Lỗi phạt làm mất liên2 hoá đơn huỷ

Trường hợp doanh nghiệp làm mất liên 2 hóa đơn đã bị xóa bỏ thì sẽ cần phải xử lý ra sao và chịu mức xử phạt như thế nào. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo để có cách xử lý kịp thời cho trường hợp trên.

Theo khoản 1, Điều 24 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn.

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp [mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này] chậm nhất không quá năm [05] ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng [ngày thứ 05] trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.”

2. Mức phạt với trường hợp làm mất liên 2 hóa đơn xóa bỏ

  • Về việc xử lý trường hợp phát hiện làm mất liên hoá đơn lập sai và đã xoá bỏ thì người bán bị phạt cảnh cáo.

Theo điểm a Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

“…Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ [người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ] thì người bán bị phạt cảnh cáo.”…

  • Vi phạm quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo cho cơ quan thuế [trừ thông báo phát hành hoá đơn].

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 quy định:

“2. Đối với hành vi vi phạm về nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn:

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 5 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
  1. Trường hợp nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn, từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.”

Như vậy về việc mất liên 2 của hoá đơn đã sử dụng [đã sử dụng; xoá bỏ thay số hoá đơn khác lý do không chấp nhận khi thanh toán, do lưu trữ, tẩy xoá, …] thì khi phát hiện mất, cháy, hỏng người sử dụng phải thực hiện lập báo cáo và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý nội dung ghi rõ số hoá đơn, liên hoá đơn, lý do mất trong 05 ngày kể từ ngày phát hiện mất, cháy, hỏng.

Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET thiết kế với đầy đủ nghiệp vụ tài chính, kế toán giúp kế toán viên chủ động, nhanh chóng trong công tác kế toán. Đặc biệt phần mềm tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử và kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế giúp kế toán viên tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu chi phí. Dùng thử phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET để trải nghiệm sự ưu việt của phần mềm.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Theo đó, hủy hóa đơn quá thời hạn có thể bị xử phạt lên đến 8 triệu đồng. Các hình thức xử phạt khi hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn kèm mức phạt cụ thể tại Nghị định 125 là thông tin mà doanh nghiệp cần cập nhật ngay, đặc biệt là khi Nghị định này chính thức có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hình thức xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn như thế nào?

Hình thức xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, các trường hợp hủy hóa đơn bao gồm:

  • Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
  • Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
  • Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng [trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế], tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
  • Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy.

Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Hình thức xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn theo quy định của Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hóa đơn nếu có hủy và tiêu hủy hóa đơn thì cần thực hiện đúng thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật. Hủy, tiêu hủy hóa đơn sai thời hạn, không đúng quy định là vi phạm hành chính về hóa đơn và bị xử phạt theo các văn bản pháp luật hiện hành có quy định nội dung này.

Tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành mới đây, vi phạm quy định về hủy và tiêu hủy hóa đơn bị xử phạt theo hai hình thức. Đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Cụ thể:

Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

  • Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng
  • Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng
  • Không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng
  • Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp có tình tiết giảm nhẹ

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

  • Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định
  • Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật
  • Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót
  • Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định
  • Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
  • Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.

\>> Xử lý hóa đơn giấy đặt in, tự in

Nghị định 125/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 12 năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc các hình thức xử phạt khi hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn theo quy định tại Nghị định này sẽ bắt đầu được áp dụng kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2020. Hủy, tiêu hủy hóa đơn sai quy định tùy vào từng trường hợp có mức phạt và xử phạt theo hình thức khác nhau.

Mất hóa đơn liên 2 bị phạt bao nhiêu?

Ví dụ: Mức phạt mất hóa đơn liên 2 là từ 4 đến 8 tr đồng. - Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ: => Mức trung bình là 6 tr đồng. - Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt.

Hủy hóa đơn có ảnh hưởng gì không?

+ Không hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật; + Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót. Bên cạnh đó, việc hủy hóa đơn không đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật cũng sẽ bị phạt tiền với mức là 4 triệu đến 8 triệu đồng.

Mất 1 tờ hóa đơn phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra mới nhất 2022 Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 102/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 26, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn kể từ ngày 01/01/2022 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Khi nào thì phải hủy hóa đơn điện tử?

... Như vậy, theo quy định trên thì các trường hợp phải hủy hóa đơn điện tử đã phát hành, bao gồm: - Nếu người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót. Lúc này cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Chủ Đề