trí, không nên áp dụng bởi nếu không lựa chọn chính xác có thể gây hại ngược lại cho mệnh chủ. Vì vậy, nếu muốn tính Dụng thần đúng, có lực, có khả năng khắc hung trợ cát, phòng tai diệt họa như thế nào thì mọi người cần thực hiện theo 2 bước sau: 

Bước 1: Xác định mệnh chủ thân vượng hay nhược ngũ hành nào.

Xét các mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành ở 8 Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Sau đó, dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành là ta có thể xác định người đó thuộc thân vượng hay nhược hành gì. Bước này được gói gọn trong công cụ Lập lá số Bát tự [Tứ trụ] miễn phí của Thăng Long Đạo Quán.

Mệnh cục của Tứ trụ lấy dụng thần làm hạt nhân. Dụng thần kiện toàn, có lực hay không ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Dụng thần có tác dụng bổ cứu hay không ảnh hưởng đến các vấn của cả đời người. Cho nên dụng thần không những không thể bị tổn thương mà còn phải được sinh trợ mới tốt.

Khi lực dụng thần không đủ, trong Tứ trụ có cái sinh trợ cho dụng thần, hoặc những cái hình, xung, khắc, hại để hóa mất hung thần, chế áp hung thần, hợp mất hung thần thì đó là sự cứu ứng cho dụng thần. Đối với những Tứ trụ khuyết thiếu dụng thần thì hỉ thân của Tứ trụ sẽ có tác dụng như cây khô gặp mùa xuân, mầm non được tưới tắm. Mối quan hệ cứu ứng chặt chẽ như môi với răng, nó có vai trò bổ trợ và cứu ứng cho dụng thần. Đối với những Tứ trụ mà ngũ hành của mệnh cục sinh vượng, dụng thần có lực thì người đó sẽ phú quý đều đều là chắc chắn, cho dù chức cao cũng không bị họa lớn, đường thanh vẫn bằng phẳng đi lên. Đó là mệnh phú quý chân chính. Có người tuy sự phú quý không đến mức tướng soái nhưng cũng là bậc phú hào, hoặc quan đứng đầu một vùng, cuộc đời bằng phẳng, không gặp những thất bại lớn. Song loại Tứ trụ này rất ít gặp. Cho nên, việc tìm đúng dụng thần cho Tứ trụ là rất quan trọng. Tìm được dụng thần thì^ hỉ thần cũng dễ nhận ra. Còn muốn biết mức độ dụng thần sinh phù hay khắc chế hung thần được bao nhiêu thì còn phải xem dụng thần có lực hay không. Những mệnh cục không có dụng thần, tất nhiên hỉ thần phải gánh vác trọng trách của dụng thần. Song sức đảm đương của nó yếu hơn so với dụng thần trong trọng trách cân bằng cho Tứ trụ. Ngoài ra còn phải dùng đến sự bổ cứu của tuế vận để bổ sung.

Hung thần sẽ là kỵ thần khi nó hình xung khắc hại hoặc hợp mất dụng thần, hoặc làm tổn hại hỉ thần. Kỵ thần trong mệnh cục gây tai họa càng lớn khi gặp tuế vận, đồng thời dụng thần tuy xuất hiện nhưng vô lực. Nếu bị thân trong mệnh cục xuất hiện có lực thì sự khắc hại của nó đối với dụng thần còn lớn gấp bội. Tứ trụ như thế không tốt.

Đối với những Tứ trụ mà ngũ hành của mệnh cục sinh vượng, dụng thần có lực thì người đó sẽ phú quý đều đều là chắc chắn

Hỷ, kỵ của dụng thần chủ về các việc

Chính quan hoặc thiên quan là hỉ của dụng thần: được quý nhân cất nhắc, thăng quan tiến chức, thi đỗ đạt, trúng tuyển bầu cử, uy quyền tăng rõ rệt.

Chính quan hoặc thiên quan là vị thần: hình khắc quan phu, dễ bị tù ngục, danh dự tổn thất, bị khống chế, liên lụy.

Chính, hoặc thiên ấn là hỷ của dụng thần: công thành danh toại, lên chức được quyền, học thuật tiến bộ, thi cử đỗ đạt.

Chính ẩn hoặc thiện ấn là bị thần: thân thể mệt mỏi, mất chức mất quyền, danh tự tổn thất, thi hỏng, v.v… Ngang vai hoặc tiếp tài là hủ của dụng thần: được lợi, được của, được tay chân giúp sức, đường tình duyên hôn nhân tốt đẹp, bệnh tật mau lành.

Là bị thần: có tổn thất về thể tài, không có lợi cho tình phụ tử, anh em bất hòa, bạn bè gây cản trở.

Thực thần hoặc thương quan là hỉ của dụng thần: gặp tin mừng, thêm con cháu, thêm tuổi thọ, cháu con vinh hiển, tài hoa phát triển, chức lộc đều đạt.

Là bị thần: Con cháu gây liên lụy cản trở, thân nhược, bệnh nhiều, giáng chức, mất chức, học hành dở dang, thất nghiệp.

Chính tài hoặc thiên tài là hỉ của dụng thần: hôn nhân thuận lợi, tài lợi đều được, được hưởng âm đức cha mẹ ông bà, vợ con giúp đỡ, sự nghiệp mở mang.

Là bị thần: tài nhiều thân nhược, không được sự giúp đỡ của cha mẹ vợ con, làm ăn quẫn bức, được không bằng mất. Trong Tứ trụ chính quan, chính ấn, chính tài, thực thần là cát thần, nhưng nếu tổ hợp không tốt hoặc gặp suy, bệnh, tử, tuyệt… thì cũng không tốt. Ngược lại thượng quan, thiên ấn, thiên tài, thất sát, tỷ kiếp là thần phá hại, nhưng nếu tổ hợp được tốt thì có thể bổ cứu những chỗ xấu nên vẫn là tốt. Cho nên hỷ thần, kỵ thần là căn cứ vào sự tổ hợp Tứ trụ của mỗi người khác nhau để mà xác định.

Dụng thần là then chốt để trung hòa, cân bằng cho mệnh cục, là chuẩn tắc để phán đoán cát hung, họa phúc của Tứ trụ. Chức năng của nó là hạn chế cái mạnh, phù trợ cái yếu, khiến cho ngũ hành quá vượng được áp chế, xì hơi, hao tán, ngũ hành yếu được sinh phù, làm cho sự mạnh yếu, vượng suy, hàn ổn của các ngũ hành hướng tới trung hòa, cân bằng, làm cho chúng không bị thái quá hoặc bất cập.

Dụng thần là then chốt để trung hòa, cân bằng cho mệnh cục

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ không ngoài ba nguyên tắc: sinh phù, hoặc áp chế; làm cho thông suốt [thông quan]; điều hầu.

. 1. Sinh phù, áp chế Nhật can là một trong mười phần. Trụ ngày lấy trung hòa, cân bằng làm chính, nếu thái quá hay bất cập đều là mệnh cục không tốt. Phù trợ tức chỉ cái sinh ra tôi, là ấn tinh phụ trợ cho tôi và tỉ kiếp của tội phù trợ tôi. Mệnh cục như thế là hướng tới sự bình hòa. Áp chế là nói quan tinh khắc tôi, áp chế tôi, thực thần làm xì hơi tôi, tài tinh làm hao tổn tôi.

Trụ ngày suy nhược thì mệnh cục cần được phù trợ. Căn cứ vào có bao nhiêu kị thần để chọn dụng thần.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều quan sát: lấy ấn tinh làm dụng thần để xì hơi quan sát, tinh thần cho tôi. Nếu không có ấn tinh thì lấy tỉ kiếp làm dụng thần, làm hao tổn tài để sinh thân cho tôi.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều tài tinh: lấy tỉ kiếp làm dụng thần để áp chế tài tinh, trợ giúp tôi. Nếu không có tỉ kiếp thì lấy ấn tinh làm dụng thần, làm hao tổn tài để sinh thân cho tôi.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều thực thương: lấy ấn tinh làm dụng thần để áp chế thực thương, sinh thân cho tôi. Nếu không có ấn tinh thì lấy tỉ kiếp làm dụng thần để trợ thần bổ cứu bị xì hơi.

Trụ ngày cường vượng, khi mệnh cục cần áp chế làm hao tổn, làm XÌ hơi cũng căn cứ kỵ thần bao nhiêu để chọn dụng thần.

Trụ ngày tượng, nhiều ấn tinh: lấy tài tinh làm dụng thần để áp chế ấn tinh, làm hao tổn thân. Nếu không có tài tinh thì lấy quan sát làm dụng thần, áp chế thân; hoặc lấy thực thương làm dụng thần để xì hơi bản thân, làm hao tổn ấn.

Trụ ngày tượng, nhiều tỷ kiếp: lấy quan sát làm dụng thần, áp chế tỷ kiếp, áp chế thân vượng. Nếu không có quan sát thì lấy thực thương làm dụng thần để xì hơi tỉ kiếp, xì hơi thân vượng. Nếu không có cả hai thì lấy tài tinh làm dụng thần để làm hao tổn tỉ kiếp, hao tổn thân vượng.

  1. Làm sao cho thông suốt [thông quan] Khi hai loại ngũ hành trong mệnh cục đối lập nhau, thế lực đối địch ngang nhau thì hai cái đều tổn thất, đó cũng là mệnh cục có bệnh. Chọn một ngũ hành khác để khiến cho hai ngũ hành đó sinh hóa bình thường cho nhau thì khí thế của mệnh cục được lưu thông, như thể gọi là làm cho thông suốt.

Hỏa kim tương tranh, lấy thể làm dụng thần để thông quan. Mộc thể tương tranh, lấy hóa làm dụng thần để thông quan. Thủy hỏa tương tranh, lấy mộc làm dụng thần để thông quan. Kim mộc tương tranh, lấy thủy làm dụng thần để thông quan. Thổ thủy tương tranh, lấy kim làm dụng thần để thông quan. Ví dụ: thủy là hỏa không dung hòa nhau thì lấy mộc làm dụng thần. Mộc sẽ làm xì hơi thủy, sinh hỏa, tính liên tục của ngũ hành được bảo đảm nên tương sinh, còn bị cách ngôi là tương khắc. Nay hóa sự vô tình thành hữu tình, hóa sự đối địch thành bạn hữu, vẫn là nhờ công của dụng thần mà được.

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ không ngoài ba nguyên tắc: sinh phù, hoặc áp chế; làm cho thông suốt [thông quan]; điều hầu

  1. Điều hầu Đạo trời có ấm lạnh, đạo đất có khô ẩm, người là khí của trời đất nên chịu ảnh hưởng rõ ràng của quy luật ấy. Người lấy ngày sinh làm chủ, lệnh tháng làm đề cương. Dựa vào ngũ hành của nhật can và chi tháng để bạn đến sự ấm lạnh, khô, ẩm của mệnh cục. Lạnh quá thì dùng thuốc nhiệt, nóng quá thì dùng thuốc hàn, khiến cho nó thích hợp gọi là điều hầu.

Người sinh tháng hạ, cho dù ngũ hành can ngày là gì, vì ấm quá nên táo [khô] nhiều, Tứ trụ không tránh khỏi phải dùng hàn thấp là hành thủy để điều hầu.

Người sinh tháng đông, cho dù ngũ hành can ngày là gì vẫn bị hàn thấp mạnh, nên Tứ trụ không khỏi phải điều hầu bằng ôn táo là hành hỏa.

Người sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu thì hàn ôn, táo thấp vừa phải, nên không nhất định phải điều hầu bằng thủy hỏa, mà chỉ cần xét sự sinh khắc chế hóa giữa các ngũ hành trong Tứ trụ là được.

Ví dụ: can ngày là canh kim, sinh vào tháng đông, không có hỏa ấm thì sẽ rơi vào kim hàn, thủy lạnh. Canh chủ về gân cốt, gân cốt ở tử địa, khí huyết không thông mà sinh bệnh tật, thậm chí dẫn đến tàn tật. Nếu trong Tứ trụ không có hỏa là thiếu điều hầu. Thiếu thì phải bổ. Nếu bổ cứu được thì vẫn hanh thông, đến đất hóa phương nam là người có được bổ cứu, không những có lợi cho thân thể mà đối với vận mệnh cũng sẽ tốt hơn. Đó là một cách giải nạn.

Người sinh vào cuối bốn mùa cũng có sự phân biệt về hàn, ôn, táo, thấp. | Sự hưng vượng của ngũ hành là có thời gian nhất định. Chỉ cần thổ ở trung ương quán xuyến của tám phương, không cố định ở một phương nào, đó là trước lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, mỗi hành vượng mười tám ngày.

Mục dưới đây sẽ giới thiệu tỉ mỉ về sự ứng dụng bổ cứu của dụng thần trên cơ sở sự sinh khắc chế hóa của các ngũ hành và của mười thân.

Video liên quan

Chủ Đề