Tại sao TCTD không tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh

  • Home
  • Vì sao công ty hợp danh lại ít được ưa chuộng?

Vì sao công ty hợp danh lại ít được ưa chuộng?

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp nhưng có rất ít người thành lập doanh nghiệp lựa chọn loại hình là công ty hợp danh. Hiện nay những công ty hợp danh còn tồn tại thường là những doanh nghiệp đã thành lập từ nhiều năm trước. Vậy tại sao công ty hợp danh lại được ít người lựa chọn? Điều này sẽ được Luật Hồng Phúc giải đáp trong bài viết dưới đây.

Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau:

“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  1. a] Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  2. b] Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  3. c] Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”

Đặc điểm của công ty hợp danh:

– Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Mặc dù công ty hợp danh có thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty nhưng trong công ty hợp danh vẫn còn có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn mình góp;

– Để thành lập công ty hợp danh cần phải có ít nhất 02 thành viên cùng sở hữu công ty và đây là thành viên hợp danh, không giới hạn số lượng thành viên cùng tham gia góp vốn. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ là những người quản lý công ty và thành viên góp vốn sẽ là những người hưởng lợi nhuận từ công ty;

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

  1. Vì sao công ty hợp danh lại ít được ưa chuộng?

Khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Tuy nhiên rất nhiều người không lựa chọn công ty hợp danh để thành lập vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp rất đặc biệt vì công ty hợp danh là doanh nghiệp mang tính chất đối nhân nhưng lại có sự xen lẫn của đối vốn. Những loại hình doanh nghiệp khác chỉ mang tính đối vốn, những người tham gia thành lập doanh nghiệp đều nắm giữ số cổ phần, phần vốn góp nhất định và mục tiêu của những công ty đối vốn là chỉ quan tâm đến phần vốn của doanh nghiệp mà sẽ không quan tâm đến người góp vốn là ai. Tuy nhiên, công ty hợp danh lại là công ty đối nhân, để thành lập công ty hợp danh thì phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Những thành viên hợp danh này sẽ ít chú trọng về việc góp vốn mà sẽ góp sức, trí tuệ và sáng tạo của mình. Do đây là loại hình công ty đối nhân nên việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên, các thành viên có quan hệ gần gũi, tin tưởng nhau mà lập ra. Do đó nên để duy trì hoạt động của công ty hợp danh thì có thể huy động thêm thành viên góp vốn. Đây là một điều rất đặc biệt của công ty hợp danh. Điều này cũng không đảm bảo được quyền lợi tối đa của thành viên góp vốn.

Thứ hai, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Đây là một điều vô cùng rủi ro đối với các thành viên hợp danh của công ty. Mặc dù tài sản của công ty hợp danh được quy định tại Điều 179 Luật doanh nghiệp 2020 gồm: tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện và các tài sản khác theo quy định của pháp luật nhưng thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đây là một sự rủi ro quá lớn dẫn đến các cá nhân, tổ chức không muốn thành lập công ty hợp danh. Do đó, thành viên hợp danh cũng không được tham gia là thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại hay nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác hoặc chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Thứ ba, bên cạnh những hạn chế của thành viên hợp danh thì thành viên góp vốn cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể tại Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên góp vốn chỉ được tham gia góp ý đối với những phần ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và được chia lợi nhuận hàng năm chứ không được tham gia biểu quyết toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Như các loại hình công ty khác thì thành viên góp vốn của công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn góp đối với phần nghĩa vụ của công ty nhưng lại không được tham gia các hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một phần hạn chế của thành viên góp vốn khi không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp mà mình đang bỏ vốn.

Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoản nào. Việc hạn chế cách thức tăng nguồn vốn doanh nghiệp chính là trở ngại để doanh nghiệp khó vận hành khi gặp những vấn đề về tài chính. Các công ty hợp danh chỉ có thể huy động vốn thông qua các thành viên góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc vì sao công ty hợp danh ít được ưa chuộng. Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan đến thủ tục thành lập công ty hợp danh với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: /

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế ở nước ta hiện nay là rất ít người lựa chọn loại hình công ty hợp danh. Vậy tại sao công ty hợp danh ít được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Công ty hợp danh là gì?

– Công ty hợp danh còn được gọi là công ty đối nhân, được quy định tại chương IV trong luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể:

  • Có tối thiểu 02 thành viên hợp danh là cá nhân đồng chủ sở hữu của công ty. Các thành viên hợp danh của công ty cùng hoạt động chung một tên giao dịch. Công ty có thể có thêm thành viên góp vốp.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Tư vấn thành lập công ty hợp danh

– Công ty hợp danh có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Dó đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty hợp danh

Đặc điểm của công ty hợp danh

Thành viên hợp danh không được phép là thành viên hợp danh của công ty khác và cũng không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân; các thành viên có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của công ty như nhau mà không dựa vào tỷ lệ vốn góp.

– Huy động vốn bằng cách vay vốn hoặc từ các thành viên mà không được phép phát hành các loại chứng khoán.

– Thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, biểu quyết tại hội đồng thành viên.

– Chuyển nhượng vốn góp: các thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn góp khi được sự đồng ý của các thành viên còn lại.

Ảnh minh công ty hợp danh

Thực trạng ở nước ta 

Thực tế ở nước ta từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, với 7000 doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ có 1 công ty hợp danh.

Hiện nay, các công ty hợp danh thường là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như Luật, kiểm toán,…

Tại sao loại hình công ty hợp danh ít được ưa chuộng?

Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như:

  • Nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty
  • Huy động vốn vay
  • Chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh
  • Thuế
  • Các tiêu chí khác.

Loại  hình công ty hợp danh thực chất là sự kết hợp uy tín cá nhân của các thành viên hợp danh để tạo sự tin cậy cho đối tác, khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Ngoài tài sản góp vốn, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh trong kinh doanh. 

Ngoài ra, công ty hợp doanh chỉ có thể huy động vốn từ  các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Chính vì những đặc điểm trên mà công ty hợp danh được rất ít cá nhân lựa chọn để thành  lập doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Việt Tín hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7

Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn đã hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu các bạn còn đang băn khoăn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vui lòng liên hệ Luật Việt tín để được hỗ trợ và tư vấn. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng

Video liên quan

Chủ Đề