Ôn tập học kì 1 Tin học 6 Kết nối tri thức

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Tin học 6 Học kì 1

Môn: Tin học 6

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Thông tin sau khi đã xử lý gọi là :

A. Thông tin vào;    B. Thông tin ra;    C. Thông tin lên;    D. Thông tin xuống.

Câu 2: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng:

A. Dãy lục phân;    B. Dãy bit;    C. Dãy Mb;    D. KB.

Câu 3: Bộ xử lý trung tâm CPU có thể được coi là:

A. Bộ nhớ trong    B. Bộ nhớ ngoài

C. Bộ não của máy tính     D. Thiết bị nhập

Câu 4: Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin ở đâu sẽ bị mất đi:

A. RAM    B. USB    C. Bộ nhớ ngoài    D. ROM

Câu 5: Thiết bị nào dưới đây được dùng để in văn bản hay hình ảnh trên giấy?

A. Máy in     B. Màn hình     C. Máy quét    D. Đĩa CD

Câu 6: USB là thiết bị:

A. Bộ nhớ ngoài;

B. Bộ nhớ trong;

C. Bộ xử lý trung tâm;

D. Thiết bị vào ra.

Câu 7: Thiết bị nào sau đây là thiết bị ra:

A. Chuột    B. Bàn phím    C. Máy quét     D. Màn hình

Câu 8: Phần mềm máy tính là:

A. Máy tính     B. Các thiết bị vật lý

C. Các chương trình máy tính    D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Đâu là cách chọn tắt máy tính đúng:

A. Vào Start chọn Shut down

B. Vào Start chọn Turn off Computer tiếp tục chọn Restart

C. Vào Start chọn Turn off Computer tiếp tục chọn Stand By

D. Không có đáp án đúng

Câu 10 :Khu vực chính của bàn phím máy tính gồm có mấy hàng:

A. 3;     B. 4;     C.5;     D. 6.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/A B B C A A A D C A C

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tin học 6

Môn: Tin học 6

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM [5 ĐIỂM]: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng gì?

A. Byte    B. Bit    C. Kilobyte    D. Megabyte

Câu 2: Bộ phận nào dưới đây được gọi là “bộ não” của máy tính?

A. Bộ nhớ trong    B. Bộ xử lý trung tâm

C. Bộ nhớ chỉ đọc     D. Bộ nhớ ngoài.

Câu 3: Máy tính điện tử hiện nay có thể làm được những việc nào sau đây:

A. Công cụ học tập và giải trí    B. Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến

C. Tự động hoá công việc văn phòng    D. Cả, A, B, C đều đúng.

Câu 4: Đâu là các thiết bị xuất dữ liệu?

A. Màn hình, loa, máy in    B. Chuột, máy in, màn hình

C. Bàn phím, loa, máy in    D. Màn hình, máy in, bàn phím.

Câu 5: Máy tính gồm có những loại phần mềm nào?

A. Phần mềm ứng dụng

B. Phần mềm hệ thống

C. Phần mềm tiện ích

D. Cả A và B

Câu 6: Phần mềm học tập nào sau đây dùng để luyện gõ phím bắng mười ngón?

A. Mouse Skill    B. Mario    C. Solar System    D. Typing Test

Câu 7: Thông tin lưu giữ trong máy tính gọi là gì?

A. Dữ liệu    B. Thông tin    C. Văn bản    D. Tài liệu

Câu 8: Các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị flash, đĩa CD,…còn được gọi là?

A. Bộ nhớ trong    B. Bộ nhớ ngoài

C. RAM    D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 9: Máy tính có những khả năng nào sau đây?

A. Tính toán nhanh B. Tính toán với độ chính xác cao C. Lưu trữ lớn D. Tất cả khả năng trên

Câu 10: RAM còn được gọi là

A. Bộ nhớ ROM.

B. Bộ nhớ flash

C. Bộ nhớ trong

D. Bộ nhớ cứng

PHẦN TỰ LUẬN [5 ĐIỂM]

Câu 1:[2 điểm] Cấu trúc chung của máy tính gồm những khối chức năng nào? Chương trình là gì?.

Câu 2:[1 điểm] Vẽ mô hình quá trình ba bước .

Câu 3:[2 điểm] Thông tin là gì? Nêu các dạng cơ bản của thông tin.

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM [5 điểm]

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/A B B D A D B A B D C

2. PHẦN TỰ LUẬN [5 điểm]

Câu 1:[2 điểm]

Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm ba khối chức năng cơ bản:

- Bộ xử lý trung tâm [0.5đ]

- Thiết bị vào và thiết bị ra [0.5đ]

- Bộ nhớ [0.5đ]

* Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.[0.5đ]

Câu 2:[1 điểm]

Vẽ mô hình quá trình ba bước:

Câu 3:[2 điểm]

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. [1đ]

- Các dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, âm thanh và hình ảnh. [1đ]

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Ngày soạn: ..../..../....

Ngày dạy: ..../..../....

HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KÌ I HỌC KÌ I

I. Mc tiêu

1. Kiến thức:

- Tiếp tục giúp HS hệ thống hoá lại hệ thống kiến thức, nhận biết những kiến thức đúng.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Năng lực chuyên biệt : Hệ trống lại một số kiến thức cơ bản cần ghi nhớ, thực hành lại một số thao tác với tệp tin và thư mục trong Mycomputer.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm

2. Học sinh: Ôn lại tất cả các kiến thức đã học

III. Tiến trình dạy học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới

b. Nội dung: Động não và trình bày

c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về soạn thảo văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

-GV đặt vấn đề: Hôm nay cô sẽ  hệ thống hoá lại hệ thống kiến thức, nhận biết những kiến thức đúng cho các em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: giúp HS ôn lại cách làm quen với tin học và máy tính điện tử.

b. Nội dung: Động não và trình bày

c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về tin học và máy tính điện tử.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Phần luyện tập

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chiếu lần lượt từng câu hỏi trên máy chiếu cho các nhóm quan sát. Các nhóm suy nghĩ trả lời từng câu hỏi và ghi vào bảng phụ.

Câu 1: Hãy kể tên những bộ phận của máy tính để cấu thành một bộ máy tính hoàn chỉnh.

Câu 2: Một số khả năng to lớn của máy tính là gì?

Câu 3: Một số phần mềm giúp em thực hiện thao tác thành thạo trên máy tính là gì?

Câu 4: Khi ngồi thực hành trên máy tính tư thế ngồi của em phải như thế nào.

Câu 5: Em hãy nêu những thao tác với thư mục và tệp tin

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời

+ GV quan sát, hướng dẫn HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trả lời câu hỏi

+ GV chốt câu trả lời trên máy chiếu và HS đối chiếu với câu trả lời của từng nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức ôn tập.

Câu 1: Chuột, bàn phím, thân máy[CPU], màn hình.

Câu 2:

+ Khả tính toán nhanh

+ Tính toán với độ chính xác cao.

+ Khả năng lưu trữ lớn

+ Khả năng làm việc không mệt mỏi.

Câu 3: Phần mềm Mousillk, phần mềm Mario.

Câu 4: Tư thế ngồi khi thực hành: Mắt nhìn thẳng vào màn hình, không ngửa ra sau cũng không cúi xuống, hai tay đặt lên bàn phím, và có thể thi thoảng nhìn chếch xuống dưới.

Câu 4: Những thao tác với thư mục và tệp tin.

Câu 5:

+ Tạo thư mục mới, đổi tên thư mục và tệp tin.

+ Xóa thư mục, tệp tin.

+ Di chuyển thư mục, tệp tin.

Hoạt động 2: Phần thực hành

- GV: Yêu cầu mỗi học sinh ngồi vào trong máy tính để thực hành theo yêu cầu của giáo viên

- GV: Chiếu cấu trúc cây thư mục trên máy chiếu cho HS quan sát.

- Gọi 1 HS lên làm mẫu.

- Các HS ở dưới lớp thực hành trên máy vi tính tạo cây thư mục theo yêu cầu.

- GV: Quan sát và sửa sai cho những HS thực hiện còn yếu.

Cho cây thư mục sau:

- Yêu cầu HS thực hành tạo cây thư mục theo mẫu.

- Sau khi tạo xong sao chép 2 thư mục bất kì trong Mycomputer cho vào thư mục tổ 1.

   

Củng cố:

- Nêu những bài HS thực hiện tốt tuyên dương.

- Và nhữn bài còn sai, khi thực hành trên máy để lần sau cần khắc phục.

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề