Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối năm 2024

Theo bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC) cho biết, giãn dây chằng đầu gối là tình trạng các mô liên kết bên trong dây chằng bị kéo giãn quá mức, khiến khớp gối trở nên lỏng lẻo và di chuyển khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương thể thao, xoay chuyển tư thế quá nhanh (bóng đá, bóng chuyền, chơi golf…), tai nạn giao thông gây va đập mạnh làm tổn thương dây chằng khớp gối.

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng

Sau khi xảy ra chấn thương, người bệnh nên áp dụng liệu pháp RICE để sơ cứu kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng về sau:

Rest (Nghỉ ngơi): Bạn cần hạn chế vận động, tạm ngừng các hoạt động thể thao và giảm tối đa thời gian đi lại để giảm chảy máu và phù nề.

Ice (Chườm lạnh): Trong 48-72 giờ sau khi chấn thương, bạn cần chườm đá để giảm đau, giảm viêm. Hãy sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng đặt vào khớp gối đang bị thương, chườm 15-20 phút/lần, thời gian nghỉ giữa các lần là 120-180 phút.

Compression (Băng ép): Dùng gạc thun, vải sạch băng lên vùng bị giãn dây chằng để khớp không bị xô lệch, hỗ trợ giảm đau và hạn chế sưng tấy.

Elevation (Kê cao): Đặt vùng bị thương ở vị trí cao hơn tim để làm giảm tích tụ máu, tránh nguy cơ sưng phù, bầm tím. Cụ thể, bạn nên kê cao chân ở tư thế nằm trong 48 giờ đầu.

Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối năm 2024

Liệu pháp RICE sơ cứu giãn dây chằng đầu gối giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm sưng đau và chảy máu

Nếu người bệnh có những biểu hiện như: không đáp ứng với các biện pháp sơ cứu, cường độ đau tăng dần, người có dấu hiệu ớn lạnh hay phát sốt… cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra chi tiết và điều trị phục hồi sớm.

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối tối ưu

Thông thường, nếu giãn dây chằng đầu gối ở mức độ nhẹ thì thời gian hồi phục kéo dài khoảng 3 - 4 tuần. Trường hợp nặng hơn, người bệnh phải mất khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn mới có thể vận động bình thường. Song, việc điều trị có khỏi không hoặc ngăn ngừa được biến chứng hay không còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ tập luyện hằng ngày.

Trong đó, cách phục hồi giãn dây chằng hiệu quả nhanh nhất là áp dụng vật lý trị liệu từ sớm, sau khi chấn thương dần ổn định. Đây là phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Nhờ đó giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối năm 2024

Tập luyện các bài tập phục hồi chức năng phù hợp giúp khớp gối vững hơn, tăng cường sức mạnh của các cơ

Với hơn 16 năm kinh nghiệm, phòng khám ACC là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp - cột sống, chấn thương thể thao mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Tại ACC, liệu trình phục hồi giãn dây chằng đầu gối áp dụng các phương pháp:

● Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng khớp gối được thiết kế riêng biệt, hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng như bài tập giãn cơ, bài tập tăng sức mạnh cơ…

● Trị liệu hiện đại với tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… tác động đến các điểm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào sụn khớp, giảm chứng sưng viêm.

● Dán băng cố định cơ Rocktape để hỗ trợ vận động và giảm nguy cơ chấn thương, đặc biệt hữu ích với vận động viên thể thao chuyên nghiệp.

● Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.

● Tư vấn các phương pháp luyện tập cũng như điều chỉnh lối sống khoa học để duy trì sức khỏe lâu dài.

Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối năm 2024

Tại ACC, bệnh nhân được thiết kế bài tập riêng để đẩy nhanh quá trình phục hồi dây chằng khớp gối

Bác sĩ Wade Brackenbury có lời khuyên: “Đừng vội xem thường các chấn thương hằng ngày, sau giai đoạn giảm đau - cố định khớp, người bệnh cần tìm đến cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối để cử động khớp gối trở lại bình thường và ngăn ngừa biến chứng. Lưu ý, cần cẩn trọng lựa chọn địa chỉ tập vật lý trị liệu uy tín, nhằm tránh làm tình trạng trở nặng hơn”.

Được thành lập từ năm 2006, Phòng khám ACC - Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống hiện có 4 chi nhánh hoạt động tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Bạn có thể liên hệ tư vấn và đặt hẹn điều trị TẠI ĐÂY.

Đứt bán phần dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp ở đầu gối do các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Để dây chằng đầu gối được hồi phục tốt nhất, ngoài các biện pháp xử lý tại chỗ thì việc thực hiện các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối.

1. Đứt bán phần dây chằng đầu gối là gì?

Đầu gối của con người bao gồm những cấu trúc: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên, sụn chêm, xương đùi, dây chằng sụn chêm, xương bánh chè, xương chày. Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy rất đau vùng đầu gối. Vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng nhưng không bầm tím, vận động không được vững vàng. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững chứ không bị lỏng lẻo.

Đứt bán phần dây chằng đầu gối có thể được chia làm 3 loại như sau:

- Loại 1: Bong gân hay bị rách dây chằng nhẹ.

- Loại 2: Đứt 1 phần dây chằng.

- Loại 3: Người bệnh bị bong gân nặng và dây chằng bị đứt toàn phần.

2. Nguyên nhân gây đứt bán phần dây chằng đầu gối

Đứt bán phần dây chằng đầu gối là một loại chấn thương khá phổ biến khi chơi thể dục thể thao ở những bộ môn như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennis.... Tai nạn giao thông do va chạm hoặc trong quá trình sinh hoạt không may bị tai nạn như trượt chân ngã trên sàn nhà, cầu thang...

Thông thường giãn dây chằng đầu gối sẽ gây ra những cơn đau tại đầu gối khiến cho người bệnh khó có thể vận động nhiều khi còn nhầm tưởng nó là một bệnh xương khớp khá bình thường nên chủ quan không tìm phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, nếu như thấy mình có triệu chứng của bệnh tốt hơn hết là nên tới bệnh viện để khám.

3. Cách tập luyện phục hồi đứt bán phần dây chằng đầu gối

Để chẩn đoán chính xác giãn dây chằng đầu gối, bệnh nhân cần thực hiện một số thủ tục kiểm tra như chụp X-quang và cộng hưởng từ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể tập luyện những bài tập đơn giản giúp phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Thứ nhất: Tập duỗi gối

Bệnh nhân kê một chiếc chăn cuộn dưới vùng bắp chân và đùi của bên bị giãn dây chằng đầu gối sao cho chân nhấc khỏi mặt giường. Sau đó, bệnh nhân dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường sao cho phần gối được duỗi thẳng, giữ trong vài giây rồi thả lỏng. Tiếp tục lặp lại bài tập này nhiều lần.

Thứ hai: Tập cơ tứ đầu

Bệnh nhân duỗi 2 chân thẳng rồi kê dưới gót chân một chiếc chăn mỏng đã được cuộn lại. Thực hiện động tác gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ gối cho vững rồi từ từ nhấc chân lên khỏi mặt giường tầm 20-30 cm. Thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại khoảng 8-10 lần mỗi ngày cho đến khi chân được duỗi thẳng hoàn toàn, giúp hạn chế tình trạng teo cơ đầu gối.

Thứ ba: Tập căng gối

Bệnh nhân nằm trên giường, đặt 2 chân dựa vào tường và tạo với lưng 1 góc 90 độ. Sau đó, co bàn chân bên gối bị giãn dây chằng cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lên thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi đưa bàn chân về lại vị trí cũ. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 2-4 lần. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đổi thành tư thế ngồi cạnh giường và gập gối 90 độ đều được.

Thứ 4: Tập cơ phía sau đùi

Từ tuần điều trị thứ 5 trở đi, bệnh nhân được cho tập cơ phía sau đùi. Đầu tiên, bệnh nhân vẫn nằm duỗi thẳng chân trên giường. Sau đó, ấn gót chân xuống mặt giường và đồng thời gồng phần cơ mặt phía sau đùi một cách nhẹ nhàng, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng. Thực hiện bài tập này 8-12 lần mỗi ngày.

Thứ 5: Tập nhón 2 chân

Thời gian đầu, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi lại nhàng với nạng hỗ trợ. Sau khi người bệnh đi lại được dễ dàng thì có thể tập bài phục hồi cuối để việc đi lại linh hoạt hơn. Bệnh nhân đứng thẳng người, 1 tay tựa vào ghế , nhón 2 chân lên để nâng phần thân trên lên. Giữ tư thế này trong khoảng 6-10 giây rồi trở về tư thế cũ. Lặp lại bài tập 8-10 lần.

Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì hết?

Nếu giãn dây chằng đầu gối nhẹ, thời gian phục hồi sẽ rơi vào khoảng 3 – 4 tuần, người bệnh có thể vận động bình thường. Với trường hợp nặng hơn, người bệnh thường mất đến 2 tháng hay lâu hơn để chữa trị.nullGiãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi? Sơ cứu khi gặp chấn thươngtamanhhospital.vn › gian-day-chang-dau-goi-bao-lau-thi-khoinull

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng lưng nếu không được điều trị sớm và đúng tình trạng bệnh sẽ càng tiến triển xấu hơn, rất khó chữa. Thông thường ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp.nullGiãn dây chằng cột sống lưng: Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh ...bookingcare.vn › cam-nang › gian-day-chang-cot-song-lung-nguyen-nhan...null

Giãn dây chằng chằn là gì?

Giãn dây chằng hay dân gian còn gọi là bong gân, khi các dải mô nối hai xương với nhau trong khớp của bạn bị tổn thương khiến chúng kéo dãn ra. Những vị trí bong gân phổ biến mà bạn có thể bị là mắt cá chân, đầu gối và cổ tay. Điều trị ban đầu bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao.nullGiãn dây chằng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › benh › gian-day-chang-1304null

Làm gì khi bị đau dây chằng?

Cách tốt nhất là chườm lạnh, chườm đá trong vòng 48 giờ đầu để làm dịu vết thương, giảm đau, giúp người bệnh cử động tốt hơn. Tuyệt đối không nên tự điều trị giãn dây chằng bằng các phương pháp dân gian truyền miệng chưa kiểm chứng như đắp lá, dán cao. Hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác.nullGiãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị | ACCacc.vn › hieu-ro-ve-gian-day-chang-de-dieu-tri-dung-cachnull