Marx gọi tư bản tài chính là con gì năm 2024

Gần đây, trên các diễn đàn tiếng Việt như BBC Việt Ngữ hay talawas.org, tôi được theo dõi vài cuộc tranh luận có chiều sâu xoay quanh chủ nghĩa Marx.

Các cuộc tranh luận này thường được khởi đầu bởi những bài phân tích khá sâu sắc, có nội dung bênh vực chủ nghĩa Marx.

Vài điển hình mà tôi chú ý là bài trên trang web BBC Việt Ngữ của bạn Nguyễn Trung Thành[Việt Nam] và bài của Đông La[Việt Nam] trên trang web talawas.org. Trong bài viết này, tôi xin được đóng góp một số ý kiến của mình về đề tài trên.

Theo sự hiểu biết của tôi, chủ nghĩa Marx là một lý thuyết giải thích sự tiến hóa của xã hội loài người. Trong lịch sử, các lý thuyết nhằm lý giải những hiện tượng của vũ trụ, của xã hội thường chọn một trong hai con đường:

  1. Con đường tín điều: người ta chỉ có thể chọn "tin" hay "không tin" lý thuyết đó. Nếu chọn "tin" thì lý thuyết đó được xem là đúng, không cần được chứng minh, thay đổi, hoàn thiện gì nữa cả.
  1. Con đường khoa học: tác giả đưa ra lý thuyết dựa trên một số quan sát tiên khởi. Lý thuyết được xem là một giả thuyết và cần được liên tục bổ túc, thay đổi để hoàn thiện, hoặc có thể bị đánh đổ, dựa trên những khám phá mới, dữ kiện mới tìm ra.

Karl Marx chọn con đường khoa học cho lý thuyết của mình. Trên con đường khoa học, việc một nhà tư tưởng đưa ra lý thuyết nguyên thủy có thiếu sót, có "lổ hổng" vẫn là chuyện có thể chấp nhận được. Nếu không có người dám đột phá tư duy, dám đặt các giả thuyết thì nhân loại sẽ không bao giờ tiến bộ được. Tuy nhiên, điều quan trọng là lý thuyết đó phải luôn được rà xét, được bổ túc, hay bị bác bỏ dựa theo những thông tin, dữ kiện mới.

Thế nhưng trên thực tế, sau khi Karl Marx qua đời, lý thuyết của Marx trong Thế Kỷ 20 đã ngã qua con đường tín điều. Một số đệ tử đã chọn "tin" vào lý thuyết Marx như một sự thật hiển nhiên, không cần được xem xét, bổ túc gì nữa cả. Trong hàng ngũ các "tín hữu" của lý thuyết Marx, các "nhà tư tưởng" như Lenin, Trotsky, Stalin, Mao chỉ đóng góp thêm các phương thức vận dụng hầu "hiện thực hóa" ước mơ của Marx về xã hội Cộng Sản trong tương lai, chứ không ai dám nhận là mình đang rà xét lại hay bổ túc cho lý thuyết Marx cả.

Trở lại phần nhân loại đã chọn bác bỏ lý thuyết Marx, tại sao họ lại chọn bác bỏ mà không bổ túc? Theo thiển ý của tôi, ngoại trừ những ai chọn bác bỏ lý thuyết Marx vì trái với đức tin tôn giáo của họ, một phần khác chọn bác bỏ có lẽ vì 2 lý do:

  1. Lý thuyết của Marx cũng giống như "thầy bói mù xem voi". Có thầy bói mù đi xem voi, sờ nhằm chân voi, bèn phán chắc nịch rằng con voi giống cái cột nhà. Ông thầy bói mù cũng có phần đúng, nhưng rõ là không thể dùng lời của ông ta để định nghĩa cả con voi được.
  1. Một lý thuyết có thể bổ túc được khi nó là lý thuyết "mở"[open-ended], qua đó tác giả chỉ đưa ra những nhận xét đầu tiên và để cho những người đi sau tiếp tục hoàn thiện nó. Xin đưa vài ví dụ như thuyết Tiến Hóa[Evolution] của Darwin hay thuyết Vũ Trụ Bùng Nổ [Big Bang] là các lý thuyết "mở." Đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn còn tiếp tục bổ túc, chấn chỉnh hai lý thuyết trên. Lý thuyết của Marx dùng luận điệu khẳng định bao trùm lên toàn bộ xã! hội con người từ thời ăn lông ở lỗ cho đến tận cùng của tương lai. Nếu như có ai muốn bổ túc cho lý thuyết của Marx thì kết quả là sẽ làm cho nó không còn là chủ nghĩa Marx nữa. Khi không phải là lý thuyết "mở" thì lý thuyết Marx chỉ có thể hoặc là được sử dụng "như thế" hoặc bị bác bỏ chớ khó lòng mà thay đổi, bổ túc.

Phân tích

Trở lại hình ảnh "thầy bói mù xem voi", tôi xin đưa ra vài minh họa tiêu biểu trong lý luận của Marx:

  1. Marx cho rằng mâu thuẫn giai cấp là động lực chính thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội loài người.

Thực tế thì thế nào? Theo tôi, mâu thuẫn giai cấp chỉ là một trong nhiều động lực chứ không phải là động lực chính. Bên cạnh mâu thuẫn giai cấp còn có mâu thuẫn địa dư, chủng tộc, mâu thuẫn quyền lợi trong cùng một giai cấp, mâu thuẫn đức tin, văn hóa, v.v... đều là các động lực quan trọng thúc đẩy xã hội tiến hóa. Tuy nhiên, còn có một động lực khác vô cùng quan trọng. Đó là sự biến đổi liên tục và tương tác của lực cung và lực cầu trong xã hội. Sự biến đổi đó có khi do con người tạo ra nhưng cũng có khi nằm ngoài sự kiểm soát của con người.

Nhìn lại quá trình chuyển biến từ xã hội phong kiến nông nghiệp sang xã hội tư bản công nghiệp, tôi thấy là mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân không thể nào đẻ ra một xã hội tư bản công nghiệp được.

Địa chủ bóc lột nông dân, nông dân nổi lên đánh đổ địa chủ, sau đó nông dân sẽ trở thành tầng lớp địa chủ và phong kiến mới, chứ không thể nào tạo ra chế độ tư bản công nghiệp. Vậy thì cái gì tạo ra xã hội tư bản công nghiệp? Chính lực cầu trong thực tế xã hội đã thu hút một số nông dân chuyển qua làm thợ thủ công hay nhà buôn vì làm công việc đó hợp với họ hơn, hoặc có lợi hơn cho họ.

Cũng từ nhu cầu thực tế trong ngành nghề thúc đẩy, một số thợ thủ công và nhà buôn phải phát minh ra công cụ mới, kỹ thuật mới, phương thức mới, làm thay đổi khả năng cung cấp sản phẩm và lại tạo ra những nhu cầu mới. Đồng thời, sự gia tăng dân số làm cho có thêm lao động rời bỏ nông nghiệp[vì sức cung của ruộng đất chỉ có giới hạn] chuyển sang công thương nghiệp. Sự tiến bộ của kỹ thuật càng tạo ra thêm nhiều nhu cầu từ lĩnh vực công thương nghiệp, trong khi giảm bớt nhu cầu lao động trong nông nghiệp. Giới chủ nhân công thương nghiệp trở nên đông đảo hơn, giàu có hơn giới địa chủ và dĩ nhiên là sẽ muốn có ảnh hưởng chính trị để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Chính sự biến thiên của cung và cầu đã tạo ra một xã hội tư bản công nghiệp từ trong lòng xã hội phong kiến nông nghiệp, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Thiết nghĩ, nếu dùng luật Âm Dương của Đông phương để giải thích sự tiến hóa của xã hội thì có lẽ thích hợp hơn là dùng phép biện chứng của Hegel. Lực cung và lực cầu tức là lực Dương và lực Âm, tương khắc tương sinh, cùng nhau hỗ tương, liên hoàn biến hóa 'f0ể làm thay đổi bộ mặt xã hội.

  1. Marx cho rằng tư sản là "bóc lột" vì họ cướp đoạt "giá trị thặng dư" từ sản phẩm do người lao động làm ra.

Theo Marx, ví dụ như người công nhân làm ra món hàng trị giá $10 thì chủ nhân tư sản chỉ trả công $4 cho công nhân và giữ $6 "giá trị thặng dư" kia làm "của bóc lột" cho mình. Quan niệm này của Marx tuy có vẻ hợp lý nhưng thật ra cũng lại giống như "thầy bói mù xem voi."

Marx đã quên đi không tính "giá trị" của việc doanh nhân phải chấp nhận rủi ro bị mất tài sản nếu thua lỗ, giá trị từng thời của số vốn được bỏ ra đầu tư, giá trị của công việc quản lý và lãnh đạo, giá trị của "tài" hoạch định chiến lược, giá trị của sức sáng tạo để cạnh tranh, giá trị của những hi sinh đời sống cá nhân, những "mất ăn mất ngũ" khi doanh nghiệp gặp vấn đề. Không có các giá trị đó, doanh nghiệp không thể tồn tại được. Lúc đó thì người công nhân dù cho có muốn bị "bóc lột giá trị thặng dư" cũng không có công ăn việc làm để mà bị "bóc lột."

Thực tế trong thế kỷ qua đã minh chứng là các công ty không do doanh nhân lãnh đạo hầu hết đều thua lỗ, các nền kinh tế không có doanh nghiệp tư nhân đều trì trệ. Cách Marx định giá trị chẳng khác nào như việc muốn qui công lao của một bậc cha mẹ ra thành tiền mặt. Các chủ doanh nghiệp có thể nói cũng gần như là cha mẹ của doanh nghiệp vậy.

Bỏ qua một bên định nghĩa về "bóc lột" của Marx, trên thế giới hiện nay chúng ta vẫn còn thấy nhan nhãn những hiện tượng bóc lột trắng trợn mà đứa con nít cũng nhận ra, chứ chẳng cần gì phải hiểu lý luận "giá trị thặng dư" của Marx. Tôi có thể đưa vài ví dụ như:

- Doanh nghiệp độc quyền[monopoly] chèn ép cả người tiêu thụ, người cung cấp vật liệu gốc, người gia công, lẫn nhân viên.

- Chủ nhân lợi dụng hoàn cảnh của người làm công[như tình trạng cư trú bất hợp pháp, tình trạng giới hạn ngôn ngữ hay trình độ, tình trạng địa phương nghèo nàn ít cơ hội, tình trạng đi làm lậu, v.v...] để trả lương rẻ mạt hay bắt làm việc với điều kiện tồi tệ.

- Dùng thế lực[kể cả thế lực xã hội đen] để cưỡng bức làm việc với điều kiện tồi tệ, làm việc bất hợp pháp, hay để cho vay ăn lời cắt cổ.

- Dùng thế lực để buộc người dân phải hối lộ khi họ cần một việc gì.

Chỉ cần giải quyết các trường hợp bóc lột rõ ràng như trên là cũng đã làm cho thế giới hạnh phúc hơn rất nhiều rồi chứ chẳng cần phải lý luận gì dài dòng về "bóc lột giá trị thặng dư."

  1. Marx cho rằng chính quyền là công cụ của giai cấp thống trị.

Theo Marx, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, chính quyền phục vụ giai cấp tư sản bằng cách bảo vệ hình thức "bóc lột giá trị thặng dư." Một chính quyền của giai cấp công nhân là chính quyền sẽ chấm dứt hình thức "bóc lột giá trị thặng dư" và chuyển giá trị thặng dư thành phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chính quyền của giai cấp công nhân phải là chính quyền dần dần xóa bỏ hình thức doanh nghiệp tư nhân để chỉ còn hình thức doanh nghiệp toàn dân.

Thế nhưng, như đã bàn ở phần trên và thực tế cũng đã cho thấy, một nền kinh tế không có doanh nghiệp tư nhân sẽ là một nền kinh tế trì trệ, nghèo đói, thiếu thốn. Trong nền kinh tế đó, giai cấp công nhân thậm chí còn đói rách hơn là khi bị "bóc lột giá trị thặng dư." Dĩ nhiên là giai cấp công nhân sẽ muốn quay trở lại nền kinh tế doanh nghiệp tư nhân để được no ấm hơn. Như vậy một chính quyền chấp nhận kinh tế thị trường tự ? do với các doanh nghiệp tư nhân đã làm theo ý muốn, quyền lợi của cả hai phía, doanh nhân lẫn công nhân. Vậy thì chính quyền đó là chính quyền của giai cấp nào?

Có người nói rằng các chính quyền "dân chủ tư sản" như ở Âu Mỹ thực chất chỉ là chính quyền của giai cấp tư sản vì chỉ những giới có nhiều tiền [tức giới chiếm hữu tư bản] mới có khả năng đóng góp để vận động tranh cử hay vận động hành lang.

Điều này có thể đúng ở các nước dân chủ sơ khai, khi đại chúng còn bỡ ngỡ chưa biết cách hay chưa có kinh nghiệm tự tổ chức thành phong trào. Còn như trong các nền dân chủ Mỹ, Anh, Pháp, v.v... thì các công đoàn, nghiệp đoàn, các hội đoàn quần chúng với "yêu sách đặc biệt"[special interest], các phong trào chính trị, các giáo hội, v.v... đều có túi tiền đáng nể do thành viên đóng góp.

Túi tiền vận động của họ thừa sức để cân bằng quyền lực với túi tiền vận động của các nhà tư bản. Đó là chưa kể trên nhiều mặt trận, một số nhà tư bản lại có cùng quyền lợi, cùng nguyện vọng với một bộ phận của quần chúng lao động. Bên cạnh đó, tiền vận động không phải là tất cả, vì các đoàn thể quần chúng vẫn có thể bỏ sức người ra để vận động, hoặc dùng truyền thông đại chúng để lôi kéo số đông bỏ phiếu theo nguyện vọng của mình.

Chúng ta cũng thường thấy các chính quyền Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v... thường có vẻ chú ý "chăm lo" cho các đại công ty tiêu biểu của quốc gia. Nhưng đó là vì quyền lợi chung của cả giới tư bản, của hàng triệu nhân viên đang làm việc với đồng lương ngon lành và đầy đủ bảo hiểm, của hàng triệu người dân đang đầu tư tiền hưu bổng, tiền dành dụm của họ trong các quỹ hỗ tương [mutual funds], lẫn hàng triệu người sống trong các ngành nghề, dịch vụ "ăn theo" các đại công ty.

Như vậy chính quyền trong các nền dân chủ Mỹ, Anh, Pháp, v.v... không phải là công cụ của một giai cấp mà thực chất chỉ là một cái "phòng họp". Chính quyền là chỗ để các phe phái khác nhau đến bàn bạc, tranh luận, đấu trí, thương thảo hầu giải quyết vấn đề trong ôn hòa. Một phe phái A có thể đối đầu, mâu thuẫn với phe phái B trên một mặt trận nhưng ở mặt trận khác họ vẫn có thể có cùng quyền lợi, nguyện vọng và là đồng minh của nhau.

\=========================================

Tuấn Khoa, Houston Anh Marxist, tôi cũng xin được nêu ra vài suy nghĩ từ những nhận xét của anh: 1. “Trong cải cách ruộng đất trách nhiệm chính không thuộc về Bác”, vậy thì trách nhiệm chính là của ai khi mà cả chục ngàn người đã chết? Một điều tôi dám chắc với anh rằng chỉ có một cách duy nhất để chạy trách nhiệm cho ông Hồ là làm sao chứng minh được trong thời gian đó ông Hồ đang du lịch nước ngoài. Cho dù giờ đây bất cứ ai có đứng ra nhận hết trách nhiệm thì lịch sử cũng quy hết trách nhiệm vào chính bản thân ông Hồ vì một lý lẽ thật đơn giản: ông là người đứng đầu nước lúc đó.

2. “Tuy có nhiều người bị xử lý oan sai nhưng có hàng triệu người dân nghèo có ruộng cày chúng tôi hiểu rằng lợi ích thuộc về đa số”, phải nói rõ ra là xử lý oan sai đến chết rất nhiều người, làm tan nát rất nhiều gia đình để hàng triệu người dân nghèo có ruộng cày thì có đúng với luật pháp hay không? Nếu năm xưa họ chỉ tịch thu đất mà không giết người nào thì anh nói “chúng tôi hiểu rằng lợi ích thuộc về đa số”, còn có thể có một chút chấp nhận được và qua câu nói này có lẽ ai cũng thấy cái câu sau của anh “Họ không hề đưa ra chính sách bạo động hay giết người” là nghịch lý.

3. “Anh nói CN phát xít không phải là CNTB thì là CNXH à, hay anh cho rằng cái đảng Nazi thì nó là CNXH”. Khi tôi nói với anh người hàng xóm phía bên cạnh nhà tôi không chịu cắt cỏ, dọn vườn không có nghĩa là tôi có ý nói người hàng xóm phía đối diện nhà tôi cũng không chịu cắt cỏ. Anh có nói “CN phát xít là hình thức biến tướng cực đoan của CNTB”. Tôi phản bác lại là vô lý và tôi không hề so sánh tí gì giữa CHXH và CN phát xít. Xin anh đọc lại bài cũ.

4. “Còn anh nói về chuyện cắt quan hệ ngoại giao với Mỹ thì thưa anh ngày nay người ta nói các nước là bạn với nhau nhưng đó chỉ là sách lược ngoại giao thôi, quan hệ vừa là đấu tranh, vừa là hợp tác”. Vừa đấm đá, lại vừa ôm nhau hôn hít, tôi không nghĩ cái sách lược này sẽ có lợi đâu? Quan niệm của tôi rất rõ ràng, nếu là kẻ ác thì mình nên tránh xa, người tốt nên tiến lại gần. Chơi với kẻ ác dù được lợi tí này, nhưng sẽ hại quá nhiều về mặt khác. Người Pháp có câu: Bạn cho tôi tên của hai người bạn của bạn, tôi sẽ nói được bạn là loại người nào.

5. “Thật đau sót nhưng đó là một sự thực, trước đây tôi cứ nghĩ dân tộc mình ghê gớm lắm nhưng thực ra chúng ta chỉ có LS chống ngoại xâm là ghê thôi chứ LS sản xuất của ta thì kém lắm”. Người Nhật không có ba đầu sáu tay, họ cũng chỉ có hai tay hai chân như người VN, họ làm được thì ta sẽ làm được. Điều cốt lõi là cách tổ chức của chính quyền có giúp cho người dân lao động hay tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội vào đục phá, hiếp đáp và giành giựt của cải họ làm ra hay không?

6. “Mọi người đều chưa hài lòng về bộ máy hiện nay nhưng hoàn toàn có thể sửa chứ không ai muốn làm cách mạng màu đâu anh ạ”. Tôi cũng không muốn bạo động nhưng cũng không muốn thấy chỉ có nghị quyết và nghị gật mà thôi.

Pinochio, Houston Tôi rất khâm phục bạn Marxist, tôi không biết bạn đang theo học ngành gì nhưng nếu đất nước có nhiều giảng viên triết học như bạn thì sẽ tốt cho sinh viên.

Trở lại vấn đề bạn trả lời và đặt vấn đề với tôi, rất cám ơn bạn đã khai sáng cho tôi một cách lý luận mới: bạn nói rằng chúng ta đang nói về CN Marx chứ không nói về người thực hiện nó, cho nên tôi cũng nói trên lập luận này là theo tôi nghĩ CNTB cũng không có gì sai, thậm chí còn tốt đẹp hơn CN Marx là đằng khác.

Cái sai mà Marx thấy là do những người thực hiện CNTB làm nên, do đó trên lý thuyết thì nếu những người thực hiện này không làm sai thì đã không ra đời CN Marx. Cũng trên lập luận này tôi trả lời cho câu hỏi của bạn là tại sao có nhiều nước theo CNTB mà vẫn nghèo; cũng như Trung Quốc hiện giờ theo CNXH hay CNTB [hoặc một chủ nghĩa nào đó do họ tự đặt ra] thì chúng ta cũng không biết!

Bạn không thể khẳng định là TQ đang theo CNXH của Marx chính xác được, nếu bạn khẳng định thì nếu mai này TQ thất bại trong kinh tế xã hội thì bạn đừng đổ thừa là tại "người thực hiện" nữa nhé ! Do không khẳng định được nên tôi không chấp nhận so sánh của bạn là là TQ đang theo CNXH mà tiến bộ nhanh như vậy!

Còn về việc lý lịch, trí thức -> giai cấp tiểu tư sản thì bạn cho rằng Đảng chúng ta không ngây thơ để hiểu sai như thế. Tôi đồng ý với bạn điều này, Đảng ta không hề ngây thơ mà Đảng ta cố ý làm như thế. Bạn không đồng ý ư ? Bạn cho là cấp dưới sai sót ? Bạn cho là lớp trưởng của bạn được hướng dẫn sai? Xin nói cho bạn rõ một điều là tôi đã từng là lớp trưởng của suốt 4 năm Đại Học, những gì chúng tôi được hướng dẫn đều là có văn bản hẳn hoi; bạn nói Đảng không biết thì cũng là lạ, lãnh đạo không biết gì cấp dưới làm trong hàng chục năm trời thì là lãnh đạo gì vậy?

Bạn nên nhớ rằng trong ban chấp hành của Đảng có rất nhiều trí thức giai cấp tiểu tư sản và cả tư sản hay địa chủ nữa. Nếu họ không có học thức thì làm sao! lãnh đạo được? Làm sao đi họp hội nghị Paris 4 bên để tranh luận với những trí thức của đối phương? Họ tốt nghiệp ở nước ngoài hẳn hòi, ví dụ tốt nghiệp ở Pháp, nhưng chuyện quy định giai cấp trong nước [mà theo tôi biết sau 30/4/1975] là chuyện có thật theo chủ trương của Đảng chớ không phải là Đảng không biết.

Có lẽ do bạn còn trẻ nên bạn không biết gì nhiều về quá khứ của Tổ Quốc, bạn tốn nhiều thời gian vào nghiên cứu triết học, cho nên tôi thông cảm về lỗ hổng kiến thức này của bạn.

Bạn đang mơ ước tạo dựng nên một CNXH made in VN, ồ điều này thú vị nhưng không có gì mới lạ. Ngay từ lúc Hồ chủ tịch còn sống thì cũng đã làm rồi. Liên xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Triều Tiên...đều làm một CNXH made in "của mình". Đâu có ai giống ai đâu? Ai cũng nói là dựa vào tình hình, điều kiện lịch sử của đất nước mình mà chế ra CNXH cho nước mình.

Do vậy chúng ta mới có chuyện "Đặng lùn" với "lũ bành trướng TQ" dạy cho 1 bài học vì không nghe theo hướng dẫn của họ. Nhưng không sao, bây giờ thì sách khen ngợi Đặng Tiểu Bình đã đầy các nhà sách của ta; những sách giáo khoa chửi TQ anh em đã biến mất. Có lẽ nhờ CNXH made in VN đang xuôi chiều với CNXH made in China !

Cái đáng sợ nhất là bạn cho ví dụ về CN phát xít là biến tướng của CNTB. Tôi không rành lý thuyết của mấy CN này nhưng tôi chỉ thấy sự giống nhau giữa Đảng Quốc xã độc quyền lãnh đạo, có các tổ chức như Đảng Quốc Xã, Đoàn Thanh Niên Quốc Xã và Đội Thiếu niên Quốc Xã; tôn thờ lãnh tụ tuyệt đối tương tự như một số nước nào đó trên thế giới mà tôi nhớ không lầm là các nước này không theo CNTB.

Cuối cùng là sự khâm phục về sự uyên bác của bạn về Triết học ở lứa tuổi của bạn, và đây là bài chót của tôi tranh luận với bạn vì tôi không thích cái mũ "Anti-marxist champion leuage" mà bạn đưa ra. Mỗi chủ nghĩa đều có cái hay và cái dở, nếu nó không hay thì làm sao cuốn hút người ta theo ? [ngay chủ nghĩa Phát xít cũng phải có lý thuyết hay nên dân Đức mới ủng hộ triệt để như vậy] cho nên tôi không chống đối chủ nghĩa nào hết mà tôi chỉ muốn phân tích để xem chủ nghĩa nào tốt xấu ra sao. Còn quê hương VN thì tại sao không đi theo con đường riêng? Chỉ mang tên Cộng Hoà thôi, không CNXH, không CNTB gì hết. Chỉ lựa điều hay mà thực hiện là tốt rồi, thế giới này không là màu đen, không là màu trắng mà nó màu xám.

Marxist Gửi anh Minh,Hà Nội.Tôi nghĩ anh cũng là một người trẻ như tôi nên tôi coi đây là những lời tâm sự của thanh niên chúng ta với nhau.

Tôi không hề có ảo tưởng cho rằng những hiện tượng tiêu cực của xã hội hiện nay là nhỏ, mà nó là hiện tượng phổ biến lan tràn nhưng để hiểu được nguyên nhân của nó thì phải xem xét từ nhiều khía cạnh chứ không thể chỉ đổ lỗi Đảng và nhà nước.

Anh có nói về chuyện hoãn giấy nghĩa vụ quân sự. Nếu anh "chi" thì chính anh cũng làm sai đấy. Cá nhân tôi và các bạn bè tôi đều cần có những giấy tờ như thế nhưng có phải mất đồng nào đâu. Tuổi trẻ chúng ta phải tham gia chống tiêu cực chứ tại sao lại hùa theo như thế.

Vậy tại sao dân ta cứ thích phạm pháp rồi lên án chỉ trích? Tôi lạc quan vì tôi nhìn vào thế hệ trẻ chứ không nhìn vào lớp người hiện nay. Nếu anh vào các diễn đàn của tuổi trẻ của sv, du học sinh anh sẽ thấy được "sức mạnh mới" là thế nào.

Điển hình là vừa rồi lá thư của bạn Tiến Trung gửi bộ giáo dục [tôi cũng bằng tuổi với Trung] đã được thảo luận rất sôi nổi trên những diễn đàn này. Anh cứu thử gõ tên NTT với BBC mà search xem. Có rất nhiều bài viết chỉ ra chỗ đúng sai một cách rất nghiêm túc. Mà không hiểu sao những bài n! hư vậy không thấy xuất hiện trên BBC [trừ bài của anh Quang Linh].

Fantome Thân gửi bạn Marxist, tôi rất thú vị khi xem các bạn tranh luận với nhau. Tôi thấy mình không đủ khả năng để tranh luận với bạn nhưng tôi rất ủng hộ ý kiến của anh Tuấn Khoa hay Lê Hoàng.

Linh, Moscow Tôi có một số ý kiến sau. Về ông Đặng tôi thấy chính sách của ông hợp lý và đã cứu CNXH ở Trung Quốc khỏi chết đói. Tuy nhiên thật tiếc đời ông có những tỳ vết sau : ra lệnh cho quân đội bắn vào sinh viên tại Thiên An Môn, đưa quân tấn công Việt Nam.

Đọc hồi ký Đoàn Duy Thành, cựu phó thủ tướng CHXHCN VN, ta thấy Bác Hồ không phải không biết cái gì đang diễn ra. Tại sao chủ tịch nước không cứu dân? Như thế có vô can không? Giả dụ bây giờ xảy ra bão lụt thủ tướng cũng có quyền dửng dưng chăng . Cái việc “trao đất cho dân cày” bằng hợp tác hóa nông nghiệp kết quả ra sao đã rõ quá rồi.

Tôi đồng ý không nên đánh đồng CNTB, CN Phát xít và CNCS. Anh Tuấn Khoa so sánh VN với NB có lẽ không rõ ràng bằng so sánh TQ với Đài Loan, Bắc Hàn với Nam Hàn. Cần nói thêm là VN từng nhận nhiều viện trợ từ khối SEP. Tôi cũng lớn lên trong hoàn cảnh rất nghèo túng ở miền bắc VN , tôi rất sợ và không muốn cách mạng , nhất là cái loại cách mạng dùng bạo lực. Tuy nhiên cũng nên tự hỏi tại sao và đến bao giờ 70% dân ta mới bớt “lơ mơ” về chính trị.

Minh, Hà Nội Đây là ý kiến của tôi. Một là: Có bao nhiêu người đang làm sai như thế trong xã hội??? Nếu chỉ có một bộ phận nhỏ Đảng viên thì không có gì đáng để bàn, vì dù sao, không thể hi vọng một điều không tưởng là mọi người đều tốt đẹp. Nhưng cái câu " một bộ phận Đảng viên thoái hoá biến chất" mà chúng tôi thường xuyên được nghe được lượng hoá là bao nhiêu??? Sống trong nước, tôi tận mắt thấy những người nhận hối lộ, vòi vĩnh.

Bạn có biết là để được một cái giấy hoãn nghĩa vụ quân sự [ tôi đỗ đại học và đây là thủ tục để nhập học], dù đủ giấy tờ hợp lệ, bạn có khả năng phải chi từ 300 đến 500 nghìn, trong khi GDP bình quân năm qua khoảng 560USD tức là khoảng 9 triệu, và có bao nhiêu người cần cấp giấy đó?

Cũng đừng nói là đó chỉ là một hiện tượng ít phổ biến. Nó nhan nhản mọi nơi, ví dụ trên chỉ muốn cho mọi người đồng tình là cái " bộ phận" thực ra phải dùng cho những người còn trong sạch hay " tương đối" trong sạch.

Hai là: nếu người thừa hành sai, tức là do họ không hiểu hết chủ nghĩa Mác đúng không!!! Vậy khi bạn viết ra một học thuyết, nhất lại là khi nó là một học thuyết về vấn đề xã hội, bạn có cần phải cố gắng để mọi người có thể hiểu được không?

Nếu bạn viết ra một chân lý, nhưng không ai trên thế giới hiểu được thì tất nhiên là nó không được chấp nhận

Bạn có thể nói, dù sao nó cũng là chân lý, nhưng thật ra trong bản chất của chân lý có mang ý nghĩa là: ai cũng thấy mình trong đó, ai cũng hiểu được. Hiện giờ số người không hiểu hết chủ nghĩa Mác cũng vậy, có thể Mác rất đúng, nhưng chưa đến thời điểm phù hợp cho học thuyết của ông, có lẽ phải đến một trình độ mới của xã hội cơ.

Nếu nói là nhờ CNXH mà CM Việt Nam thành công, tôi không phủ nhận, nhưng cơ sở ở đâu nếu bạn cho là chỉ có CNXH mới có thể đưa đất nước phát triển?

Và cuối cùng chốt lại, bạn có tin là hiện giờ cái chúng ta theo là CNXH như Mác vạch ra không? nó giống như Mác bảo tiến thắng, ta đi thẳng 1 lúc thấy cụt đường, khó đi, ta rẽ ngang ra, gọi là " bổ sung vào chủ nghĩa Mác", vẫn chưa chống là được, và bây giờ ta cứ khăng khăng là cái con đường rẽ ngang đó là con đường Mác chỉ ra lúc đầu.

Marxist Gửi anh Tuấn Khoa, tôi đọc bài trả lời của anh có đưa ra mấy nhận xét sau.

Trần Đức, Paris Kiến thức của 2 bác Marxist và Tuấn Khoa cao siêu quá, bái phục 2 người .

Tuấn Khoa, Houston Xin trả lời đầy đủ các câu hỏi của anh Marxist nhé.

Marxist Tôi đã tổng kết những ý kiến không ủng hộ Marx tập trung vào mấy điểm là học thuyết Marx đóng, lỗi thời, chỉ phá chứ không xây. Vậy xin hỏi các anh mấy câu:

1. Học thuyết Marx kế thừa phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa duy vật của Feurbach, phương pháp lịch sử của Platon, nguyên lý phát triển từ thuyết tiến hoá của Drawin,nguyên lý vận động từ định luật BTNL của R.Mayer, học thuyết giá trị thặng dư của Adam smith và Ricardo, phê phán chế độ tư hữu của Robert Owen, học thuyết đấu tranh giai cấp của Ghido vậy có phải là mở hay không? Tư tưởng Hồ Chí Minh,lý luận Đặng Tiểu Bình các hệ phái của CN Marx tại sao lại không thể xem là học thuyết giai đoạn để xây dựng CNXH?

2. Triết học khác với KHTN, vì KHTN phát triển một cách luỹ tiến có TV màu tất nhiên người ta không xem TV đen trắng nhưng còn nghệ thuật hay triết học thì không thế. Các tư tưởng từ hang ngàn năm nay vẫn còn nguyên giá trị, các tác phẩm nghệ thuật đương đại mấy khi so sánh được với các tác phẩm thời phục hưng hay Hy Lạp cổ đại? Vậy nếu một học thuyết cho là lỗi thời vì ra đời ở thế kỷ 19 thì tư tưởng tam quyền phân lập của Montesquieu mà ngày nay phương Tây sử dụng ra đời ở thế kỷ 21 chắc?

3. Nếu CN Marx chỉ phá thì ai đóng góp công sức nhiều nhất cho loài người trong việc ngăn chặn CN phát xít [hình thức biến tướng cực đoan của CNTB]? Nước nào phóng vệ tinh và đưa người lên vũ trụ đầu tiên trên thế giới? Nước nào ủng hộ phong trào GPDT trong khi các nước đế quốc chỉ tranh giành thị trường thuộc địa?

4. Anh Minh Văn nói rằng người ta không cần nghiên cứu giá trị thặng dư cũng thấy được nhan nhản những hiện tượng bóc lột, nhưng các anh cần biết rằng Marx nghiên cứu GTTD không phải là để chứng minh sự tồn tại của bóc lột mà ai cũng thấy, mà ông ấy làm vậy để tìm ra nguyên nhân của bóc lột tìm ra bản chất mâu thuẫn bên trong của các hiện tượng kinh tế. Từ trước đến nay ngoài Marx đã ai tìm ra lời gải cho mâu thuẫn của CNTB hay chưa?

5.Làm cách nào để khắc phục mâu thuẫn hiện nay của CNTB khi mà của cải càng ngày càng tập trung vào trong tay một số ít người, tiền của từ các nước nghèo cứ chảy về các nước giàu. Các anh chắc sẽ nói rằng dung biện pháp đánh thuế để hạn chế thu nhập, nhưng tôi được biết Thuỵ Điển họ đánh thuế thừa kế 50% nhưng chính sách này thất bại vì các nhà đầu tư đã chạy toé khói sang các nước khác vì sợ mất phần cho con cháu vậy thì ở nước TB lợi ích của CCCO cũng cao lắm chứ chỉ có điều được hợp pháp hoá thôi. Cái “phòng họp” mà các anh chị nói tới phải chăng là “phòng họp của các ông lớn”.

Cứ nhìn tình hình chính trị thế giới thì rõ , liệu rằng LHQ là đại diện cho “công lý toàn cầu”, “luật pháp quốc tế” hay chỉ là cái sân chơi phản ánh tương quan lực lượng của mấy nước trong HĐBA? Tôi đọc trên một tạp chí của Đài Loan chứ không phải tạp chí CS nói rằng Mỹ không phải là CNĐQ mà còn phát triển thành 3 hình thái đặc trưng là CN đế quốc tài chính [tại sao giám đốc WB lại cứ là người Mỹ,GĐ của IFM lại cứ là người châu Âu], CN thực dân tri thức [ thay vì bóc lột tài nguyên như trước đây thì bóc lột tri thức của CN nước ngoài gây ra hiện tượng chảy máu chất xám]. CN bành trướng văn hoá.Mỹ xuất khẩu dân chủ khắp nơi, áp đặt giá trị Mỹ, giấc mơ Mỹ.

Hồi tôi học năm thứ nhất ĐH cũng có một cơ hội đi du học ở CH Cezh nhưng lúc đó vì nhiều lý do cá nhân tôi đã không đi chuyến đó để đến bây giờ chưa biết trời Tây thế nào đành làm con ếch ngồi đáy giếng vậy. Sau này nếu có cơ hội cũng rất mong được tới Mỹ xem cái “phòng họp” ấy nó có giống với cái phòng họp quốc hội ở Đài Loan mà tôi xem trên TV hay không, tiện thể ghé qua khu Harlem xem nó trù phú cỡ nào mà nổi tiếng thế

Theo ý các anh thì VN nên đi theo con đường của CNTB, nhưng tôi cho rằng VN theo CNXH vốn có lý do lịch sử mà những cái có nguồn gốc lịch sử thay đổi đâu có dễ. Nếu lúc đó không theo LX thì chẳng có nước nào ủng hộ chúng ta giải phóng dân tộc cả.

ĐCSVN cũng từng chứng tỏ được sức mạnh của mình, hiện nay có nhiều thành phần Đảng viên không có cống hiến trong chiến tranh lớn lên trong lúc điều kiện vật chất khá giả không biết tu dưỡng chỉ biết chụp giật hưởng thụ “hit and run” nhưng đó là nguyên nhân con người do đất nước mới trải qua cảnh nghèo đói sự thay đổi dẫn đến nhiều xáo trộn, cơ hội làm giàu đến thì sinh ra như vậy nhưng tình hình phải khác đi chứ.

Các anh ở Mỹ gặp Bill Gate hay Linus Tovard thì hỏi họ xem là bây giờ bảo họ viết một HĐH thì họ sẽ làm cái mới hay là upgrade Window với Linux thôi. Có những điều mà bộ vi xử lý Intel 1 chưa đáp ứng được nhưng Intel 4 đáp ứng được dù chúng có chung một kiến trúc vi xử lý.

CNXH cũng vậy chúng tôi cần một thứ CNXH “made in Vietnam”, tôi thấy mô hình VN bây giờ ở tầm vĩ mô là hợp lý. Có KTTT [ social market chứ không phải free market] không ngăn cấm người ta làm giàu chính đáng, mà lại còn bàn tay của Nhà Nước chứ không phải bàn tay vô hình can thiệp để phân phối lại sản phẩm cho công bằng và đầu tư vào vùng sâu vùng xa nơi mà nếu vì lợi ích cá nhân của vài nhà TB họ sẽ bỏ đi chỗ khác ngay. Điều này đúng với tinh thần mà Lenin đã thực hiện.

Xin trao huy chương vàng vô địch giải Anti-marxist champion leuage cho người trả lời thuyết phục nhất mấy câu hỏi của tôi.

Tuấn Khoa, Houston Anh Marxist à, tôi không hiểu nhầm rằng CN Marx triệt tiêu sở hữu cá nhân đâu. Anh nói “CN Marx không tước đoạt của ai quyền chiếm hữu mà chỉ tước đoạt quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch kẻ khác”.

Tôi xin đề cử một thí dụ thật đơn giản. Tôi có tài nấu ăn, sau một thời gian làm lụng vất vả, tiết kiệm có một số vốn muốn mở một nhà hàng. Khi mở hàng ăn thì phải mướn người vào phụ chứ không thể một mình cán đán nổi hết mọi chuyện từ nấu nướng, rửa chén, bát, phục vụ khác hàng, tính tiền.

Khi mướn người vô làm, nếu theo đúng với tinh thần của CN Marx, nhà hàng có lời thì tôi không thể cất làm của riêng được mà phải chia đều cho tập thể vì không được quyền dùng sự chiếm hữu để nô dịch kẻ khác.

Xin hỏi anh, tôi có điên mở nhà hàng ra để chia đều lợi nhuận cho mọi người tôi mướn vô làm hay không? Chắc chắn là không rồi, mà ngược lại tôi thà cứ lo đi làm công cho các hảng xưởng của quốc gia cho hết đời mà không ham muốn dùng cái tài riêng tư để làm những gì mình ước muốn chi cho mệt xác. Marx đòi tập thể hóa mọi sản xuất của quốc gia để xóa bỏ bóc lột vô hình trung đã triệt tiêu cái ham muốn làm giầu của con người.

Chính cái ham muốn này khi mất đi, theo tôi thấy chả khác gì những người đi tu, sống không ham muốn, không cạnh tranh. Triệt tiêu sở hữu cá nhân hay tước đoạt quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch kẻ khác tuy hai ý nghĩa khác nhau nhưng khi áp dụng vào xã hội sẽ đưa đến cùng một kết quả: diệt tài dục hay diệt lòng ham muốn.

Như anh đã đồng ý với tôi chúng ta không nên xây dựng xã hội bằng lý thuyết nào cả mà hãy để tự nó hình thành theo chiều hướng của dân tộc đó muốn, vậy thì tại sao anh cứ theo ông Marx mà cản tôi làm giầu? Ước mơ làm giầu của tôi không phải chỉ có các ông trí thức hay tư bản mới có đâu mà theo tôi nghĩ thì toàn dân từ anh phu xe xích lô, chị bán chè xôi nước cho chí ông lão về hưu đều mơ. Ngoại trừ các vị tu hành.

Trần Long Bạn Marxist thân mến, Trí khôn thường tình luôn mách bảo rằng xem quả biết cây, còn nếu người dân buộc phải tin rằng “ngưòi thực hiện thì có sai chứ học thuyết Macxit không thể sai”, thì con cháu còn phải chờ bao nhiêu năm nữa?

Liệu mô hình kiểu Tàu có đáng mong đợi không? Tàu hôm nay mạnh không phải nhờ nội lực, mà phần lớn là nhờ mấy cái "vốn tự có" hấp dẫn không nhà tư bản nào cưỡng nổi : nhưng đổi lại cái giá bán lao động và tài nguyên [1] quá rẻ, thì cái giá môi trường quá đắt [2] - tham ô lộng hành như Việt Nam thì thiệt hại môi trường kể như buông xuôi.

Trung Quốc vẫn là xưởng lắp ráp cho nước ngoài, mang tiếng là tăng vọt GDP, chứ phần bánh to lại về tay nước đầu tư [3]. Phần đầu tư ấy lại sắp rút bớt sang Ấn Độ [4], đồng minh quan trọng nhất hiện nay của Mỹ. Mà Ấn Độ cũng đông dân gần bằng Tàu, đe doạ ưu thế “vốn tự có” của Tàu! Vì thế Hồ Cẩm Đào không những đề ra chính sách bớt lệ thuộc vào vốn tự có và đầu tư nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh nội lực theo chủ trương “sáng tạo tự chủ” cũng không xong.

Marxist Gửi anh Perhaps: Một học thuyết phải là một hệ thống, mà trong hệ thống gồm nhiều quan hệ phi tuyến hơn là quan hệ tuyến tính, cái này tồn tại không thể tách rời cái kia.

Lẽ nào anh đọc cả 6 tập Mác-Ănghen rồi mà vẫn có kiểu trích dẫn như như vậy. Vả lại "xoá bỏ tư hữu" và "xoá bỏ chế độ tư hữu" là hai khái niệm khác nhau, anh không nên đánh tráo như vậy. Một điều rất đáng tiếc là có nhiều người CS lại cũng vận dụng CN Marx theo kiểu suy nghĩ đó mới gây ra nhiều tai họa đến vậy. CN Marx thất bại chủ yếu do những đồng minh quá khích của mình hơn là do những người Marxist.

Perhaps Có lẽ ông Marxist ngụy biện quá khi bảo rằng CN Marx không triệt tiêu sở hữu cá nhân. Mời ông đọc câu này: trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, có mấy dòng này: “Những người Cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này: Xóa bỏ chế độ tư hữu”. [Mác và Ăng-ghen. Tuyển tập 6 tập, Tập I. Nxb ST, 1980, tr.559].

Marxist Gửi anh Tuấn Khoa,tôi hơi ngạc nhiên khi anh so sánh giữa Niết bàn với XHCS bởi bản thể lý thuyết của CN Marx và đạo Phật là hoàn toàn khác nhau.

Con đường của CN Marx là tác động thong qua những QHXH còn con đường của đạo Phật là con đường tâm linh. Từ “Niết bàn” trong tiếng Phạn nghĩa là “ngọn đèn dầu đã tắt” giống như một cảnh giới yên tĩnh, là một trạng thái tinh thần mà con người có thể đạt đến chứ không phải một XH còn cái XHCS “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” chỉ là một tiên đoán định tính về tương lai khi LLSX xã hội đã phát triển chứ đâu phải là chuyện mai mốt trong tương lai gần.

Hơn nữa anh hiểu nhầm rằng CN Marx triệt tiêu sở hữu cá nhân. Marx nói “CN Marx không tước đoạt của ai quyền chiếm hữu mà chỉ tước đoạt quyền dung sự chiếm hữu ấy để nô dịch kẻ khác”.

Mục đích của CN Marx là xoá bỏ sự chiếm hữu tư nhân về TLSX mang tính xã hội chứ không phải là xóa bỏ mọi loại sở hữu.

Cũng giống như anh tôi cho rằng một XH không nên lệ thuộc vào bất cứ một lý thuyết gia nào nhưng như tôi đã nói học thuyết tên Marx đâu phải do mình Marx nghĩ ra. Cá nhân tôi cũng chỉ xem CN Marx là phương pháp chủ đạo và luôn kết hợp nó với các chi lưu từ các học thuyết khác chứ không hề thần thánh hoá nó.

Nếu anh nói CNTB có nhiều dị biệt vậy CNXH đâu cũng nhất thiết chỉ có một hình mẫu duy nhất, khả năng có những mô hình mang lại thành công hoàn toàn là hiện thực.

Gửi anh Lê Hoàng, anh cho rằng TQ chỉ có cái tên CNXH thì tôi không đồng ý với anh. CNXH khác CNTB ở tính công hữu những TLSX chủ yếu, TQ đâu có tư hữu hoá mọi lĩnh vực, họ đang xây dựng CNTB nhà nước tức là ¾ của CNXH theo cách nói của Lenin.

Nếu anh đọc cuốn “Điếu ngư đài quốc sự phong vân” anh sẽ thấy cách nhìn khác từ những người TQ về CNTB.

Còn về vấn đề dạy chính trị nhiều thì tôi cũng đồng ý với anh rằng nên giảm tải, các môn học nên để tự chọn ai thích thì học. Nhưng ở VN họ cũng có dạy môn “lịch sử triết để học sinh biết về các trường phái triết học khác chứ đâu phải mỗi CN Marx” nên anh đừng quá lo.

Lê Hoàng Bạn Marxist thân mến, Tôi không hề có ý bảo Đông Âu mất về Tây Âu là kém trí tuệ! Đông Âu sụp là vì Karl Marx chỉ có mô hình Phá, không có mô hình Xây cho Đông Âu. Mông cổ nuốt chửng Châu Âu và Trung Đông là nhờ sấm sét kỵ binh thiện chiến, và Cách Mạng thành công ở Đông Âu là nhờ bão táp cách mạng đẫm máu – Bạo lực chỉ hiệu quả cướp PHÁ, vốn dễ hơn XÂY nhiều – và Đông Âu đã thức tỉnh trước Châu Á. Vì thế mà Nga và Đông Âu không có Thiên An môn!

Vì thế Putin mới nói rằng “Kẻ nào muốn quên thời Sô Viết là không có trái tim, nhưng kẻ nào muốn quay lại thời Sô Viết là không có cái đầu!”

Bạn thử nghĩ xem – liệu Mỹ sẽ tiến nhanh hơn, xa hơn nữa nếu mọi học sinh và sinh viên Mỹ buộc phải học các môn triết này hay tư tưởng nọ như Việt Nam hay Tàu? Tôi không nghĩ rằng các nước Tư Bản hiện nay đều chủ trương chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa hiện đại nào khác. Thành công của họ là ở chỗ đó – vì chủ nghĩa có thể là tự nhốt cũi mình. Nhưng học thuyết theo từng giai đoạn thì có. Học thuyết đó đến khi nào lạc hậu, khi họ lại phế bỏ.

Trung quốc hiện nay đã trả tư liệu sản xuất về sở hữu tư nhân, tức là nhờ phản bội lại Marx, nên mới tăng trưởng mạnh được. CNXH chỉ còn là một cái tên thôi, vì Trung quốc đã quay lại thời kỳ Tư Bản bóc lột – 300 triệu người Trung Quốc ăn sung mặc sướng là nhờ 1 tỷ nghèo đói “nhường” ăn cho họ! CNXH mang “màu sắc Trung Quốc” cũng chỉ là một cái tên thôi.

Marxist Gửi anh Pinochio, ví dụ mà anh đưa ra về cây cam bị thoái hoá thành cây chanh đã chứng tỏ rằng quá trình phát triển của sự vật có nhiều mối tương quan nhân quả chứ không phải chỉ có một tương quan một- một đơn trị giữa nguyên nhân và kết quả, cây cam bị thoái hoá không phải vì bộ gene của nó không tốt mà bởi những nguyên nhân khác, ở đây chúng ta đang nói về CN Marx chứ không nói về những người đã thực hiện nó.

Có nhiều hệ thống chính trị nhân danh chủ nghĩa Marx đã bị tha hoá dẫn đến thất bại nhưng không có nghĩa là CN Marx thất bại.

Anh cho rằng lịch sử 3/4 thế kỷ của CNXH toàn là thất bại nhưng còn CNTB thì sao. Tính từ cuộc CMTS đầu tiên là CM Hà Lan đến nay cũng khoảng 300 năm. Trong 300 năm đó CNTB có bao nhiêu năm phát triển hưng thịnh và giành được sự ủng hộ của đa số, bao nhiêu năm điêu đứng , con số đó hẳn nhiều hơn 1 thế kỷ chứ.

Cũng nhờ có Hệ thống XHCN làm đối trọng nên CNTB mới tiến hoá để giảm thiểu những mâu thuẫn của nó, nhưng nó có những mâu thuẫn không thể giải quyết được và ngày càng phình to ra đó là sự phân hoá, chênh lệch của cải quá lớn không chỉ trong một quốc gia mà còn gây ra sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia với nhau.

Đâu phải những nước TBCN đều giàu. 200 nước trên thế giới có rất nhiều nước nghèo dù họ đều theo CNTB. Trung Quốc ngày nay họ cũng theo CNXH sao họ tiến bộ nhanh đến vậy?

Còn về "trí thức" thì tôi cho rằng có lẽ đó là sự sai sót của những người có trách nhiệm trong việc khai hồ sơ chứ chắc không phải là ý của ĐCSVN. Mới tháng trước lần đầu tiên tôi phải khai lý lịch về thành phần giai cấp để làm hồ sơ tốt nghiệp, quả thật lúc đó lớp trưởng lớp tôi cũng bảo tôi khai là giai cấp tiểu tư sản hoặc thích khai là nông dân cũng được dù nhà tôi ở thành phố, bố tôi là kỹ sư, mẹ tôi là giáo viên. Tôi có khai là GCCN thì cậu ấy lại bảo là không phải,. Tôi thắc mắc cậu ấy bảo được hướng dẫn thế nhưng tôi vẫn cứ khai mình là GCCN. Đây chắc là sai sót của cấp dưới bởi hiện nay có quy định đại biểu QH đều phải tốt nghiệp ĐH, chẳng lẽ QH Việt Nam đều là QH tiểu tư sản, ĐCSVN không thể ngây thơ đến nỗi không biết việc này.

Tuấn Khoa, Houston

Anh Marxist à, anh không lẻ loi trên diễn đàn này đâu vì có tôi cùng phe với anh. Có lẽ ở một góc cạnh nào đó, anh Pinochio, Lê Hoàng, và tôi nhìn vào thực tế hơn nghĩ về lý thuyết nên có những dị biệt để bàn.

Tôi lúc nào cũng đồng ý với anh vụ lý thuyết của ông Marx rất nhân đạo. Thế nhưng điều tôi muốn bàn thêm là cái đích của ông Marx muốn tiến tới có thực tế hay không?

Tôi không nói CN Marx là một tôn giáo, nhưng cái đích của ông là muốn xây dựng một thiên đường toàn diện thì chả khác gì cái đích niết bàn trong đạo Phật và diệt dục chả khác gì triệt tiêu sở hữu cá nhân.

Theo thiển ý của tôi thì bất cứ xã hội nào cũng không nên theo một lý thuyết gia nào cả. Chúng ta không là thượng đế nên không thể viết được một lý thuyết áp dụng cho mọi xã hội trên quả địa cầu này. Lấy thí dụ tuy theo TBCN nhưng nền dân chủ ở Âu Châu có nhiều dị biệt với nền dân chủ ở Châu Mỹ La Tinh, chính phủ của Úc Châu có vài tổ chức cơ cấu xã hội khác với vài chính phủ ở các nước Á Châu. Do đó mà cái ý kiến “chính quyền trong các nền dân chủ không phải là công cụ của một giai cấp mà thực chất chỉ là một cái "phòng họp” là tương đối nên rất thích ứng để xây dựng xã hội bớt bất công hơn.

Trong cái phòng họp này, các ông dân biểu sẽ ngồi lắng nghe các ý kiến của người dân để mà xây dựng xã hội theo chiều hướng của toàn dân muốn. Do đó mà ta không xây dựng xã hội bằng lý thuyết nào cả mà hãy để tự nó hình thành theo chiều hướng của dân tộc đó muốn. Chỉ có người dân sống dưới đáy tận cùng của xã hội mới có những ý kiến đúng để giảm bất bất công mà thôi. Các ông ngồi ở thượng tầng không bao giờ chịu nhìn xuống để xem xét, nghiên cứu đâu.

Pinochio, Houston Rất cám ơn Marxist đã giải thích cho tôi nhưng nói thật là tôi dốt về mấy cái chủ nghĩa lý thuyết [chỉ biết nhìn thực tế mà đánh gía thôi] cho nên mặc dù có sự cố gắng nhưng tôi vẫn không "tiêu hóa" được khái niệm về CN Marx của anh [xin lỗi].

Nhưng tôi biết về ví dụ trồng cây của anh, người ta có thể trồng cây cam và sau khi chăm sóc theo kiểu nào đó, ở môi trường nào đó thì nó bị chua. Nó trở nên giống cây chanh mà không là cây cam nữa, người ta phải đốn bỏ nó thôi. Có thể hình thức của nó vẫn còn là cam [trái to] nhưng chất của nó đã thành chanh [chua lè].

Marxist cho rằng ai cũng có một ý thức hệ chủ đạo cho mình, điều này cho là đúng đi thì chưa có gì chứng minh là ý thức hệ đó là một Chủ Nghĩa tồn tại trong xã hội. Con người đó có thể có ý thức hệ riêng của họ, không theo ai cả. Việc thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam không theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay tôn giáo nào đó tồn tại trên đất VN.

Tôi tôn trọng quyền của Marxist khi bạn thấy là CN Marx rất thích hợp với bạn, nhưng cá nhân tôi thì không cần đào sâu lý thuyết của nó làm gì vì đã thấy nó được thực hiện trên 3/4 thế kỷ, trên rất nhiều nước trên thế giới và đều đem lại một kết quả : nghèo nàn, tụt hậu và tôn sùng cá nhân lãnh đạo quá mức trong các nước này.

Còn về chuyện nhầm lẫn về trí thức, giai cấp tiểu tư sản thì tôi xin xác nhận là tôi không lầm vì chính Đảng Cộng Sản VN - Đảng Marxist Leninist chân chính - định nghĩa như vậy. Ai khai lý lịch là trí thức [ví dụ như Bác Sĩ, Kỹ Sư...v.v.] thì được liệt vào giai cấp tiểu tư sản, đâu có chuyện liệt vào giai cấp vô sản trí thức hay nông dân trí thức như anh nói, cho dù trước đó nguồn gốc của họ cũng xuất thân là nông dân hay công nhân.

Về lý thuyết tại sao lại chọn GCCN làm lãnh đạo thì tôi cũng đã học dưới mái trường XHCN nên cũng thuộc lòng, nhưng tôi dốt nên cứ tự hỏi là mấy anh công nhân đang lãnh đạo đó bây giờ không làm công nhân nữa mà làm "lãnh đạo"; nói một cách khác là có nhiều vị không còn có thể xem là thuộc về giai cấp công nhân nữa [có thể là giai cấp chủ vì họ làm chủ hay giám đốc chẳng hạn] mà họ vẫn tiếp tục làm lãnh đạo. Vậy cũng có cái gì mâu thuẫn ở đây. Đương nhiên là anh sẽ có cách giải thích nhưng cái đó có đúng là CN Marx hay không? Những gì người sau như anh chẳng hạn, bổ sung cho CN Marx thì nếu ông Mác còn sống; ông có chấp nhận không? Hay những người theo CN Marx cũ có chấp nhận không? [chuyện chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô].

Marxist Có lẽ vì trên diễn đàn quá ít người ủng hộ Marx nên mọi người cứ thích nhằm vào tôi chăng. Vậy cũng xin gắng gượng tiếp chiêu với mấy anh vậy.

Gửi anh Pinochio,Houston. Nói về cái gọi là “chủ nghĩa xét lại” thì khá dài dòng nên tôi không bàn ở đây mà chỉ trao đổi với anh về khái niệm “CN Marx”. Theo kiến giải của Tôn Trung Sơn thì cái được coi là CN phải hội tụ ba yếu tố. Thứ nhất là phải có một thệ thống tư tưởng quan điểm,thứ hai phải có những người tín ngưỡng những tư tưởng đó và thứ ba là CN tồn tại với tư cách là một lực lượng tức là có những người thực hiện CN chủ nghĩa đó.

Đúng như anh nói người nông dân chỉ cần cơm nó áo ấm chứ mấy ai hiểu chủ nghĩa là gì tuy nhiên ở góc độ những người lãnh đạo xã hội thì họ không thể không sử dụng chủ nghĩa nào đó để vận động quần chúng. Bởi con người chúng ta dù muốn hay không cũng đều bị chi phối bởi các hệ tư tưởng khác nhau. [Tôi là người duy vật nên cho rằng các quan hệ kinh tế quyết định quan hệ xã hội và do vậy cũng quyết định suy nghĩ tư tưởng của con người ].

Việc chúng ta có theo CN nào hay không chỉ là theo nó trong trạng thái vô thức hay hữu thức tuỳ từng cấp độ mà thôi chứ không có chuyện không theo cái CN nào cả. Trong mỗi người đều có một ý thức hệ chủ đạo giữ vai trò thống trị. Không thể nói rằng CN Marx là học thuyết ngoại lai vì giờ nếu chúng ta có theo bất cứ chế độ “dân chủ “nào thì cũng đều là ngoại lai hết.

Anh có nói rằng nếu chúng ta sáng tạo quá nhiều thì CN Marx có còn là nó hay không thì tôi xin thưa với anh rằng anh có thể dung nhiều cách chăm bón khác nhau để làm tăng giá trị chất dinh dưỡng của cây hoặc làm nó sai quả hơn nhưng không th! có chuyện trồng cây táo mà mà lại ra quả cam.S! vật được phân biệt với nhau bởi chất, chất của CN Marx chính là dùng CN duy vật biện chứng làm công cụ xây dựng CN duy vật lịch sử, dùng CN duy vật lịch sử làm công cụ xây dựng lý luận CNXH.

Nó khác với các trường phái triết học khác là như vậy, cá nhân tôi cho rằng CN Marx đúng vì các phương pháp của Marx mà tôi áp dụng tôi thấy có hiệu quả chứ không phải tôi mơ mộng đến cái “thiên đường mù” nào cả.

Một điều nữa xin nói với anh là có lẽ anh nhầm lẫn về khái niệm “trí thức” với “giai cấp tiểu tư sản”. Trí thức là tầng lớp xuất hiện trong mọi giai cấp đã có từ hang ngàn năm nay kể cả trí thức nông dân,trí thức phong kiến. Còn lý do tại sao Marx cho rằng GCCN là lực lượng lãnh đạo xã hội tôi đã nói lý do ở một bài viết khác rồi nên không nhắc lại.

Gửi anh Lê Hoàng, anh có nói tôi tự nhận mình là nhà “tương lai” thế kỹ 21 tôi không rõ là ý anh muốn nói tôi tự cho mình là người “sáng tạo” CN Marx hay anh cho rằng tôi là tín đồ của Alvin Toffler.

Nếu là phương án một thì thưa anh tôi không dám ba hoa vậy đâu còn phương án hai thì tôi thấy lý thuyết của Toffler chẳng mâu thuẫn gì với phương pháp của Marx cả, ngược lại tôi cho rằng nếu CN Marx dung nạp được lý thuyết “tương lai học” có thể sẽ khôi phục được uy lực của mình.

Ví dụ của anh về việc Đông Âu mất về tay Tây Âu vì kém trí tuệ đã mâu thuẫn với ví dụ về đa số các nước có nền văn minh lâu đời thất bại trước vó ngựa Mông Cổ, vả lại Đông và Tây Âu đâu có chung một nền văn minh chứ không giống như Mông Cổ lúc đó thoát thai từ chế độ nguyên thuỷ. Để phân tích cặn kẽ trường này đòi hỏi nghiên cứu kỹ chứ không thể nói vài câu nên tôi tạm bỏ qua.

Gửi anh Tuấn Khoa. Tôi có điều muốn nói với anh thế này: các ý kiến của anh rất dễ làm người khác hiểu nhầm về CN Marx. Nhân anh nói về kinh Phật, dù không phải là người tinh tường Phật học nhưng cũng đủ hiểu thế nào là “Tứ diệu đế”, “bát chính đạo”, “tam thừa cộng pháp” nên cũng xin mạo muội nói với anh rằng có lẽ anh đã hiểu không đúng về đạo Phật chăng.

Thích ca đâu có nói là tất cả mọi người đều phải như ông ấy, ông ấy cho rằng mỗi người có “căn tính” không giống nhau nên có pháp môn tu đạo không giống nhau. Muốn làm gì cũng phải có thời gian,muốn “diệt dục” cũng phải có lộ trình. Chính vì vậy mà anh thấy trong đạo Phật có rất nhiều vị Hành giả [người đang trên con đường giải thoát], La hán [người đã tự giải thoát cho bản thân], Bồ tát [người giải thoát cho mình và giúp đỡ người khác giải thoát] cuối cùng mới là Phật [giác ngộ viên mãn].

Chuyển sang CN Marx ông ấy có bao giờ nói diệt dục đâu vì ông ấy duy vật, ông ấy còn cho rằng phủ nhận ham muốn là phủ nhận tất cả những gì lien quan đến con người. Vì vậy anh cứ yên tâm và sau này xin anh đừng nghĩ CN Marx là tôn giáo.

Le Hoang Cảm ơn BBC. Bạn Marxit thân mến, Trong phần kết luận bạn đã tự nhận là một nhà “tương lai” của thế kỷ 21, nối nghiệp thế hệ Karl Marx - nghĩa là chấp nhận lặp lại lịch sử phiêu lưu chỉ vì mơ ước về một kịch bản phiêu lưu mới! Trong cuộc phiêu lưu bạo lực CM của thế kỷ 20, chủ nghĩa CS đã thành công bước đầu bằng công thức bạo lực CM. Đúng như bạn nói, họ đã sáng tạo và thành công trong bão táp Cách Mạng đẫm máu. Vó ngựa và cung tên Quân Mông Cổ chắc hẳn cũng sáng tạo trong chiến tranh không kém mới làm cỏ được từ Trung Đông đến Tây Âu. Thậm chí binh pháp thần tốc cũng đầy sáng tạo đã giúp Quang Trung đánh bại quân Thanh, tung hoành Nam Bắc như trở bàn tay. Nhưng sau khi đã thống nhất giang sơn hay thiên hạ, thì cái khó hơn cả là gìn giữ phát triển cơ đồ ấy, nếu không xong thì mèo vẫn hoàn mèo!

Bạo lực thì Mông Cổ không thiếu gì. Nhưng văn minh du mục Mông Cổ thì thua xa cả du mục Ả Rập, bởi thế cho nên kẻ thắng trận lại đi học đạo Hồi của kẻ thua trận !!!! Và Mông Cổ lại mất hết mọi thứ họ đã cướp được. Cũng vậy, vì trí tuệ thua kém, nên Đông Âu lại mất hết về tay Tây Âu? Đó phải chăng là vì tư tưởng của Karl Marx vẫn quá tầm trí tuệ Châu Âu, nên họ chấp nhận bỏ cuộc chơi mạo hiểm với Karl Marx. Còn ở Trung Quốc và Việt Nam, trí tuệ Châu Á có khác nên vẫn tiếp tục cuộc chơi này? Nếu không phải thế, thì tôi lại thắc mắc: liệu sáng tạo hủy diệt / tước đọat khó hơn hay dễ hơn sáng tạo kiến tạo? Và đơn giản hơn là: hủy diệt và kiến tạo cái nào dễ hơn? Hay đơn giản nũa là: bác sĩ cứu người và giết người, cái nào dễ phát huy sáng tạo hơn? Và Karl Marx hình như cũng chỉ chọn phần dễ ăn dễ nói hơn: Phá thì dễ hơn Xây, và căn bản là Marx chỉ mới Phá, chứ chưa có Xây. Cũng vậy, đồ đệ Mác Xít thì Phá bằng bạo lực cũng dễ ăn hơn, dễ phát huy sáng tạo hơn? Dao sắc ai cũng thích chơi, nhưng ăn thua là dao đó vào tay ai?

Phải chăng Châu Á là đỉnh cao trí tuệ, còn Đông Âu vì tài hèn hay trí quẫn nên mới chọn đường tháo lui? Còn Tây Âu đã làm gì với cái dao sắc đó? Họ đem về vút sọt rác, hay nghiên cứu luyện thần công thế nào mà tránh cái họa sát thân? Điều có thể chắc chắn là - Phương Tây đã không dùng học thuyết Karl Marx để Phá, mà để Xây tốt hơn những gì đang có. Mộng ước kiến tạo thế giới của Karl Marx đã thành sự thật, nhưng trớ trêu là không phải ở Đông Âu! Phương Tây hóa ra là một anh học trò ngọai đạo xuất sắc hơn Karl Marx ngờ - cái mà Karl Marx mơ chưa thấy, thậm chí chưa mơ đến đã thành sự thật: nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, quan hệ "kẻ ăn người mất" [Zero games] nhường chỗ cho quan hệ "đôi bên cùng có lợi" WIN-WIN. Lao dộng trong nền kinh tế tri thức lao động của kẻ "bị bóc lột" không còn là lao động khổ sai, mà là loa động trong niềm vui sáng tạo. Khái niệm "bạn và thù", "bạn của thù là thù", hay "thù của thù là bạn", ngày càng trở nên lỗi thời. Thay vào đó là quan hệ "! cạnh tranh - cộng tác". Khái niệm kẻ thù vẫn còn đó, nhưng chỉ thịnh hành hơn, và là khái niệm sống còn với những kẻ ôm tham vọng bá chủ, hay kẻ độc tài phát xít.

Tuấn Khoa, Houston Kinh Phật có một tóm tắt thật đơn giản: nếu diệt được dục thì ta sẽ thành Phật. Đơn giản nhưng mấy ngàn năm năm có mấy ai làm được. Dục đây chính là lòng ham muốn. Ham muốn về cái đẹp gọi là sắc duc. Ham muốn về tiền bạc gọi là tài dục, ham muốn về quyền lực gọi là …Hitler dục.

Nói chung mọi ham muốn đều bắt nguồn từ lòng muốn chiếm riêng cho mình tức là tư dục hay sở hữu cá nhân về mọi thứ, cả tượng hình lẫn hữu hình.

Quốc Huy viết: “Sai lầm chủ quan lớn nhất của Marx là tham vọng tước bỏ sở hữu cá nhân về TLSX, đây là điểm mấu chốt trong toàn bộ học thuyết về đấu tranh giai cấp của ông”, làm tôi cứ thắc mắc hoài, tại sao Marx quá mơ mộng khi cứ muốn mọi người diệt duc thành Phật.

Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn của hậu bán thế kỷ 19 mà tại sao lại mắc đến một sai lầm quá thô thiển muốn diệt lòng ham muốn của mọi con người trong một xã hội mà không dùng đến sự cưỡng ép hay nói trắng ra là dùng đến bạo lực.

Ngay bây giờ nếu chúng ta thử đặt một giả thuyết diệt được sở hữu cá nhân của mọi người thì nghĩ xem xã hội sẽ ra sao? Làm theo lý thuyết của Marx, tôi đã tìm ra được chân lý để thành Phật. Rõ chán, tôi chỉ muốn có vợ, có con, sống như người bình thường, có đầy đủ tham sân si và tiếu lâm giao chỉ để vui sống.

Pinochio, Houston Gởi bạn Marxist, bạn không có hão huyền nhưng tôi nhớ là trong lịch sử cũng có một thời kỳ mà những người giống như bạn cũng đã có tiếng nói và bị đấu tố nặng nề ở Liên Xô [và nhiều nước theo XHCN khác].

Nếu tôi nhớ không lầm thì tư tưởng của họ bị gọi là "chủ nghĩa xét lại", và như vậy thì chủ nghĩa Mác nào đúng đây?

Chủ nghĩa mà Sta-lin đã áp dụng hay "chủ nghĩa xét lại" mà đã bị những người Cộng Sản chân chính tiêu diệt?

Thật sự tôi nghĩ nếu chúng ta sáng tạo quá nhiều thì CN Mác có còn là nó nữa hay không? Hay nó chỉ còn cái tên gọi mà thực chất nó đã là một chủ nghĩa khác?

Ví dụ như nói là trong CNXH hay CNCS gì đó [xin lỗi vì tôi luôn dốt về mấy cái chủ nghĩa này về lý thuyết ]thì giai cấp vô sản hay Công - Nông là nòng cốt lãnh đạo.

Nếu sau này chúng ta sửa lại từ từ và giai cấp tiểu tư sản [trí thức] lại lãnh đạo thì cái CNXH hay CNCS loại này được hiểu ra sao?

Thật sự như người thanh niên trẻ Nguyễn Ái Quốc lúc ở đại hội Tour : không cần hiểu chủ nghĩa gì hết, ai ủng hộ giúp Việt Nam g! iành lại độc lập tự do từ tay Pháp là theo thôi. Người nông dân Việt Nam cũng vậy thôi, ai hứa là đem cơm no áo ấm thì theo thôi chớ mấy cái chủ nghĩa này ai mà hiểu! Cho nên bây giờ không cần biết chủ nghĩa gì, miễn Nhà Nước làm được như đã hứa là mọi thứ sau khi độc lập tự so thì sung sướng hơn gấp ngàn lần là được rồi.

Quốc Huy Marx tự nhận là nhà triết học và ông cố gắng tìm ra các quy luật xã hội để giải thích thế giới. Do bị tác động mạnh bởi các thành tựu khoa học tự nhiên thời bấy giờ, Marx cũng muốn đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của khoa học xã hội giống như trong khoa học tự nhiên, vì vậy Marx đã nghiên cứu rất kỹ các biến số lịch sử, thời đại, dân tộc, tôn giáo... như các biến số của khoa học tự nhiên.

Nhưng Marx không thể nào giải được bài toán đấu tranh giai cấp mà ông cho rằng đã tìm ra quy luật của nó nếu không quy các biến số về cùng một đơn vị.

Từ cái tiến đề “vật chất có trước ý thức” thì cũng dẫn đến suy luận vật chất quyết định ý thức, ý thức là một dạng đặc biệt của vật chất... và các biến số xã hội sẽ được quy về cùng một đơn vị là vật chất [!] Các biến số đó, theo ông dù tạo nên bất kỳ một hình thái xã hội nào trong lịch sử đi chăng nữa cũng chỉ để giải bài toán duy nhất: đấu tranh giai cấp - xóa bỏ tình trạng người bóc lột người [đấu tranh vì vật chất, bóc lột vì vật chất], bởi ông cho nó là quy luật của lịch sử, là lời giải về quy luật phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ xã hội cộng sản nguyên thủy qua quá trình vận động phát triển, lượng đổi dẫn đến chất đổi tiến lên thành tổ chức cao hơn là xã hội cộng sản khoa học [!]

Các biến số xã hội nếu không quy được về cùng một đơn vị vật chất thì bài toán đấu tranh giai cấp của Marx cũng vô giá trị, ông biết điều đó và phản ứng gay gắt với các trường phái triết học khác: “những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo, triết học và nói chung là xuất phát từ những quan điểm tư tưởng thì không đáng phải xét kỹ”. Mọi cố gắng gắn thêm cái đuôi vào học thuyết của Marx chỉ là ngộ nhận hoặc lợi dụng danh nghĩa Marx mà thực chất là phản lại triết học Marx, và vô tình về mặt thực tiễn có thể lại đồng quan điểm với các trường phái triết học khác.

Giấu tên Trả lời bài toán của Tuấn Khoa: Bạn Linh liên tục đem 10 đồng Nhân dân tệ từ VN sang TQ, rồi lại chuyển 10 đồng VN từ TQ về VN. Cứ như thế rồi sẽ tới lúc tại VN hết sạch tiền nhân dân tệ còn tại TQ hết sạch tiền VNĐ. Lúc đó VN muốn có tiền TQ thì phải mua của TQ. Nhưng giá của VN là 10 NDT ăn 1 VNĐ. Giá của TQ lại là 10 VNĐ ăn 1 NDT. Hai nước không thỏa thuận được với nhau, dẫn đến đóng cửa bang giao, không trao đổi buôn bán gì nữa.

Kết luận 1: Nền kinh vận động theo quy luật cung cầu. Mọi quyết định chủ quan duy y chí đều dẫn đến ách tắc trong lưu thông.

Kết luận 2: A Tuấn Khoa đúng là chỉ giỏi chuyện chính trị. Tôi là dân kỹ thuật nòi, hoàn toàn sử dụng toán học để phân tích. Không sử dụng một kiến thức Kinh tế nào.

Marxist Gửi anh Lê Hoàng: Đúng như anh nói hệ thống của CN Marx là một bài toán có nhiều biến số chưa tính đến.

Nhưng anh cần biết rằng bài toán xã hội khác với một bài toán cơ học, số lượng các quan hệ xã hội là rất lớn do đó số bậc tự do điều khiển các quan hệ này là vô cùng. Phương pháp của Marx là phương pháp trừu tượng hoá, Marx chỉ nghiên cứu những quan hệ cơ bản nhất mà thôi [bỏ qua rất nhiều các quan hệ khác] để giải thích những hiện tượng mang tính xu hướng và quy luật trên quy mô toàn xã hội.

Chính vì vậy mà những người phê phán Marx thường cho rằng học thuyết Marx là đóng và họ thường đưa ra những ví dụ mang tính ngoại lệ để quy chiếu rằng hệ thống của Marx là không đúng.

Marx cũng biết những hiện tượng đó nhưng ông cho rằng đó là những hiện tượng không phổ bi! ến nên không đưa nó thành biến số trong bài toán của mình.

Theo suy xét của cá nhân tôi thì bài toán cơ sở dạng mà Marx đưa ra là bài toán lịch sử dạng chính tắc chứa những "biến số lịch sử" còn những người Marxist thực sự ở mỗi thời đại của mình cần phải đưa vào bài toán ấy những "biến thời đại","biến dân tộc" để phát triển và thể hiện rõ tính mở của nó.

Tôi xin lấy ví dụ để minh hoạ. Khẩu hiệu của Marx trong QT thứ nhất là "vô sản các nước liên hiệp lại" nhưng đến thời Lenine thì khẩu hiệu đó sửa lại là"Vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa liên hiệp lại".

Về biến "dân tộc" thì trước đây Lenin cho rằng ĐCS là sự kết hợp của CN Marx và phong trào công nhân nhưng ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng ĐCS ngoài hai yếu tố trên còn là sự kết hợp với CN yêu nước và phong trào y u nước. Chính vì có sự sáng tạo như vậy nên họ đã thành công trong sự nghiệp thực tiễn của mình. Rất tiếc là cho đến nay lại chưa xuất hiện những nhân vật kiệt xuất có thể phát triển đóng góp cho CN Marx.

Theo tôi có lẽ trong tương lai CN Marx muốn hồi sinh thì phải theo hướng "tin học hoá" áp dụng những quan điểm mới về kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Lý luận về nhà nước cũng phải theo hướng "chính phủ điện tử" đưa thêm những biến "thông tin" vào trong bài toán của mình. Tôi sẽ vẫn theo CN Marx nhưng là CN Marx đã được hiện đại hoá dưới nhãn quan của thời đại mới. Không hiểu như vậy có hão huyền quá không?

Quốc Huy Marx phát triển lý thuyết giá trị thặng dư nhưng nguồn gốc lại là của các nhà kinh tế học tư sản như Adam Smith, Ricardo...

Tự nhiên ban tặng cho con người một khả năng đặc biệt thông qua lao động có ý thức, con người sau quá trình lao động có khả năng sản sinh một lượng lao động tích tụ bên trong sản phẩm lớn hơn lượng lao động ban đầu bỏ ra đủ để bù đắp cho bản thân nó và cộng thêm một lượng dôi dư nữa, phần dôi dư này được gọi là lao động thặng dư hoặc giá trị thặng dư như cách gọi của Marx.

Sự phát triển của xã hội con người dựa trên sự phát triển và tích lũy giá trị thặng dư, con người sử dụng giá trị thặng dư cho sinh hoạt để nâng cao chất lượng đời sống hoặc mở rộng quy mô và trình độ sản xuất.

Marx cho rằng xấu xa của nhà tư sản ở chỗ đã tước đoạt giá trị thặng dư của người công nhân thành sở hữu của cá nhân mình và gọi việc này là bóc lột, và chỉ thực hiện được với điều kiện nhà tư sản có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất [TLSX] và người công nhân buộc phải làm thuê bằng cách bán sức lao động của chính mình.

Giá trị thặng dư không có tội và Marx cũng không phản đối con người tạo ra giá trị thặng dư, cái mà Marx tố cáo là sự tước đoạt giá trị thặng dư hay còn được gọi chung là tình trạng người bóc lột người, để phá bỏ nó phải xóa bỏ sở hữu cá nhân về TLSX và do đó cũng không còn lao động làm thuê nữa.

Việc xóa bỏ sở hữu cá nhân về TLSX thì chỉ giai cấp công nhân mới thực hiện được nhưng trước hết công nhân phải làm cuộc cách mạng để nắm lấy quyền quản lý và phân phối giá trị thặng dư của chính mình bằng cách cướp đoạt lại TLSX từ tay giai cấp tư sản.

Tưởng rằng tư sản tạo ra giá trị thặng dư chỉ bằng cách bóc lột là ngộ nhận của rất nhiều người Marxist, cho nên phe dung hòa trong đảng CS Trung Quốc nay phải đưa ra giải thích mới rằng mặc dù nhà tư sản có thể “rút ra giá trị thặng dư, nhưng không phải mọi giá trị thặng dư đều nên được hiểu là bóc lột, một số là lao động thật”.

Cách nhìn nhận này thực tế hơn, không thể tiếp tục quy chụp chủ nghĩa tư bản là bóc lột như thời Marx được nữa.

Điều Marx muốn là giá trị thặng dư phải được sử dụng chung toàn xã hội, nhưng làm sao một nhóm người đại diện cho giai cấp công nhân có thể giữ được giá trị tinh thần [đạo đức] vô sản ban đầu để dễ dàng phân phối giá trị thặng dư công bằng sau khi đã cướp được TLSX về tay mình? Bản thân hành vi cướp đoạt là một hiện tượng của sở hữu, sở hữu là thuộc tính của tự nhiên và nó không thể tự xóa bỏ nó, mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo nên bởi các phần tử do chúng sở hữu: theo định tính “vật chất không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác”, theo định lượng “vật chất không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển từ sơ! hữu này sang sở hữu khác”.

Sai lầm chủ quan lớn nhất của Marx là tham vọng tước bỏ sở hữu cá nhân về TLSX, đây là điểm mấu chốt trong toàn bộ học thuyết về đấu tranh giai cấp của ông. TLSX và tư liệu sinh hoạt [TLSH] đều có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, vì thế chúng mang tính chất xã hội.

Thực ra, TLSX và TLSH là tên gọi của 2 chức năng trên cùng một sản phẩm, sự phân biệt chỉ là tương đối phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các đối tượng. Ví dụ khi tôi sử dụng hệ thống computer để chơi games, nghe nhạc, xem film... thì nó là TLSH, nhưng khi tôi sử dụng để kinh doanh thương mại điện tử, mua bán trực tuyến, thiết kế, sáng tác... thì nó là TLSX. Tôi sử dụng lương thực để ăn thì nó là TLSH nhưng sử dụng để chăn nuôi thì là TLSX, tôi dùng xe máy để kinh doanh xe ôm thì nó là TLSX và chở bạn gái đi chơi thì là TLSH. Như vậy dù sử dụng cho mục đích gì, chúng vẫn là m! ột đối tượng thuộc sở hữu của tôi.

Marx cho rằng sự bóc lột của tư sản sẽ không thể thực hiện được nếu không có lao động làm thuê, tức người công nhân không sở hữu TLSX. Vì vậy xóa bỏ bất công là xóa bỏ sở hữu TLSX của nhà tư sản, lúc này công nhân và tư sản sẽ hòa đồng làm một lực lượng trong quan hệ sản xuất mới: không được sở hữu cá nhân về TLSX.

Bản chất của thuê mướn lao động xét kỹ cũng là một dạng “hợp tác” lao động, nhưng nó thể hiện các mối quan hệ có điều kiện cụ thể hơn so với “hợp tác” vô điều kiện theo tưởng tượng của Marx, là một nhà trí thức thì Marx có đủ khả năng nhận biết nhưng chỉ vì thành kiến với xã hội đương thời mà ông đã áp đặt tình cảm chủ quan lên bản chất các sự vật và hiện tượng.

Thông qua hình thức vay nợ tôi có thể hưởng thụ giá trị thặng dư của mình trước cả khi tạo ra giá trị thặng dư miễn sao có thể kiểm chứng được tôi có đủ khả năng, tôi cho rằng với một mức lãi suất thấp hợp lý thì cũng chấp nhận được nó như một giá trị vốn chi phí cơ hội phải trả do tôi đã sớm được hưởng thụ trong thời gian của vòng đời.

Lê Hoàng Bạn Marxist thân mến: Chính bạn đã khẳng định "tin rằng nếu Marx còn sống ông ấy sẽ có câu trả lời đúng cho bài toán ....." Vậy niềm tin có một chỗ đứng rất quan trọng, nên bạn mới đánh cuộc bằng cả niềm tin, không mảy may một hoài nghi?

Vậy tôi thấy bạn cũng giống Marx ở điểm này - ông ta cũng thừa nhận giá trị của hoài nghi trong khoa học, nhưng không hề hoài nghi cái nguyên lý Đấu Tranh Giai Cấp là động lực tiến hoá mọi giai đoạn lịch sử loài người, hay cái tiên đề "Vật chất có trước Ý thức"!

Học thuyết của Marx có tính đóng hơn là mở, là tự nhốt cũi tuyệt đối. Mà như thế thì Karl Popper với khái niệm hệ thống mở chính là khắc tinh của ông ta! Theo Karl Popper mọi lý thuyết không thể xác định được đúng tới đâu, và giới hạn / sai ở đâu - thì không thể xem đúng nghĩa là khoa học - nó chỉ là ý thức hệ, hay tín điều mà thôi.

Thật vậy, các nhà Mác xít quanh ta cũng chỉ là những tín đồ mà thôi – nào là địa phương làm sai, chứ [Trung Ương] Đảng không bao giờ sai, rồi là Đảng mắc sai lầm, chứ học thuyết Mác Lê không thể sai.

Và chính học thuyết Marx có những cái chưa ổn: Vấn đề thứ nhất của học thuyết Marx: Quay lại cái tiên đề "Vật chất có trước Ý thức". Đây chỉ là tiên đề mặc định chấp nhận, chứ không thể là chân lý, hay chứng minh là đúng hay sai.

Cũng như tiên đề thứ nhất của hình học Euclide [Từ một điểm ngòai một đuờng thẳnng đã cho, chỉ có thể dựng được 1 và chỉ 1 đường thẳng song song với nó] không phải là một chân lý bác bỏ tiên đề ngược lại của hình học Lobachepsky [Lobachepsky không phải là kẻ duy nhất thai nghén hình học Phi-Euclide]!

Nếu ai đó khẳng định rằng tiên đề trên của Euclide là chân lý, thì nên nhớ rằng điểm và đường thẳng chỉ là khái niệm, không phải là một thực thể vật chất có kích thước.

Chẳng ai có thể vẽ được 1 điểm hay đường thẳng, thậm chí đoạn thẳng đúng nghĩa được! Còn với một anh học trò chưa biết gì về hình thể trái đất, thì đường thẳng theo hướng Đông Tây theo hiểu biết hạn chế của anh ta hoá ra là những đường cong vĩ tuyến khép kín song song với xích đạo, còn đường thẳng song song theo hướng Bắc Nam lại là những đường kinh tuyến khép kín cắt nhau tại hai giao điểm chung!

Từ một tiên đề Vật Chất có trước/sau Ý Thức, Marx có thể xây thành một hệ thống lý luận khoa học. Vấn đề của Karl Marx là ông tán thành thái độ hoài nghi trong khoa học, nhưng không chấp nhận phản biện - bản chất học thuyết Karl Marx vẫn là nhất nguyên, là tín điều, khác hẳn với tư tưởng đa nguyên trong triết học hậu hiện đại.

Thời đại Marx chưa có Einstein, chưa biết gì đến lý thuyết tương đối. Biết đâu nếu có ai hỏi thử Karl Marx – Thời gian và Không gian cái nào có trước - thì Marx phán thế nào? Cứ theo lẽ tai nghe mắt thấy – nếu Marx cho rằng Không gian là cái có trước, cũng hiển nhiên như Vật Chất là có trước Ý thức vậy, thì Marx lầm to! Theo Lý Thuyết Tương Đối, thì Không gian và Thời gian không thể tồn tại độc lập ! Không có chuyện cái này có trước cái kia!

Cũng vậy, Vật chất và Ý thức chỉ là khái niệm trong tiên đề "Vật chất có trước Ý thức", không phải là thực thể vật chất xác định bởi toạ độ thời gian không gian, nên không có thuộc tính thời gian gì cả! Không thể gán thuộc tính thời gian cho điểm, đoạn và đường thẳng được. Nếu không, từ cái hiển nhiên tai nghe mắt thấy ta sẽ cho rằng điểm là cái có trước đoạn thẳng! Nhưng đường thẳng không có khởi đầu và kết thúc, thì đường thẳnng là có trước hay sau đoạn thẳng? Vậy tương tự ta có thể cho rằng bộ óc nhận thức là cái có trước nhận thức, nhưng từ đó không thể kết luận rằng vật chất có trước ý thức: [Bộ óc nhận thức là có trước nhận thức] + [Bộ óc là Vật chất + Nhận thức là ý thức] ?=> Vật Chất là có trước Ý Thức Tại sao cứ nhất mực cái nào có trước có sau?

Vấn đề thứ hai của học thuyết Marx: Tiên đề Euclide xây dựng thành một hệ thống lý luận khoa học để giải một bài toán mô hình của thế giới vật chất, tức bài tóan trong thế giới ý thức, chứ không trực tiếp giải bài toán trong thế giới vật chất.

Bài toán tính quỹ đạo của một viên đạn cũng chỉ là bài tóan mô hình vật lý, lý tưởng hóa điều kiện tính toán, vì viên đạn là một vật thể có kích thước, còn động tử trong vật lý học chỉ là một mô hình vật lý không kích thước.

Đó chỉ là một bài giải gần đúng với sai số chấp nhận trong thực tiễn. Nếu không xem viên đạn là một điểm vật chất không kích thước nhưng có khối lượng và trọng lượng thì bài tóan sẽ phức tạp đến mức không giải nổi.

Rõ ràng viên đạn càng bay lên cao, thì lực hấp dẫn trọng trường càng giảm, dù là ở mức không thể nhận thấy, nên trọng trường G cũng giảm dần theo độ cao, chứ không là một hằng số vật lý! Ngay cả công thức tính trọng lực cũng là gần đúng, xem trái đất và viên đạn là 2 điểm vật chất không kích thước thì mới có thể tính đơn giản.

Nếu tính chính xác tuyệt đối lực hấp dẫn vật chất giữa hai viên bi hay thanh thép thì lực đó không hề chính xác tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách 2 vật thể, như ta đã học trong vật lý lớp 12.

Đó sẽ là một bài toán tích phân, mời các bạn ham thích tóan tự tìm lời giải! Hình học Phi Euclide với không gian cong là cần thiết để giải quyết những bài toán nan giải trong mô hình Euclide!

Tích phân và vi phân là phép tính đại số với những đại lượng không xác định vô cùng bé và vô cùng lớn, vượt khả năng xử lý của phép tính đại số thông thường. Nhưng phương trình giao động của con lắc chỉ là phương trình gần đúng cho những giao động biên độ nhỏ, với biên độ lớn thì thua to! Còn khoa học trên tiên đề "Vật Chất có trước Ý thức" là để giải bài tóan mô hình thế giới vật chất hay ý thức nào?

Tất nhiên chỉ là mô hình ý thức, và trong mô hình thế giới ý thức đó liệu Marx có xác định được sai số so với thế giới vật chất? Sai số đó đã có kiểm chứng thực tế nào?

So với khoa học tự nhiên có thể kiểm chứng, học thuyết Mác xít chỉ là một hệ thống bất tòan có quá nhiều tham số chưa tính đến, và nhiều biến số không tính hết được.

Bất tòan hơn xa mô hình thời tiết trên máy tính! Muốn phóng một tên lửa mà giải bài toán vậy lý sai lầm hay sai số lớn thì hậu quả ra sao?

Còn Mô Hình của Karl Marx chưa có kiểm nghiệm thực tế, thì một phép giải dù sai hay đúng trên một mô hình chưa tin cậy sẽ dẫn chúng ta đến cuộc phiêu lưu nào? Thay lời kết ta thử tìm lại câu hỏi “Có lẽ cần phân biệt nhà Mác xít với học thuyết Mác xít?”.

Chính Karl Marx nói “Tôi không phải là một nhà Mác xít”, nhưng rất tiếc chưa biết Kark Marx nói câu này trong hoàn cảnh nào. Nếu ý của ông là “học thuyết Mác xít là một hệ thống mở”, e rằng không nhất quán với thái độ nhất nguyên, thiếu phản biện của ông. Nếu Karl Marx có ý phủ nhận chính học thuyết của mình, thì chúng ta còn ngồi tranh cãi làm gì nữa?

Vấn đề không phải là các nhà Mác xít mắc sai lầm giáo điều, mà chính học thuyết Mác xít là nguồn gốc giáo điều. Khổng giáo đã phịa ra cái tôn ti “quân sư phụ”, cái khái niệm thiên tử [con trời] và quân tử [kẻ đáng làm con … vua], còn Mác giáo đã phịa ra tiên đề “Vật chất có trước Ý thức”.

Marxist Gửi anh Tuấn Khoa,những ý kiến của tôi đưa ra trên các diễn đàn BBC này chỉ nằm một mục đích là để mọi người hiểu rõ thêm về chủ nghĩa Marx mà thôi, vì tôi thấy có nhiều người hình như chưa đọc Marx bao giờ nhưng lại rất hay thích phê phán chê bai mà quên rằng Marx là nhà bác học và quên hẳn động cơ của Marx cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của CN Marx.

Tôi theo chủ nghĩa Marx không có nghĩa là tôi cho rằng mọi điều Marx nói đều có thể bê nguyên xi áp dụng vào thời điểm hiện nay. Anh đọc kỹ các bài của tôi sẽ thấy rõ điều này, cái tôi vận dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu của Marx. Tôi tin rằng nếu Marx còn sống ông ấy sẽ có câu trả lời đúng cho bài toàn lịch sử hiện nay [không phải ai cũng thấy được tầm cao của Marx].

Những câu hỏi của anh về chế độ hiện nay của VN thì tôi không thể trả lời anh ngay lúc này được vì trả lời ngay tức là trả lời một cách tuỳ tiện bởi tôi mới chỉ là một sinh viên thôi [ít kinh nghiệm lắm] chứ không phải đảng viên.

Vì thế tôi cho rằng đánh giá về một chính thể không đơn giản như chúng ta nghĩ, mọi khuynh hướng manh động đều dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nam Cao Bạn Linh, Moscow mến. Bạn thắc mắc chắc có lẽ bởi vì BBC quên đăng một dòng trong bài của tôi: “ Các câu trong dấu ngoặc đơn [...] là chú thích của tôi để các bạn đọc tiện theo dõi”.

Còn về Viện Mác- Lê nin cũ hiện nay mang tên gì thì cho phép tôi không nhắc lại, xin bạn đọc lại bài trước. Chúc bạn khỏe, kinh doanh phát đạt.

Tuấn Khoa, Houston Xin được hỏi hai anh Marxist và Marxism ba câu hỏi liên quan đến xã hội VN hiện nay: 1] Chế độ hiện tại ở VN có đúng là theo lý thuyết của Mác không? Nếu không thì cần thay đổi chủ yếu là những gì để đúng với lý thuyết đó?

  1. Khi xây dựng xã hội theo lý thuyết của Mác có cần độc đảng nắm toàn bộ cơ cấu của chính quyền hay không? Có phải dùng bạo lực để diệt giai cấp hay không?
  1. Có thể thật sự xây dựng được thiên đàng cộng sản như lý thuyết của Mác ở VN hay không và phải mất bao lâu? Xin nhấn mạnh hai chữ “thật sự” có nghĩa là mọi người đều tự nguyện, tự giác sống theo lý thuyết chứ không phải ép buộc.

Linh, Moscow Nam Cao chả giúp được gì cho tôi cả ! Tìm cả ngày trong bài về ông Stolypin tôi tuyệt nhiên chả thấy cái viện “Mác –Lenin cũ“ trong ngoặc đơn đâu cả. Té ra là Nam Cao tự thêm câu thêm chữ. Với cái đà này viên Galup –Russia cũng là “Mác –Lenin cũ“ khi điều tra về các chính trị gia thế kỷ 20 hoặc Hanoi Tower cũng xứng đáng là Nhà tù Hỏa lò [cũ] nếu chẳng may ông John McCain đến đó nghỉ.

Vậy là anh bạn tôi yên tâm từ bề mặc dù tư hữu những không phải tư bản , mặc dù có chênh lệch nhưng chẳng phải chiếm hữu giá trị thặng dư. Đó là quan hệ cung cầu của thị trường mà học thuyết Marx đã nêu [chuyển tải]. Xin đừng ngộ nhận giữa nêu và phát minh.

Bạn Marxist à , tôi thấy mình hành văn không những mềm mà có khi “hèn” là đằng khác. Việc này có lý do của nó.Tôi không phải là anti-marxist nên không có ý bôi bác Marx, ngược lại tôi tâm niệm ông là nhà nhân đạo.

Tôi làm kinh tế tư nhân bán nem rán ở chợ “Vòm”, sở hữu 2 công ten nơ và 6 cái chảo cộng bếp. Nguyên vật liệu nhập từ các công ty nhà nước Việt Nam, nơi công nhân làm theo năng lực, hưởng theo lao động [40 đô/tháng]. Tôi thuê 2 người Nga và trả cho họ đồng lương [ở Moskva là chết đói] 500$ .

Hai năm đầu mọi việc suôn sẻ tôi tích cóp được một khoản [không biết gọi là gì ] tất thảy chẵn 4 ngàn đô. Rủi quá năm nay tuy không bị cá mập to nuốt nhưng thời tiết lạnh kéo dài khách hàng ế ẩm mấy thiên kia đội nón ra đi hết sạch, ngoài ra còn trả thêm 1 tháng cuối cho “công nhân”. Thật họa vô đơn chí mấy người làm công không biết mang ở đâu về quyển sách chính trị từ thời Stalin còn sống, dựa vào đó họ cứ buộc tôi bóc lột “ăn” hết của cải họ làm ra.

Giải thích thế nào người ta cũng không chịu. Nào là làm gì có thặng dư mà chia cho các vị, nào là thời xưa chưa có công ước Bern nên người ta tự tiện cắt mất cái đuôi “mang tính chất xã hội” mà giữ lại “ xóa bỏ chế độ tư hữu” nên gây ra hiểu nhầm.

Vô ích, tôi thực sự hoang mang và lo sợ bị ăn đòn bạo lực cách mạng . May quá giữa giờ tuyệt vọng lại có tin vui. Anh bạn “Ciputra” gọi điện khoe làm ăn tấn tới, muốn tăng tài sản lên vài tầm cao mới . Tôi hoảng quá vội khuyên anh ta đừng làm vậy, tốt nhất là nên vào ĐCS có khi lại leo cao.

Về phần mình tôi được anh bạn tín dụng cho một khoản kha khá và lời khuyên bổ ích là thuyết phục người làm tìm nơi khác, công bằng hơn.

Hôm nay Moskva đã vào xuân, trời nắng ấm, sau khi tôi thổ lộ ý định thì 2 người “cùng cơ quan” ra sức thuyết phục tôi giữ họ ở lại , kèm theo là một loạt kế hoạch kinh doanh. Cuối cùng thì họ thắng. Tôi vui quá, mọi việc đang tốt trở lại, nhìn chiếc cellular reo trên bàn tôi tự hỏi Sir Isaac Newton liệu có biết ngày nay sóng điện từ cũng là hiện tượng vật lý không nhỉ. Nhất định tôi sẽ gửi quyển sách thời Stalin đến phố Vinhem Pích để cất vào thư viện.

Pinochio, Houston Muốn hiểu một con người hay một sự vật gì thì chúng ta phải có thời gian để tìm hiểu sâu và nhiều góc cạnh của nó.

Nhân đọc bài của Phan An, Nghệ An nói về Bác Đông A; tôi xin có vài lời chia sẻ ngắn gọn: ở VN thì tôi cũng ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin mặc dù chẳng hiểu và tin tưởng tí ti gì hết. Nếu không làm thế thì chắc tôi không có cơ hội đi du học ở Houston này đâu.

Nếu Phan An có thật tâm muốn tìm hiểu thì hãy kín đáo tìm tòi thêm về sự nghiệp của Bác Đông A [mà thật tình thì tôi chỉ biết Bác Trần Đông A, còn BS Nguyễn Đông A của Phan An đề cập thì tôi không biết nhiều lắm, nhưng nghe thì rất giống trường hợp của Bác Trần Đông A].

Cũng một lời nhắn với Marxism : nếu phải sáng tạo ra một học thuyết mới được phê bình một học thuyết khác thì xem ra trên trái đất này không có mấy ai được phê bình mấy cái học thuyết. Chúng ta học về Mác-Lênin và chỉ trích các lý thuyết khác có trước thuyết Mác-Lênin, vậy ai cho chúng ta quyền chỉ trích các lý thuyết đó vậy? Ai cũng có quyền tự do ngôn luận để phát biểu cảm nghĩ của mình, anh có quyền ủng hộ và ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin và người khác có quyền nghi ngờ và đề cao chủ nghĩa khác.

Còn những từ như "nhân dân tiến bộ" thì rất khó "tiêu hóa"; ai là "tiến bộ" và ai là "không tiến bộ" đây? Dựa trên tiêu chuẩn gì? Quốc gia họ đang ở giàu hay nghèo? Hay trình độ khoa học kỹ thuật cao hay thấp? Hay tỉ lệ công nhân trên nông dân cao hay thấp? Tôi đến giờ vẫn chưa hiểu nhân dân "tiến bộ" trên thế giới là những ai và tại sao gọi họ là "tiến bộ" hơn những người khác mặc dù nghe nó từ lúc học cấp 2 đến lúc tốt nghiệp cử nhân.

Minh Nam, Hà Nội Tôi phải đọc hết ý kiến các bạn, rồi phải suy ngẫm chán, mới dám phát biểu vài dòng ý riêng. Chúng ta có thể tìm hiểu thời của Mác qua sách báo, hình ảnh còn lưu trữ. Đó là thời chủ nghĩa tư bản mới sơ khai, còn “hoang dã” [bóc lột thậm tệ công nhân], có hậu thuẫn của chính quyền.

Cứ coi công nhân VN hiện nay làm thuê cho tư bản nước ngoài khổ cực thế nào thì hình dung được một phần [họ đang đình công đó], nhưng coi những hình ảnh công nhân mỏ than Hongay dưới thời Pháp thuộc mới rõ hơn.

Ở VN dường như đang tái hiện một chủ nghĩa tư bản giai đoạn sơ khai, cố nhiên chưa thể dã man bằng thời Mác.

Dẫu sao, anh Minh Văn đã nhìn rõ sự bóc lột đang diễn ra ở Việt Nam và nói “cứ chống loại bóc lột trắng trợn [mà đứa trẻ cũng nhận ra] này là đã mang lại hạnh phúc cho nhiều người rồi.

Sống ở thời tư bản “hoang dã” đó, cái tài và cái tâm của Mác khiến ông đề ra được lý luận về giá trị thặng dư, và từ đó ông coi sự tư hữu các tư liệu sản xuất là nguốn gốc gây ra đau khổ cho người lao động làm thuê từ xưa tới nay. Ông chủ trương “xoá bỏ chế độ tư hữu” về tư liệu sản xuất. Lý luận về giá trị thặng dư được thực tiễn soi sáng, chinh phục được những đầu óc cách mạng nhất, lôi kéo được công nhân, thức tỉnh được lương tri. Hàng tỷ người thuộc nhiều thế hệ đã tin theo chủ nghĩa Mác, hàng triệu người đã chết cho lý tưởng của Mác... là điều có thể hiểu được.

Để hiểu thực chất chủ nghĩa Mác, ta cần nhằm vào phần cốt lõi của nó. Đó là phần “không thể sửa đổi” dù ai nói chủ nghĩa mác là “mở”, là “biện chứng”.

Theo cụ Hồ Ngọc Đại, nếu bộ Tư bản luận đồ sộ hàng ngàn trang mà bị rút bỏ đi một câu sau đây của Mác thì nó sẽ sụp đổ: Sức lao động sống là nhân tố duy nhất tạo ra lợi nhuận [chứ không phải tư bản, máy móc...].

Cũng vậy, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có mấy dòng này: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này: xóa bỏ chế độ tư hữu” [Mác và Ănghen. Tuyển tập 6 tập, Tập I. NXB Sự Thật, 1980, tr.559].

Chúng ta có điều kiện tìm hiểu hoàn cảnh công nhân thời Mác sống, nhưng Mác không hiểu gì, không dự đoán nổi tình hình xã hội sau khi chủ nghĩa tư bản bước qua thời kỳ hoang dã và thời kỳ tranh cướp thuộc địa [hai cuộc chiến tranh thế giới] để chuyển sang thời kỳ thịnh trị rực rỡ như hiện nay.

Xin nói ngay: thời cực thịnh của phong kiến VN - với vua Lê Thánh Tông - vẫn có vô số nghịch cảnh nơi dân chúng, nhưng đó vẫn là thời điểm huy hoàng nhất so với quá khứ. Mác dự đoán sai rằng CNTB sắp phát triển hết mức, sẽ đi vào thoái trào, và cách mạng vô sản sẽ thành công đồng loạt ở các nước tư bản phát triển nhất. Bất ngờ nó lại xảy ra và thành công ở nước Nga rất lạc hậu theo lý lẽ của Lênin.

Các nhà cách mạng ở các nước thuộc địa và lạc hậu “vồ” ngay lấy lý luận của Lênin vì họ không thể đợi cho chủ nghĩa tư bản ở nước mình phát triển cao “hết mức” mới tiến hành cách mạng vô sản.

Do vậy, sau chiến tranh thế giới II [1939-1945] một loạt nước lạc hậu khác - thậm chí chưa hình thành giai cấp công nhân, như Lào, VN – cũng thành công khi làm cách mạng XHCN [!].

Cướp chính quyền thì dễ hơn là bắt tay xây dựng cái gọi là CNXH. Trên thực tế, không một nước nào xây dựng thành công CNXH, mặc dù họ răm rắ! p làm theo Mác và Lênin: xoá bỏ giai cấp địa chủ và tư sản bằng bạo lực, công hữu hoá tư liệu sản xuất, xoá bỏ thị trường.

Trung thành nhất với “chủ nghĩa Mác – Lê nguyên thuỷ” là các vị Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Xêauxescu, Ponpốt... Có thể họ muốn làm điều tốt, nhưng khi thực hiện thì kết quả lại không tuân theo lý luận. Nguyên nhân? Chỉ cần nói bằng một câu: Họ đã dùng quyền lực mạnh để xoá bỏ khẩn cấp bóc lột và tư hữu khi chúng vẫn còn tác dụng tích cực trong xã hội.

Thời điểm hiện nay, có người còn theo Mác hay từ bỏ Mác [hoặc theo một phần, từ bỏ một phần] là chuyện bình thường, chỉ nên tranh luận ôn hoà và phải tôn trọng quan điểm của người đối thoại. Nếu dùng quyền lực cấm người ta phản bác Mác [hay bảo vệ Mác] là không phù hợp, thậm chí đó là việc làm của tín đồ cuồng tín.

Marxist Tôi xin quay lại diễn đàn lần nữa để trả lời câu hỏi của chị Linh [tôi đoán vậy do cách hành văn mềm mỏng và có vẻ nữ tính]. Cũng xin lưu ý với mọi người là nick Marxist và Marxism là hai người khác nhau, điều này thật thú vị vì trước nay tôi cứ tưởng trên BBC chỉ có mỗi mình tôi theo chủ nghĩa Marx [yếu thế quá] nhưng nay thấy cũng có nhiều đồng minh nên cũng vững tâm hơn.

Trở lại câu hỏi của chị Linh, câu hỏi của chị thực ra không khó trả lời tuy nhiên trước khi trả lời chị tôi cũng xin hỏi lại chị một câu "chị xếp Computer vào loại máy gì khi mà chúng ta vừa có thể chơi game, nghe nhạc, xem phim, gọi điện thoại ở trên đó?". Khác với các loại máy khác [tên gọi đồng nhất với chức năng] computer là loại công cụ "thông minh" một loại máy đa năng.

Cũng giống như vậy con người chúng ta sở dĩ khác với các loại động vật khác vì chúng ta là động vật xã hội, chúng ta tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau mà ở đó chúng ta đóng những vai trò khác nhau. Marx cho rằng "con người là một tổng hoà của các mối quan hệ xã hội". Chính vì thế khi nghiên cứu ông không đồng nhất TB, công nhân với một vài người cụ thể mà ông xem TB, công nhân không phải là nghề nghiệp mà là những quan hệ xã hội.

Để đánh giá sự vật hiện tượng chúng ta cần phải căn cứ vào hai mặt chất và lượng. Tôi sử dụng phương pháp của Marx nên cho rằng một con người không thể chỉ đơn thuần là nhà TB hay người CN mà anh ta có thể là người này vừa có thể là người! kia, CN có thể chuyển hoá thành nhà TB và ngược lại, nói vậy không có nghĩa là CN và nhà TB là đồng nhất với nhau. Cần xem xét về mặt lượng trong một con người thì quan hệ xã hội nào chiếm ưu thế cái "con người TB" trong anh ta hay "con người CN" trong anh ta sẽ chi phối nhiều hơn, tuỳ trường hợp cụ thể mà cùng một câu hỏi sẽ có câu trả lời khác nhau.

Còn Marx với tư cách là người nghiên cứu xã hội ông ta chỉ nêu lên những hiện tượng tất nhiên, không tập trung vào cái ngẫu nhiên để tìm ra quy luật phổ biến bao trùm lên toàn xã hội chính vì vậy ông mới phân chia XH thành những giai cấp.

Về mặt chất thì tôi cho rằng anh bạn của chị chưa phải là nhà TB được để có thể bóc lột giá trị thặng dư dù anh ta là "anh chàng tư hữu" như chị nói. Chị cần phải hiểu rằng không phải cứ tư hữu là thành nhà TB mà phải là "tư hữu về TLSX mang tính chất xã hội" Nếu chị có cái laptop không ai bảo chị là nhà TB cả dù chị có "tư hữu" và cái laptop cũng có thể coi là một TLSX nếu chị biết coding.

Năm ngoái tôi cũng định đến làm tại một công ty tin học [toàn sinh viên] do mấy người bạn thành lập có trụ sở tại khu đô thị Ciputra nên cũng ra vào đó vài lần có điều kiện quan sát những ngôi nhà trong khu vực này. Giá trị của các ngôi nhà đó thật lớn, số tiền lời mà anh bạn chị kiếm được quả thật rất lớn nhưng nguồn gốc của nó là do quy luật cung cầu một trong các quy luật kinh tế [chứ không phải là tất cả các quy luật kinh tế], mà học thuyết Marx nêu ra rất nhiều quy luật kinh tế chứ không phải là chỉ có quy luật về giá trị thặng dư.

Cuối cùng tôi muốn nói với những ai muốn phê phán Marx trước tiên hãy đọc Marx đi đã không ta lại phê phán những cái không phải của Marx rồi gán cho Marx thì sẽ gây ngộ nhận cho nhiều người khác. Còn nếu ngại đọc Marx vì thấy"oải quá" thì nên lập một học thuyết khác để cạnh tranh với Marx.

Nam Cao Bạn Linh, Moscow lại không chịu nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi đưa ra rồi. Muốn biết một Viện nghiên cứu đang làm gì có lẽ cách tốt nhất theo tôi là phải theo dõi các công trình của nó thay vì phỏng đoán.

Xin giới thiệu với bạn một bài ở địa chỉ //www.humanities.edu.ru/db/msg/51115 để tham khảo.

Nhằm giúp bạn khỏi mất thì giờ tôi xin tạm dịch luôn mấy câu đầu tiên của bài viết: “ Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Viện độc lập về các vấn đề xã hội và dân tộc [Viện Mac – Lênin cũ] đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận với hai nghìn người tham gia để tìm hiểu xem người Nga nào là chính trị gia vĩ đại nhất trong thế kỷ qua. Chiếm vị trí thứ nhất là V. Lê nin, tiếp theo là I. Stalin, Iu. Andropov, A. Sakharov, còn đứng vị trí cuối cùng trong số năm người dẫn đầu là P. Stolypin. Kết quả rất đáng lưu ý ở chỗ bốn trong năm chính trị gia này thuộc về các nhà lãnh đạo quốc gia của chế độ độc tài [cộng sản], trong khi đó nhà hoạt động xã hội theo khuynh hướng tự do thì rõ ràng nằm trong thiểu số.”

Linh, Moscow Cảm ơn bạn Nam Cao ! Bây giờ tôi hỏi nhà tù Hỏa Lò chắc bạn sẽ chỉ cho tôi đến Hanoi tower chứ gì . Bạn có biết giữa cái nhà từ và cái khách sạn ấy có gì chung không? Cái … địa chỉ. Trong khách sạn không có tù nhân đâu bạn ạ.

Tôi gửi cho các bạn site ”viện Mác Lenin” của Nam Cao cho các bạn cùng tham khảo nhé. //www.riisnp.ru/contents1.htm Bạn Marxism thật “hoành tráng”! Tôi có câu hỏi giá trị thặng dư còn để để ngỏ, xin đề nghị tặng huân chương cho người trả lời thuyết phục nhất!

Nam Cao Gửi bạn Linh, Moscow một số thông tin để bạn tham khảo. Viện Mác-Lênin được thành lập vào tháng 10 năm 1931 trên cơ sở hai Viện Lênin và Viện Mác- Ăng ghen.

Trước tháng 3 năm 1956 nó còn có tên gọi là Viện Mác- Ăng ghen – Lênin. Cuối tháng 8 năm 1991 xảy ra sự kiện cấm Đảng CS Liên xô hoạt động. Cho nên ngày 31 tháng 10 năm 1991 Viện Mác-Lênin phải đổi tên thành Viện độc lập về các vấn đề xã hội và dân tộc [Russian Independent Institute of Social and Nationalities Problems], và hiện nay địa chỉ của nó vẫn là Số 4 phố Wilhelm Pik, Moscow.

Có lẽ bạn nên dành chút thời gian nghiên cứu về lịch sử nơi mình đang sống và nhất là khi bạn dự định có ý kiến về nó.

Marxism Trong các bác có ai làm được một học thuyết mới không mà cứ đi bôi nhọ học thuyết của những người đi trước. Tôi thì thấy Marx quá xuất sắc khi giải thành công bài toán lịch sử mà từ trước tới giờ chưa từng ai làm được.

Trong bài toán ấy, Ông đã khắc tên mình vào lịch sử một cách thật vĩ đại, cùng với bao nhiêu lãnh tụ thiên tài, để rồi cho bao nhiêu kẻ thù của ông phải sợ hãi. Tôi đề nghị, Tặng thưởng cho Marl một huân chương cao quý nhất thế giới. Vì ông đã làm cho nhân dân tiến bộ thế giới một con đường đi mới.

Phan An, Nghệ An Tôi là người không hiểu sâu về tư tưởng Marx-Lênin, tôi chỉ có mấy ý kiến theo cảm nhận. Hôm xem chương trình "Người đương thời" trên truyền hình VN nói về vị bác sỹ nối tiểng không chỉ VN mà cả trên quốc tế, Nguyễn Đông A.

Trong bài phỏng vấn ông có nhắc đến những câu chân ngôn của Lênin mà có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về cuộc sống và làm khoa học ông. Xin nói thêm vị bác sỹ này cũng đã từng phải đi cải tạo vì là 'ngụy quyền' thế nhưng bỏ qua điều đó ông hết sức mình đóng góp tài năng cho đất nước.

Chỉ chi tiết này thôi tôi tin rằng tư tưởng Marx-Lênin thực sự có chân lý khoa học và có sức sống. Tôi rất hy vọng tư tưởng này sẽ mang lại những giá trị cao cho cuộc sống loài người.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển XH ở VN và trên thế giới cho thấy niềm tin vào tư tưởng Marx-Lênin đã lung lay. Vì sao? Tôi nghĩ không có cái gì là tuyệt đối là vô địch và bất biến. Tất cả những lý luận cao siêu đến mấy đều phải căn cứ vào thực tế nếu không sẽ là mọt sách, mù quáng.

Cách đây không lâu tôi có đọc một số bài viết và diễn văn vẫn có khẩu hiệu "CN Marx-Lênin vô địch!" Tư tưởng Marx-Lênin có ý nghĩa rất lớn cho đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thời bấy giờ. Nhưng vì chúng ta đã quá lạm dụng vào lý luận Marx-Lênin cho đến thực tiễn phát triển xã hội bây giờ, chúng ta đã biến lý luận Marx-Lênin thành chủ nghĩa cuộc sống. Tôi muốn nhấn mạnh tư tưởng, lý luận Marx-Lênin chứ không phải là chủ nghĩa XH loài người.

Marx, Lênin cũng chỉ là những nhà khoa học lớn trong những nhà khoa học lớn. Chúng ta hãy xem tư tưởng Marx-Lênin như những bài học khoa học bổ ích, ngoài ra cùng với phát phát triển vận động XH không ngừng, chúng ta hãy học thêm những tư tưởng tiến bộ khác, bổ sung nhưng cũng không chấp nhận những khiếm khuyết và lạc hậu của tư tưởng Marx-Lênin theo thời đại. Không nhất nhất luôn cứng nhắc sự soi sáng đường, kim chỉ nam của tôi là chủ nghĩa Marx-Lênin.

Trương Khởi Theo tôi chủ nghĩa Marx giống như một viên thuốc đắng bọc đường đã làm chết lên, chết xuống những con bệnh dùng nó ở Nga và Đông Âu. Người ta không còn dùng nó từ gần 20 năm rồi, thực tế đã được kiểm chứng rõ ràng, không nên bàn cãi về công thức bào chế ra nó làm gì. Nếu VN vẫn còn bị thứ thuốc "quá đát" này hành hạ, thì cứ việc đặt VN lên bàn mổ, tìm mọi cách tẩy uế độc chất Marx cho kịp thời, chờ các bạn bàn cãi xong chỉ tên lang băm hưởng lợi, mà kéo dài đau khổ cho dân mình thôi.

Tuấn Khoa, Houston Câu hỏi của bạn Linh ở Moscow làm tôi nhớ đến câu hỏi mà thầy tôi ra trong một lớp học kinh tế ngày xưa. Bọn sinh viên chúng tôi không ai trả lời được, thầy tôi cũng không chịu giải đáp mà chỉ nói ngày nào các anh ra trường đi làm sẽ trả lời được câu hỏi này.

Tôi dốt đặc cán mai về kinh tế nên hai mươi năm nay ù ù cạc cạc cứ nghĩ ông cũng chả có câu trả lời nên ậm ừ, ba que sỏ lá chơi mình. Câu hỏi được giả thuyết xẩy ra giữa biên giới Mỹ và Canada, để VN hóa trong diễn đàn VN, tôi xin được đổi thành xẩy ra giữa biên giới Việt-Trung cho dễ tượng hình và xin lấy bạn Linh làm thí dụ.

Khi hai nước Việt-Trung thuận hoà, chính phủ hai nước đều đồng ý một đồng Nhân Dân Tệ ăn một đồng VN. Khi hai nước có những bất đồng, Trung Hoa tuyên bố một đồng Nhân Dân Tệ ăn mười đồng VN. Chính phủ VN tức mình tuyên bố lại một đồng VN ăn mười đồng Nhân Dân Tệ. Bạn Linh sinh sống ngay đường biên giới Việt-Trung có một đồng VN trong túi, liền đổi ngay thành mười đồng Nhân Dân Tệ, đi bộ qua Trung quốc ăn một tô mì hết chín đồng rồi đổi một đồng Nhân Dân Tệ còn sót lại sang mười đồng VN. Bạn Linh về VN ăn tô phở hết chín đồng và đổi một đồng VN sang mười đồng Nhân Dân Tệ để hôm sau qua Trung quốc ăn mì tiếp.

Ông chủ tiệm mì và chủ tiệm phở không lỗ, bạn Linh được ăn mì và phở miễn phí, xin hỏi ai lỗ trong vụ này?

Pinochio, Houston Mặc dù luôn được điểm cao trong các môn chính trị hay triết học Mác - Lênin nhưng tôi xin thú thật rất mù tịt về những cái lý thuyết hay tư tưởng này.

Tôi sinh ra không phải để làm nhà chính trị hay triết học nên tôi không thích nó, học thuộc lòng để có điểm cao theo yêu cầu của trường là xong rồi.

Tôi chọn con đường khoa học và chỉ thấy rằng : lý thuyết của Mác - Ănghen chắc chắn là hay, không thể tệ đối với những người như tôi vì họ cũng là những người có học thức cao và đã bỏ rất nhiều năm công sức để viết ra nó.

Nếu lý thuyết này không hay thì làm sao nó thuyết phục được nhiều dân tộc đi theo mà trong đó có Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam. Nhưng dường như lý thuyết này không tưởng ở phần sau [phần tương lai - tôi gọi thế], nó đòi hỏi con người trong xã hội phải đạt đến sự giác ngộ [tự giác] cao độ như các thánh, các bồ tát trong tôn giáo.

"Làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu", tôi nhớ không lầm thì trên thế giới cũng có nước đã thử việc này [nếu tôi nhớ không lầm thì là Thụy Điển]: họ đã cho phép công dân của họ sử dụng tiền an sinh xã hội thoải mái [hưởng theo nhu cầu] và họ trông chờ những người này làm việc đền bù trở lại [làm theo năng lực]; nhưng than ôi, con người sinh ra thì có người làm biếng và có người siêng năng và ai ai cũng so sánh và ganh tỵ.

Do vậy không ai muốn phải đi làm cực nhọc trong khi người khác lại đi chơi thoải mái mà cũng hưởng quyền lợi như nhau. Kết quả là Thụy Điển đã phải chấm dứt chương trình thử nghiệm này sau vài năm [vì ngân sách bị cạn kiệt].

Qua đó tôi kết luận là lý thuyết Mác - Ănghen rất hay nhưng không thực tế, nó tương tự như một số chủ nghĩa không tưởng ở Châu Âu trứoc đó.

Linh, Moscow Chào các nhà Marxists-Leninists. Ở Moscow, quê hương cách mạng tháng 10 tìm mãi mà tôi không thấy được viện Mác-Lenin nằm ở đâu cả.

Tôi có câu hỏi về giá trị thặng dư không tự trả lời được đành qua BBC nhờ các bạn tư vấn giúp. Số là thế nay : hai năm trước anh bạn tôi có mua một căn hộ ở Ciputra – Hà nội. Thời giá hồi đó là 10 triệu đồng/mét vuông, nay đã là 12 triệu. Căn hộ 100 m sau khi bán đã đêm lại thặng dư là 200 triệu đồhg.

Tôi cứ băn khoăn : anh này, 1 nhà tư hữu - bóc lột ai mà được hưởng giá trị thặng dư và có thể coi một cách phổ quát GTTD là kết quả bóc lột sức lao động giai cấp vô sản từ phía “bọn” tư bản hay không. PS : tôi được biết một số nhà sưu tầm nghệ thuật và đồ cổ cũng có lo lắng tương tự.

Văn Tú Tôi cũng đã học đầy đủ 5 môn lý luận chính trị và thấy bạn Bình Minh có lý khi nói rằng nó là quá nhiều, thực sự nó làm cho tôi không còn nhiều thời gian để học các môn còn lại.

Theo tôi chỉ nên học khoảng 2 môn bắt buộc là triết học Mác Lê Nin và tư tưởng HCM còn 3 môn còn lại là tự chọn nếu như muốn tìm hiểu thêm.

Tuy nhiên tôi không đồng ý với bạn Bình Minh về những lý luận của bạn về sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thanh niên lớn lên là phải hiểu quan điểm, đường lối, chính sách lãnh đạo của nhà nước. Ở nước ta các quan điểm này dựa trên CN Mác và tư tưởng HCM. Mặt khác lời lẽ của bạn rất khiếm nhã khi bàn về Đảng và CN Mác lênin chứng tỏ trình độ nhận thức của bạn còn rất hạn chế. Bạn nên đem bài vở ra học lại để bù vào những ngày trốn học để hiểu rõ hơn về quan điểm đường lối của Đảng.

Giấu tên Không ai có bằng chứng đa số trong số 82 triệu dân thường VN có theo Mác hay không? Việc sau cùng này không thể ngã ngũ trừ khi có một cuộc trưng cầu dân ý xem họ muốn theo Mác hay theo A-đam Xì-mít [Adam Smith] là ông tổ chủ nghĩa tư bản hay ông A-lan Gờ-rin-xì-pan [Alan Greenspan] là người uy tín nhất nhì hiện nay về kinh tế thị trường, chứng khoán thả nổi, chính phủ không can thiệp trực tiếp vào kinh tế và nhất là không "làm kinh tế".

Mác chống tư bản là chống tư tưởng của ông A-đam Xì-mít [95 tuổi già hơn Mác], chứ đâu chống ông A-lan Gờ-rin-xì-pan [108 tuổi trẻ hơn Mác]?

Chính ông A-lan Gờ-rin-xì-pan cũng đâu có đồng ý với rất nhiều điều trong tư tưởng của ông A-đam Xì-mít?

Câu hỏi bây giờ phải là, Mác và A-lan Gờ-rin-xì-pan, ai đúng, ai sai? Dân thường VN chọn ai, lối hoạt động kinh tế nào, [1] thị trường do 2 triệu đảng viên ĐCSVN kiểm soát, đảng viên làm giám đốc tổng công ty, tiền lổ hiện nay hàng năm mấy chục ngàn tỉ đồng, hay [2] do 84 triệu người cùng kiểm soát qua việc thả nổi thị trường, chính phủ thôi không "làm kinh tế" nữa, tư hữu hóa tất cả các công ty quốc doanh do đó các công ty này dù có lổ thì nhân dân không gánh, và có lời thì nhân dân hưởng lợi từ tiền thuế?

Nếu nhân dân Việt Nam được lựa chọn thì chắc chắn họ sẽ chọn phương án [2] kể trên, vì ai cũng muốn lợi nhuận chứ không ai muốn bù lỗ cho hoạt động họ không có sự kiểm soát, lợi ích nào.

Ai muốn tăng cường các chi phí xã hội cũng sẽ chọn phương án [2], vì rõ ràng lúc đó chính phủ sẽ có thêm hàng chục ngàn tỉ đồng vừa tiết kiệm khỏi bù lổ vừa nhận tiền thuế, do đó tha hồ mà cất trường học, bệnh viện.

Rõ ràng, nếu không cho trưng cầu dân ý về việc cải tổ hệ thống kinh tế thì chỉ có cách giải thích duy nhất là 2 triệu đảng viên không hề vì 82 triệu nhân dân, mà chỉ vì chính họ mà thôi.

Marxist Chào anh Minh Văn và các anh chị, tôi lại có vài lời muốn trao đổi với anh. Theo tôi hiểu thì bài viết của anh muốn "giải độc" cho những người ngộ nhận tin vào CN Marx một cách mù quáng, chọn con đường tín điều.

Anh cho rằng "Marx đã quên đi không tính "giá trị" của việc doanh nhân phải chấp nhận rủi ro bị mất tài sản nếu thua lỗ, giá trị từng thời của số vốn được bỏ ra đầu tư, giá trị của công việc quản lý và lãnh đạo, giá trị của "tài" hoạch định chiến lược, giá trị của sức sáng tạo để cạnh tranh, giá trị của những hi sinh đời sống cá nhân, những "mất ăn mất ngũ" khi doanh nghiệp gặp vấn đề. Không có các giá trị đó, doanh nghiệp không thể tồn tại được.

Muốn nói với anh rằng Marx không hề quên những điều ấy, ông ta là một nhà bác học không thể không nhìn ra những điều mà những người bình thường chúng ta nhìn thấy. Bản thân Engels người bạn đồng tác giả của CN Marx cũng là một chủ doanh nghiệp nên họ không thể không biết những điều này.

Chủ nghĩa Marx là một hệ thống nên muốn hiểu được học thuyết của Marx phải nghiên cứu trên toàn bộ hệ thống.Marx nghiên cứu những quy luật phổ biến của nền sản xuất TBCN để giải thích cơ cấu vận động của nền KTXH chứ không tập trung vào những biểu hiện cụ thể.

Phương pháp quán triệt toàn bộ tác phẩm" tư bản" là phương pháp trừu tượng hoá. Những ví dụ về lương của công nhân ông ta dùng để giải thích một cách dễ hiểu cho những người công nhân

Marx chia ra làm hai loại là giác ngộ giản đơn và giác ngộ lý tính. Những người giác ngộ giản đơn không nhiều về CN Marx, cái cần đối với họ mà CN Marx mang lại là những quyền lợi sát sườn, còn những người giác ngộ lý tính phải hiểu Marx một cách hệ thống. Mỗi luận điểm có thứ bậc nhiều tầng. Để hiểu Khái niệm "bóc lột" không nên hiểu là một vài nhà TB bóc lột vài người công nhân trong nhà máy của họ mà phải hiểu ở tầm vĩ mô là toàn thể giai cấp tư sản bóc lột toàn thể giai cấp công nhân

Dù có một vài nhà tư sản phá sản thì số giá trị thặng dư mà họ mất đi cũng chạy vào túi những nhà TB khác chứ không vào túi của ai khác.

Là một người Marxist sống trong thời đại ngày nay tôi xin thừa nhận rằng cả quá trình quản lý và tiếp thị tiêu thụ sản phẩm cũng tạo ra giá trị thặng dư nhưng về nội dung chủ yếu của giá trị thặng dư thì nó vẫn là sản phẩm của những người công nhân không có TLSX làm thuê cho nhà TB tạo ra.

TLSX vốn chính là lao động trong quá khứ được tích luỹ và "cứng hoá" , lao động đó phải là tài sản chung mà mọi người trong xã hội đều có quyền thụ hưởng vì nó là thành quả của người xưa.

Luật pháp tư sản đã hợp pháp hoá nó để cho một số nhà TB chiếm dụng từ đó tạo ra quyền định đoạt và chi phối sản xuất,lưu thông bởi một nhóm người thiểu số. Cho nên hiện nay mới có tình trạng hơn 80% tài sản thế giới tập trung vào tay 10% của dân số thế giới.

Dù có tài năng cách mấy thì nhóm dân số [thiểu số] này cũng không thể tạo ra số của cải lớn đến như vậy.

Sản xuất vốn đã mang tính chất xã hội hoá rất! cao, đó là sự tham gia đóng góp của nhiều người nhưng lại có một số ít được hưởng thành quả chung. Giá mà nhà TB trả cho CN luôn rẻ hơn so với sức lao động mà họ bỏ ra vì đó chính là lợi thế của nhà tư bản, không ai từ bỏ lợi thế của mình.

Còn việc anh cho rằng "chính quyền không phải là công cụ của giai cấp" thì mời anh tham khảo bài viết" Lũng đoạn chính sách" cũng đăng trên BBC Việt ngữ của anh Nguyễn An Nguyên một người có chuyên môn về kinh tế đang sống tại "thành trì của thế giới tự do", tôi cũng không dám nói nhiều.

Nam, Hà Nội Tôi thật sự không hiểu tại sao có người lại phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa Mác như thế được? Tôi chỉ là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi cũng được học chủ nghĩa Mác. Tôi không phải là tín đồ của chủ nghĩa Mác nhưng tôi thấy chủ nghĩa Mác vẫn có giá trị rất lớn về mặt lý luận, không thể phủ nhận hoàn toàn theo như luận điểm của bác được.

Mặc dù sau hơn 150 năm ra đời và tồn tại, chủ nghĩa Mác có nhiều điểm đã bị tụt lại so với thời đại, nhưng có những giá trị nó vẫn còn nguyên vẹn, và hình như bác cố gắng dùng lời lẽ để vùi đi những giá trị đó.

Bác lấy chuyện mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ không thể sinh ra tư sản để bác bỏ lý luận về đấu tranh giai cấp là sai lầm.

Trong lý luận của Mác không hề bảo là sự đấu tranh của hai giai cấp sẽ sinh ra giai cấp mới, trong khi bác muốn "bắt bẻ" là vì sao giai cấp tư sản ra đời. Giai cấp tư sản ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển khoa học kỹ thuật làm cho thúc đẩy sản xuất ở các công xưởng phát triển.

Sự hình thành giai cấp tư sản đã làm phát sinh ra mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Và từ mâu thuẫn này thì chế độ tư bản, chế độ mà bác đang sống trong đó, ra đời, và xoá bỏ chế độ phong kiến,là phương thức sản xuất lạc hâu hơn, không phù hợ! p với lực lượng sản xuất tiến bộ.

Bác bảo sự biến thiên của cung và cầu đã tạo ra xã hội tư bản trong lòng xã hội phong kiến, như thế là không chính xác. Chính sự phát triển khoa học kỹ thuật vũ bão đã khiến cho lực lượng sản xuất phát triển, và chính điều này đã tạo ra giai cấp tư sản.

Bác hoàn toàn có thể đọc điều này trong lý thuyết kinh tế chính trị CỦA MÁC, và trong chủ nghĩa Mác thì vấn đề này không đề cập đến nhiều về mặt kinh tế, mà chỉ đề cập về mặt lý luận chung cho con người.

Còn vấn đề sai sót thứ hai của chủ nghĩa Mác mà bác bảo thì tôi công nhận là nó không đúng trong thời kỳ hiện nay nữa, khi mà công bằng văn minh xã hội đã được nâng cao. Tuy nhiên, hãy xem vào thời của Mác, cách đây hơn 150 năm xem? Bác hẳn biết người công nhân bị bóc lột thế nào khi phải làm việc 10-14 tiếng/ngày, hay cả trẻ em mới 13-14 tuổi cũng bị tống xuống hầm mỏ để làm việc. Đó không bóc lột là gì? Họ thậm chí còn không đủ ăn khi làm kiệt lực như vậy, vậy mà bảo là không bóc lột ư? Họ không có quyền dân chủ là bao, tư liệu sản xuất ko có, thấp cổ bé họng, không làm những người đó chết chắc.

Nếu mà bác có lý luận khác giải thích ĐÚNG NHẤT sự bóc lột thời đó, mời bác đưa ra cho mọi người luận bàn.

Còn về vấn đề thứ ba mà bác đưa ra, tôi thấy ý kiến của bác không rõ ràng lắm. Nhưng hãy quay lại quá khứ xem, nhà nước phong kiến không là công cụ của giai cấp phong kiến à? Nhà nước tư bản thời kỳ đầu và nhà nước đế quốc không là công cụ của giai cấp tư sản à?

Nếu bác trả lời KHÔNG, xin hỏi: nhân dân Pháp có ỦNG HỘ hay ko khi Pháp sang xâm chiếm Việt Nam? Bao nhiêu cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam đã nổ ra ở Mỹ? Đem quân đi xâm chiếm nước người, trong khi dân nước mình phản đối, thế chính quyền không là công cụ thì là gì? Nhân dân đâu được lợi, chỉ có các công ty, các nhà chính trị gia là hưởng lợi thôi.

Tôi không nghiên cứu sâu về chủ nghĩa Mác, nhưng tôi tôn trọng những giá trị nó đã đem lại. Tất nhiên là không có cái gì tuyệt đối, thế mới cần bổ sung. Nhưng theo kiểu bác thì tôi hoàn toàn phản đối.

Marxist Thưa anh Minh Vân, Marx chưa bao giờ coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất để phát triển xã hội và cũng không hề nói đấu tranh giai cấp đẻ ra xã hội tư bản công nghiệp vì ông ta là người duy vật dùng vật chất để giải thích tinh thần và dùng hiện tượng kinh tế để giải thích hiện tượng xã hội.

Những người phê phán Marx hoặc là phê phán câu chữ của Marx mà bất chấp không cần biết ông ấy nói điều đó ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào, hoặc là phê phán những người thực hành lý thuyết của ông ta đã thất bại.

Cuối cùng tôi chỉ xin nhắc lại một câu nói của Lenin "Linh hồn của chủ nghĩa Marx là phân tích tình hình cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng ta hoàn toàn không coi lý luận Marx là một cái gì đã hoàn hảo, bất khả xâm phạm. Ngược lại chúng ta tin chắc rằng nó chỉ đặt nền tảng cho một nền khoa học mà những người XHCN cần thúc đẩy phát triển hơn nữa về mọi mặt nếu như họ không muốn lạc hậu với cuộc sống".

CN Marx là hệ thống mở chứ không đóng như anh nghĩ đâu. Cá nhân tôi là người trung thành với tư tưởng của Marx chứ không trung thành với câu chữ của Marx, xin tiếp thu những điều đúng trong bài viết của anh để phát triển nó.

Nam Bắc Trung Bài này rất thời sự đối với việc tranh luận về bóc lột ở Việt Nam. Tác giả cũng đã tranh luận rất khéo léo đối với những người cứ tiếp tục cho rằng nhà nước ở Mỹ Anh Pháp... chỉ đại điện cho giai cấp tư bản bóc lột mà quên rằng quyền lợi của các giai cấp ngày nay đã đồng nhất ở nhiều mặt. Khái niệm "phòng họp" rất hay.

Tuấn Khoa, Houston Nếu tôi có cơ hội gặp Thượng đế, tôi sẽ méc thượng đế ông Các Mác tội tính xây thiên đường trong trái đất để cạnh tranh hầu không ai thèm lên trên đó gặp ngài làm gì. Nếu tôi có gặp ông Các Mác tôi sẽ hỏi ông viết cái lý thuyết này cho các thiên sứ dùng hay cho người trần mắt thịt của chúng ta dùng.

Tôi xin có một đề nghị với các ngài thích ngồi bàn cãi lý thuyết cộng sản một điều cốt lõi là lý thuyết nào viết cũng đẹp cả, nhưng khi ứng dụng là do con người tham sân si của chúng ta điều hành do đó ai cũng muốn làm cái việc cao cả là lấy tài sản và phân chia tài sản. Còn người được chia của lúc nào cũng đoi đói, ngáp ngáp, xanh sao sống vật vờ qua ngày thôi. Xin đừng có vỗ ngực tự phong đi giải phóng người.

DP Tôi là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường,và đang được tiếp thu những điều vô cùng phản khoa học mà Marx đã đề ra.

Tôi xin nói về vấn đề "lý thuyết mở". Cho đến bây giờ chưa có 1 bằng chứng nào chứng tỏ vật chất là cái có trước như Marx đã kết luận. Đây vẫn là vấn đề tranh cãi và cần được bổ sung thêm để chứng minh. Vậy tôi xin hỏi, Marx đã có bằng chứng nào chứng minh được điều đó chưa?

Thuyết duy tâm khi vào trong hệ thống triết học Marx đã bị nhào nặn thành 1 hình thức mê tín,nhưng tôi tự hỏi,liệu Marx có mê tín không khi cũng dám kết luận vật chất có trước?

Tất cả những lập luận của Marx khi phát biểu lên nghe rất vui tai, và chỉ có thể phù hợp cho những người không có khả năng suy nghĩ. Nó hoàn toàn không phù hợp cho 1 người trí thức, có suy nghĩ, biết lập luận phản biện lại.

Chủ Đề