Chế độ tập thể lãnh đạo là gì năm 2024

- Tập thể lãnh đạo là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng. Tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo là gốc, là cái có trước, cơ quan lãnh đạo có nghị quyết [NQ], tiếp đó, phân công cá nhân phụ trách tổ chức thực hiện từng phần công việc. Tập thể lãnh đạo ra NQ đúng là cơ sở để cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, cá nhân không đóng vai trò thụ động. Cán bộ, đảng viên có năng lực, năng động, sáng tạo thì NQ của tập thể lãnh đạo mới trở thành hiện thực. Hơn nữa, qua hoạt động thực tiễn còn có thể góp phần xây dựng và hoàn thiện đường lối, NQ của Đảng. Khi bàn bạc, quyết định chủ trương phải nhấn mạnh vai trò tập thể lãnh đạo.

Ảnh minh họa

Khi tổ chức thực hiện cần nhấn mạnh vai trò cá nhân phụ trách. Chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ cá nhân phụ trách kết hợp, bổ sung cho nhau, không loại trừ nhau. Phải kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách mới có thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát hiện và sử dụng cán bộ giỏi, loại bỏ cán bộ chỉ khéo nói mà không có năng lực thực hiện. Nếu chỉ nhấn mạnh vai trò tập thể lãnh đạo, coi nhẹ vai trò cá nhân phụ trách sẽ dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm. Ngược lại, chỉ nhấn mạnh vai trò cá nhân, đề cao một chiều quyền thủ trưởng, coi nhẹ tập thể lãnh đạo sẽ dẫn tới gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.

Giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo chủ yếu trên hai lĩnh vực: quyết định những vấn đề thuộc đường lối, chiến lược, chủ trương, chính sách, phương hướng nhiệm vụ chính trị và những vấn đề quan trọng thuộc công tác tổ chức, cán bộ. Tập thể lãnh đạo được thực hiện ở các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định: đại hội đại biểu toàn quốc, đại hội đại biểu đảng bộ các cấp, ban chấp hành đảng bộ các cấp, ban cán sự, đảng đoàn, chi bộ và đảng bộ cơ sở. Tuân theo nguyên tắc đó bảo đảm cơ quan lãnh đạo đưa ra được những quyết định chính xác do phát huy trí tuệ tập thể, qua đó tăng cường đoàn kết thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng, ngăn ngừa những quyết định sai lầm do bệnh chủ quan của cá nhân và tệ gia trưởng, độc đoán chuyên quyền gây ra.

Cần đề cao trách nhiệm cá nhân. Cấp ủy sau khi đã quyết định chủ trương cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm rõ ràng đi đôi với trao quyền hạn và tạo điều kiện đầy đủ để cá nhân có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tập thể có cơ chế kiểm tra, giám sát nhưng tôn trọng quyền chủ động của cá nhân điều hành công việc trong khuôn khổ đường lối, chủ trương đã có, không can thiệp vụn vặt.

Một khi NQ đã được thông qua, cá nhân phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, muôn người như một, ý chí và hành động thống nhất. Đã hành động, phải tuân theo một người chỉ huy, không thể “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thủ trưởng cơ quan là người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở một đơn vị, một lĩnh vực công tác, dựa trên NQ của tập thể cấp ủy. Tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Tuân theo nguyên tắc đó sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng như NQ Trung ương 4 [khóa XI] đã đề ra.

[TUAG] - Từ ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là nguyên tắc tối quan trọng trong xây dựng Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền ở nước ta, nguyên tắc tập trung dân chủ có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cũng có thể nhìn nhận, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách vừa là một nguyên tắc trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vừa là một nội dung, một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung". Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách góp phần xây dựng Đảng vững mạnh trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Do đó, phải hiểu và làm đúng, đầy đủ toàn diện nguyên tắc này là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mọi cấp ủy đảng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo không tập thể thì dẫn đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, mất dân chủ. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ, nhiều sãi không ai đóng cửa chùa, cũng hỏng việc. Từ đó, Người khẳng định: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung". Và Người coi tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là chế độ lãnh đạo dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phòng ngừa cách hiểu máy móc, hình thức chủ nghĩa về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Theo Người, không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người có thể giải quyết được cũng đem ra bàn mới là tập thể lãnh đạo, đó là hiểu một cách máy móc. Song, việc nhỏ nhưng quan trọng vẫn cần tập thể quyết định. Vì sao tập thể lãnh đạo là dân chủ? Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Gộp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề được thấy rõ mọi mặt. Những việc đã bàn kỹ, quyết định theo tập thể rồi thì phải giao cho cá nhân phụ trách, tránh sự đùn đẩy, tranh công đổ lỗi cho nhau. Người cầm quyền, người lãnh đạo là được dân ủy quyền. Họ sử dụng quyền lực được ủy thác, nhưng lại cứ tưởng là quyền lực của cá nhân, bắt người khác phải phục tùng kể cả những quyết định sai, đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là cách làm phản dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác phong chuyên quyền, độc đoán trong cán bộ, đảng viên ta. Người chỉ rõ quan liêu, độc đoán, chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, là kẻ thù của dân chủ, nhưng lại là căn bệnh dễ mắc phải của lãnh đạo. Nguyên nhân sâu xa của căn bệnh ấy là do cán bộ xa dân, thiếu niềm tin ở quần chúng, đồng thời những cán bộ đó cũng chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc theo cơ chế dân chủ, không sẵn sàng chịu sự kiểm tra, giám sát, phê bình trực tiếp của dân. Đặc biệt, họ chưa đủ năng lực làm chủ bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình trước dân, trước pháp luật. Do không trung thực, thiếu hiểu biết mà một số cán bộ dùng mệnh lệnh thay cho việc lắng nghe ý kiến của dân, cưỡng bức dân thay cho động viên, tổ chức dân thực hiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở "bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến kết quả là hỏng việc", và thực hành dân chủ rộng rãi cũng là cách chống quan liêu tích cực. Để chống quan liêu, xây dựng tác phong dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi một người phải quán triệt và thực hiện theo "đúng đường lối Nhân dân với 6 điều là: [1] Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết; [2] Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; [3] Việc gì cũng bàn với Nhân dân, giải thích cho Nhân dân hiểu rõ; [4] Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước Nhân dân và hoan nghênh Nhân dân phê bình mình; [5] Sẵn sàng học hỏi Nhân dân; [6] Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo". Chủ tịch Hồ Chí Minh coi 6 điều trên là 6 bài thuốc chống bệnh quan liêu, trong đó Người đã 8 lần chỉ ra vị thuốc cơ bản của mỗi bài thuốc chính là Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chống bệnh quan liêu của cán bộ bằng Nhân dân, qua con đường thực hành dân chủ với Nhân dân. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu cán bộ phải tự phòng bệnh và biết tự chữa bệnh quan liêu của chính bản thân mình bằng cách "đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở" để "hỏi dân, học dân và hiểu dân", để "học cách so sánh của Nhân dân", "so đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học". Cán bộ đi cơ sở cần phải "óc nghĩ, mất trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm", phải năng động, xông xáo nắm bắt tình hình để mà lập chương trình, kế hoạch. Chứ không phải "đóng cửa lại viết chương trình, lập kế hoạch rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo",v.v.. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, xây phải luôn đi đôi với chống, xây để mà chống và chống để mà xây - xây dựng tác phong lãnh đạo dân chủ để chống lại lối lãnh đạo quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Lãnh đạo theo lối dân chủ là văn hóa, lãnh đạo theo lối quan liêu, độc đoán, chuyên quyền là phản văn hóa. Sự khác nhau của hai cách lãnh đạo trên là ở chỗ có nhận thức đúng hay không các nguyên tắc dân chủ cốt lõi trong văn hóa lãnh đạo.

Sự thật

Chế độ lãnh đạo là gì?

Chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.

Tập thể lãnh đạo nhà trường gồm những ai?

Cụ thể, trường học sẽ gồm có 3 vị trí [thay vì 2 vị trí như trước đây] gồm: chủ tịch hội đồng trường; hiệu trưởng; phó hiệu trưởng.

Tập thể lãnh đạo mở rộng gồm những ai?

Bước 2: Hội nghị lãnh đạo đơn vị mở rộng. Thành phần bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị; tập thể Chi ủy [hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ]; người đứng đầu các phòng thuộc đơn vị; trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là gì?

Sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân là nguyên tắc bất biến, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi, bảo đảm cho lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước ...

Chủ Đề