Level 5 of vqf nghĩa là gì

Vừa qua, nhóm sinh viên lớp liên thông cao đẳng [CĐ] ngành dược do Trường CĐ Phương Đông [Quảng Nam] liên kết với Trường trung cấp [TC] Dược Cửu Long đào tạo tại Trường TC Dược Cửu Long phản ánh với Báo Thanh Niên: “Tụi em học liên thông tại đây được hơn một năm. Đến nay, khi gần tốt nghiệp thì trường thông báo không cấp bằng CĐ như những năm trước mà chỉ cấp bằng cử nhân thực hành, không như cam kết ban đầu. Tụi em rất hoang mang vì sợ ảnh hưởng đến quá trình tìm việc sau này”.

Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ Nguyễn Minh Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường TC Dược Cửu Long, thông tin: “Lớp liên thông này gồm 100 sinh viên, các em đều tốt nghiệp Trường TC Dược Cửu Long, sau đó học tiếp lên CĐ. Về bằng tốt nghiệp, tháng 5.2019, các em mới hoàn thành khóa học nên hiện nay cũng chưa cấp bằng. Nhiều ngày qua, các em cũng thể hiện sự hoang mang khi trường thông báo bằng tốt nghiệp sẽ có chữ cử nhân thực hành. Đây là quy định mới của Bộ LĐ-TB-XH, bắt đầu từ năm 2017 trở đi, trên tấm bằng tốt nghiệp CĐ, ngoài dòng chữ to chính ghi “Bằng tốt nghiệp cao đẳng” thì phía bên dưới sẽ ghi thêm danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành [tùy theo ngành nghề đào tạo], sau đó là đến tên ngành học”.

Theo bà Hạnh, điều này được thể hiện rõ tại Thông tư số 10 do Bộ LĐ-TB-XH ban hành ngày 13.3.2017, quy định về mẫu bằng tốt nghiệp TC, CĐ; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp TC, CĐ. “Đây là khóa liên thông đầu tiên được cấp bằng theo quy định mới. Các em thắc mắc vì bằng CĐ do Bộ GD-ĐT cấp trước đây không có cụm từ “cử nhân thực hành”.

Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết luật Giáo dục nghề nghiệp quy định người tốt nghiệp trình độ CĐ được cấp bằng tốt nghiệp CĐ và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành. Cụ thể hóa quy định này của luật, Thông tư số 10 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã quy định bằng tốt nghiệp thêm từ “danh hiệu cử nhân thực hành” dành cho những người học các ngành nghề khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, “danh hiệu kỹ sư thực hành” dành cho những người học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

“Danh hiệu này vừa để khẳng định, vừa để tôn vinh người tốt nghiệp trình độ CĐ có năng lực thực hành nghề nghiệp ở trình độ kỹ sư hoặc cử nhân. Danh hiệu này không hề làm khó cho người học sau tốt nghiệp mà chỉ làm tăng thêm giá trị cho người học ở trình độ CĐ”, ông Minh khẳng định.

Tin liên quan

Hiện nay, bên cạnh các đối tượng xin visa sang Nhật Bản trong trường hợp có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì vẫn còn nhiều đối tượng xin theo diện bằng cao đẳng. Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội, bằng level 5 Việt Nam là bằng cao đẳng chính quy giành cho kỹ sư thực hành. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể học liên thông lên đại học hoặc lựa chọn xuất ngoại vào các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp cho các bạn về Bằng level 5 xin visa kỹ sư được không? Chia sẻ mới nhất cập nhật từ chúng tôi

Bằng level 5 xin visa kỹ sư được không?

Căn cứ vào Thông tư 10/2017/ĐT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in; quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thì đã chỉ rõ quy định nội dung về Bằng Level 5 tại Phụ lục 1, Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp.

Bằng level 5 là bằng cao đẳng chính quy – kỹ sư kinh doanh

Với mục đích nhằm hướng đến sự hội nhập tại khu vực và các nước Đông Nam Á đều đi với xu hướng này, bằng level 5 chính là một trong các bằng cao đẳng chính quy, không thuộc bằng cao đẳng nghề và tương đương với bằng kỹ sư thực hành.

Theo đó, bằng level 6 thì tương đương trình độ đại học, level 7 tương đương với trình độ thạc sỹ, level 8 tương đương với trình độ tiến sĩ

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, nếu trường hợp cá nhân sang du học, xuất khẩu diện kỹ sư thì chỉ chấp nhận các hệ bằng chính quy mà không chấp nhận hệ bằng nghề nghiệp.

Theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được thì hiện tại, đối với bằng level 5 ở Việt Nam, việc xin visa theo diện kỹ sư khá khó khăn. Bởi vì pháp luật của từng quốc gia có sự riêng biệt và trong đó, hệ thống quy định về bằng cấp, tên gọi trong lĩnh vực giáo dục cũng có sự khác nhau mà không phải đồng bộ trên hệ thống toàn thế giới vì căn cứ dựa vào chính sách, mức độ phát triển,…

Tại Nhật Bản, hầu hết cán bộ làm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh không hiểu được bản chất của bằng level 5 là bằng cao đẳng chính quy nên họ chỉ đơn giản nghĩ bằng cao đẳng Việt Nam tương đương với bằng nghề và mặc nhiên đánh rớt vì không đủ điều kiện xin visa kỹ sư.

Điều này tạo ra một tâm lý chung là các bên môi giới xuất nhập cảnh, các bên công ty Nhật Bản thường hạn chế tránh các hồ sơ có bằng level 5 để tránh sơ suất không đáng có. Cho nên các bằng level 5 khá khó vì có thể nhận hồ sơ nhưng chưa chắc được xét duyệt visa lưu trú tại Nhật Bản

Như vậy, trên phương diện lý thuyết thì bằng level 5 có thể xin được visa kỹ sư nhưng trên phương diện thực tế thì xác suất và triển vọng thấp.

Tuy nhiên, từ tháng 6/2019 thì các trường cao đẳng phải chuyển sang level 5 thì các bằng cao đẳng sẽ bằng nhau và việc này cần cơ quan Việt Nam giải trình với Nhật Bản để có thể giải quyết cách hiểu khác nhau về pháp luật, thuật ngữ bằng cấp và tạo cơ hội cho lao động Việt Nam

Để xin được visa kỹ sư Nhật Bản, phải đáp ứng được những điều kiện liên quan đến độ tuổi, ngoại hình, sức khỏe, trình độ Nhật ngữ, kinh nghiệm,…  do các công ty tuyển dụng đưa ra. Chi tiết như sau:

  • Trong độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi
  • Nam cao trên 160cm nặng từ 50kg và nữ là 150cm và nặng trên 45kg
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, lậu, HIV, viêm gan B…; đạt thị lực từ 6/10 hoặc cao hơn tùy ngành nghề.
  • Các bằng cấp chính quy là trình độ kỹ sư có chuyên ngành phù hợp với công việc mà bên Nhật tuyển dụng.
  • Trình độ tiếng nhật đạt N4
  • Có kinh nghiệm làm việc tùy vào ngành nghề nhập cảnh
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có ý thức chấp hành pháp luật, tư chất đạo đức tốt; Không có tiền án hình sự và đặc biệt không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh vào Nhật Bản theo pháp luật Việt Nam và Nhật Bản quy định

Visa kỹ sư Nhật Bản có thời hạn trong bao nhiêu lâu?

Visa kỹ sư là một trong số các loại visa lao động. Thời hạn theo diện kỹ sư Nhật Bản là vô thời hạn tùy thuộc vào năng lực, ý thích và công việc của kỹ sư. Do đó, thời hạn của loại visa này có thể thay đổi phụ thuộc vào việc công ty ký kết với thời hạn 5 năm 1 làn, 3 năm 1 lần hoặc 1 năm 1 lần.

Loại bằng cấp nào có thể đáp ứng được điều kiện xin Visa diện kỹ sư vào Nhật Bản?

Nhưu đã đề cập ở trên, Bằng level 5 là bằng kỹ sư thực hành sẽ không được tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản mà thay vào đó bạn cần phải nộp Bằng cao đẳng hoặc bằng đại học chính quy.

Bằng level 5 có thể xin visa sang Nhật Bản được không?

Bằng level 5 tuy không thể giúp bạn xin visa theo diện kỹ sư vào Nhật Bản được nhưng bạn có thể sử dụng bằng này để xin sang Nhật Bản làm việc theo diện visa Thực tập sinh.

Chi phí dịch vụ tư vấn liên quan đến visa Nhật Bản của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những tư vấn của Luật ACC giải đáp thắc mắc về bằng level 5 có điều kiện để xin visa diện kỹ sư vào Nhật Bản. Hiện nay, không ít doanh nghiệp từ chối xin visa cho đối tượng này bởi khả năng đánh trật khá cao nhưng đừng lo lắng, Luật ACC có thể đồng hành pháp lý giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm, tiếp nhận rất nhiều hồ sơ xin visa và thành công đậu 100% cho khách hàng có nhu cầu. Khi đến với ACC, chỉ cần cung cấp thông tin của mình, nhân viên sẽ liên hệ với bạn qua:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Mail:

Xin chào anh chị và các bạn,

Cùng với sự ra đời của khung năng lực tham chiếu ASEAN [AQRF] năm 2014, vào ngày 18 tháng 10 năm 2016, Việt Nam đã ra quyết định số 1982/QĐ-TTg Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam [Vietnamese Qualifications Framework]. Khung năng lực quốc gia Việt Nam ra đời với tính tương thích hoàn toàn với khung năng lực tham chiếu ASEAN sẽ là bước ngoặt quan trọng hỗ trợ quá trình công nhận văn bằng và năng lực của các bậc giáo dục Việt Nam trong khu vực. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích những lợi ích mà khung năng lực quốc gia Việt Nam mang lại trong bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu, xuất hiện nhiều mô hình học tập mới và sự thay đổi nhanh chóng của các mô hình giáo dục của các nước phát triển.

Khung năng lực quốc gia Việt Nam là gì?

Khung năng lực quốc gia Việt Nam hình thành như một bộ khung, được áp dụng đối với các trình độ được quy định tại Luật giáo dụnghề nghiệp và Luật giáo dục đại học, gồm 8 bậc tương thích hoàn toàn với khung năng lực tham chiếu ASEAN AQRF và khung năng lực Châu Âu EQF. Mục tiêu ra đời của khung năng lực quốc gia Việt Nam nhằm:

  • Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;
  • Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng;
  • Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực;
  • Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngun nhân lực;
  • Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập sut đời.

Cấu trúc của khung năng lực quốc gia Việt Nam VQF:

Như đã nói ở trên, do tính tương thích với khung năng lực ASEAN AQRF và khung năng lực Châu Âu EQF, khung năng lực quốc gia Việt Nam gồm 8 bậc với chi tiết:

  • Bậc 1 – Sơ cấp I;
  • Bậc 2 – Sơ cấp II,
  • Bậc 3 – Sơ cấp III,
  • Bậc 4 – Trung cấp;
  • Bậc 5 – Cao đẳng;
  • Bậc 6 – Đại học;
  • Bậc 7 – Thạc sĩ;
  • Bậc 8 – Tiến sĩ.

Tính tương thích của khung năng lực quốc gia Việt Nam với khung năng lực tham chiếu chung ASEAN và các khung năng lực khác:

Cho đến hiện tại, theo báo cáo của ủy ban tham chiếu khung trình độ quốc gia của các nước ASEAN, Việt Nam chưa có báo cáo tham chiếu chính thức đối với các trình độ của giáo dục của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN, nhưng về cơ bản, tính tương thích của khung năng lực quốc gia Việt Nam với khung năng lực tham chiếu ASEAN sẽ là:

Bậc VQF Việt NamNăng lựcBậc AQRF [ASEAN]Bậc EQF [Châu Âu]Bậc AQF [Châu Úc]Bậc ACQF [Châu Phi]Bậc RQF [Anh Quốc]
Bậc 8 [Level 8]Tiến sĩLevel 8Level 8Level 10Level 10Level 8
Bậc 7 [Level 7]Thạc sĩLevel 7Level 7Level 9Level 9Level 7
Bậc 6 [Level 6]Đại họcLevel 6Level 6Level 7 - 8Level 7 - 8Level 6
Bậc 5 [Level 5]Cao ĐẳngLevel 5Level 5Level 5 - 6Level 5 - 6Level 4 - 5
Bậc 4 [Level 4]Trung cấpLevel 4Level 4Level 4Level 4Level 3
Bậc 3 [Level 3]Sơ cấp IIILevel 3Level 3Level 3Level 3Level 3
Bậc 2 [Level 2]Sơ cấp IILevel 2Level 2Level 2Level 3Level 2
Bậc 1 [Level 1]Sơ cấp ILevel 1Level 1Level 1Level 1Level 1

Nguyên tắc chung khi xem xét công nhận năng lực khi sang một hệ thống giáo dục khác:

Sau khi các thành viên hình thành khung năng lực quốc gia [NQF] và đã có báo cáo tham chiếu chính thức đối với các trình độ của giáo dục của Khung trình độ quốc gia với Khung tham chiếu trình độ ASEAN, căn cứ vào bậc và số tín chỉ tương ứng, văn bằng của một quốc gia sẽ dễ dàng nhận biết, công nhận tương đương khi sang một quốc gia khác để làm việc, học tập.

Các bậc của hệ thống giáo dục sẽ được quy đổi tương ứng để xem xét công nhận năng lực khi sử dụng văn bằng tại quốc gia khác

Khung năng lực AQRF là khung năng lực tham chiếu, gợi ý nhưng không thay thế các quy định của từng quốc gia nhưng nó giúp quá trình nhận biết, nhận thức, hiểu, xác định tính tương quan một cách dễ dàng và minh bạch. Khi tiếp nhận một văn bằng, các quốc gia sẽ xem xét dựa vào các tiêu chí chung sau:

Tính hợp luật và uy tín của văn bằng:

Điều đầu tiên là văn bằng của một quốc gia nào đó phải được cấp từ một tổ chức được quyền cấp văn bằng. Tùy thuộc vào hệ thống giáo dục của từng quốc gia có nhiều khác biệt, nhưng thông lệ quốc tế đảm bảo tính công bằng giữa các hệ thống giáo dục và không có sự phân biệt giữa hệ thống giáo dục công lập hoặc tư thục. Tại nhiều quốc gia, việc xác định tính hợp pháp và uy tín của một văn bằng phụ thuộc nhiều vào tính độc lập và uy tín của tổ chức kiểm định. Các cơ sở để xem xét bao gồm:

  • Tính hợp luật và quyền được đào tạo và cấp bằng [theo luật của quốc gia mà trường đặt trụ sở chính].
  • Tính kiểm định của chương trình [được xác định dựa vào tính độc lập và uy tín của tổ chức kiểm định].

So sánh bậc [Level] tương ứng:

Tất cả các bằng cấp sẽ được quy đổi thành bậc [Level] tương ứng. Căn cứ vào các bảng tham chiếu năng lực tương ứng với các bậc [level] để xác định tính tương ứng của bậc năng lực mà văn bằng thể hiện của quốc gia này so với quốc gia khác.

Ví dụ:

  • Bằng cử nhân của Việt Nam sẽ được quy đổi thành Level 6 khi quy đổi theo khung năng lực tham chiếu chung ASEAN.
  • Một quốc gia khác khi tiếp nhận văn bằng sẽ xem xét tính tương ứng của bậc [Level] trong hệ thống giáo dục của mình tương ứng ở mức độ nào so với bậc [Level] theo khung năng lực tham chiếu chung ASEAN để xác định.
  • Malaysia có khung năng lực quốc gia 8 bậc và Level 6 của Malaysia tương ứng với Level 6 của khung năng lực tham chiếu ASEAN. Tham khảo thêm về khung năng lực Malaysia và tính tương thích với khung năng lực AQRF và khung năng lực khu vực khác tại đây.
  • Khi bằng Cử nhân của Việt Nam sử dụng tại Malaysia có thể được xem xét ở Level 6 theo hệ thống giáo dục Malaysia.

So sánh số tín chỉ tương ứng:

Sau khi đã xác định văn bằng của 1 quốc gia ở bậc [level ] nào tại một quốc gia khác, bước tiếp theo sẽ so sánh khối lượng học tập [số tín chỉ hoặc giờ học tập] để xem xét nó thuộc nhóm văn bằng nào.

Ví dụ: Bằng cử nhân của Việt Nam ở Level 6 và có số tín chỉ tương ứng với số tín chỉ ở Level 6 theo quy định trong khung năng lực quốc gia của Malaysia. Do đó bằng cử nhân của Việt Nam CÓ THỂ  được xem xét tương đương với bằng Cử nhân của Malaysia.

Như vậy, khung năng lực quốc gia Việt Nam ra đời là công cụ quan trọng giúp năng lực của các bậc giáo dục Việt Nam tương thích với hệ thống năng lực của các quốc gia khu vực, từng bước tương thích với các hệ thống giáo dục khác trên thế giới. Với tính minh bạch, tính dễ dàng tham chiếu, đối chiếu và so sánh, học viên sau khi tốt nghiệp chương trình của Việt Nam có thể dễ dàng được công nhận tại các quốc gia khác.

Nguồn: Viện MBA – đối tác khoa học độc quyền của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề