Mèo cào ổ bao lâu thì đẻ

Chú mèo cưng của bạn đang mang thai. Bạn muốn giúp đỡ mèo mẹ nhưng lại không biết khi nào chúng sẽ sinh. Hiểu được những lo lắng này, hôm nay, Happyvet sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu nhận biết mèo sắp đẻ và những việc cần làm để hỗ trợ mèo mẹ trước khi sinh cũng như trong quá trình sinh để đảm bảo mèo con được chào đời một cách khỏe mạnh, an toàn. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Những dấu hiệu báo trước mèo sắp đẻ

- Khi sắp bước sang giai đoạn sinh con khoảng một tháng, mèo mẹ thường kêu nhiều, đi khỏi nhà vài ngày rồi quay về.

- Mèo bồn chồn, lo lắng, đi lại chậm chạp.

Mèo mẹ lo lắng, bồn chồn

- Mèo mẹ thường đi loanh quanh tìm kiếm những khu vực kín đáo để làm ổ. Nếu muốn biết chính xác nơi mèo đẻ và tiện cho việc chăm sóc những chú mèo con, bạn nên chuẩn bị cho chúng một cái ổ ấm áp, đặt tại nơi ít người qua lại và ánh nắng mặt trời, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

- Mèo mẹ thở gấp gáp, kêu rên nhiều hơn, bụng võng xuống, dáng đi khệnh khạng, thận trọng. Khi sờ tay lên bụng sẽ thấy nó hơi cứng cứng. Lúc gần ngày sinh, bụng có hình dạng hai bên không đồng đều, có chỗ nhô hẳn ra, cứng hơn bình thường. Đừng lo lắng vì đây là điều bình thường ở tất cả các con mèo mà thôi.

- Bên ngoài bộ phận sinh dục sưng to, mềm nhão ra, khu vực bầu vú căng to hơn, nếu bạn dùng tay bóp nhẹ sẽ thấy sữa rỉ ra.

Bầu vú to và căng hơn

- Mèo thường hay liếm láp cơ thể, đặc biệt vùng âm hộ và bụng.

- Thân nhiệt giảm xuống còn 36.9- 37.9 độ, thấp hơn so với bình thường 1- 2 độ.

- Mèo mẹ chán ăn, bỏ ăn thậm chí đôi khi còn có triệu chứng nôn ói.

Lưu ý: Cần đưa mèo mẹ tới gặp bác sỹ thú y ngay nếu thấy xuất hiện các hiện tượng sau:

- Mèo mẹ ra máu trước thời kỳ chuyển dạ. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể nhau thai đã bị vỡ.

- Có dịch màu xanh lá hơi vàng tiết ra ở âm hộ, mèo mẹ có thể đã bị nhiễm trùng tử cung.

- Dịch màu xanh nhạt cảnh báo vấn đề nhau thai bị phân tách.

=> XEM THÊM: Mèo mang thai trong bao lâu thì đẻ 

Công tác chuẩn bị cho mèo khi sắp chuyển dạ

Trước thời điểm mèo chuyển dạ một đến hai tuần, bạn nên bắt tay vào công tác sắp xếp, chuẩn bị những vật dụng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất mèo mẹ khi sinh và nuôi con sau này. Đó là:

- Đưa mèo đến cơ sở thú y khám thai đều đặn nhưng đến cuối kỳ thì nên dừng lại việc này. Thay vào đó là mời bác sỹ tới nhà để kiểm tra, thăm khám.

Đưa mèo mẹ đi khám thai định kỳ

- Thông thường, từ ngày thứ 66 trở đi, mèo mẹ sẽ bắt đầu chuyển dạ. Do đó, hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con khi nó mang thai được khoảng 42 ngày.

- Tăng cường bổ sung thức ăn nhiều tinh bột để mèo mẹ có nhiều sữa hơn. Tuyệt đối không cho mèo mẹ ăn các đồ cay nóng, cứng hoặc thức ăn thừa từ ngày hôm trước.

- Không tiêm hoặc cho mèo uống bất cứ loại thuốc nào. Nếu mèo bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ.

- Làm một chiếc ổ ấm áp, gọn gàng đặt ở nơi ít sáng, ít gió, ít người qua lại.

