Lương bao nhiêu là giàu

Nước ta có hơn 90 triệu dân, số lượng người muốn tiêu xài thoải mái khá nhiều, nhưng số người có tư tưởng tiết kiệm như tác giả bài viết "23 năm tiết kiệm để có tài sản 12 tỷ đồng" cũng không phải là ít. Thế hệ mẹ tôi, đã ngoài 50 tuổi, nhưng vẫn có nhiều người sống rất tiết kiệm, trở thành bản tính cố hữu.

Bữa cơm thường ngày chỉ có ba món đơn giản cũng là chuyện hoàn toàn thoải mái, miễn là bạn mua thực phẩm tươi ngon, đừng keo kiệt mua của ôi thiu là được. Hai vợ chồng đều đi làm, lấy thời gian đâu để mà bày vẽ nhiều món cầu kỳ, rồi ăn không hết.

Khả năng của tôi có hạn, tích lũy không được nhiều, nhưng tôi luôn ủng hộ việc tiết kiệm. Nhiều bạn không tưởng tượng được rằng, thất nghiệp ở tuổi 45-50 rất khủng khiếp. Lúc đó con lớn rồi, chi phí sẽ tốn kém hơn, trong khi đi tìm việc mới không hề dễ dàng, vì nhiều nghề bị hạn chế bởi tuổi tác.

Nếu bạn có trong tay tài sản12 tỷ đồng, chẳng may từ 45 tuổi trở đi mà thất nghiệp, thì thu nhập thu động vẫn đủ nuôi nấng, lo cho con cái. Nếu kiếm được nhiều tiền, tôi cũng sẽ không dại gì mà ăn tiêu phung phí, mà sẽ cố gắng tích lũy, phòng khi bất trắc có thể sống nhờ nguồn thu nhập thụ động.

Tôi thấy nhiều người có tư tưởng rất buồn cười, hay sân si với người khác, tiết kiệm không bằng người ta nhưng chê những người tiết kiệm là không biết hưởng thụ, "đời chỉ có một lần". Bản thân không kiếm được nhiều tiền lại nói những người giàu là "làm việc vất vả, căng thẳng, không sớm thì muộn cũng sinh bệnh"...

Với tôi, người tiết kiệm chẳng bao giờ sai, vì đến lúc khó khăn, họ không phải ngửa tay ra vay mượn ai cả. Khi mắc phải bệnh tật [thứ không phân biệt giàu nghèo, có chăng là phần trăm bạn bị bệnh ít hơn mà thôi], chắc chắn những người có sẵn tiền bạc sẽ nhẹ gánh hơn, chỉ cần chuyên tâm điều trị. Trong khi đó, người nghèo bị bệnh thì vừa phải lo về bệnh tật, vừa phải chạy vạy tiền nong.

>> Tài sản 12 tỷ đồng vẫn không chọn sống hưởng thụ

Tôi có mấy người bạn, là nữ, lương cũng khá so với phần đông người độc thân, trung bình từ 15-25 triệu mỗi tháng. Nhưng họ cứ tháng nào tiêu hết tháng đó, hoặc dự phòng được rất ít, chỉ cỡ khoảng hơn chục triệu phòng thân. Đến khi có việc cần gấp, họ lại hỏi vay mượn bạn bè. Trong khi họ chưa phải chu cấp cho cha mẹ già, hay em út, chưa phải bận tâm đến chuyện con cái.

Nhiều người lý luận rằng "phải nâng cao thu nhập, đừng chỉ biết đến tiết kiệm", nhưng để tăng gấp đôi thu nhập, bạn cũng cần một khoảng thời gian nhất định, chứ đừng nói đến tăng gấp năm hay gấp mười lần trong chớp mắt. Muốn kinh doanh, buôn bán, bạn cũng cần tiền, đi vay càng nhiều thì trả lãi càng cao, nên tiết kiệm để có vốn kinh doanh khi cần là điều mà các bạn trẻ nên nghĩ tới. Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư vào thứ có thể mang lại cho chúng ta nguồn thu nhập.

Nếu bạn là diễn viên, người mẫu, chuyên gia trang điểm, hay những công việc phải đặc biệt chú trọng đến ngoại hình thì đầu tư vào trang phục cũng không có gì để bàn. Nhưng nếu làm công việc văn phòng, thì chỉ nên mua đủ dùng, vì quần áo luôn chạy theo mốt, ngay cả đồ mặc vẫn vừa và đẹp, nhưng chỉ qua một vài năm là bạn chán ngay. Thế nên, mỗi mùa, bạn không nên mua quá nhiều quần áo.

Còn điện thoại, nếu chỉ đổi để lấy le với thiên hạ thì quả thật là ngu ngốc. Chỉ những người không có khả năng, hoặc không tự tin với khả năng của mình mới cố làm mọi cách để bù đắp bằng những thứ hào nhoáng bên ngoài mà thôi.

Anhlq

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Đức Mạnh   -   Thứ năm, 03/03/2022 18:00 [GMT+7]

1. Không có ngân sách

Chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra lý do lớn khiến một người không thể tiết kiệm tiền là do không có kế hoạch chi tiêu. Không có ngân sách khiến việc theo dõi tiền trở nên rất khó khăn.

Bạn có thể quản lý tiền của mình tốt hơn, biết nó đi đâu về đâu bằng cách thống kê toàn bộ ra giấy hoặc ứng dụng. Từ đó mỗi người có thể dễ dàng biết giảm chi chỗ nào và chuyển nó sang tài khoản tiết kiệm.

2. Vướng quá nhiều nợ

Trả nợ sẽ lấy đi số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được. Cho dù đó là nợ do mục đích cần thiết hay mua sắm quá tay, việc trả nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và là lý do khiến bạn không thể tiết kiệm tiền.

Việc cần làm là nhìn vào bảng ngân sách, tìm cách cắt giảm chi tiêu, dừng vay nợ, tập trung trả hết tiền và tiến hành tiết kiệm.

3. Sống trên mức thu nhập

Khi chi tiêu vượt quá mức thu nhập, bạn sẽ khó thể tiết kiệm được, nhất là khi dùng thẻ tín dụng thay tiền mặt. Đó có thể là ở ngôi nhà quá đắt, đi ăn hàng quá thường xuyên, mua sắm quá nhiều...

Phương pháp quản lý tài chính thông minh khuyên bạn nên xem lại ngân sách, bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng sẽ giúp xác định các khoản chi quá tay. Đặt cho mình một giới hạn chi tiêu thông qua ngân sách sẽ ngăn ngừa tình trạng bội chi. Bạn sẽ rất khó có thể tiết kiệm nếu chi tiêu vượt thu nhập và sống trên khả năng của mình.

4. Không kiếm đủ tiền

"Tôi không thể tiết kiệm bởi thu nhập không đủ" là lời than phiền của khá nhiều người. Nếu đã cắt giảm các khoản chi tiêu cơ bản và vẫn không thể tiết kiệm được thì đã đến lúc bạn phải tăng thu nhập.

Một người kiếm thêm lương bằng cách thương lượng với sếp, bắt đầu một công việc phụ, tạo ra các dòng thu nhập thụ động hoặc chuyển hẳn sang một công việc khác với mức lương tốt hơn. 

5. Tiết kiệm không phải mục tiêu ưu tiên

Chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng một người không thể tiết kiệm tiền nếu chưa xây dựng thói quen và tiết kiệm không phải là ưu tiên hàng đầu.

Điều cần làm là khi tạo ngân sách, hãy coi tiết kiệm như một khoản chi bắt buộc phải trả, không cần biết là nhiều hay ít tiền.

Ảnh minh hoạ: Shutterstock

6. Không có mục tiêu tiết kiệm

Có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn quyết tâm theo đuổi việc tiết kiệm. Đồng thời cũng sẽ là động lực mỗi như nhìn lại để bạn kích lệ bản thân hơn.

Quản lý tài chính thông minh là cần xác định một con số cụ thể mà bạn muốn tiết kiệm và thời hạn để đạt được số tiền đó. Nó cũng có thể là vật cụ thể như xe máy, ôtô, ngôi nhà.

Sau đó hãy chia mục tiêu thành các bước nhỏ hơn và lập kế hoạch xem mỗi tháng cần trích bao nhiêu lương vào. Đồng thời đừng quên theo dõi tiến trình để nhắc nhở bản thân đi đúng hướng.

7. Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Những khoản chi không mong muốn là điều khó tránh khỏi. Nếu không có sự chuẩn bị, chúng sẽ ngốn hết sạch số tiền bạn định tiết kiệm.

Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn không bị chệch hướng khi biến cố bất ngờ ập đến. Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên chuẩn bị một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất từ 3 đến 6 tháng thu nhập. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng quỹ tiết kiệm và quỹ khẩn cấp song hành với nhau.

8. Âm thầm trả tiền cho các gói đăng ký không sử dụng

Các dịch vụ đăng ký như gói cước điện thoại, ứng dụng xem phim, nghe nhạc... sẽ là hữu ích nếu bạn thực sự sử dụng. Tuy nhiên nếu đã đăng ký mà quên hoặc không dùng chúng thì bạn đang lãng phí số tiền mà mình có thể tiết kiệm được mỗi tháng. Huỷ mua những gói này là cách dễ nhất để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền.

Kiểm tra lịch sử thanh toán thẻ ngân hàng và bản sao kê thẻ tín dụng rồi lập danh sách tất cả các gói đăng ký mà bạn đang thanh toán. Hủy tất cả dịch vụ mà bạn không còn thấy giá trị và những thứ mà bạn thậm chí không nhận ra rằng mình vẫn đang trả tiền.

9. Là một người mua sắm bốc đồng

Yêu chiều bản thân là tốt, nhưng chi tiêu bốc đồng quá mức sẽ bòn rút số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được. Từ nay khi muốn mua gì, hãy dành một hoặc hai ngày để suy nghĩ và xác định xem bạn có thực sự muốn sở hữu nó hay không. Việc nhầm lẫn giữa muốn và cần là một vấn đề phổ biến trong nỗ lực tiết kiệm.

10. Không tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Sai lầm của rất nhiều người là đến cuối tháng dư ra bao nhiêu tiền rồi mới để ra tiết kiệm. Nhưng quản lý tài chính thông minh phải là tiết kiệm ngay sau khi nhận lương. 

Nhiều người nói chi tiêu của tôi đã sát lắm rồi, không thể tiết kiệm được thì chưa đúng. Quản lý tài chính cá nhân cho rằng chỉ khi ta sống ở chế độ tối thiểu [chỉ đủ tiền để ăn, ở, đi lại với mức thấp nhất và không dư đồng nào] thì mới không tiết kiệm được. Còn nếu bạn vẫn đủ ăn hàng, uống cafe, mua sắm... thì hoàn toàn còn dư địa để tiết kiệm thêm.

[Dân trí] - “Giàu có" là một thuật ngữ rất tương đối. Nó phụ thuộc rất nhiều vào chi phí sinh hoạt trong khu vực bạn sinh sống. Cùng tìm hiểu xem với mức thu nhập bao nhiêu bạn mới được gọi là “giàu” ở 10 quốc gia sau.

1. Hong Kong

Có lợi thế về thuế, Hồng Kông đã nhanh chóng phát triển thành một trong những trung tâm kinh doanh hàng đầu thế giới. Với mức lương trung bình 61.020 đô la, mức lương hàng năm bạn cần có để coi là “giàu” ở đất nước này là 183.060 đôla.

2. Thụy Sĩ

Nền kinh tế Thụy Sĩ dựa trên các chính sách rất tiến bộ cho phép đất nước phục hồi nhanh chóng ngay cả sau cuộc suy thoái tài chính năm 2008. Mức lương trung bình 61.360 đô la có nghĩa là một cá nhân Thụy Sĩ “giàu” sẽ kiếm được khoảng 184.080 đô la mỗi năm tài chính.

3. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

Nền kinh tế của Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất chủ yếu dựa vào dầu mỏ, nhưng khi giá dầu đã chững lại trong thời gian gần đây, nhiều ngành kinh doanh khác cũng bị thu hút vào khu vực này. Với thu nhập bình quân đầu người 68.250 đô la, bạn sẽ được coi là "giàu" nếu bạn kiếm được ít nhất là 204.750 đô la mỗi năm.

4. Kuwait

Quốc gia này cũng đã hưởng lợi từ sự bùng nổ dầu mỏ và cũng mở rộng sang các lĩnh vực khá. Mức lương trung bình hàng năm của người dân là 69.670 đôla, có nghĩa là các cá nhân “giàu” kiếm được 209.010 đôla mỗi năm.

5. Na Uy

Mức thu nhập trung bình của Na Uy là 70.590 đô la mỗi năm, khiến cho lương người “giàu” sẽ là 211.770 hàng năm. Điều này có được là do sự tăng trưởng mạnh mẽ từ mối quan hệ của Na Uy với tất cả các quốc gia khác.

6. Ireland

Tỷ lệ giáo dục cao cũng như luật thuế thu hút nhiều đầu tư nước ngoài làm cho mức lương trung bình của quốc gia này là 72.630 đôla. Một cư dân “giàu” của hòn đảo này sẽ là bất cứ ai kiếm được hơn 217.890 đôla mỗi năm.

7. Brunei

Sự bùng nổ của dầu mỏ đã làm cho mức lương trung bình ở đất nước nhỏ bé này đạt đến con số 76.740 đôla. Để được coi là "giàu có" ở Brunei, bạn sẽ phải kiếm được 230.220 đôla.

8. Singapore

Singapore là một trong những cảng biển nổi tiếng nhất trên thế giới. Điều này đã góp phần đưa mức lương trung bình của cư dân lên 90.530 đôla. Vì vậy, để được coi là "giàu" ở đây, một mức lương hàng năm bắt buộc sẽ phải là 271.590 đôla.

9. Luxembourg

Là một trong những quốc gia được đào tạo chuyên môn và có trình độ cao nhất trên thế giới, Luxembourg hiện có mức lương trung bình hàng năm là 109.190 đôla. Bạn cần kiếm gấp 3 lần con số này để xếp vào danh sách giàu có.

10. Qatar

Được coi là quốc gia có bình quân thu nhập tính trên đầu người cao nhất thế giới là 124.930 đôla, Qatar phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp dầu phong phú của mình. Để được coi là "giàu có" ở nước giàu nhất thế giới, bạn sẽ phải kiếm được một con số đáng kinh ngạc là 374.790 đô la mỗi năm.

Hữu Nguyên

Theo B.Article

Video liên quan

Chủ Đề