Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

  • 22:12 ,30/08/2012

 - Vừa rồi tôi gắn thêm card đồ họa Geforce 2 MX400 64 MB có ghi chữ DDR vào máy tính dùng dùng mainboard Foxconn G33/G31 MV- K, CPU Intel E2220 2.4 GHz, 1 GB RAM DDR2, Windows 7 SP1 32 bit,… nhưng màn hình không có tín hiệu, giống như là khi tắt màn hình. Phải chăng là do card đồ họa này không tương thích với mainboard? Tôi định nâng cấp lên card đồ họa 500 MB để chơi game nhưng không biết chọn loại nào? [email protected]

 Mainboard trong máy tính của bạn tích hợp khe cắm card đồ họa PCI Express X16, trong khi card đồ họa Geforce 2 MX400 64 MB là loại chuẩn giao tiếp AGP. Chính vì vậy, chúng không thể dùng chung được với nhau. Việc lắp sai (nhầm) card đồ họa có thể làm cháy mainboard hoặc card đồ họa, vì điện thế của khe cắm card đồ họa trên mainboard khác với điện thế định mức ở các điểm tiếp xúc của mạch điện trên card đồ họa. Đối với mainboard này, bạn mua card đồ họa PCI Express X16 dung lượng 512 MB hoặc 1 GB để cắm vào, giá khoảng từ 500.000 đồng. Chữ DDR, hoặc DDR2, DDR3, DDR5 trên card đồ họa cho biết loại bộ nhớ RAM dùng làm bộ nhớ của card đồ họa.

Tôn Gia Quyền

Mainboard là một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên máy vi tính. Mainboard chịu trách nhiệm kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy, vì vậy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được tìm hiểu về thành phần quan trọng này…Bo mạch chủ quản lý và cấp phát tài nguyên hệ thống cho chúng sử dụng, đảm nhận một số công việc xử lý dữ liệu đơn giản như giờ hệ thống, xử lý các phép tính toán đơn giản, dấu chấm động...Trên bo mạch chủ thường trang bị các cổng mở rộng ISA, PCI, AGP, PCI Xpress, IDE, SCSI, SATA, USB, COM, PS/2, RJ-45, khe cắm CPU Socket 370, Socket A, socket 478, 775, ... và các chipset cầu Bắc, cầu Nam, BIOS, FlashBIOS...

Thực chất Mainboard là gì?

Đối với máy vi tính, Mainboard còn được gọi một dưới một cái tên đã được việt hoá là bo mạch chủ (đôi khi là bo mạch mẹ), là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU và các thiết bị khác của máy tính. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm, của một hệ thống hay thiết bị điện tử; tuy rằng thuật ngữ này thường dùng cho trong máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay.

Một chiếc máy tính thông thường được tạo nên từ bộ vi xử lý, bộ nhớ, và các thiết bị cơ bản khác thường nằm ngay trên bo mạch chủ. Các thiết bị khác của máy tính như bộ nhớ ngoài, các mạch điện điều khiển cho việc trình diễn âm thanh và hình ảnh (bo mạch âm thanh, bo mạch đồ họa), và các thiết bị ngoại vi thường được gắn vào bo mạch chủ thông qua các cáp số liệu và các cáp dẫn nguồn.

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Cấu trúc chung của một bo mạch chủ

Bo mạch chủ thường lớn bằng hoặc hơn khổ giấy A4, gắn chi chít những linh kiện điện tử và các đường dẫn. Luôn có CPU, bộ não của máy tính gắn trên đó và các thanh RAM, bộ nhớ động. Các chi tiết khác hay gặp là card màn hình, xuất hình ảnh ra màn hình, card âm thanh, xuất âm thanh ra loa, các cổng, giao tiếp với những thiết bị khác (máy in, con chuột, bàn phím, TV card, modem...).

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Mặt bên của một bo mạch chủ

Nhưng tất cả những thứ trên sẽ đều không có nghĩa lý nếu máy tính của bạn thường xuyên bị treo, chạy chập chờn. Đây là cơn ác mộng của nhiều người dùng máy tính mà có lẽ nguyên nhân chính là bạn đang có một bo mạch chủ chất lượng kém.

Thật không có gì tồi tệ hơn khi bạn vừa hoàn tất bản luận án 80 trang được trình bày tỷ mỉ với nhiều hình ảnh minh họa, và ghi thực hiện động tác lưu cuối cùng, máy tính đột ngột đưa ra thông báo lỗi "chết người", đại loại như "không thể lưu lên đĩa cứng bởi....", và sau đó hoàn toàn bất động trước mọi thao tác của bạn. Chỉ còn cách cuối cùng là tắt máy rồi bật lại. Kết quả thật thảm hại: tập tin Word của bạn giờ đây chỉ là rỗng tuếch với kích thước 0 byte. Tất cả những nỗ lực của bạn nhằm hồi phục lại tập tin đều vô nghĩa. Cũng từ đây, bạn mới hiểu được tác hại của một bo mạch chủ tồi.

Bài học về tốc độ

Đối với người tự lắp ráp máy tính, điều quan trọng là phải chọn đúng bo mạch chủ. Bởi nếu có trục trặc sau này, bạn phải tự mình xoay sở lấy mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật nào. Bạn có thể đẩy tốc độ bus PCI lên đến 133MHz, nhưng khi đó đừng đòi hỏi nhà cung cấp đổi cho bạn bo khác trong trường hợp sự cố. Tốc độ quan trọng, nhưng tính ổn định có ý nghĩa lớn hơn. Có gì hay ho khi bạn lái xe với tốc độ 200km/h để chỉ đi được nửa quảng đường vì xe chết máy. Tốc độ của bo mạch chủ phải nhanh. Tuy nhiên sự ổn định và những đặc tính khác như khả năng hỗ loại CPU, chế độ tiết kiệm năng lượng, các đầu kết nối I/O và kiểm soát nhiệt độ.. đóng vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng hệ thống và đáng giá với chi phí bỏ ra.

Với người dùng PC, không có gì hạnh phúc hơn khi máy tính khởi động chuẩn xác. Nếu tất cả được cấu hình đúng, trò chơi 3D sẽ chạy nhanh và trơn tru, các ứng dụng văn phòng được thực hiện nhịp nhàng, không có sự trì trệ khó chịu. Hơn nữa, bạn có thể tin chắc rằng bo mạch của bạn đang kiểm soát nhiệt độ và mọi hoạt động của nó với sự chính xác và cẩn thận.

Những thuật ngữ thông dụng cần biết:

Khe cắm ISA: khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời.

Khe cắm PCI: trên bo mạch chủ có các khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v….

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Các khe cắm ISA, PCI và AGP

Khe cắm PCI Express: Hầu hết các máy tính cao cấp hiện nay đều được trang bị khe cắm mở rộng PCI Express (PCIe) cùng với các khe cắm PCI tiêu chuẩn. Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP. May thay, card âm thanh, card mạng và nhiều card mở rộng theo chuẩn PCI cũ sẽ vẫn còn "đất sống" trong một thời gian nữa vì đa số BMC hiện nay đều hỗ trợ đồng thời khe cắm PCI và PCI Express.

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Khe cắm PCI Express (màu đen) và khe PCI (màu trắng)

Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không còn sử dụng được card đồ họa chuẩn AGP của mình với những thế hệ máy tính trong tương lai. Tại Mỹ, hầu hết BMC mới được bán ra thị trường đều sử dụng khe cắm PCI Express x16 cho card đồ họa, chứ không phải khe cắm AGP. Các hệ thống hỗ trợ đồng thời AGP 8x và PCI Express x16 hiện đang trong giai đoạn phát triển, dù hãng chế tạo chip Uli đã công bố chipset mới hỗ trợ cả AGP 8x lẫn PCI Express x16.

Khe cắm PCI Express có nhiều độ dài khác nhau, tùy thuộc vào dung lượng dữ liệu có thể hỗ trợ. Khe cắm PCI Express x1 thay cho khe PCI tiêu chuẩn, có chiều dài khoảng 1" (hay 26mm) và có khả năng hỗ trợ đến 250 MBps dữ liệu vào/ra tại cùng thời điểm. Khe cắm PCI Express x16, giống như khe PCI thông thường, có khả năng thay cho khe cắm card đồ họa AGP có chiều dài 90 mm (khoảng 3,5"). Một khe PCI Express x16 có thể truyền dữ liệu nhanh hơn 16 lần so với khe x1: 4 GBps dữ liệu vào/ra cùng lúc.

Bus: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

Dual: Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM.

SATA: là một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE.

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Cổng SATA trên bo mạch chủ

Sound & Vga, Lan onboard: bo mạch chủ này đã được tích hợp sẵn card âm thanh, card màn hình và card mạng phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính với nhau.

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Cổng S/PDIF: Thông thường, mọi tín hiệu âm thanh số (digital) đều phải được chuyển đổi thành dạng tương tự (analog). Trong máy tính, card âm thanh có nhiệm vụ chuyển tín hiệu âm thanh số thành tương tự, rồi sau đó truyền ra loa. Loại loa số, sử dụng đầu nối USB, thực hiện việc biến đổi âm thanh dạng số sang dạng tương tự ngay bên trong loa.

Cổng P/S 2: Là cổng giao tiếp của các thiết bị ngoại vi đầu vào như chuột hoặc bàn phím.

Cổng LPT: Thông thường đây là cổng kết nối của máy tính với máy in.

Mainboard nào sau đây không gắn được card màn hình AGP

Mời các bạn đón đọc Phần II vào thứ 2 tuần sau (ngày 19/11/2007)!