+ Nếu không có điều kiện để mua một chiếc ổ riêng cho chú mèo của mình, bạn có thể sử dụng hộp xốp hoặc thùng bìa carton để tận dụng làm ổ. Thêm vào bên trong ổ một vài miếng vải khô, trơn, mỏng cho thoáng mát, đồng thời giữ ấm cho cả mẹ lẫn con.

+ Diện tích không gian ổ phải đủ rộng, không chật chội, gò bó. Với những chú mèo thường ngày có tấm ổ đệm để nằm vì chúng khá dày, khi mèo sinh chất bẩn, máu sẽ dính vào, rất khó để giặt sạch lại.

Làm cho mèo mẹ một cái ổ ấm áp

- Dùng kéo cắt tỉa bớt lông quanh khu vực âm hộ và bầu vú. Như vậy khi sinh, lông mèo sẽ bớt dính bẩn, khiến chúng mất nhiều thời gian làm sạch, cũng như giúp mèo con dễ dàng ăn bú sữa mẹ.

- Chuẩn bị khăn sạch và nước ấm để khi mèo mẹ sinh con có thể lau cho cả mẹ lẫn con.

- Bạn có thể chuẩn bị thêm một chút sữa bột cho mèo và bình sữa nhỏ, sẵn sàng pha cho mèo con ăn nếu không may chú mèo mẹ đó không có sữa cũng như bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho mèo mẹ sau sinh.

- Nếu mèo mẹ khó đẻ hay có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay tới bác sỹ thú y để yêu cầu trợ giúp.

Liên hệ với bác sỹ thú y

Một số lưu ý quan trọng bạn cần làm khi mèo sinh con

- Khi mèo chuyển dạ, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát và giữ yên lặng.

- Tránh gây ra tiếng động vì nó sẽ khiến mèo mẹ lo lắng, bất an và di chuyển đến nơi khác để tiếp tục sinh con.

- Lớp màng bao bọc bên ngoài mèo con cần được mèo mẹ liếm sạch, đảm bảo hô hấp cho những chú mèo con ổn định, cũng như không bị viêm nhiễm sau này.

- Một số trường hợp mèo mẹ lần đầu sinh con không biết liếm. Trong trường hợp này bạn cần phải can thiệp, ngay lập tức phá vỡ lớp màng ngoài này rồi dùng khăn khô, mềm lau sạch. Tuy nhiên, trước đó, bạn phải tháo hết các trang sức trên tay, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.

- Khi mèo sinh xong, kiểm tra xem trong cơ thể mèo mẹ có sót lại nhau thai hay không. Nếu có, bạn cần lấy chúng ra vì nó sẽ khiến mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần thận trọng, đừng cố gắng lôi mạnh nhau thai ra vì có thể dây rốn sẽ bị kéo theo khiến mèo mẹ tử vong.

Chỉ can thiệp khi mèo khó đẻ

- Mèo mẹ thường ăn nhau thai sau khi sinh con. Đó là nguồn dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên cho chúng ăn hết số nhau thai đó mà chỉ cho ăn một hai cái nếu không muốn chúng bị nôn mửa, tiêu chảy.

- Trong trường hợp mèo mẹ không thể hoặc không biêt cắn đứt dây rốn của mình, hãy gọi cho bác sỹ thú y để xin ý kiến.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu mèo sắp đẻ cũng như những điều cần phải lưu ý để mèo mẹ có thể sinh con an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong công tác chuẩn bị để chào đón những thiên thần mèo con bé nhỏ.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ làm sao để nhận biết? Trong trường hợp chuyển dạ, bạn cần phải làm gì với bé mèo của mình?

Nhiều người chọn triệt sản cho mèo để chúng có được sức khỏe tốt hơn cũng như phòng ngừa được trường hợp chúng mang thai ngoài ý muốn.

Nhưng nếu bạn đã để cho mèo cưng của mình phối giống và đang chuẩn bị đón những cục lông bé bỏng từ mèo mẹ sữa thì bài viết này là dành cho bạn!

Bạn không cần phải quá lo lắng – mèo mang thai thường tự chăm sóc bản thân khá tốt, mặc dù vậy, chúng vẫn cần bạn chăm sóc và quan tâm trong quá trình chuyển dạ.

Mèo mẹ hay lẩn trốn để sinh con một cách riêng tư nên bạn sẽ cần theo dõi chặt chẽ mèo mẹ trong vài tuần để đề phòng chúng đẻ con ở một nơi nào đó thần không biết, quỷ không hay!

