Làm ở đài truyền hình học ngành gì

Việt Nam được đánh giá là quốc gia cung cấp nhiều đài truyền hình nhất thế giới với hơn 300 đài truyền hình tính cả đài trung ương ương, địa phương hay tư nhân và kênh phát thanh hiện nay. Nhờ vậy mà cơ hội việc làm đối với những sinh viên theo học ngành báo chí- tuyên truyền được nâng cao sau khi ra trường.

Tuy nhiên việc có nhiều cơ hội cũng khiến cho nền giáo dục phải ngày một cải thiện để đáp ứng được đầu ra cho sinh viên đảm bảo về chất lượng chuyên môn để có thể làm việc tại đài truyền hình. Yêu cầu tối thiểu đối với những bạn sinh viên muốn làm việc tại đài truyền hình hiện nay ngoài đáp ứng về mặt kiến thức còn phải biết áp dụng thực hành các dụng cụ tác nghiệp cần thiết cũng như phải có trình độ tiếng Anh thành thạo.

Nước ta hiện nay có rất nhiều đài truyền hình và kênh phát thanh

Đó là yếu tố để đảm bảo các bạn có thể thực hiện nghiệp vụ trong đài truyền hình trong nước và mở rộng cơ hội làm việc với các kênh truyền thông báo chí nước ngoài trong các sự kiện quốc tế. Khi nắm chắc được những kiến thức này thì chắc chắn cơ hội làm việc tại đài truyền hình sẽ tăng cao cũng như lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Trong vấn đề tuyển dụng tại đài truyền hình họ đánh giá rất cao về đầu vào của ứng viên về những vấn đề này. Vậy nên các trường đào tạo về lĩnh vực này luôn ưu tiên giảng dạy tiếng Anh cùng các môn chuyên ngành thực hành dụng cụ tác nghiệp cho sinh viên.

Vì số lượng của các đài truyền hình trong nước nhiều nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực thường niên cũng rất lớn. Trong đài truyền hình gồm rất nhiều phòng ban phụ trách thực hiện những mảng khác nhau. Trung bình một năm nhu cầu tuyển dụng của đài truyền hình theo đánh giá của lãnh đạo trong lĩnh vực này cho biết con số lên tới hàng nghìn người. Các đài truyền hình hiện nay còn có cả những chi nhánh tại nước ngoài nên cần có nhân lực được bổ sung liên tục để đáp ứng công việc.

Nhu cầu tuyển dụng hàng năm trong đài truyền hình rất lớn

Đối với những bạn trẻ yêu thích môi trường làm việc năng động, nhiều thử thách thì chắc chắn đây là cơ hội để các bạn phát triển tiềm năng. Bạn có thể lên trực tiếp website của đài truyền hình bạn muốn làm việc sẽ có những tin tuyển dụng cho các vị trí đa dạng để bạn lựa chọn phù hợp với chuyên môn của bản thân. Ngoài việc làm tại đài truyền hình thì có rất nhiều công ty truyền thông - giải trí cũng tuyển dụng nhân lực cho lĩnh vực này. Chỉ cần bạn có khả năng thì chắc chắn không thiếu cơ hội việc làm trong đài truyền hình.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc đơn giản

Đối với những công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao như lĩnh vực báo chí - truyền thông thì điều kiện tiên quyết mà ứng viên cần phải đáp ứng đó chính là nắm chắc nền tảng kiến thức. Trong môi trường cạnh tranh như đài truyền hình, nếu như bạn không có năng lực thì chắc chắn sẽ bị đào thải. 

Ứng viên phải nắm chắc các kiến thức nền tảng chuyên môn

Mặc dù nhu cầu tuyển dụng tại các đài truyền hình khá nhiều tuy nhiên số lượng sinh viên chuyên ngành học viện báo chí - truyền thông cũng rất lớn nếu thực sự muốn làm việc trong môi trường tốt thì bạn phải đầu tư tới ngành nghề tương lai của mình. Sự nghiêm túc trong việc trau dồi kiến thức và kỹ năng bản thân sẽ giúp cánh cửa xin việc của bạn được mở rộng.

Bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào trong đài truyền hình như quay phim, kỹ thuật viên, biên tập viên,... thì đều có những kiến thức nền tảng mà ứng viên cần phải nắm chắc kết hợp củng cố trình độ tiếng Anh của bản thân để vận dụng vào công việc sau này thì mới nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đặc biệt trong thời buổi hội nhập như hiện nay, tiếng Anh rất quan trọng gần như là yếu tố cơ bản cho mọi công việc chuyên môn chứ không chỉ riêng với công việc làm tại đài truyền hình.

Thành thạo tiếng Anh là yếu tố cần thiết

Hầu như sinh viên của Học viện Báo chí Tuyên Truyền đều được đánh giá cao về mặt năng khiếu nên tỷ lệ cạnh tranh công việc càng trở nên gay gắt. Muốn làm việc tại lĩnh vực truyền hình thì cần phải nỗ lực nâng cao trình độ bản thân và trau dồi những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết thì mới có thể giúp bạn xin việc một cách dễ dàng hơn.

Xem thêm: Mẹo ứng tuyển biên tập viên truyền hình ở Hà Nội cho người mới

3. Kinh nghiệm tuyển dụng tại đài truyền hình

Tất cả những ứng viên tham gia vào cuộc tuyển chọn cho các vị trí trong đài truyền hình đều phải tham gia ít nhất 2 vòng thi. Đầu tiên là vòng hồ sơ được đánh giá dựa trên trình độ chuyên môn, bằng cấp đại học cũng như các hoạt động bạn từng tham gia. Đây là sự nỗ lực của bạn suốt 4 năm học đại học, nhà tuyển dụng truyền hình sẽ không chỉ nhìn vào học lực mà còn về nhiều yếu tố khác nên bạn hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ thật hoàn hảo.

Sau khi vượt qua vòng hồ sơ, bạn sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi của đài truyền hình với 3 nội dung phổ biến đó là kiểm tra kiến thức chung về nghiệp vụ trong đài, thi phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo chuyên môn và cuối cùng là thi trình độ ngoại ngữ. 

Kết quả của 3 nội dung sẽ ảnh hưởng đến việc trúng tuyển của bạn vậy nên bạn cần thể hiện được hết khả năng của mình và cố gắng làm bài thi thật tốt. Để hoàn thành tốt những phần thi này bạn phải chuẩn bị thật kỹ cả về mặt kiến thức và tinh thần vì nhiều bạn dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến tinh thần không ổn định ảnh hưởng đến phần thi của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng đài truyền hình

Việc bạn có thành công trong cuộc thi hay không nằm ở chính bạn phải tự nỗ lực và cố gắng kết hợp với sự tự tin thì mới có thể đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên để chuẩn bị tốt cho việc thi tuyển tại đài truyền hình bạn có thể tham khảo những ý kiến sau đây:

- Tìm hiểu thật kỹ các thông tin trên mạng, cũng như tham khảo ý kiến của người quen làm trong lĩnh vực đài truyền hình về vị trí định ứng tuyển về những nội dung kiến thức nào thường được đề cập trong bài thi hay khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các loại tình huống gì để chuẩn bị thật kỹ.

- Tùy vào mỗi vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng truyền hình sẽ có những yêu cầu riêng như với vị trí biên tập viên thì ngoài nắm chắc các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ như viết báo, tìm tin tức, giọng nói chuẩn khi dẫn bản tin thì ngoại hình cũng là một lợi thế lớn hoặc vị trí quay phim thì phải có kỹ năng quay phim, cách cầm máy,...

Vậy nên bạn cần hiểu rõ kỹ năng cốt lõi đối với từng vị trí công việc đặc biệt là vị trí định ứng tuyển để chuẩn bị thật kỹ mọi khía cạnh phục vụ cho việc thi tuyển tốt nhất.

Ngoài ra, kinh nghiệm để bạn có thể xin việc tại đài truyền hình gần như là “một phát ăn ngay” chính là bắt đầu với công việc tại những đài truyền hình địa phương nhằm tích lũy kinh nghiệm. Tất nhiên ai cũng muốn có một sự khởi đầu tốt với một công việc tại các đài truyền hình lớn, tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh càng khắc nghiệt hơn. Nếu như có cơ hội làm tại các đài truyền hình ở địa phương cũng không hẳn là điều đáng buồn.

Nắm bắt những cơ hội để tích lũy kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp sau này

Khi làm việc tại đài truyền hình địa phương thì công việc sẽ đỡ bị áp lực hơn cũng như tính cạnh tranh trong công việc cũng không quyết liệt như các đài Trung ương. Hãy coi đó là trải nghiệm tốt để tích lũy thêm kinh nghiệm và trau dồi kiến thức chuyên môn sau này muốn chuyển đơn vị công tác cũng sẽ nâng cao cơ hội với một bộ hồ sơ hoàn hảo dày dặn kinh nghiệm. Việc bắt đầu công việc tại những đài truyền hình nhỏ sẽ tạo nền tảng vững chắc và là bệ đỡ cho tương lai giúp bạn phát triển nghề nghiệp sau này. 

Làm việc tại đài truyền hình là mơ ước của nhiều người không chỉ đối với những bạn đang theo học ngành báo chí - tuyên truyền. Để có thể thành công trong việc thi tuyển đã khó, còn trụ vững trong nghề được hay không thì nằm ở sự quyết tâm và nỗ lực của bạn. Phải có nhiệt huyết với nghề thì bạn mới chịu được áp lực công việc nhận những lời khen, chê từ khán giả hay các chuyên gia trong lĩnh vực để ngày càng phát triển bản thân. 

Bên trên là những thông tin chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng đài truyền hình cho những bạn mong muốn được làm việc trong lĩnh vực truyền hình. Nếu bạn có khả năng và biết nắm bắt cơ hội thì sự nghiệp tương lai sẽ luôn rộng mở. Đây là công việc tốt cùng nhiều cơ hội thăng tiến, để thành công thì bạn phải nỗ lực và quyết tâm mới có thể làm được.

Xem thêm: Việc làm biên tập viên truyền hình

Báo chí truyền thông là gì? Ngành nghề không cần bằng cấp

Lĩnh vực báo chí rất rộng gồm đa dạng các ngành nghề khác nhau, thậm chí không yêu cầu về bằng cấp của ứng viên như ngành báo chí truyền thông. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Báo chí truyền thông là gì? Ngành nghề không cần bằng cấp

Video liên quan

Chủ Đề