Lập bảng so sánh c3 c4 cam

M.n giúp mình so sánh giống và khác nhau thực vật C3,C4,CAM

- Giống: *Đều có 3 giai đoạn là giai đoạn cố định CO2 , giai đoạn tái cố định CO2 và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2. * Pha sáng ở các nhóm thực vật đều giống nhau : là quá trình ôxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng → H+ + e- →ATP, NADPH và giải phóng O2. Gồm các pứ sau : + Phản ứng kích thích chất diệp lục bởi các photon + Phản ứng quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các photon + Phản ứng quang hóa hình thành ATP và NADPH * Pha tối : + Xét thực vật C3 , C4 và CAM : đều có chu trình Canvin [ chu trình C3 ] - Khác : +]Mỗi con đường thì có các tầng lớp thực vật đại diện khác nhau như : ở con đường C3 đại diện là hầu hết các loài thực vật ; ở con đường C4 đại diện là nhóm các thực vật ưa sáng sống ở các miền nhiệt đới , cận nhiệt đới [ ngô , cao lương, mía...]; ở con đường CAM thì đại diện là các cây sống ở khu vực khô hạn , hoang mạc với đặc điểm là thân cây mọng nước [ xương rồng, thanh long..]. +] Chất nhận CO2 đầu tiên : = ở con đường C3 chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất đường 5 cacbon [ RiDP_ribulozo- 1,5 - điphotphat] = ở con đường C4 và CAM chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon PEP [ axit photphoenolpiruvic]. +] Sản phẩm ổn định đầu tiên : = ở con đường C3 sản phẩm ổn định đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon APG . = ở con đường C4 và CAM sản phẩm ổn định đầu tiên là các hợp chất 4 cacbon [ AOA và axit malic/ aspatic]. +] Tiến trình :- Về mặt không gian: = ở con đường C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu. = ở con đường C4 , giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra trong các tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch = ở con đường CAM cả 2 giai đoạn cố định CO2 đều xảy ra ở tế bào mô giậu - Về mặt thời gian: = ở con đường C3 chu trình Canvin xảy ra vào ban ngày . = ở con đường C4 thì 2 giai đoạn cũng đều xảy ra ban ngày .

= ở con đường CAM thì giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày lúc khí khổng đóng.

Reactions: toilatot and Ng.Klinh

Moi nguoi chỉ em cách vẽ sơ đồ tư duy bài quang hợp ở thực vật c3,c4, cam. Em cẩm ơn a

+ Quang phân li nước: Sử dụng năng lượng mà diệp lục nhận được để phân li nước theo phương trình

2H2O → 4H+ + 4e- + O2

+ Quang hoá: hình thành ATP, NADPH

*Khác nhau

Đặc điểm

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Môi trường sốngKhí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnhTV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc
Đại diệnLúa, đậu..

Bạn đang xem: Lập bảng so sánh thực vật c3 c4 và cam

Ngô, míaXương rồng, dứa
Giải phẫu Kranz [có 2 loại lục lạp]

Không

- Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô giậu

- Lá bình thường

- Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu, tế bào bao bó mạch

- Lá bình thường

Không

- Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô giậu

- Lá mọng nước

Chất nhận CO2 đầu tiênRDPPEPPEP
Sản phẩm đầu tiênAPG [C3]AOA [C4]AOA [C4]
Enzym cacboxyl hoáRDP-cacboxylasePEP - cacboxylaseRDP-cacboxylasePEP-cacboxylaseRDP-cacboxylase
Thời gian cố định CO2Ngoài sángNgoài sángTrong tối
Quang hô hấpCaoRất thấpRất thấp
Nhiệt độ thích hợp20 - 30oC25 - 35oC30 - 40oC
Ức chế quang hợp bởi O2Không
Hiệu ứng nhiệt độ caolên quang hợp [30-40oC]Kìm hãmKích thíchKích thích
Điểm bù CO2Cao[25 -100 ppm]Thấp [0-10 ppm]Thấp [0-5 ppm]
Điểm bão hoà ánh sángThấp: 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phầnCao, khó xác địnhCao, khó xác định
Năng suất sinh vật họcTrung bình đến caoCaoThấp
Sự thoát hơi nước [Nhu cầu nước]CaoThấpRất thấp

Cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về từng loại thực vật để hiểu rõ hơn về câu hỏi trên nhé.

I. Thực vật C3

- Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất, gồm các loài rêu cho đến các loài cây gỗ trong rừng.

1. Pha sáng

- Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

- Pha sáng diễn ra ở tilacôit khi có chiếu sáng.

- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O2 được giải phóng là O2 của nước.

2H2O → 4H+ + 4e- + O2

- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

2. Pha tối

- Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền [strôma] của lục lạp.

- Pha tối ở thực vật C3 chỉ có một chu trình Canvin, được chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO2.

+ Giai đoạn khử APG [axit phôtphoglixêric] → AllPG [aldehit phosphoglixeric] → tổng hợp nên C6H12O6 → tinh bột, axit amin…

+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 điP [ribulôzơ – 1,5 điphôtphat].

II. Thực vật C4


1. Đại diện

Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới như : mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

2. Chu trình quang hợp ở thực vật C4

Pha tối gồm chu trình quang hợp ở thực vật C4 bao gồm: cố định CO2 tạm thời [chu trình C4] và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình đều diễn ra vào ban ngày, nhưng ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá.

Xem thêm: Nhiệt Kế Rượu Dùng Để Đo Gì, Nhiệt Kế Đo Lồng Độ Rượu Cách Dùng Như Thế Nào

Đáp án:

* Giống nhau:

- Trong pha sáng: cơ chế giống nhau

- Trong pha tối:

+ Đều thực hiện chu trình C3 [Canvin] tạo ra AlPG rồi hình thành:

@ C6H12O6 --> saccarozo, tinh bột

@ Axitamin, protein, lipit

+ Nguyên liệu của pha tối: CO2, ATP, NADPH

* Khác nhau trong pha tối: Bạn kẻ bảng so sánh theo các ý sau:

- Môi trường sống:

+ C3: Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường

+ C4: 1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnh

+ CAM: TV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc

- Đại diện:

+ C3: Rêu, cây gỗ lớn...

+ C4: mía, rau dền, ngô...

+ CAM: Thanh long, dứa, xương rồng

- Chất nhận CO2:

+ C3: Ribulozo - 1,5 - diphotphat

+ C4 và CAM: PEP [photphoenolpiruvat]

- Sản phẩm đầu tiên:

+ C3: APG

+ C4 và CAM: AOA [axit oxaloaxetic] hoặc axit malic.

- Tiến trình và thời gian:

+ C3: 1 giai đoạn là chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày

+ C4: 2 gđ đều diễn ra vào ban ngày. Gđ1: cố định CO2 theo chu trình C4 và gđ 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin.

+ CAM: Gđ 1: cố định CO2 theo CT C4 --> ban đêm và gđ2: tái cố định CO2 theo CT Canvin --> ban ngày.

- Không gian:

+ C3: Diễn ra ở tế bào mô giậu

+ C4: Gđ 1 ở TB mô giậu, gđ 2 ở TB bao bó mạch

+ CAM: 2 gđ ở TB mô giậu

- Loại lục lạp

+ C3: 1 loại

+ C4: 2 loại [ở TB mô giậu và bao bó mạch]

+ CAM: 1 loại

- Năng suất quang hợp:

+ C3: thấp

+ C4: cao

+ CAM: cao

Giải thích các bước giải:

Video liên quan

Chủ Đề