Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì đi tiêm phòng năm 2024

Tiêm phòng khi mang thai lần 2 cũng quan trọng như khi mang thai lần đầu. Mẹ bầu cần chú ý tiêm đủ liều và đúng lịch để đảm bảo an toàn cho con yêu. Tham khảo ngay lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 trong bài viết dưới đây nhé.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai có gì khác so với lần đầu?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của vắc xin ở những lần tiêm trước đó. Trong lần đầu mang thai bạn sẽ được đề nghị tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, uốn ván...

Tuy nhiên khi mang thai lần hai bạn không cần phải tiêm lại tất cả các vắc xin này. Bởi một số vắc xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại nồng độ vắc xin trong cơ thể bằng xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn vắc xin vẫn còn hiệu lực. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bầu lần 2 tiêm mấy mũi.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của lần tiêm vắc xin trước đó

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Mũi tiêm uốn ván khá quan trọng vì vậy không ít mẹ băn khoăn bầu lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván, bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào. Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào trước đây thì cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiêm khi mẹ mang bầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, khi thai nhi trên 22 tuần tuổi. Mũi thứ hai sau mũi đầu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

- Nếu đã tiêm uốn ván ở lần thai đầu cách đây 4-5 năm: Tiêm nhắc lại một mũi vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: Cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4, 5 của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì lúc này khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi cuối cùng đã tiêm trên 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Xem chi tiết: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ: Nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Vắc xin cúm

Vắc xin cúm thường chỉ có hiệu quả trong vòng 1 năm. Do các chủng cúm luôn luôn thay đổi nên hàng năm, vắc xin cúm sẽ được WHO [Tổ chức y tế thế giới] cập nhật thêm một chủng mới. Bởi vậy phụ nữ được khuyến nghị tiêm trước tất cả các lần mang thai để phòng bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm để quản lý tốt lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn nơi tiêm có bác sĩ đủ chuyên môn để được tư vấn kỹ lưỡng và ra chỉ định chính xác bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi.

Những mẹ bầu lần hai mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên mẹ cần hỏi bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.

Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm... Đây đều là phản ứng thông thường nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần sử dụng thuốc.

Nếu mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, tiêu chảy... cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.

Lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Gợi ý địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu uy tín, chất lượng

Các mẹ bầu có nhu cầu tiêm phòng tại Hà Nội có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm.

Bệnh viện cung cấp và cập nhật đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho mọi lứa tuổi. Tất cả các sinh phẩm, vắc xin đều có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm. Được theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2, mang bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào, bầu lần 2 tiêm mấy mũi... Để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết, các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline

Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng? Lịch tiêm và những lưu ý khi tiêm vắc xin chị em đã biết hay chưa?

Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai, sức đề kháng yếu hơn bình thường. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ cần tiêm phòng để tránh nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp mẹ bầu phòng được các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thời gian mang thai.

Trước khi mang bầu, chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Những vắc xin tiêm trước khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thời điểm mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng, bao gồm: Rubella [hoặc sởi - quai bị - Rubella], thủy đậu, viêm gan B, vúm, uốn ván [hoặc bạch hầu - ho gà - uốn ván].

Rubella và thủy đậu không được chỉ định tiêm trong thai kỳ, nếu chị em có ý định mang thai cần chủ động lên lịch tiêm phòng trước khi có bầu. Với cúm, uốn ván và viêm gan B là những vắc xin bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống nên khá an toàn với thai nhi và mẹ bầu nên, vẫn được chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, viêm gan B và cúm nếu tiêm khi mẹ đang có bầu thì hiệu quả vắc xin có thể không được phát huy cao, do cơ thể thai phụ yếu, khả năng đáp ứng có thể bị giảm. Vì vậy, chị em nên tranh thủ tiêm trước khi có thai vẫn tốt hơn.

Loại vắc xin mà mẹ tiêm trước khi mang thai cũng là yếu tố quyết định mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng. Sau đây là những thông tin về các loại vắc xin mẹ cần biết để hiểu rõ hơn về chúng, bao gồm thời gian tiêm và sự nguy hiểm nếu không may mắc phải:

Loại bệnh cần ngừa

Thời gian tiêm chủng

Biến chứng nếu mắc bệnh

Rubella [hoặc kết hợp sởi - quai bị - Rubella]

Tốt nhất là tiêm trước khi có thai 3-6 tháng, muộn nhất là 1 - 3 tháng.

Rubella là bệnh được lây truyền qua đường hô hấp. Nếu khi đang mang thai mà mắc phải 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như có nguy cơ cao bị dị tật, suy dinh dưỡng, có thể chết lưu hoặc sinh non,... Nhất là virus Rubella ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của não, tim, tai và mắt của thai nhi, khiến trẻ chịu nhiều di chứng khi sinh ra.

Viêm gan B

Nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe hoặc có thể tiêm khi đang có thai vẫn được.

Virus viêm gan B không gây dị tật cho thai nhi nhưng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở nếu không may mẹ bầu bị nhiễm. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến người nhiễm dễ bị xơ gan, viêm gan.

Thủy đậu

Tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu.

Đây là bệnh nguy hiểm. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng nặng đến thai nhi. Em bé sinh ra rất dễ bị thủy đậu bẩm sinh, mắc dị tật đầu nhỏ, tay chân bị gồng cứng, nhất là có thể bị bại não,...

Cúm

Tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng hoặc khi đã mang thai đều được, sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.

Nếu thai phụ bị cúm, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé. Con có nguy cơ bị dị tật, bị tim bẩm sinh, dị tật sứt môi hoặc hở hàm ếch.

Uốn ván

3 mũi cơ bản và 2 mũi khi mang thai lần đầu.

Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng bệnh rất hiệu quả cho con. Bạch hầu và ho gà có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, còn uốn ván xâm nhập qua những vết thương. Uốn ván có khả năng gây tử vong rất cao nếu không may mắc phải.

Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng?

Chị em đã biết các loại vắc xin cần tiêm trong thai kỳ, vậy tuần thứ bao nhiêu thì mẹ bầu đi tiêm phòng để phát huy được hiệu quả phòng bệnh? Điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như số lần mang thai của bà bầu, hiệu lực phòng bệnh của vắc xin, thời gian tối thiểu để vắc xin hình thành kháng thể, lịch sử tiêm phòng của thai phụ.

Phụ nữ mang thai lần đầu nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như Rubella, thủy đậu, viêm gan B, vúm, uốn ván. Nhưng khi có bầu lần hai, không phải vắc xin nào cũng cần tiêm lại. Trong khi cúm và uốn ván được khuyến cáo tiêm nhắc lại thì thủy đậu, rubella có hiệu lực bảo vệ lâu hơn nên mẹ mang thai lần 2 cần kiểm tra lại nồng độ kháng thể ở lần tiêm trước có đủ phòng bệnh hay không mới tiêm lại.

Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng sẽ không còn là vấn đề với lịch tiêm phòng chi tiết sau đây dành cho mẹ mang thai lần đầu và lần hai. Chị em hãy ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ.

Cúm

Uốn ván

Viêm gan B

Số lần mang thai

Mang thai lần đầu

Mang thai lần 2

Mang thai lần đầu

Mang thai lần 2

Mang thai lần đầu

Mang thai lần 2

Số mũi tiêm

1 mũi điều chế từ virus bất hoạt.

2 mũi

Nếu trước đó chưa tiêm hoặc không nhớ rõ đã tiêm bao nhiêu mũi thì cần được tiêm phòng 2 mũi.

Số mũi tiêm tùy thuộc vào khoảng cách thời gian tiêm so với lần mang thai đầu tiên.

3 mũi

Tùy thuộc số mũi tiêm lần 1 và còn kháng thể ở lần tiêm trước hay không.

Thời điểm tiêm

Nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tuần hoặc từ tuần 28 – 36 thai kỳ.

- Mũi 1: Từ tuần thứ 22-26.

- Mũi thứ 2: Cách mũi tiêm lần đầu 1 tháng.

- Mũi 1: Tốt nhất từ tuần 20 đến tuần 22 và không được trễ hơn tuần 26.

- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

- Nếu cách lần tiêm gần nhất của lần mang thai đầu tiên chưa đến 5 năm và đã được tiêm đủ 2 mũi: Chỉ cần tiêm thêm 1 mũi khi thai được 24 tuần.

- Nếu cách hơn 5 năm: Tiêm lại 2 mũi giống lần mang thai đầu.

- Nếu tiêm đủ 5 mũi [3 mũi cơ bản trong tiêm chủng mở rộng + 2 mũi trong lần mang thai đầu] và cách mũi tiêm cuối ở lần trước chưa tới 10 năm thì không cần tiêm. Nếu trên 10 năm phải nhắc lại 2 mũi như lần mang thai đầu.

- Mũi 1: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

- Mũi 2: Cách mũi thứ nhất 1 đến 2 tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 2 được 5 tháng.

- Nếu tiêm đủ 3 mũi ở lần mang thai đầu và kháng thể còn đủ mạnh: Không cần tiêm

- Nếu chưa tiêm mũi nào và tiêm đủ 3 mũi nhưng kiểm tra kháng thể không đủ mạnh thì tiêm lại từ đầu đủ 3 mũi như lần đầu mang thai.

Tác dụng tiêm

Tạo ra kháng thể chống được virus gây bệnh cúm, tránh nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho thai nhi do cúm kéo dài ở thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tác của trực khuẩn gây uốn ván thông qua các vết thương hở của mẹ và trẻ sơ sinh. Phòng tránh nguy cơ tử vong khi bị uốn ván và những triệu chứng nguy hiểm khác như cứng cơ, nứt, gãy xương cột sống,...

Tạo ra kháng thể chống được virus gây bệnh viêm gan B. Khi mẹ mắc viêm gan B, có đến 95% trẻ sinh ra cũng bị mắc viêm gan B.

Tác dụng phụ

Chỗ tiêm bị sưng, đau, có thể có các dấu hiệu giả cúm như hắt hơi, sổ mũi, nóng sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi. Phản ứng này sẽ giảm dần và tự hết sau 1-2.

Có thể bị sưng, đau ở vị trí tiêm, cảm giác mệt mỏi,... Phản ứng này sẽ hết sau 1 đến 2 ngày sau tiêm và không gây nguy hiểm.

Với câu hỏi mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng, các mẹ hãy để ý lịch tiêm, xác định mình thuộc trường hợp nào để không bỏ lỡ thời điểm vàng cần tiêm các loại vắc xin nêu trên. Tiêm đúng thời điểm và đủ mũi mới phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm gì?

Những lưu ý khi tiêm phòng đối với phụ nữ mang thai

Bên cạnh việc xác định mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng, các mẹ còn cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế những rủi ro và triệu chứng có thể xảy ra do tiêm phòng.

Cách đối phó với các tác dụng phụ sau khi tiêm

Mặc dù hiện tượng sưng đau tại chỗ tiêm, nóng sốt sau tiêm sẽ tự mất đi mà không cần phải dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng chúng cũng khiến người tiêm bị mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, chị em hãy áp dụng các bí quyết sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Dùng khăn mát chườm trán hoặc lau mình [bẹn, nách, lưng, lòng bàn tay, chân] để hạ sốt.
  • Ăn uống đủ chất, nhất là tăng cường vitamin C [cam, chanh, dâu tây,...] để tăng cường sức đề kháng.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi nếu bị hắt hơi, sổ mũi.
  • Tránh tác động mạnh vào chỗ tiêm khiến sưng đau nặng hơn.

Những lưu ý khác cần phải nhớ

Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh xác định chính xác mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng, chị em cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu mang song thai, đa thai, thuộc trường hợp có nguy cơ sinh non hoặc đang bị bệnh cúm, viêm gan, bệnh về xương khớp,… cần nói rõ với bác sĩ trước khi tiêm.
  • Không sử dụng rượu, bia… sau khi tiêm để tránh làm giảm hoạt động tạo kháng thể của vắc xin.
  • Nên chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu trình trạng sưng đau ở chỗ tiêm và nóng sốt trên 38 độ kéo dài hơn 3, 4 ngày không thuyên giảm thì hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn biết mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng với từng loại vắc xin cụ thể. Hãy chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho bà bầu bằng cách tiêm phòng để giúp phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra với mẹ và bé.

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván tuần bao nhiêu?

Nếu thai phụ mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm trở lại chưa tiêm vắc-xin uốn ván nhắc lại => cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ [Tháng thứ 4,5,6] Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 mũi Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván từ bé thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng gì?

1.1 Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai. ... .

1.2 Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai. ... .

1.3 Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai. ... .

1.4 Tiêm phòng cúm trước khi mang thai. ... .

1.5 Tiêm phòng HPV trước khi mang thai..

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, trước và trong khi mang thai, thai phụ nên tiêm một số loại vắc-xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B,... Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, bé sinh ra sẽ các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức ...

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là đủ?

1. Các thông số của bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

Chủ Đề