Hãy nói chuyện với bác sĩ thú y nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc mèo mang thai hoặc chuẩn bị sinh con. Lời khuyên của họ sẽ giúp đầu óc và tâm trạng của bạn thư thái hơn,

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ PetshopSaigon.vn để bạn có thể chuẩn bị kỹ càng khi mèo cưng nhà mình sinh cháu.

Chuẩn bị cho sự ra đời của mèo con

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu mèo sắp đẻ, bạn cũng cần quan tâm đến việc chuẩn bị cho việc ra đời của đàn mèo con.

Trong hai tuần cuối của thai kỳ, hãy đảm bảo rằng những người khác trong gia đình của bạn không làm ồn khi ở cạnh mèo mẹ và biết chăm sóc mèo mẹ một cách cẩn thận – đặc biệt là trẻ em.

Hãy cố gắng làm mèo mẹ bình tĩnh và để chúng hoạt động ít nhất có thể trong thời gian này, đồng thời khuyến khích chúng thư giãn trên chiếc giường đặc biệt dành cho mèo có bầu.

Tuy nhiên, ngay cả chiếc giường mềm mại và vừa vặn nhất cũng không đủ sức hút đối với mèo mẹ.

Một số con mèo sẽ làm lơ chiếc giường êm ái mà bạn đã chuẩn bị cho chúng – thay vào đó, chúng chọn nằm trong một góc tủ!

Chỉ cần đảm bảo rằng mèo mẹ chọn được nơi sinh con thích hợp và đừng đưa mèo đi chỗ khác là được.

Dấu hiệu mèo sắp đẻ và những điều cần chuẩn bị

Quá trình chuyển dạ của mèo sẽ diễn ra suôn sẻ, nhưng sẽ nếu có người giúp đỡ để chúng bình tĩnh hơn cũng như đề phòng bất kỳ biến chứng nào mèo mẹ có thể gặp phải thì càng tốt.

Hãy lưu số điện thoại ngoài giờ của bác sĩ thú y trước khi mèo sinh con vì quá trình sinh nở thường diễn ra vào ban đêm hoặc bạn có thể phải nhờ bác sĩ giúp trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu mèo mẹ gặp vấn đề khi sinh mèo con, bạn có thể phải đưa mèo con đến chỗ bác sĩ thú y, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn linh hoạt trong vấn đề di chuyển.

Nếu bạn nghĩ mèo sắp sinh, bạn nên chuẩn bị trước một số thứ, bao gồm một bát nước ấm sạch, khăn sạch, chỉ nha khoa, găng tay dùng một lần, túi vận chuyển mèo và đừng quên những lưu ý của bác sĩ thú y.

Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị sẵn những thứ này để đề phòng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra!

Nếu cần tách mèo con ra khỏi mẹ bất cứ lúc nào, bạn cần giữ ấm cho chúng. Bạn nên dùng khăn/vải ấm thay vì chai nước ấm vì hàm răng và bộ móng sắc của chúng có thể làm rách chai nước, khiến chúng bị bỏng.

Bạn phải để ý mèo thật kỹ vì dấu hiệu mèo sắp đẻ có thể rất khó phát hiện ra.

Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, mèo mẹ sẽ trở nên rất bồn chồn, đi nhanh như thể đang tìm kiếm thứ gì đó và kêu rất nhiều.

Hãy liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn không chắc liệu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu hay chưa, đồng thời theo dõi sát sao mèo của bạn trong những tuần/ngày cuối cùng trước khi chuyển dạ để bạn có thể biết rằng khi nào và ở đâu chúng sẽ sinh mèo con.

Mèo vốn thích sự riêng tư và điều đó đặc biệt được thể hiện khi chúng sắp sinh con!

Điều quan trọng là phải quan sát mèo khi mèo đang sinh con để bạn có thể xử lý những vấn đề phát sinh, đặc biệt đối với những con mèo lần đầu làm mẹ.

Mèo sinh con như thế nào? Các giai đoạn chuyển dạ và sinh nở

Sau khi hiểu về dấu hiệu mèo sắp đẻ, bạn cũng cần biết về các giai đoạn chuyển dạ của mèo.

Quá trình chuyển dạ của mèo có ba giai đoạn. Khi bạn nghĩ rằng quá trình chuyển dạ đã bắt đầu, bạn nên theo dõi mèo ngay lập tức.

Quá trình chuyển dạ của mèo thường diễn ra rất suôn sẻ, nhưng điều quan trọng là bạn phải giám sát chúng để mọi vấn đề khẩn cấp có thể được phát hiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc can thiệp [trừ khi thực sự cần thiết] có thể làm chậm quá trình chuyển dạ của mèo và khiến mèo khó chịu, vì vậy hãy hạn chế việc kiểm tra tình trạng của mèo và cố gắng không can thiệp vào quá trình chuyển dạ của chúng trừ khi bạn phải làm như vậy.

Đừng quá lo lắng – nói chung, quá trình chuyển dạ của mèo diễn ra rất suôn sẻ, nhưng hãy luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Hãy hạn chế số người xem mèo sinh con; mặc dù cả gia đình chắc chắn sẽ rất hào hứng với những bé mèo sơ sinh nhưng điều này có thể khiến mèo mẹ khó chịu!

Giai đoạn 1

Bạn thậm chí không thể nhận ra giai đoạn đầu tiên trong dấu hiệu mèo sắp đẻ vì cổ tử cung và tử cung của mèo đang chuẩn bị cho việc sinh nở.

Các cơn co thắt tử cung của mèo sẽ bắt đầu xuất hiện, nhưng có thể bạn sẽ không nhìn thấy bằng mắt thường.

Mèo sẽ trở nên bồn chồn, chạy nhanh như thể đang tìm kiếm một thứ gì đó và kêu rất nhiều.

Mèo mẹ cũng có thể đi đi lại lại ở chỗ khay vệ sinh nhưng chưa sinh ngay được.

Đừng ngạc nhiên nếu mèo chọn chỗ khác để sinh vì chúng có thể không quen với giường sinh hoặc đơn giản là thích sinh con ở nơi khác.

Đừng đưa mèo đi chỗ khác – sẽ an toàn hơn nếu bạn để mèo sinh con ở nơi mà chúng chọn.

Mèo cũng có thể bắt đầu tiết dịch âm đạo.

Giai đoạn 2

Trong dấu hiệu mèo sắp đẻ chuyển dạ, giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ là sự chào đời của mèo con – thật thú vị làm sao! Quá trình này có thể kéo dài từ 2 giờ đến 24 giờ.

Hãy kiểm tra những thứ bạn đã chuẩn bị và đảm bảo bạn có mọi thứ cần thiết.

Một số con mèo con sẽ lòi đầu ra đầu tiên [giống như trẻ sơ sinh], nhưng những con lại lòi chân ra trước và điều này là khá bình thường. Vì vậy đừng lo lắng nếu hiện tượng này xảy ra.

Mèo con thường được sinh cách nhau 30 – 45 phút, nhưng đôi khi cách nhau hơn một giờ.

Hãy đứng quan sát ở một khoảng cách an toàn và chỉ can thiệp nếu thực sự cần thiết.

Ví dụ như bạn thấy cơ thể mèo căng cứng mà không đẻ được con, mèo bị chảy máu hoặc mèo con được sinh ra quá nhanh mà mèo mẹ không kịp phá màng ối.

Giai đoạn 3

Về dấu hiệu mèo sắp đẻ chuyển dạ, giai đoạn ba là sự di chuyển của nhau thai mèo và điều này thường xảy ra sau mỗi lần mèo con đến.

Đếm số lượng nhau thai của mèo mẹ – mỗi con mèo con sẽ đi kèm một nhau thai.

Nếu bạn phát hiện số nhau thai ít hơn số mèo con thì mèo mẹ có thể đã ăn chúng, hoặc các cặp mèo song sinh có thể đã ở cùng một nhau thai.

Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu rằng mèo mẹ bị sót nhau. Trường hợp này cần được bác sĩ thú y kiểm tra càng sớm càng tốt – hãy gọi cho họ nếu bạn không chắc chắn.

Đừng lo lắng nếu mèo mẹ ăn một ít nhau thai – điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng điều quan trọng hơn là phải theo dõi mèo mẹ cẩn thận khi chúng sinh con!

Giúp đỡ mèo trong quá trình sinh con

Sau khi mèo con được sinh ra, mèo mẹ nên phá vỡ màng ối [màng mỏng xung quanh mèo con] và sau đó vệ sinh chúng cẩn thận.

Hy vọng rằng bạn không cần phải can thiệp trong quá trình chuyển dạ của mèo, nhưng đôi khi mèo mẹ vẫn cần giúp.

Nếu cô ấy không phá màng ối cho mèo con, không phá đủ màng ối hoặc không vệ sinh mèo con, đã đến lúc bạn cần đi tới và chăm sóc cho những con mèo con mới sinh.

Hãy nhẹ nhàng xé màng ối bằng khăn mềm [đừng bao giờ dùng vật sắc nhọn] để mèo con có thể thở.

Nhẹ nhàng làm sạch miệng và mũi mèo con, sau đó nhanh chóng lau khô lông mèo bằng một miếng vải hoặc khăn sạch, chẳng hạn như khăn mặt.

Vải ấm chà xát vào cơ thể sẽ làm khô lông và giữ ấm cho mèo con, đồng thời kích thích hơi thở mạnh đầu tiên của chúng.

Sau khi sinh con, mèo mẹ thường sẽ cắn dây rốn, nhưng nếu chúng không làm vậy thì bạn lại phải ra giúp. Hãy dùng tay sạch/ đeo găng tay dùng một lần buộc chỉ nha khoa cách cơ thể mèo con vài cm …và cắt phần dây rốn ở giữa.

Đừng cắt dây rốn quá gần cơ thể mèo con vì điều này có thể gây nguy hiểm cho chúng.

Mèo mẹ có thể nhai hoặc nuốt các sợi dây dài, vì vậy hãy nhớ cắt chúng đi! Nếu bạn thấy mèo mẹ đang cắn dây rốn quá gần với mèo con, hãy ngăn mèo mẹ lại và tự cắt dây rốn cho mèo mẹ.

Nếu bạn lo lắng về giai này của quá trình sinh nở, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ thú y trước để đảm bảo rằng bạn có thể yên tâm với những việc mình làm.

Cần làm gì sau khi mèo mẹ sinh con?

Sau dấu hiệu mèo sắp đẻ chuyển dạ, bạn cũng cần phải biết làm gì sau khi mèo mẹ sinh xong. Mọi thứ có thể trôi qua nhanh chóng nhưng toàn bộ quá trình sinh nở sẽ mất từ ​​2 đến 5 giờ.

Trong một số trường hợp, quá trình sinh nở của mèo còn kéo dài tới 24h!

Nếu bạn thấy mèo mẹ gặp khó khăn khi sinh vào bất cứ lúc nào, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn bước tiếp theo. Nếu mèo mẹ rặn mãi mà chưa sinh được, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Mèo mẹ thường đẻ bốn đến sáu con mèo con một lứa và số lượng mèo cao hơn hoặc thấp hơn mức này là điều rất bình thường.

Sau khi tất cả mèo con được sinh ra, hãy để mèo mẹ có thời gian vệ sinh và cho mèo con ăn.

Hãy cố gắng đừng can thiệp quá nhiều vào việc của chúng, nhưng đừng ngại mà hãy bế mèo con một cách nhẹ nhàng vì điều này sẽ giúp chúng hòa nhập với xã hội cũng như cho mèo mẹ có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi.

Nếu mèo con không bú mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh, có lẽ bạn cần hướng dẫn mèo con tìm núm vú của mẹ vì chúng có thể đang rất đói!

Nếu số mèo con nhiều hơn số núm vú, bạn cần đổi chỗ cho chúng cho tới khi chúng biết nhường nhau để bú.

Nếu mẹ không đoái hoài tới mèo con, không vệ sinh hoặc không cho chúng ăn, thì hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đôi khi bạn có thể phải tự tay nuôi dưỡng mèo con sau khi mèo mẹ sinh chúng nhưng điều này thường hiếm khi xảy ra.

Nếu bạn lo lắng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về việc nuôi mèo con, hãy liên lạc với bác sĩ thú y để được tư vấn thêm.

Hơn việc tìm hiểu về dấu hiệu mèo sắp đẻ, điều cần làm bây giờ là kỷ niệm thời khắc đặc biệt này – hãy ăn mừng vì mèo mẹ đã sinh con thành công!

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Shop cho chó: //petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: //petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: //petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN

Video liên quan

Chủ Đề