Mẫu đơn xin khai thác gỗ vườn nhà

Đơn xin khai thác gỗ là gì? Mục đích của đơn xin khai thác gỗ? Mẫu đơn xin khai thác gỗ? Hướng dẫn viết đơn xin khai thác gỗ? Khai thác trong hoạt động lâm nghiệp?

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Đồng thời gỗ cũng có rất nhiều công dụng, vai trò trong đời sống sinh hoạt như là dùng gỗ để xây dựng nhà cửa,.. Tuy nhiên để được khai thác gỗ thì cá nhân, tổ chức phải làm đơn xin khai thác gỗ gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để được cho phép khai thác gỗ. Vậy đơn xin khai thác gỗ là gì?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn xin khai thác gỗ là gì?
  • 2 2. Mục đích của đơn xin khai thác gỗ:
  • 3 3. Mẫu đơn xin khai thác gỗ:
  • 4 4. Hướng dẫn viết đơn xin khai thác gỗ: 
  • 5 5. Khai thác trong hoạt động lâm nghiệp:
    • 5.1 5.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp bao gồm những hành vi sau đây:
    • 5.2 5.2. Quy định về khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng:
    • 5.3 5.3. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

Đơn xin khai thác gỗ là mẫu đơn hành chính do cá nhân, tổ chức gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Ủy ban nhân dân) để được thực hiện việc khai thác gỗ theo đúng quy định của pháp luật. Trong đơn xin khai thác gỗ phải nêu được những nội dung của cá nhân, tổ chức muốn khai thác gỗ, và lý do khai thác gỗ , địa điểm khai thác,…

2. Mục đích của đơn xin khai thác gỗ:

Đơn xin khai thác gỗ là văn bản chứa đựng những thông tin về cá nhân, tổ chức muốn khai thác gỗ, và lý do khai thác gỗ , địa điểm khai thác,…Ngoài ra, đơn xin khai thác gỗ chính là giấy tờ làm căn cứ để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền chấp thuận cho cá nhân, tổ chức được phép khai thác gỗ theo đúng quy định của pháp luật.

3. Mẫu đơn xin khai thác gỗ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-o0o————-

Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm 2019

ĐƠN XIN KHAI THÁC GỖ

(V/v: Đề nghị được khai thác gỗ tại rừng …… ở xã ….. huyện …… tỉnh ….)

Căn cứ Luật Lâm Nghiệp 2017;

Căn cứ Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ vào sản lượng rừng tự nhiên trên rừng …… ở xã …. huyện …. tỉnh …. trên thực tế;

Kính gửi: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN …

Tôi là: …Sinh năm ……….

CMND/CCCD số: …… cấp ngày ……. tại ……

Hộ khẩu thường trú tại: ……

Chỗ ở hiện nay: ….

Đại diện hộ gia đình  …… – Là chủ rừng ……

Tôi làm đơn này xin được khai thác gỗ tại rừng ….. ở vị trí …… xã …., huyện ……. tỉnh …. có nguồn gốc tự nhiên.

Sản lượng khai thác dự kiến: …

Dựa vào Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP (Đối với Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên)/ Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP (Đối với Khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ), tôi làm đơn này kính đề nghị quý cơ quan xem xét, chấp thuận cho tôi được khai thác gỗ tự nhiên trong rừng .. tại ….. xã ….., huyện …….., tỉnh ….

Tôi cam đoan sẽ khai thác đúng sản lượng, đúng phương thức và trong thời gian quy theo quy định. Kính mong quý cơ quan xem xét, chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

( ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin khai thác gỗ: 

Phần kính gửi của đơn xin khai thác gỗ thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cho phép khai thác gỗ theo quy định của pháp luật ( Ủy ban Nhân dân).

Phần nội dung của đơn xin khai thác gỗ: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, số lượng gỗ cần khai thác,  và lời đề nghị Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cho phép khai thác gỗ theo quy định của pháp luật.

Cuối đơn xin khai thác gỗ người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

5. Khai thác trong hoạt động lâm nghiệp:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

5.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp bao gồm những hành vi sau đây:

+ Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

+ Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

+ Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

+ Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

+ Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

+ Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

+ Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

5.2. Quy định về khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng:

Được quy định cụ thể tại Điều 52, Luật Lâm Nghiệp 2017

“1.Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, được quy định như sau:

a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;

b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;

c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:

a) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, được quy định như sau:

a) Được khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được khai thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như sau:

a) Được khai thác vật liệu giống;

b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.

5. Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.”

5.3. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

+ Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

– Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.

+ Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.