Ngân hàng thương mại phát hành thương phát hành tín phiếu để huy động vốn với thời hạn như thế nào

Dưới các hình thức các tổ chức cho vay tín dụng thì ngân hàng thương mại và công ty tài chính đang là hình thức phổ biến ở nước ta. Vậy ngân hàng thương mại và công ty tài chính có điểm gì khác nhau. Từ đó, cá nhân, người đi vay có thể đưa ra quyết định nên chọn vay tín dụng ở đâu hợp lý.

Phạm vi hoạt động

– Công ty tài chính

+ Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau: Nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

+ Không được làm dịch vụ thanh toán, không sử dụng vốn vay để thực hiện thanh toán.

+ Không được nhận tiền gửi dưới một năm

– Ngân hàng thương mại: Thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng:

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

+ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán

Vốn pháp định 

– Công ty tài chính:

Có vốn pháp định nhỏ hơn ngân hàng. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định công ty tài chính có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng

– Ngân hàng thương mại

Vốn pháp định lớn hơn. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định NHTM có mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng

Nguồn vốn huy động

– Công ty tài chính

+ Nhận tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác.

+ Vốn vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

+ Nguồn vốn khác: Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

– Ngân hàng thương mại

+ Nhận tiền gửi

Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,có kỳ hạn,có mục đích.

+ Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Vốn vay: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng thương mại khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước, vốn vay nước ngoài.

+ Các nguồn vốn khác

Vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính, ngân sách như vốn tài trợ, đầu tư phát triển…

Các nguồn vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng

Đặc điểm hoạt động

– Công ty tài chính

Huy động những khoản tiền lớn chia ra để cho vay những khoản nhỏ

– Ngân hàng thương mại

Tập hợp những khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn.

Thời hạn hoạt động

– Công ty tài chính:

Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm

– Ngân hàng thương mại

Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế

Ngoài ra, Công ty tài chính và Ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của Nhà nước theo những quy định mà pháp luật đưa ra.

>> Xem thêm: So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay nhu cầu tăng vốn, mở rộng thị trường là một trong những nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp. Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau…Vậy doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới hình thức nào?

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay:

– Huy động vốn chủ sở hữu từ: Vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; vốn từ phát hành cổ phiếu.

– Huy động vốn nợ từ: Tín dụng Ngân hàng; tín dụng thương mại; phát hành trái phiếu. 

1. Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, phần vốn góp ban đầu là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

– Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.

– Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. 

3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019, cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:

– Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

– Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

4. Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay [là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế] trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn,…

5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.Có ba loại tín dụng thương mại:

– Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu [gọi là tín dụng xuất khẩu] là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

– Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu [gọi là tín dụng nhập khẩu] là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.

– Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới. 

6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác [nếu có] của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Theo quy định, đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm:

– Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần và công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Lưu ý: Ngoài các hình thức huy động vốn như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn vay từ cá nhân, tổ chức khác; quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,…

Trên đây là các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề