Luyện tập về phương châm hôi thoại tiếp theo

Các phương châm hội thoại tiếp theo –  Hướng dẫn ôn tập và soạn bài chi tiết

  • 27/10/2022
  • 6 phút đọc
  • 99 lượt thích

Home » Blog » Các phương châm hội thoại tiếp theo –  Hướng dẫn ôn tập và soạn bài chi tiết

Mục lục

Các phương châm hội thoại tiếp theo bao gồm những nội dung nào? Thông qua bài học chúng ta sẽ rút ra được kiến thức gì áp dụng trong cuộc sống? Tất cả điều này sẽ được Kiến Guru hé lộ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các em theo dõi.

1. Kiến thức cần nhớ môn Ngữ văn 9 các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Các phương châm hội thoại tiếp theo là quy định người tham gia hội thoại phải tuân thủ. Như vậy, cuộc hội thoại mới thành công, đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuỳ vào từng tình huống, trường hợp cụ thể ta sẽ vận dụng một cách phù hợp và linh hoạt.

1.1. Phương châm quan hệ

Soạn văn 9 phương châm về hội thoại tiếp theo để hiểu thêm về thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt”. Điều này chỉ hiện tượng không thống nhất, chưa hiểu rõ người khác nói gì. Từ đó dẫn tới tình trạng trật khớp, lệch lạc trong quá trình giao tiếp.

Để tránh xa tình trạng kể trên khi hội thoại ta cần nói đúng vấn đề giao tiếp. Đồng thời, vấn đề cần quan tâm cũng phải đặc biệt chú trọng. Đây chính là phương châm quan hệ trong hội thoại.

1.2. Phương châm cách thức

Đối với phương châm cách thức chúng ta đi nghiên cứu các câu hỏi để hiểu thêm. Cụ thể như sau:

1.2.a. Câu 1 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1

Ta thấy thành ngữ “dây cà ra dây muống” chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Từ đó, quá trình hội thoại không đạt được thành công như mong đợi.

Bên cạnh đó, thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” lại chỉ cách nói kém rành mạch. Lúc này, thông tin truyền đạt tới người nghe không thành lời.

Như vậy, cả hai cách nói trên đều làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận sai thông tin. Điều này tạo nên sự khó chịu cũng như ảnh hưởng tới cuộc hội thoại. Vì thế, khi giao tiếp ta nên nói rõ ràng, rành mạch.

1.2.b. Câu 2 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1

Đối với câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể hiểu thông qua 2 cách:

  • Sự đồng ý của nhân vật tôi về nhận định của ông ấy thông qua truyện ngắn.
  • Nhân vật tôi đồng ý với những nhận định của một hay những người nào đó về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.

Khi giao tiếp, nếu không vì lý do đặc biệt ta không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Đây cũng là nội dung quan trọng về phương châm cách thức các em nên nắm rõ.

1.3. Phương châm lịch sự

Phương châm lịch sự được hiểu là lời nói khi giao tiếp đảm bảo sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác. Tuỳ vào từng đối tượng ta có thể chọn cách xưng hô phù hợp.

  • Tuy cả hai không có của cải, tiền bạc nhưng đều cảm nhận được tình cảm của người kia dành cho mình.
  • Khi giao tiếp cho dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của chính người đối thoại như thế nào người nói cũng phải chú ý đến sự tôn trọng.

2. Gợi ý soạn văn 9 các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Văn 9 các phương châm về hội thoại tiếp theo có rất nhiều bài tập hay. Thông qua đó các em sẽ củng cố thêm kiến thức được học và vận dụng hữu ích trong đời sống. Vì thế, bạn đọc hãy dành thời gian tìm hiểu ngay nội dung dưới đây:

2.1. Bài 1 trang 23 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Hãy cho biết những câu tục ngữ sau dạy cho chúng ta điều gì? Các em hãy tìm thêm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự.

  1. Lời chào cao hơn mâm cỗ: Ý nói đến thái độ lịch sự quan trọng hơn giá trị vật chất của mâm cỗ.
  2. Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Khi nói ra những lời nhã nhặn, lịch sự không tốn kém nên đừng ngại nói sao cho vừa lòng, tránh sỗ sàng, mất lịch sự.
  3. Kim vàng ai nỡ uốn câu/ Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời: Chiếc kim vàng là vật quý nên không ai nỡ uốn làm lưỡi câu để trở thành vật tầm thường. Hơn hết, người khôn ngoan, hiểu biết không nên nói ra những lời thô tục, nặng lời làm mất đi phẩm giá của mình.

Ta thấy rằng, những câu tục ngữ kể trên đều khuyên chúng ta nên có thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp. Bên cạnh đó, có một số câu ca dao, tục ngữ mang nội dung tương tự như:

2.2. Bài 2 trang 23 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Em hãy cho biết phép tu từ từ vựng nào chúng ta đã học liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự? Cho ví dụ cụ thể:

Trả lời:

Phép tu từ từ vựng nào chúng ta đã học liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự là ẩn dụng, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh. Ví dụ cụ thể:

  • Muốn nói một người có khuôn mặt xấu ta nói “anh ấy chưa được đẹp lắm”.
  • Cô giáo nhận xét về học sinh “Cháu nó cần cố gắng nhiều hơn”.
  • Cháu chưa được ngoan lắm thay vì phê phán cháu hư.

2.3. Bài 3 trang 23 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ta có thể chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ chấm như:

2.4. Bài 4 trang 23 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Em hãy vận dụng những phương châm hội thoại được học để giải thích vì sao đôi khi ta phải sử dụng cách nói như:

  1. Nhân tiện xin hỏi: Thể hiện phương châm lịch sự có thể dùng trong trường hợp ai đó nói về một vấn đề nằm ngoài đề tài đang trao đổi.
  2. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là….: Thể hiện phương châm lịch sự khi chúng ta đang có điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Như vậy, khi chúng ta nói ra họ sẽ dễ dàng chấp nhận, cảm thông và giảm nhẹ sự khó chịu đi.
  3. Đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi: Đây là cách để báo cho người kia biết rằng anh ta không muốn tuân thủ phương châm lịch sự. Đồng thời, muốn chấm dứt ngay sự khó chịu đó tại đây.

2.5. Bài 5 trang 23 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Em hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ đã cho sau đây và cho biết chúng liên quan đến phương châm lịch sự nào?

Lời giải:

  1. Nói băm nói bổ: Chỉ cách nói bốp chát, thô bạo => Phương châm lịch sự.
  2. Nói như đấm vào tai: Chỉ cách nói ngang tàng, khó tiếp thu => Phương châm lịch sự.
  3. Điều nặng tiếng nhẹ: Ý chỉ cách nói trách móc, chì chiết thể hiện sự bất ổn trong quá trình giao tiếp => Phương châm lịch sự.
  4. Nửa úp nửa mở: Chỉ cách nói không rõ ràng, thiếu rành mạch khiến cho người khác tò mò => Phương châm cách thức.
  5. Mồm loa mép giải: Chỉ kiểu nói đanh đá, át đi cả phần của người khác => Phương châm lịch sự – Phương châm về chất.
  6. Đánh trống lảng: Không muốn tham gia vào một sự việc nào đó. Đồng thời, đây cũng là cách ai đó tránh trả lời thẳng vào vấn đề => Phương châm quan hệ.
  7. Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Thể hiện lối ăn nói thô tục, thiếu tế nhị, nói to và ngang ngạnh gây khó chịu cho người khác => Phương châm lịch sự.

Kết Luận

Các phương châm hội thoại tiếp theo đã được trình bày chi tiết trên đây. Tin rằng các em đã có được kiến thức hữu ích giúp học tốt hơn môn Ngữ Văn 9. Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ những thông tin hay khác bạn nhé.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.