Laptop không cài được driver máy in

Lỗi không cài được driver máy in ở chế độ kernel-mode hiện đang là một trong những lỗi phổ biến mà người dùng máy in thường hay gặp phải.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, trong khi cài đặt các phần mềm đọc PDF của bên thứ ba, người dùng máy tính cũng sẽ gặp phải lỗi này với thông báo xuất hiện trên màn hình như sau:

Windows can’t install the [Softwarename] printer driver kernel-mode print driver. To obtain a driver that is compatible with the version of Windows you are running, contact the manufacturer.

Do đó để giúp các bạn xử lý tốt các lỗi trên, thì mời các bạn cùng tham khảo các cách khắc phục lỗi không cài được driver máy in ở chế độ kernel-mode trên Windows mà mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Vô hiệu hóa chức năng chặn cài đặt driver trên máy tính

Để tiến hành vô hiệu hóa chức năng chặn cài đặt driver trên máy tính, các bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bước 1: Nhấn cụm phím tắt Windows Key + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập cụm từ gpedit.msc và nhấn OK để mở Group Policy Editor.

Bước 2: Trong cửa sổ Group Policy Editor, bạn hãy mở rộng tùy chọn Local computer Policy.

Bước 3: Giờ bạn hãy điều hướng đến đường link truy cập thư mục sau:

Computer Configuration—->Administrative Templates—-> Printers.

Bước 4: Trên cửa sổ bên phải, bạn hãy tìm kiếm và nhấn đúp vào dòng Disallow installation of printers using kernel-mode drivers. Lúc này trên màn hình sẽ mở ra cửa sổ mới.

Bước 5: Trong cửa sổ properties, bạn hãy nhấn vào Disabled và bấm OK.

Bước 6: Giờ bạn nhấn vào Apply và nhấn OK để lưu các thay đổi. Sau đó bạn hãy đóng cửa sổ Group Policy Editor.

Bước 7: Tiếp tục bạn hãy nhấn phím Windows và gõ cmd, rồi nhấn chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 8: Trong Command Prompt, bạn hãy nhập câu lệnh sau và nhấn enter:

gpupdate

Nếu câu lệnh trên không hoạt động, bạn hãy nhập lệnh:

gpupdate / force.

Sau đó đóng cửa sổ Command Prompt lại và thử cài đặt driver để kiểm tra.

Lưu ý: Tùy thuộc vào phiên bản [Windows], thì Group Policy Editor sẽ có thể được cài đặt sẵn hoặc không có sẵn trên máy tính của bạn.

2. Đổi tên thư mục W32x86 / X64

Ngoài phương pháp trên, bạn có thể khắc phục lỗi không cài được driver máy in ở chế độ kernel-mode bằng cách đổi tên thư mục W32x86 / X64 trên máy tính bằng các bước sau:

Bước 1: Mở File Explorer và điều hướng đến đường dẫn sau:

C:\windows\system32\spool\drivers

Bước 2: Trong thư mục Drivers, bạn hãy tiến hành đổi tên các thư mục sau:

W32x86 X64

Bạn có thể đổi thành bất cứ cái tên nào mà bạn muốn. Việc đổi tên các thư mục này sẽ giúp máy tính gỡ cài đặt các driver bị lỗi hoặc bị thiếu dữ liệu.

Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp loại bỏ các cài đặt của máy in mà bạn đã thiết lập trước đó. Nhờ vậy, nếu bạn xài một chiếc máy in đang hoạt động, bạn có thể phải cài đặt lại driver của máy in để giúp chúng hoạt động trở lại.

3. Thiết lập lại mục point and printer restriction

Windows sẽ không thể cài đặt driver máy in trong chế độ chế độ kernel-mode nếu trong phần Group Policy Editor đã ngăn chặn việc cài đặt này. Do đó, các bạn hãy thực hiện thiết lập lại mục point and printer restriction bằng các bước sau:

Bước 1: Bạn nhấn phím tắt Windows Key + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập cụm từ gpedit.msc và nhấn OK.

Bước 2: Tại cửa sổ Group Policy Editor, bạn hãy mở rộng mục Local Computer Policy. Sau đó, bạn điều hướng đến thư mục sau:

Computer Configuration—->Administrative Templates—->Printers

Bước 3: Trên cửa sổ phía bên phải, bạn hãy tìm kiếm và nhấn đúp vào dòng Point and printer Restrictions, rồi chọn Enabled trong cửa sổ properties.

Bước 4: Giờ bạn hãy bỏ dấu tích ở các ô tùy chọn sau đây:

  • Users can only point and print to these servers

  • Users can only point and print to machines in their forest

Bước 5: Trong mục Security Prompts, tại hàng đầu tiên có tên When installing drivers for a new connection, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Do not show warning or elevation prompt.

Bước 6: Tiếp đó tại mục có tên When updating driver for an existing connection, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Do not show warning or elevation prompt.

Bước 7: Giờ bạn nhấn vào Apply và nhấn OK để lưu thay đổi.

Bước 8: Tiếp đó bạn hãy mở Command Prompt lên với tư cách quản trị viên - administrator và nhập câu lệnh sau:

gpupdate

Bước 9: Giờ bạn hãy đóng cửa sổ Command Prompt lại và kiểm tra xem lỗi đã được giải quyết chưa.

Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách khắc phục lỗi không cài được driver máy in ở chế độ kernel-mode đơn giản nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Lỗi kết nối giữa máy in và máy tính làm ảnh hưởng đến quá trình in ấn tài liệu của bạn trong công việc và học hành. Vậy Điện máy XANH sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách khắc phục tình trạng máy tính không thể nhận được máy in qua cổng kết nối USB ra sao nhé!

1 Kiểm tra cáp nối và cổng USB

Đầu cắm USB hoặc dây cáp có thể đã bị gãy, hở mạch, đã bị hỏng, thậm chí đầu cắm có thể bị rỉ sét hoặc bám bụi bẩn trên hai đầu cổng kết nối, đều là những nguyên nhân khiến cho máy tính không kết nối với được máy in qua cổng USB.

Cách khắc phục:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra hai đầu nối của dây cáp USB để phát hiện tình trạng nguyên nhân. Nếu đã hỏng và không thể sửa chữa được thì bạn hãy thay dây cáp mới. Tiếp đó, bạn cũng nên kiểm tra các cổng nối giữa máy tính và máy in, rồi giữa hai thiết bị này với nguồn điện xem có ổn định hay không?

2Cài lại driver USB

Bạn có thể nghĩ đến việc cài lại driver USB trên máy tính để khắc phục được lỗi không kết nối được với máy in thông qua các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở Device Manager

Bạn vào Device Managerbằng cách nhập từ khóa này trong khung tìm kiếm của Windows và nhấn phím Enter trên bàn phím.

Bước 2: Vào mục Universal Serial Bus Controllers

Bước 3: Bỏ chọn các phần có tên USB

Bạn nhấp phải chuột vào các phần có tên USB, rồi chọn Uninstall để tiến hành gỡ bỏ.

Bước 4: Tải và cài đặt phần mềmDrivereasy

Sau khi gỡ bỏ driver USB cũ, bạn tiến hành tải phần mềm Drivereasy tại đây và cài đặt theo hướng dẫn. Vậy là xong!

3Cài lại driver máy in

Nếu việc cài driver USB trên máy tính chưa cải thiện được tình trạng lỗi kết nối, thì bạn có thể tiến hành cài lại driver máy in với những bước khá đơn giản:

Bước 1: Mở hộp thoại Run để vào printmanager.msc

Bạn nhấn tổ hợp phím Windows+Rđể tiến hành mở hộp thoại Run và nhập cụm từ “printmanager.msc” rồi nhấn nút OK.

Bước 2: Vào mụcAll Drivers, chọn xóa tên driver máy in

Nhấp chuột vào mục All Drivers, bạn nhấp phải chuột vào tên driver máy in để chọn Delete [xóa].

Bước 3: Cài lại driver máy in mới

Sau khi xóa, bạn tiến hành cài đặt lại driver máy in mới bằng cách lên trang chủ của nhà sản xuất máy in đó để tìm phiên bản driver máy in của bạn. Sau đó, bạn thực hiện cài đặt theo hướng dẫn là được.

4Cài lại service Print Spooler

Print Spooler là phần mềm quan trọng để máy tính Windows có thể in ấn. Vì thế, lỗi trên Print Spooler cũng sẽ khiến máy tính không thể kết nối được với máy in qua cổng USB. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cài đặt lại Print Spooler bằng cách:

Bước 1: Vào Services trong hộp thoại Run

Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows+Rđể mở hộp thoạiRun. Sau đó nhập vào “services.msc” và nhấn nút OK.

Bước 2: Vào mục Name, chọn Print Spooler

Bước 3: Chọn Stop trong mụcService status

Bước 4: Nhấp chọn nút Start rồi chọn OK để hoàn tất

5Vệ sinh sạch sẽ vị trí kết nối giữa mainboard với card mở rộng

Bụi bẩn dễ bám vào những vị trí kết nối giữa mainboard với card mở rộng và RAM bên trong, đây cũng là nguyên nhân khiến cho máy tính không kết nối được với máy in. Vì thế, bạn hãy vệ sinh thử mainboard với card mở rộng để khắc phục lỗi này.

Xem thêm các mẫu máy in đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết được cách khắc phục máy tính không nhận được máy in qua cổng USB một cách chi tiết nhất rồi nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề