Viết tắt của chủ ngữ trong tiếng Anh

Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.

Adjective [viết tắt: adj] = Tính từ – là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…

Adverb [viết tắt: adv] = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai

Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.

1.     Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN

2.     Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.

Thí dụ: A CAR [một chiếc xe hơi]

AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm

Thí dụ: AN APPLE [một trái táo]

Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u

Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây

Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ âm câm nên chữ đó vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc như “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR

Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, được dùng với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm như: thì, bị động cách, thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.

Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi kèm một mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa.

Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật.

Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trước gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc [mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ], bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó, dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng động từ trước, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy nhiên, tất cả đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng bước một.

Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY, MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa nhất định, như: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc TÍNH CHẮC CHẮN.

Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ đếm được hay không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ: “một người”: đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và “tiền” là danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.

Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thường có đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM [“Tôi”: chủ ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ].

Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thường, khi chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó.

Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tượng chịu ảnh hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn.

Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phương hướng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để tạo nên một nghĩa mới và trong trường hợp như vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc chung nào cả.

Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và YOU. Đại từ có các loại: đại từ nhân xưng [tôi, anh, chị ấy, cô ấy…], đại từ sở hữu và đại từ chỉ định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.

Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE, WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa thêm thông tin. Mệnh đề này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một người đàn ông mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.

Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.

Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, một hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì tương ứng. Hình thức của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành động xảy ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:

1.    Thì hiện tại đơn

2.    Thì hiện tại tiếp diễn

3.    Thì hiện tại hoàn thành

4.    Thì quá khứ đơn

5.    Thì quá khứ tiếp diễn

6.    Thì quá khứ hoàn thành

7.    Thì tương lai đơn

8.    Thì tương lai tiếp diễn

9.    Thì tương lai hoàn thành

Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.

Verb [viết tắt: V] = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình. Có 2 loại:nội động từ và ngoại động từ

1.     Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau

2.     Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau

Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho nội động từ.

Cũng như trong tiếng Việt, các thành phần cơ bản cấu tạo nên một câu bao gồm: chủ ngữ và vị ngữ. Trong hai thành phần chính trên, chủ ngữ đóng vai trò nổi bật hơn hẳn, vì bất kể một câu nào trong tiếng Anh cũng cần có chủ ngữ, ngoài các câu cảm thán. Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe.

Trong bài viết ngày hôm nay, VOCA sẽ giúp các bạn đi sâu tìm hiểu cụ thể về vị ngữ cũng như “tất tần tật” các dạng vị ngữ trong tiếng Anh nhé!


Cấu trúc chủ ngữ trong tiếng Anh

I. Định nghĩa

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu. Chủ ngữ thường sẽ đứng trước động từ [verb]. 

Chủ ngữ thường là một danh từ [noun] hoặc một cụm danh từ [noun phrase – một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ]. Đồng thời, chủ ngữ cũng có thể là đại từ hay một số dạng đặc biệt khác.

Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.

Ví dụ: 

     o    Fruit juices contain natural sugars. [Nước ép trái cây chứa chất đường tự nhiên.]
     o    He and I are old friends. [Tôi và anh ấy là bạn cũ.]

II. Phân loại

     1] Chủ ngữ là cụm danh từ

Cụm danh từ là một cụm từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa cho danh từ này. Một cụm danh từ có cấu trúc cơ bản sau:

Cụm danh từ = Các từ bổ nghĩa + Danh từ + Các từ bổ nghĩa

          a] [Mạo từ] + Danh từ

Danh từ là loại từ được dùng làm chủ ngữ trong tiếng Anh phổ biến. Danh từ là các từ chỉ người, sự vật, con vật, khái niệm.

Ví dụ:

     o    The sheep are allowed to roam freely on this land.  [Những con cừu được thả rông trên vùng đất này.]
     o    A red rose was laid at the memorial. [Một nhánh hoa hồng đỏ được đặt trên đài tưởng niệm.]

          b] Danh từ + Danh từ

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ là một loại cụm danh từ khá phổ biến trong tiếng Anh. Loại từ này bao gồm một danh từ chính và một danh từ khác để bổ nghĩa cho danh từ chính đã đề cập.

Ví dụ:

     o    The deputy head was taking school assembly that day. [Ngày hôm đó, phó hiệu trưởng đã đi họp toàn trường.]
     o    Streetcar lines carried passengers to ever more distant areas of the city. [Các tuyến xe điện đã đưa hành khách đến những khu vực xa xôi hơn bao giờ hết của thành phố.]

          c] Tính từ + Danh từ

Tính từ là những từ dùng để mô tả tính chất, sắc thái, đặc điểm của đối tượng nào đó. Tính từ là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

Ví dụ:

     o    The beautiful girl is singing. [Cô gái xinh đẹp đang ca hát.]
     o    Red clothes are suitable for me. [Quần áo màu đỏ rất hợp với tôi.]

          d] Trạng từ + Tính từ + Danh từ 

Trạng từ có thể là một phần của chủ ngữ trong tiếng Anh để mô tả thêm mức độ, trạng thái của tính từ đi sau. Các trạng từ bổ nghĩa cho tính từ có thể là: very, really, quite,…

Ví dụ:

     o    A very cute bunny is running into our house! [Một chú thỏ vô cùng đáng yêu đang chạy vào nhà chúng ta!]
     o    The really ugly shirts are still in your closet. [Những chiếc áo xấu xí này vẫn nằm trong tủ quần áo của bạn.]

          e] Từ hạn định + Danh từ

Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, dùng để bổ nghĩa nhằm giới hạn và xác định danh từ. Các từ hạn định phổ biến là: the, this, those, one, my, our, some,…

Ví dụ:

     o    Some people find this more difficult than others. [Một số người thấy nó khó hơn những người khác.]
     o    That incident changed their lives. [Sự cố đó đã thay đổi cuộc đời họ.]

          f] Danh từ + Cụm giới từ

Cụm giới từ là cụm từ được bắt đầu bằng một giới từ. Cụm giới từ trong tiếng Anh dùng để chỉ cụ thể địa điểm, đặc điểm hay các thông tin khác của danh từ. 

Ví dụ:

     o    The office on the second floor is very large. [Văn phòng trên tầng hai rất lớn.]
     o    The woman in red skirt seems happy. [Người phụ nữ mặc váy đỏ có vẻ hạnh phúc.]

          g] Danh từ + Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ/đại từ và bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó.

Ví dụ:

     o    The people who called yesterday want to buy the house. [Những người gọi đến vào ngày hôm qua muốn mua nhà.]
     o    Houses which overlook the lake cost more. [Những ngôi nhà có hướng nhìn ra bờ hồ có giá cao hơn.]

          h] Danh từ + To_verb

Cấu trúc To + Verb [động từ nguyên mẫu] đứng sau danh từ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đó. Cấu trúc này thường được dùng để nhấn mạnh vào lần thứ mấy mà sự việc nói đến đã xảy ra.

Ví dụ:

     o    The last person to leave the house had to turn off all the lights. [Người cuối cùng ra khỏi nhà phải tắt tất cả những bóng đèn.]
     o    The first guest to leave the dinner had a stomach ache. [Vị khách đầu tiên rời khỏi bữa tối đã bị đau bụng.]

          i] Lưu ý về cụm danh từ

Một cụm danh từ hoàn chỉnh có cấu trúc cụ thể sau:

[Từ hạn định] + [Trạng từ] + [Tính từ] + [Danh từ bổ nghĩa] + Danh từ chính + [Mệnh đề quan hệ]/[to + Động từ nguyên mẫu]/[Cụm giới từ]


Cấu trúc cụm danh từ đầy đủ. Nguồn: Internet

Trong đó:

  1. Những loại từ và cấu trúc trong ngoặc không bắt buộc phải xuất hiện để chủ ngữ có nghĩa 
  2. Bắt buộc phải có danh từ chính, trừ trường hợp câu cảm thán. Còn với câu ra lệnh, đề nghị thì chủ ngữ đã được ẩn đi. 

Ví dụ:

     o    “Don’t leave the door open!” – “Đừng để cửa mở!”.
     o    “What a lovely doll!” – “Thật là một con búp bê dễ thương!”

     2] Chủ ngữ là đại từ

Đại từ là từ có chức năng đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó. Khi chủ ngữ trong tiếng Anh là đại từ, ta có các từ: he, she, it, they, I, we, you, this, that, these, those.

Ví dụ:

     o    John has a daughter. She's a student at Oxford. [John có một cô con gái. Con bé ấy là sinh viên của Oxford.]
     o    ‘Where are John and Liz?’ - ‘They went for a walk.’ ["John và Liz đang ở đâu?" - "Họ đã đi dạo."]

     3] Chủ ngữ là những dạng đặc biệt

          i. Dạng động từ V_ing

Dạng động từ V-ing trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ vì khi ấy chúng sẽ trở thành danh từ.

Ví dụ:

     o    Swimming is a good form of exercise. [Bơi lội là một hình thức tập thể dục tốt.]
     o    Going to Japan is my mom’s dream. [Đi tới Nhật là ước mơ của mẹ tôi.]

          ii. Dạng động từ V_ to

Dạng động từ V-to trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ vì khi ấy chúng sẽ trở thành danh từ.

Ví dụ:

     o    To win the award is Anna’s wish. [Mong ước của Anna là giành được giải thưởng.]
     o    To be with you is the only thing I want. [Tôi chỉ muốn được ở bên cạnh em.]

          iii. Dạng that clause

Dạng đặc biệt cuối cùng là dạng that clause. Dạng that clause là mệnh đề bắt đầu bằng từ that kèm chủ ngữ và vị ngữ. Cả mệnh đề này sẽ là cụm danh từ, trở thành một cụm chủ ngữ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

     o    That we are not prepared for the future concerns us. [Việc chúng ta không chuẩn bị trước cho tương lai làm chúng tôi lo ngại.]
     o    That he took all my money away has upset me. [Việc cậu ta lấy hết tiền của tôi đi làm tôi bực mình.]

Sau khi tìm hiểu về cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh, các bạn có tự tin nhìn và xác định ngay vị ngữ cũng như các thành phần chính trong câu không nào?

VOCA tin các bạn sẽ dễ dàng xác định được thôi, hãy cùng mình luyện tập thêm bạn nhé!

* Lời khuyên: Để không bị nhầm lẫn bởi các lỗi này, cách tốt nhất là phải có một nền tảng ngữ pháp thật vững chắc, đương nhiên bạn cũng thể tìm hiểu về phương pháp Top-Down cũng như các khoá học ngữ pháp tiếng Anh của VOCA tại website này: //www.grammar.vn 


Rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Anh ngữ!

From VOCA Team with heart,

VOCA Content Team

Video liên quan

Chủ Đề