Lý do vì sao nghỉ việc

Có thể những lý do này không hề giống như những gì nhân viên nói với bạn. Và bạn cần hiểu tại sao.

Base Resources - Tìm nhân viên giỏi đã khó, giữ chân được người tài lại càng khó hơn.

Một điều dễ nhận thấy là khi một nhân viên xin nghỉ việc, họ không bao giờ nói ra lý do thật sự của mình. Sẽ có hàng chục lý do được nhân viên đưa ra, chẳng hạn như cảm thấy công việc không thích hợp, năng lực của mình không phù hợp với yêu cầu của công việc, không hòa đồng được với văn hóa/môi trường của công ty. Ngoài ra còn có những lý do hết sức cá nhân như lập gia đình, muốn đi học thêm, muốn nghỉ việc ở nhà để có thời gian chăm lo cho con cái, nhà cửa… 

Tất cả đều là những lý do mang tính ôn hòa, không làm mất lòng người ở lại nhưng với tư cách là nhà quản lý, bạn cần phải biết lý do thật sự để không chỉ giữ được nhân viên đó ở lại công ty, mà còn để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Dưới đây là 9 nguyên nhân chính khiến nhân viên của bạn quyết định nghỉ việc. Nếu giải quyết được những vấn đề này, bạn sẽ giữ chân được những nhân sự giỏi nhất.

Top #1. Mối quan hệ KHÔNG TỐT với sếp

Sếp là một phần không thể thiếu trong một ngày làm việc 8h của nhân viên. Nếu mâu thuẫn của nhân viên với sếp trở nên không thể kiểm soát thì họ chắc chắn không thể làm việc một cách thoải mái, toàn tâm, toàn ý cho công việc.


Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng giữa họ và sếp cần có mối quan hệ đủ tốt để công việc được vận hành trơn tru.


Những bất bình với sếp có thể trực tiếp phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết dành cho công việc của nhân viên. Khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với sếp, nhân viên thường tìm đến một sự giải thoát, đó là lúc họ nhảy việc.


Theo rất nhiều nghiên cứu thống kê trên thế giới, mâu thuẫn với sếp là nguyên nhân số một khiến các nhân sự phải nghỉ việc.

Top #2. Cảm thấy công việc buồn tẻ và không đủ thử thách

Không một ai muốn làm mãi một công việc nhàm chán và cứ đều đều ngày này qua ngày khác. Nếu bạn có một nhân viên như vậy, bạn cần ngay lập tức giúp họ tìm lại cảm hứng làm việc. Ai cũng muốn làm những việc mình yêu thích. Nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho nhân sự của mình, một nhà quản lý khác sẽ làm thay bạn.

Đọc thêm: Top 5 phương pháp tạo động lực cho nhân viên

Top #3. Bất hòa với đồng nghiệp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc ra đi của nhân viên. Đồng nghiệp là người mà nhân viên dành ⅓ thời gian trong ngày để “sống” cùng. Đồng nghiệp là người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc chung một nhóm, hít thở chung một bầu không khí, và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.

Một trong những biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không là việc họ có hay không những người bạn tốt, anh em/chị em thân thiết ở nơi làm việc. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh và thấy nhân viên không có khả năng tự giải quyết trước khi quá muộn.

Top #4. Không có cơ hội sử dụng những khả năng, thế mạnh của họ

Bất cứ ai cũng muốn làm chính mình, được thể hiện khả năng của mình trước sếp và đồng nghiệp. Khi nhân viên được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh của mình trong công việc, họ sẽ cảm thấy tự hào, và tự tin hơn. Họ muốn tham gia các hoạt động họ làm tốt và phát triển kỹ năng của mình lên cấp độ cao hơn. Nếu họ không thể làm điều này, họ sẽ giống như một con hổ bị xiềng xích, tới một lúc nào đó con hổ đó sẽ phá vỡ xiềng xích và tìm kiếm một công ty khác biết sử dụng giá trị của họ.

Top #5. Nhân viên cảm thấy kết quả làm việc của mình không đóng góp được gì cho công ty

Nhân viên luôn muốn được trở thành một phần nào đó quan trọng của công ty. Nếu nhân viên thấy được rằng những đóng góp của họ thật sự có giá trị, giúp công ty phát triển thì đó là một nguồn động lực vô cùng lớn thúc đẩy nhân viên làm việc nhiều hơn, tốt hơn. Họ sẵn sàng làm thêm giờ, nhận thêm việc mà không đòi hỏi gì.

Rất nhiều nhà quản lý cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch bằng cách này hay cách khác nhưng thực tế thì không. Nhân viên rất cần một sự giao tiếp từ quản lý để nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức và nhìn thấy những kết quả làm việc của họ đóng góp như thế nào tới thành công chung của tập thể.

Nếu không thấy được sự liên kết đó, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy công việc họ đang làm là một gánh nặng đối với chính họ, làm cả ngày mà không tìm được cảm hứng, không có cam kết, không có trách nhiệm, và sớm muộn gì họ cũng sẽ ra đi.

Top #6. Không được tự quyết và độc lập trong công việc

Mỗi chúng ta ai cũng có "cái tôi" của riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lớn sẽ gây ra sự ức chế và đổ vỡ. Mỗi nhân viên có đặc điểm và cá tính riêng, mỗi người đều có chuyên môn và khả năng riêng để tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Một người quản lý có tầm nhìn chính là đặt ra mục tiêu và để cấp dưới của mình được tự do thực hiện theo cách họ muốn. Dù họ đảm nhận công việc gì từ trợ lý, kế toán, trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh... hãy luôn cho nhân viên của mình có được cơ hội để họ chủ động và tự do sáng tạo trong công việc. Nhân viên sẽ được thỏa mãn cái tôi, còn bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc khác.

Top #7. Những thông tin xấu về tình hình kinh doanh của công ty

Những câu chuyện như năm nay công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự, chuyện nợ lương nhân viên, nhân viên phải làm tăng ca, công ty có nguy cơ bị mua lại,... tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp của nhân viên.


Nhân viên lo lắng thường có xu hướng tìm kiếm những công việc khác, và có thể nghỉ bất cứ lúc nào miễn là tìm được một công ty không phải gặp cả tá vấn đề như thế kia.

Để giải quyết vấn đề này, quản lý cần cập nhật liên tục cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, và kế hoạch sắp tới là gì để luôn đi đúng hướng hoặc phục hồi trong tương lai. Với thông tin được cung cấp minh bạch, liên tục, nhân viên sẽ có niềm tin vào đội ngũ quản lý, vào năng lực phán đoán, định hướng, ra quyết định của quản lý, và họ sẽ ở lại.

Top #8. Văn hóa công ty không phù hợp

Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên. Tổ chức có đánh giá cao nhân viên, tôn trọng họ, đối xử một cách công bằng và chế độ lương thưởng và phúc lợi thỏa đáng cho họ không? Quản lý có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên không? Có tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho họ không? Nhân viên có cảm thấy hạnh phúc khi làm việc trong công ty không?

Điều nhân viên cần ở nơi làm việc chính là sự minh bạch và công bằng, quản lý dễ gần, đường hướng phát triển rõ ràng. Văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài.

Đọc thêm: 8 mô hình văn hóa trong doanh nghiệp bạn có thể tham khảo

Top #9. Thiếu sự công nhận của nhà quản lý

Đây có lẽ không phải yếu tố then chốt khi nhân viên quyết định rời khỏi công ty vì khi công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, có nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng, còn sự trân trọng và công nhận của quản lý chỉ giống như lớp kem trên mặt chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi thì "lớp kem" này lại là điều không thể thiếu.

Trong nghệ thuật quản lý nói chung, nhà quản lý cần phải nắm được quy tắc muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã. Nếu bạn là một quản lý tài ba, thấu hiểu đánh giá đúng năng lực của nhân viên, xây dựng cách quản lý đúng đắn chắc chắn bạn sẽ có thể giúp nhân viên phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình.

Kết luận

Một quản lý giỏi phải biết cách giữ chân nhân viên của mình.

Bạn không thể suốt ngày đi tuyển nhân viên mới mà không hiểu tại sao nhân viên của mình lại lần lượt xin nghỉ. Có người sẽ nói thẳng lý do tại sao mình ra đi, nhưng xu hướng chung của nhân viên thường là “dĩ hòa vi quý” và họ sẽ nói ra một lý do hoa mỹ để che đậy lý do thật sự. 

Các sếp, nhà quản lý cũng có nhiều cấp và người quản lý trực tiếp luôn ảnh hưởng nhiều nhất tới nhân viên, vì vậy nếu bạn ở cấp cao hơn thì cần có cái nhìn tổng quan để tránh để mất những nhân viên có kinh nghiệm và làm việc hiệu quả ở tầng thực thi.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Sở hữu và điều hành một đội ngũ nhân sự xuất sắc chưa bao giờ là dễ dàng. Điểm bắt đầu của quản trị là xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học; thiết lập vai trò - nhiệm vụ rõ ràng và triển khai các chính sách hiệu quả. Bộ giải pháp quản trị & phát triển toàn diện nhân sự Base HRM+ giúp các doanh nghiệp thực hiện công việc này một cách dễ dàng với 20 ứng dụng chuyên sâu giải quyết 4 bài toán nhân sự chính:

1. Organizational Design & Employee data platform [Sắp xếp bộ máy tổ chức & Quản lý hồ sơ nhân sự]

2. Compensation & Benefits [C&B]

3. Goal & Performance Review [Thiết lập mục tiêu & Đánh giá hiệu suất]

4. Learning & Development [Đào tạo và phát triển]

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn và nhận trải nghiệm demo ứng dụng

Khi công việc không còn đáp ứng được những nhu cầu mà người lao động mong muốn, nhiều người đã tính đến chuyện nghỉ việc. Đa số mọi người vẫn cho rằng nghỉ việc phải được người sử dụng lao đồng đồng ý thì mới được nghỉ. Tuy nhiên suy nghĩ này là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, người lao động nghỉ việc thường chỉ cần báo trước cho công ty trong khoảng thời gian nhất định. Thậm chí, nếu có 01 trong 07 lý do sau đây, người lao động có thể nghỉ việc ngay tức khắc mà không cần phải được sếp thông qua, đó là:

1 - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.

2 - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

3 - Bị sếp ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

4 - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

5 - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

6 - Đủ tuổi nghỉ hưu.

7 - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đây là các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước được ghi nhận tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019. Với các lý do này, chẳng cần công ty đồng ý, người lao động vẫn được nghỉ việc và nhận đủ các quyền lợi về lương, trợ cấp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm.

Xem thêm: Trường hợp nào NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng? 

Lý do nghỉ việc thuyết phục nhất [Ảnh minh họa]


7 lý do nghỉ việc hợp lý dễ dàng thuyết phục sếp

Ngoài các lý do nói trên, có vô vàn lý do để người lao động đi đến quyết định nghỉ việc như: lương thấp, áp lực công việc cao, sếp khó tính, không hợp đồng nghiệp,… Tuy nhiên để ra đi một cách ôn hòa và giữ được tình cảm với sếp và đồng nghiệp cũ, bạn nên tìm chọn các lý do hợp lý và thuyết phục.

LuatVietnam đưa ra một số gợi ý để bạn có thể tham khảo như sau:

1 - Do hoàn cảnh gia đình

Các lý do như cha mẹ ở quê già yếu, con cái hay vợ hoặc chồng bị bệnh cần chăm sóc nhiều ngày,… khiến người lao động không thể an tâm làm việc, công tác, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc, không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bạn có thể dẫn ra một trong các lý do này để trình này với sếp, chắc hẳn sẽ không khó để có được cái gật đầu và thông cảm đến từ cấp trên.

Ví dụ, bạn có thể viết như sau:

“Trong suốt khoảng thời gian làm việc cho công ty, tôi rất cảm kích Quý Công ty vì đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời có thể phát triển kỹ năng nghề nghiệp và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, vì gia đình neo người, mà bố mẹ tôi ở quê hiện đang lớn tuổi lại đau ốm liên tục nên cần người thường xuyên bên cạnh chăm sóc. Dù đã cố gắng nhưng tôi không thể thu xếp ổn thỏa được giữa công việc đang làm ở công ty với việc chăm sóc người thân ở quê. Vì vậy, tôi muốn xin thôi việc để trở về quê chăm sóc các cụ, hoàn thành trách nhiệm của người con. Kính mong Quý Công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc."

2 - Lý do cá nhân mà không muốn ảnh hưởng tới công việc chung

Bạn cũng có thể dẫn ra các lý do cá nhân khiến mình không thể làm việc ở công ty như sức khỏe yếu không thể đáp ứng công việc, mắc bệnh cần điều trị dài ngày, chuyển hướng tự kinh doanh,…

Bạn có thể trình bày như sau:

“Vừa rồi đi kiếm tra sức khỏe tôi được chuẩn đoán là mắc bệnh……….. và được yêu cầu điều trị ngay trong thời gian tới. Việc điều trị sẽ làm gián đoạn các công việc mà tôi sẽ đảm nhiệm trong thời gian tới. Vì vậy, để an tâm điều trị và phục hồi sức khỏe, đồng thời để ảnh hưởng đến công việc của công ty, tôi đã viết đơn xin nghỉ việc. Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện cho tôi được nghỉ để tiến hành điều trị. Tôi xin cam kết sẽ bàn giao công việc đầy đủ cho người được phân công nhận bàn giao trước khi tôi nghỉ việc. Một lần nữa tôi xin cảm ơn công ty đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt công việc trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

3 - Do kế hoạch sinh con trong thời gian tới

Nghỉ việc vì lý do sinh nở là lý do thường gặp đối với lao động nữ khi mang thai và sinh con. Người phụ nữ mang thai rất cần chú ý đến sức khỏe để đảm bảo cả mẹ và bé đều bình an và khỏe mạnh khi sinh. Do đó, những công việc nặng nhọc hay áp lực cao đều rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và bé.

Vì vậy, nhiều người đã xin nghỉ trong thời gian dài vì lý do này để không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Cấp trên cũng dễ dàng thông cảm và chấp thuận với lý do nghỉ việc này mà thôi.

Trong đơn xin nghỉ việc, bạn có nêu như sau:

“Hiện nay, bản thân tôi đang mang thai và được bác sĩ khuyến nghị là sức khỏe yếu, cần phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng thật nhiều để bé sinh ra có sức khỏe tốt. Để không ảnh hưởng đến công việc chung của công ty, tôi xin phép Ban lãnh đạo công ty cho tôi được nghỉ việc. Tôi xin hứa sẽ bàn giao công việc đầy đủ cho người tiếp nhận cho đến ngày có quyết định nghỉ việc. Kính mong công ty tạo điều kiện và giúp đỡ.Tôi xin cảm ơn!” 

Lấy lý do thai sản để xin nghỉ việc [Ảnh minh họa]

4 - Nghỉ do chuyển chỗ ở mới quá xa công ty

Việc nhân viên phải chuyển chỗ ở mới quá xa công ty khiến cho việc đi lại mất quá nhiều thời gian, không đảm bảo sức khoẻ hay không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc theo quy định của công ty... cũng là một trong các lý do để người lao động nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới.

Bạn có thể tham khảo gợi ý sau để viết đơn xin nghỉ việc sao cho thật thuyết phục sếp:

“Theo kế hoạch của gia đình, trong thời gian sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển đến ngoại thành Hà Nội để sinh sống. Theo đó, khoảng cách từ nơi tôi ở đến công ty là khá xa, khiến tôi khó có thể đảm bảo về mặt thời gian và sức khỏe để làm việc. Thời gian qua, được làm việc tại công ty, tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời, công việc này đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Dù không muốn nhưng tôi cũng không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong Ban giám đốc công ty thông cảm và chấp thuận cho đơn xin thôi việc của tôi. Tôi kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.” 

5 - Thay đổi môi trường làm việc

Những người trẻ thì luôn mong muốn khám phá, tìm hiểu những thứ mới lạ và tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi viết đơn xin nghỉ, bạn cần lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để dễ dàng được chấp nhận cũng như giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.

Bạn có thể tham khảo cách viết sau:

“Tôi rất lấy làm vinh dự khi được làm việc tại công ty trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm việc, dưới sự dẫn dắt của cấp trên và đồng nghiệp, tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ cho mình, đồng thời quen biết được những người đồng nghiệp thân thiện và tận tình. Tuy vậy, tôi rất lấy làm tiếc vì sắp tới sẽ không còn được làm việc tại công ty nữa. Tôi dự định sẽ chuyển sang làm một công việc khác để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cơ hội phát triển mới. Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận đơn xin nghỉ việc này của tôi. Tôi xin chúc công ty sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa và phát triển ngày càng vững mạnh. Trân trọng cảm ơn!”

6 - Có cơ hội việc làm tốt hơn

Có cơ hội việc làm tốt hơn để phát triển được nghề nghiệp và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn của bản thân luôn là lý do nghỉ việc chính đáng và được những người sếp có tâm ủng hộ. Bạn chỉ cần viết đơn xin nghỉ một cách thật chân thành với thái độ đúng mực thì sẽ dễ dàng có được cái gật đầu của sếp mà thôi.

Ví dụ, có thể viết như sau:

“Trong thời gian sắp tới, tôi quyết định nhận vị trí ……………tại công ty ....................... để tìm có cơ hội phát triển mới, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi. Vì vậy, tôi kinh mong Ban giám đốc xem xét và chấp thuận cho đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi rất vinh dự khi được là một phần của công ty trong thời gian …. năm… tháng, và vui mừng vì mình đã góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty trong thời gian qua. Dù không muốn nhưng tôi cũng phải nói lời tạm biệt với công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã luôn tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và chúc cho công ty sẽ gặt hái thêm được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.”

7 - Đi học nâng cao trình độ

Đi học nâng cao trình độ chuyên môn được cho là lý do nghỉ việc chính đáng, rất dễ thuyết phục sếp. Bạn có thể tham khảo gợi ý viết sau:

“Trong tháng tới, tôi dự định sẽ bắt đầu tham gia khóa học ...............… tại …................. để hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn của mình để tương lai có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Do đó, tôi không thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí ...................…tại công ty được. Vì vậy, tôi mong rằng Quý Công ty sẽ chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và hỗ trợ, giúp đỡ tôi bàn giao công việc. Tôi xin cảm ơn!” 

Có thể lấy lý do nghỉ việc để đi học nhằm thuyết phục sếp [Ảnh minh họa]


Kinh nghiệm về chọn thời điểm xin nghỉ việc thích hợp

Sau khoảng thời gian gắn bó với một công ty nào đó, người lao động có ý định nhảy việc là điều rất bình thường. Tuy nhiên thì chọn thời điểm nào để nhảy việc thì bạn cũng cần tinh tế trong việc cân nhắc và đưa ra quyết định.

Bạn nên tìm được công việc mới hoặc ít nhất là định hướng xem mình muốn làm vị trí nào sau khi nghỉ việc tại công ty cũ.

Để không bỏ lỡ các khoản thưởng của công ty trong suốt thời gian mình đã cống hiến, bạn nên chọn nghỉ sau tết hoặc sau các đợt nghỉ lễ. Nếu không quá quan trọng các khoản này, bạn có thể xin nghỉ bất cứ khi nào cảm thấy không phù hợp với công việc hiện tại.

Lưu ý, bạn không nên xin nghỉ vào thời điểm mà công ty đang gặp khó khăn hay thiếu nhân sự trầm trọng… mà có thể đợi một thời gian để công ty tìm được người phù hợp thay thế. Một điều quan trọng khác là hãy luôn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ vì biết đâu ngày nào đó họ có thể giới thiệu cho bạn những công việc tốt hay giúp đỡ bạn trong những vấn đề khác.

Trên đây là những gợi ý về những lý do nghỉ việc mà người lao động có thể tham khảo. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến nghỉ việc sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192.

>> Chỉ cách người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

>> Top mẫu Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất  

>> Các khoản trợ cấp người lao động nhận được khi nghỉ việc

Video liên quan

Chủ Đề