Luật kiểm tra hành chính xe máy 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Thẩm quyền của cảnh sát cơ động ?
  • 2. Lỗi không bật đèn chiếu sáng ?
  • 3. Mức phạt xe khách đón trả khách trên đường ?
  • 4. Mức xử phạt vi phạm luật giao thông?
  • 5.Chuyển hướng xe như nào cho đúng luật ?

1. Thẩm quyền của cảnh sát cơ động ?

Thưa luật sư, Cảnh sát cơ động được xử phạt các lỗi nào liên quan đến giao thông hoặc kiểm tra hành chính ạ ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Câu hỏi 1: Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu lái xe dừng xe để kiểm tra hành chính không?

Tại Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định: Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát cơ động do Bộ Công An ban hành, có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn tuần tra kiểm soát của cảnh sát cơ động. Cụ thể:

+ Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động:

Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

+ Quyền hạn của cảnh sát cơ động:

>> Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất áp dụng năm 2022

Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

+ Đồng thời, về đối tượng

Căn cứ quy định tại điều 9 Thông tư 58/2015/TT-BCA thì đối tượng tuần tra gồm: khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.

Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.

+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát

>> Xem thêm: Quy định mới của luật thương mại về mức phạt vi phạm hợp đồng ?

Căn cứ điều Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA:

Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

=> Tóm lại, Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên hoặc một số trường hợp cụ thể khác mà pháp luật có quy định.

>> Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì ? Cho ví dụ về vi phạm hành chính ?

2. Lỗi không bật đèn chiếu sáng ?

Thưa Luật sư, khi tôi đang đi trên đường thì có một đồng chí công an giao thông yêu cầu tôi dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tôi có thắc mắc về lỗi thì họ cho rằng tôi đã không bật đèn chiếu sáng.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi: đồng chí công an nói vậy có đúng không ? Và tôi phải bật đèn chiếu sáng khi nào?

Cảm ơn luật sư!

>> Xem thêm: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Trả lời:

Điểm d - khoản 1 - Điều 53 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

d] Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

Điểm l - khoản 1 - Điều 6 - Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giao thông đường sắt quy định xử phạt vi phạm hành chính khi không bật đèn tham gia giao thông như sau:

>> Xem thêm: Công văn số 07/BTP-TTR hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc tham gia giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l. Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

Như vậy, từ các quy định trên nhận thấy nếu bạn đi vào hoàn cảnh thời tiết không ảnh hưởng tới tầm nhìn mà công an giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt là chưa có cơ sở.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến, Gọi: 1900.6162

3. Mức phạt xe khách đón trả khách trên đường ?

Thưa luật sư, Tôi đi từ nhà [Nam Định] ra Hà Nội tôi thấy lái xe thường xuyên tấp vào lề đường cho khách xuống và đón khách lên [kể cả trên cao tốc pháp vân, Hà Nội] họ vấn dừng ? Tôi tự hỏi liệu mức phạt của luật giao thông đường bộ ở Việt nam với lỗi này như thế nào mà tại sao họ không sợ vẫn dừng đón trả khách ngang nhiên vậy ?

Vì là người say xe nên tôi hết sức khó chịu!

[Ngô Phương Thùy, Nam Định].

>> Xem thêm: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình

Luật sư tư vấn:

+ Theo quy định tại điều 23, nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;

b] Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

c] Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

d] Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;

đ] Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

e] Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

g] Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe [đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị] hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

h] Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;

i] Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến theo quy định;

k] Đón, trả hành khách không đúng địa Điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

l] Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Nghị định này;

m] Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây

a] Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 [trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phường tiện]; điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giáy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm a Khoản 7 Điều này bị tước quyefn sử dụng Giáy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng

.

Như vậy, có thể thấy rằng mức phạt đối với hành vi dừng đỗ, đón trả khách trên đường, trên đường cao tốc không đúng nơi quy định có mức phạt khá cao nhưng các nhà xe thường thiếu ý thức chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật giao thông bởi lẽ họ thực sự vì lợi nhuận của chính mình. Và một mặt cũng do cơ chế kiểm tra xử phạt không thực sự nghiêm minh cho nên dẫn đến hiện tượng "nhờn thuốc" nó như một căn bệnh cứ nói đi nói lại, nói mãi thành quen. Người dân Việt nam tham gia giao thông công cộng đặc biệt trong các ngày lễ lớn [về quê] đúng là một cực hình bởi cảnh nhồi nhét, dừng đỗ tùy tiện của các nhà xe.

4. Mức xử phạt vi phạm luật giao thông?

Kính gửi luật sư công ty Luật Minh Khuê. Tôi hiện đang sinh sống tại TPHCM. Khi tôi điều khiển phương tiện xe máy rẽ phải không bật xi nhan và bị yêu cầu xuất trình giấy tờ tôi bảo quên không mang theo và bị thu giữ xe, không có lập biên bản thu giữ.

>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính là gì ? Đặc điểm, hình thức xử phạt vi phạm hành chính?

Vậy tôi sẽ chịu tổng hợp tất cả các mức phạt hành chính là bao nhiêu?

Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến [24/7] gọi số: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Điều 15, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội quy định:

"Điều 15. Chuyển hướng xe

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ."

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trước khi chuẩn bị chuyển hướng [rẻ trái hay phải] bạn phải bật đèn xin chuyển hướng để thông báo cho các phương tiện tham gia giao thông hai bên hay phía sau bạn biết để chủ động nhường đường hoặc tránh đường cho bạn chuyển hướng. Như vậy, việc bạn rẽ phải không bật xi nhan là bạn đã vi phạm quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính còn bị xử phạt nữa không ?

Bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức];

Và điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng có quy định:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 điều này

Theo đó, trường hợp của bạn vừa vi phạm quy định không bật xi nhan khi chuyển hướng làn đường vừa vi phạm quy định không xuất trình được giấy tờ xe khi có yêu cầu nên bạn phải chịu tổng mức xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 500.000 đến 800.000 đồng.

Có thể nói, tình hình giao thông ở nước ta hiện nay đang ngày càng phức tạp. Bởi vây, việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về an toàn giao thông được xem là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà. Việc tham giao giao thông một cách văn hóa vừa góp phần đảm bảo tính mạng cho mình và người tham gia giao thông, tránh những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, đồng thời góp phần xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp.

5.Chuyển hướng xe như nào cho đúng luật ?

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

>> Xem thêm: Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề