Ngân hàng nào có vốn lớn nhất Việt Nam

SSI: Ngân hàng Nhà nước linh hoạt sử dụng kênh OMO và tín phiếu điều tiết thanh khoản

Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất trong nhóm “big 4”?

Ngân hàng nào có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay?

[Ảnh minh họa]

Nhóm quốc doanh dẫn đầu

Theo khảo sát, 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất bao gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, VPBank, MB, Techcombank, Agribank, ACB, SHB và VIB.

Trong đó, tổng vốn điều lệ của 10 ngân hàng này đạt hơn 373.000 tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng vốn điều lệ của 30 ngân hàng theo thống kê [575.700 tỷ đồng].

BIDV duy trì vị trí dẫn đầu với gần 50.585 tỷ đồng, giữ nguyên so với cuối năm 2021. Tiếp đến là VietinBank và Vietcombank với mức vốn điều lệ lần lượt là 48.058 và 47.325 tỷ đồng.

Vị trị thứ 4 thuộc về VPBank với mức vốn điều lệ là 45.057 tỷ đồng. Xếp ngay sau là hai ngân hàng tư nhân khác, MB và Techcombank với vốn điều lệ lần lượt là 37.783 tỷ và 35.109 tỷ đồng. Agribank khiêm tốn khi đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng.

Xét về mức tăng trưởng, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận vốn điều lệ tăng trong nửa đầu năm. Trong đó, VIB là ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất nửa đầu năm là 35,7%. Tính đến 30/6/2022, vốn điều lệ của VIB ghi nhận đạt 21.077 tỷ đồng.

Khảo sát 30 ngân hàng 6 tháng đầu năm

Kế hoạch tăng vốn mạnh nửa cuối năm

Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng được dự báo sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong năm nay nếu các ngân hàng hoàn tất kế hoạch tăng vốn đã đề ra.

Mới nhất, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho MSB được tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.725 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành dự kiến sau phát hành sẽ tăng lên 2 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch dự kiến, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%, từ các nguồn như lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu.

Nếu phát hành thành công, VPBank sẽ tạm thời vượt qua nhóm Big 4, trở thành ngân hàng có mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Ngoài ra, trong năm 2022, ngân hàng cũng dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Như vậy, vốn điều lệ của VPBank dự kiến tăng lên 79.334 tỷ đồng nếu hoàn tất hai đợt phát hành kể trên.

Tháng 8 trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chấp thuận cho HDBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ của ngân hàng lên 25.503 tỷ đồng.

Theo đó, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.030 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25% tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu phát hành thêm, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.

Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được HDBank dành khoảng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.

Trước đó, Nam A Bank cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 8.464 tỷ đồng, trong đó 1.229 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và 670 triệu đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở.

Các ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ trong thời gian vừa qua có thể đến như Kienlongbank, Techcombank, Ngân hàng Bản Việt, OCB,... trong đó phương án tăng vốn chủ yếu là phát hành cổ phiếu chia cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động [ESOP].

Ngân hàng MB mới đây đã thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của năm 2021 vào ngày 23/8/2022. Ngân hàng dự kiến phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 37.783 tỷ đồng lên 45.339 tỷ đồng, vượt lên xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng, chỉ sau ba ông lớn Vietcombank, BIDV và VietinBank.

Trong khi các ngân hàng trên còn đang ở những bước đầu của giai đoạn tăng vốn, SeAbank và SHB là hai nhà băng đã hoàn tất việc này trong những tháng đầu năm.

Giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của SHB lên 26.674 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả phát hành đã được Ủy ban chứng khoán xác nhận trước đó; tương ứng với số cổ phiếu đã được Sở giao dịch chứng khoán TP HCM chấp thuận niêm yết bổ sung và đã đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán.

SeABank cũng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thay đổi vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng. Việc tăng vốn được thực hiện sau hai đợt phát hành cổ phiếu của ngân hàng bao gồm phát hành 211,4 triệu cổ phiếu [tương đương tỷ lệ 12,7%] để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu [tương đương tỷ lệ 6,6%] để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Một số ngân hàng khác cũng cho biết sẽ phải đẩy mạnh lộ trình tăng vốn trong thời gian tới như BIDV, VPBank, LienVietPostBank và OCB.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 31/3/2022 trong số 31 ngân hàng thương mại cổ phần nội địa [không tính Agribank và 3 ngân hàng 0 đồng], có tới 13 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng.

Trong đó, nhà băng có vốn điều lệ cao nhất ở thời điểm này là BIDV với gần 50.600 tỷ đồng. Tiếp theo là Vietcombank và VietinBank lần lượt 48.057 tỷ và 47.325 tỷ đồng.

Quy mô vốn điều lệ tại ngày 31/3/2022. [Ảnh: LT]

Trong nhớm ngân hàng tư nhân, VPBank dẫn đầu với quy mô vốn điều lệ trên 45.000 tỷ đồng. Các ngân hàng khác nằm trong TOP ngân hàng có vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng gồm: MBB [37.783 tỷ]; Techcombank [35.109 tỷ đồng]; ACB [27.019 tỷ đồng]; HDBank [20.273 tỷ đồng]; SHB [ 19.260 tỷ đồng]; Sacombank [18.852 tỷ đồng]; VIB [15.531 tỷ đồng]; MSB [15.275 tỷ đồng] và SCB [15.231 tỷ đồng].

9 ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng, nhỏ hơn 15.000 tỷ gồm: VietABank; ABBank, Ngân hàng Bắc Á, PVcombank, TPBank, LienVietpostbank; Eximbank,OCB và SeaBank.

Còn lại, 8 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng gồm: SaigonBank, BaoVietBank, KienLongBank, Ngân hàng Bản Việt, NCB, Nam Á Bank, VietBank và Dong A Bank. Trong đó, Dong A Bank vốn điều lệ vừa tròn 5.000 tỷ đồng tại ngày 31/3/2022.

Quy mô vốn điều lệ tại ngày 31/3/2022. [Ảnh: LT]

Trong 9 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, cũng có tới 4 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ gồm: ANZ Việt Nam [3.000 tỷ]; Hong Leong Việt Nam [3.000 tỷ]; CIMB Việt Nam [3.698,2 tỷ đồng].

Quy mô vốn điều lệ tại ngày 31/3/2022. [Ảnh: LT]

Áp lực tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 5.000 tỷ đồng

Trong quyết định phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây, Chính phủ đưa ra 10 mục tiêu cụ thể. Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là việc phân nhóm các tổ chức tín dụng theo quy mô vốn điều lệ.

Cụ thể, nhà quản lý đặt mục tiêu tổ chức tín dụng phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:

Đối với các ngân hàng thương mại, Nhóm ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 5.000 tỷ đồng.

Các công ty tài chính, cho thuê tài chính lần lượt tối thiểu đạt 750 tỷ đồng và 450 tỷ đồng.

Đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt: phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Nhiều ngân hàng có vốn điều lệ "dậm chân tại chỗ" trong nhiều năm qua. [Ảnh: BaoVietBank]

Cũng xin được nhắc lại rằng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện phân loại xếp hạng các ngân hàng theo 5 nhóm, nhưng việc phân nhóm theo quy mô vốn điều lệ thì đây là lần đầu tiên mới được quy định chính thức. Về quy mô vốn điều lệ, hiện các ngân hàng chỉ cần đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu ở mức 3.000 tỷ đồng.

Như vậy, theo đề án này các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ tối thiểu dưới 5.000 tỷ sẽ phải chịu áp lực tăng vốn để đáp ứng theo yêu cầu tại đề án. Đặc biệt, trong số các ngân hàng kể trên có 4 ngân hàng duy trì mức vốn điều lệ quanh 3.000 tỷ đồng suốt nhiều năm nay, sẽ sớm phải có giải pháp tăng vốn. Nếu không thể tăng thêm vốn, các ngân hàng này có thể sẽ buộc phải tính đến giải pháp hợp nhất và sáp nhập, nhằm tăng quy mô đáp ứng theo yêu cầu.

Được biết, mục tiêu của đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" là tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực, hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

Đồng thời, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng, ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề