Tuyên truyền cho học sinh Tiểu học

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Bạn đang xem: Bài tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phương tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác…

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.

Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm: Lời Bài Hát Không Phải Tại Anh Cũng Không Phải Tại Em Karaoke Song Ca

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”

Như chúng ta đã biết trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của cô giáo, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

- Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh.

- Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v…

- Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.

- Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.

Để xây dựng trường học thân thiện chúng ta cần làm tốt những công việc như:

  • Đảm bảo trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn:+ Xanh: Trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; trồng những luống hoa đẹp xen kẻ cây xanh…

    + Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, các bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày.

  • + Đẹp: Cảnh quan hài hòa, trang hoàng cổng, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vừa tầm mắt đối với trẻ, dễ cất, dễ lấy, dễ tìm.

+ An toàn: Đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt thể chất cũng như tinh thần, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông

- Tích cực vận động học sinh đến trường, tăng cường hoạt động ngoài giờ để tạo hứng thú, vui chơi cho học sinh. Đặc biệt cần chú trọng đến mô hình phát triển vận động cho trẻ. Quan tâm, gần gũi, chia sẻ với học sinh.- Tích cực cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương...

* Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; giáo dục trẻ sinh kỹ năng giao tiếp với người lớn, thầy cô, bạn bè, với mọi người trong đời sống hàng ngày thông qua các hoạt động hằng ngày.- Rèn luyện ý thức kỷ luật cho trẻ: vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế nói chuyện khi ăn, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy đinh, nhận biết và sử dụng đồ dùng cá nhân của mình…- Tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm tạo không khí cho trẻ chủ động khám phá, tìm hiểu và bày tỏ ý kiến của mình.

- Tổ chức tốt hoạt động lễ, hội trong nhà trường nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống trong sinh hoạt, học tập. Đảm bảo an toàn giao thông và các kỹ năng thực hiện an toàn giao thông; kỹ năng tự bảo vệ,

..

* Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao. Quan tâm đến việc ca múa hát sân trường, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác vào trường học một cách bền vững tạo không khí vui tươi, hào hứng cho học sinh như “ Ngày hội đến trường”, “ Vui hội trăng rằm”; “Lễ hội mừng xuân”, hội thi “Học sỹ nhí”, “Bé vào lớp 1”... vào các dịp 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3,19/5, 1/6,…

Một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn có ý nghĩa to lớn đối với trẻ không chỉ mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo mà còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện!

Video liên quan

Chủ Đề